Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

160 554 2
Sự tham gia của nam giới vào chương  trình dự phòng lây truyền mẹ con ở  Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo: Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH Báo cáo này dựa trên nghiên cứu định tính được thực hiện Việt Nam Tháng 3 năm 2008 Người viết báo cáo: Bà Ritu Shro, Với sự tham gia của: Bà Bùi Thị Thu Hà, Ông Vũ Văn Hoàn, Bà Đậu Thị Hà Hải, Bà Lê Lan Hương, Ông Phạm Khánh Tùng, Nhóm kỹ thuật: Nguyễn Duy Khê, Đinh T. Phương Hòa, Lưu Thị Hồng, Chu Quốc Ân , Trần Bích Trà, Hoàng Anh Tuấn, M. Tolvanen-Ojutkangas, Luisa Brumana , Mai Thu Hien, Nguyen Ngoc Trieu, Trưởng nhóm tư vấn, Nghiên cứu viên cao cấp Nghiên cứu viên Nghiên cứu viên Nghiên cứu viên Nghiên cứu viên Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Phó Cục trưởng, Cục Phòng, chống AIDS, BYT Phòng truyền thông, Cục Phòng, chống AIDS, BYT Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT Trưởng phòng Y tế & Dinh dưỡng, UNICEF Chuyên gia, Dự án Phòng, Chống HIV/AIDS, UNICEF Dự án DPLTMC, UNICEF Dự án Phòng, Chống HIV/AIDS, UNICEF 3 Lời tựa Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em- Bộ Y tế trong suốt quá trình nhóm thực hiện cuộc nghiên cứu. Chân thành cảm ơn Tiến sỹ Đinh Thị Phương Hoà đã chỉ đạo và giám sát ngay từ khi cuộc nghiên cứu mới bắt đầu và đã cùng các đồng nghiệp trong Vụ dành thời gian và công sức quý báu để đảm bảo cho cuộc nghiên cứu hoàn thành xuất sắc. Nhóm nghiên cứu cũng xin chân thành cảm ơn bác sỹ Hoàng Anh Tuấn - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em đã hỗ trợ và giám sát công tác hậu cần như liên hệ với các địa phương, dịch tài liệu và tổ chức các cuộc họp. UNICEF Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí cho cuộc nghiên cứu này thông qua dự án Phòng lây truyền mẹ con quốc gia do tổ chức tài trợ. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Bác sỹ Luisa Brumana, chuyên gia HIV/AIDS đã chỉ đạo cuộc nghiên cứu này, Bác sỹ Mai Thu Hiền, cán bộ chương trình UNICEF đã giám sát, hỗ trợ và tham gia quản lý cuộc nghiên cứu, đồng cảm ơn ông Nguyễn Ngọc Triệu đã hỗ trợ về mặt hành chính cho cuộc nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn tới các trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh Sản tỉnh An Giang, TP Quảng Ninh và TPHCM đã dành thời gian và hỗ trợ cuộc nghiên cứu, tổ chức các buổi phỏng vấn, cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu. Ngoài ra, các tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các nhân viên y tế các cấp xã, huyện, tỉnh đã tham gia trả lời phỏng vấn. Nhóm nghiên cứu chân thành biết ơn tất cả những người đã dành thời gian trả lời các câu hỏi một cách cởi mở và chân thành. Sau cùng, tất cả những lỗi và thiếu sót đều thuộc trách nhiệm của riêng cố vấn hướng dẫn. 5 Từ viết tắt AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch ARV Thuốc kháng virut BCS Bao cao su BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục BPTT Biện pháp tránh thai BVH Bệnh viện huyện BYT Bộ Y Tế CDC Trung tâm phòng, chống dịch bệnh Hoa Kỳ CLB Câu lạc bộ GF Quỹ toàn cầu về phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét HIV Virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch người HNMD Hành nghề mại dâm KHHĐQG Kế hoạch hành động quốc gia KT-TĐ-HV Kiến thức, thái độ, hành vi LIFE GAP Dự án Sự lãnh đạo và đầu tư chống lại dịch bệnh _chương trình AIDS toàn cầu LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục PEPFAR Quĩ cứu trợ khẩn cấp về AIDS của Tổng thống PLTMC Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con QHTD Quan hệ tình dục TCMT Tiêm chích ma tuý TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng TTCSSKSS Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản TTGDTT Thông tin giáo dục truyền thông TTPC Trung tâm phòng chống TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện TYT Trạm y tế SDMT Sử dụng ma tuý SD NVP Nevirapine liều duy nhất SKBMTE Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em SKBMTSS Sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh SKTD Sức khoẻ tình dục SKSS Sức khoẻ sinh sản SKSS&GT Sức khoẻ sinh sản và giới tính UNAIDS Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hiệp quốc UNICEF Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc WHO Tổ chức Y tế thế giới YTDP Y tế dự phòng 7 Mục Lục Lời tựa . Viết tắt TÓM TắT I. THÔNG TIN CHUNG A. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới tại Việt Nam B.Hướng dẫn quốc tế về PLTMC C.Kế hoạch quốc gia và hướng dẫn của Bộ Y tế . D.Vấn đề giới và các ảnh hưởng đến PLTMC tại Việt Nam . II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . A. Địa bàn thu thập số liệu . B. Phương pháp thu thập C. Số liệu được thu thập D. Phân tích số liệu E. Hạn chế của nghiên cứu . IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU A. Kiến thức, thái độ, sức khỏe thông qua tìm hiểu về các hành vi và thói quen của phụ nữ có thai, bạn tình của họ và các cặp vợ chồng và gia đình . 1. Kiến thức và nhận thức về HIV , PLTMC và chăm sóc phụ nữ có thai . 2. Thái độ đối với các dịch vụ PLTMC . 3. Hành vi và thói quen đi khám sức khoẻ của các phụ nữ có thai và bạn tình của họ . B. Các yếu tố quyết định về hành vi và văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của nam giới vào PLTMC và SKSS&GT 1. Sự giao tiếp giữa hai vợ chồng 2. Việc ra quyết định trong gia đình 3. Những mong muốn xung quanh vấn đề sinh con 4. Những mong muốn của nam giới xung quanh việc mang thai và sinh con . 5. Tiết lộ tình trạng mắc bệnh . 6. Chung sống với HIV 7. Hỗ trợ và ảnh hưởng của gia đình đối với việc ra quyết định C. Các vấn đề về cung cấp dịch vụ sinh sản hiện có và những ảnh hưởng của nó đến sự tham gia của nam giới 1. Tính bao phủ của các dịch vụ 2. Xét nghiệm 3. Thuốc dự phòng ARV . 4. Chăm sóc trẻ sơ sinh C. Các yếu tố quyết định, các rào cản và cơ hội về hành vi và văn hóa để giúp nam giới tham gia nhiều hơn vào PLTMC và SKSS&GT 1. Lý do chính cần lôi kéo sự tham gia của nam giới . 2. Những rào cản đối với việc tham gia tích cực hơn của nam giới 3. Những cơ hội cho việc tham gia tích cực hơn của nam giới . 8 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam V. MÔ HÌNH VÀ KHUYẾN NGHỊ A. Những khuyến nghị chung đối với công tác truyền th ông thay đổi hành vi B. Những khuyến nghị chung đối với công tác cung cấp dịch vụ . C. Mô hình thí điểm nhằm tăng cường sự tham gia của nam giới . VI. KẾT LUẬN Phụ l ục 1: Bài phê bình hoàn chỉnh . Phụ l ục 2: Các thuật ngữ tham khảo Phụ l ục 3: Bản đồ các địa bàn được UNICEF hỗ trợ các dịch vụ PLTMC Phụ l ục 4: Thiết kế nghiên cứu kế hoạch làm việc . Phụ lục 5: Bản hướng dẫn câu hỏi nghiên cứu Phụ lục 6: Danh sách địa điểm và người tham gia cuộc nghiên cứu . Phụ lục 7: Chi tiết các kết quả nghiên cứu 9 Tóm tắt Bối cảnh nghiên cứu Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập và mở rộng các hoạt động Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con (PLTMC) trong nước cũng như việc khái niệm hóa các liên kết cần thiết giữa Sức khỏe sinh sản và giới tính (SKSS&GT), Sức khỏe Bà mẹ và trẻ sơ sinh (SKBM&TSS) và PLTMC. Mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia về PLTMC là từ nay cho đến cuối năm 2010, toàn quốc đều tiếp cận được các dịch vụ PLTMC – một mục tiêu đầy tham vọng đòi hỏi phải huy động được các dịch vụ và nguồn lực. Hiện nay, hầu hết các phụ nữ có thai được xét nghiệm dương tính giai đoạn cuối của thai kỳ, chủ yếu là ngay trước khi sinh, khiến họ không kịp thời tiếp cận các dịch vụ khi cần. Một số đánh giá và các cuộc trao đổi với các nhân viên y tế và phụ nữ đi khám thai Việt Nam cho thấy còn thiếu sự tham gia của nam giới vào việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ, cũng như là chia xẻ thông tin về tầm quan trọng của công tác PLTMC, và đây là một trong những trở ngại đối với việc tăng cường sử dụng các dịch vụ PLTMC. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu định tính này nhằm điều tra sự tham gia của nam giới trong việc mang thai, chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung, về PLTMC nói riêng và để đưa ra các khuyến cáo cải thiện chương trình. Nghiên cứu này nhằm để: Xác định kiến thức, thái độ, hành vi (KT-TĐ-HV) và thực tế tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức a. khỏe của phụ nữ có thai, bạn tình của họ, các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ thể của hoạt động PLTMC trong bối cảnh rộng hơn về SKSS&GT, bao gồm cả dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng trước và trong khi mang thai; Xác định các yếu tố hành vi và văn hóa , các rào cản và cơ hội để nam giới tham gia nhiều hơn b. vào PLTMC và SKSS> Xác định việc cung cấp dịch vụ hiện nay, các dịch vụ này được gắn kết như thế nào để PLTMC c. hiệu quả hơn (bao gồm dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ), những khó khăn và thuận lợi để nam giới/bạn tình tham gia vào các dịch vụ này. Thiết kế nghiên cứu Các số liệu được thu thập qua 115 cuộc thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu và phỏng vấn người cung cấp thông tin chính tại 6 quận của 3 tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao Việt Nam là Quảng Ninh, An Giang và TPHCM. Tại mỗi tỉnh đó, có 1 huyện đã có các dịch vụ PLTMC theo dự án của UNICEF và 1 huyện khác chưa có (nhưng có thể huyện này cũng đã có, nhưng do các tổ chức khác tài trợ). Các số liệu được thu thập từ nam và nữ nhiễm HIV (một vài người trong số họ đã được nhận các dịch vụ PLTMC), phụ nữ mang thai và bạn tình của họ (người hoặc chưa làm xét nghiệm HIV hoặc đã từng làm nhưng có kết quả âm tính), thành viên gia đình, lãnh đạo địa phương và các cán bộ cung cấp dịch vụ tại tỉnh, huyện và xã. Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Nvivo. Các phát hiện chính Nhóm nghiên cứu đã khảo sát những yếu tố văn hoá-xã hội, sự giao tiếp trong gia đình, giao tiếp giữa hai vợ chồng và vấn đề ra quyết định để xem liệu các vấn đề này có ảnh hưởng đến việc thai phụ quyết định tiếp cận dịch vụ khám thai tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ và chấp nhận dịch vụ PLTMC. Những yếu tố này cũng giúp đưa ra một nhận định rõ ràng về quyết định sinh đẻ, trò chuyện về tình dục, tránh thai và chăm sóc sức khoẻ. 10 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam Kiến thức và nhận thức về lây nhiễm HIV của nam và nữ giới khá tốt nhưng kiến thức về PLTMC thì còn tương đối hời hợt. Cả nam và nữ đều có thái độ rất tích cực đối với các hoạt động PLTMC cũng như đánh giá cao thái độ của chăm sóc và hỗ trợ của các nhân viên y tế trong thời kỳ họ mang thai. Phụ nữ thường đưa ra lựa chọn và tự chủ trong các quyết định về CSSKSS vì điều đó cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chính cơ thể họ. Những quyết định này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội và bởi các thành viên trong gia đình, nhưng phụ nữ vẫn nhận thức được quyền tự quyết của họ, đặc biệt đối với quyết định xét nghiệm HIV trong quá trình khám thai định kỳ. Theo quan điểm về quyền của nữ giới, các nỗ lực ngăn cản không cho họ thực hiện quyền này là trái với đạo đức. Mặt khác các quyết định liên quan đến sinh sản (có thai hay phá thai) đều có sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới và cũng chịu ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Vấn đề về giới tính và sức khoẻ tình dục (SKTD) thường không được thảo luận, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong chương trình PLTMC. Sự tham gia của nam giới trong dự phòng lây truyền HIV cơ bản cho phụ nữ (thành tố 1) và dự phòng có thai ngoài ý muốn (thành tố 2) đã được thấy rõ trong nghiên cứu này. Nhiều nam giới thường tránh thảo luận về các hành vi nguy cơ và khả năng nhiễm HIV với vợ hoặc bạn gái của họ và thậm chí còn do dự khi tiết lô tình trạng dương tính của họ. Do vậy thế phụ nữ bị đặt vào tình thế dễ bị tổn thương vì họ vẫn quan hệ tình dục (QHTD) với bạn tình mà không dùng biện pháp bảo vệ hoặc có thai mà không biết được các thông tin cần thiết về bạn tình. Nghiên cứu cho thấy, một số phụ nữ khi được phỏng vấn đã nói rằng nếu họ được biết trước tình trạng nhiễm HIV của chồng họ thì họ đã có những quyết định khác trong việc kết hôn, cũng như trong QHTD với chồng mà không dùng biện pháp bảo vệ, có thai và thậm chí kể cả việc phá thai. Cuối cùng, việc chẩn đoán nhiễm HIV cần phải được xem xét trong bối cảnh văn hóa – xã hội rộng lớn và đang thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Những ảnh hưởng của các chiến dịch vận động phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó nhiễm HIV bị coi là tệ nạn, vẫn còn tồn tại đã giảm bớt. Trong một đất nước với những chuẩn mực xã hội đóng vai trò quan trọng và nhà nước ra sức củng cố các thông điệp đó, cả nam và nữ giới đều bị áp lực về các hành vi của mình trong khuôn khổ chuẩn mực được xã hội chấp nhận. Các chuẩn mực đó bao gồm việc thừa nhận và củng cố tích cực một số mô hình gia đình nhất định, có liên kết chặt chẽ với đạo Khổng và các truyền thống văn hóa khác. Tương tự như vậy, những gia đình và cá nhân chưa thích nghi sẽ ít được ủng hộ và thừa nhận hơn, và có thể bị coi như một kiểu cô lập văn hóa – xã hội. Việc tiếp thu các thông điệp xã hội như vậy không phải là không phổ biến, và sẽ có một vòng luẩn quẩn của sự ngượng ngùng, hổ thẹn do những chỉ trích và cô lập của xã hội gây ra. Đối với những cặp vợ chồng nhiễm HIV, để đi tới quyết định sinh con, họ cần thảo luận về khả năng lây nhiễm HIV trước khi có thai và cần đi làm xét nghiệm. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV có thể là một nguyên nhân khiến nam giới hiếm khi nói cho vợ biết về những hành vi nguy cơ và thậm chí cả về tình trạng nhiễm HIV của họ. Việc giấu giếm tình trạng nhiễm HIV với vợ và người thân gia đình, việc mẹ chồng ủng hộ con trai cưới vợ mà không cho con dâu biết về tình trạng nhiễm bệnh của con trai có thể được giải thích qua những chuẩn mực về xã hội và văn hóa như vậy. Các dịch vụ PLTMC Việt Nam đã tập trung mở rộng thành tố thứ 3 của quy trình tiếp cận toàn diện, đó là dự phòng lây truyền từ mẹ nhiễm HIV sang trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy cả nam và nữ giới, các gia đình và các nhân viên y tế đều gắn chương trình PLTMC với thành tố thứ 3 và thậm chí hiểu đơn giản PLTMC được thực hiện qua hai hoạt động: nuôi con bằng thức ăn thay thế và thuốc dự phòng ARV. Việc mở rộng và tăng cường về chiều sâu của chương trình PLTMC cho nhân viên y tế cũng như cho cộng đồng là điều cần phải làm, đặc biệt khi nhìn vào khía cạnh sự tham gia của nam giới. Nghiên cứu này khẳng định một lần nữa với các nhà quản lý, các nhà làm [...]... 11 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam Kết luận Nghiên cứu định tính cho thấy sự tham gia của nam giới trong việc ủng hộ vợ đi xét nghiệm HIV trong dịch vụ chăm sóc thai sản định kỳ và tiếp cận các dịch vụ liên quan đến chăm sóc PLTMC là rất hạn chế Nghiên cứu cũng cho thấy cần nỗ lực tăng cường sự tham gia của nam giới vào thành tố 1 và 2 của các quy trình. .. Châu, An Giang b Phòng lây truyền mẹ con Mặt khác, kiến thức về PLTMC, đặc biệt là của nam giới còn rất khiêm tốn, thậm chí cả những địa phương đã được tiếp nhận các dịch vụ PLTMC Mặc nhiều nam giới cho rằng các quyết định 21 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam về sức khoẻ sinh sản nên dành cho phụ nữ nhưng họ vẫn rất quan tâm về tương lai của con cái... ta hàng tháng – cô ấy rất hiền lành nên họ thấy thương cho hoàn cảnh của cô ấy.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang 35 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam Thuốc ARV miễn phí, cho dự phòng để bảo vệ trẻ nhỏ hay bố, mẹ đều rất có ý nghĩa Cả nam và nữ giới được chẩn đoán nhiễm HIV thường nhanh chóng tìm cách để tiếp cận... trong ảnh vậy, chứ không giống như chúng em ngoài đời (chỉ vào người mình).” Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang 33 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam Đối với những cặp vợ chồng nhiễm HIV để đưa ra được quyết định sinh con, họ cần thảo luận về khả năng lây nhiễm HIV trước khi có thai và cần đi làm xét nghiệm Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những... mang thai Như nhiều các nghiên cứu khác tại Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng việc ra quyết định của nữ giới 24 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam về sinh sản, mang thai, sinh con và tìm kiếm dịch vụ y tế khi mang thai, khi sinh và sau sinh, cả góc độ sức khỏe cho bản thân cũng như sức khỏe của trẻ, bị ảnh hưởng do nhiều các yếu tố phức hợp, và lần lượt... dưới áp lực của gia đình, chị vẫn phải sinh con Những người dân trong cộng đồng nhìn chung đều cảm thấy rằng những phụ nữ có HIV+ không nên có con Họ bày tỏ sự lo ngại rằng đứa trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm, cũng như vấn đề chăm sóc và hỗ trợ cho đứa trẻ sau khi bố mẹ qua đời 31 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam • “Họ không nên làm như vậy Nếu người mẹ nào may... này” Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam A.2 Thái độ đối với chương trình PLTMC a Thái độ đối với việc sử dụng BCS nếu nhiễm HIV Nghiên cứu cho thấy trong số các cặp nhiễm HIV, nhiều cặp nói rằng họ sử dụng BCS khi biết là họ bị nhiễm HIV Thái độ về việc sử dụng BCS nhìn chung rất tích cực, tuy nhiên nam giới nói... các tổ chức quốc tế khác Các mô hình và đề xuất được phát triển tại cuộc hội thảo sau khi dự thảo báo cáo được trình bày, trong đó có sự tham dự của các đại diện từ các tổ chức UNFPA, WHO và các tổ chức quốc tế khác 18 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam E Những hạn chế của nghiên cứu này Hầu hết các số liệu được thu thập tại các tỉnh thành có tỷ lệ hiện nhiễm... về vấn đề sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, vì trên thực tế nghiên cứu thu thập được nhiều thông tin từ các bà mẹ chồng và mẹ đẻ nhiều hơn và cũng có rất ít số liệu được thu thập từ hoặc về ảnh hưởng của họ 19 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam Các phát hiện chính Năm loại câu hỏi được phát triển để dùng trong nghiên cứu này là: 1 Sự hiểu biết về HIV trong các... một chuyên gia tư vấn quốc tế, một nghiên cứu viên cao cấp và 4 nghiên cứu viên người Việt Nam (hai nam và hai nữ) Bốn nghiên cứu viên này được chia thành 2 nhóm – một nhóm đi Quảng Ninh và nhóm kia đi thực hiện nghiên cứu 2 tỉnh phía Nam BYT và UNICEF hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giám sát và hậu cần cho các nhóm 16 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con Việt Nam A Các khu . 12 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam Kết luận Nghiên cứu định tính cho thấy sự tham gia của nam giới trong. 10 Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam Kiến thức và nhận thức về lây nhiễm HIV của nam và nữ giới khá

Ngày đăng: 15/03/2013, 17:15

Hình ảnh liên quan

thông đại chúng nhằm quảng bá hình ảnh  người  nhiễm  HIV  đã  tiết  lộ  tình  trạng và sử dụng BCS nhằm ngăn ngừa  lây truyền - Sự tham gia của nam giới vào chương  trình dự phòng lây truyền mẹ con ở  Việt Nam

th.

ông đại chúng nhằm quảng bá hình ảnh người nhiễm HIV đã tiết lộ tình trạng và sử dụng BCS nhằm ngăn ngừa lây truyền Xem tại trang 49 của tài liệu.
Có thể nhận thấy ở bảng trên, các dịch vụ PLTMC đòi hỏi phải có sự phối hợp và điều phối đáng kể giữa các khoa, phòng và ở các tuyến của dịch vụ - Sự tham gia của nam giới vào chương  trình dự phòng lây truyền mẹ con ở  Việt Nam

th.

ể nhận thấy ở bảng trên, các dịch vụ PLTMC đòi hỏi phải có sự phối hợp và điều phối đáng kể giữa các khoa, phòng và ở các tuyến của dịch vụ Xem tại trang 58 của tài liệu.
Nhiệm vụ 7: Xây dựng mô hình có sự tham gia của nam giới, viết tài liệu, hướng dẫn - Sự tham gia của nam giới vào chương  trình dự phòng lây truyền mẹ con ở  Việt Nam

hi.

ệm vụ 7: Xây dựng mô hình có sự tham gia của nam giới, viết tài liệu, hướng dẫn Xem tại trang 75 của tài liệu.
Khung thời gian và kế hoạch hoạt động dự kiến: - Sự tham gia của nam giới vào chương  trình dự phòng lây truyền mẹ con ở  Việt Nam

hung.

thời gian và kế hoạch hoạt động dự kiến: Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 1: Các chỉ số thu thập từ chương trình PLTMC (Bộ Y Tế 2008) - Sự tham gia của nam giới vào chương  trình dự phòng lây truyền mẹ con ở  Việt Nam

Bảng 1.

Các chỉ số thu thập từ chương trình PLTMC (Bộ Y Tế 2008) Xem tại trang 157 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan