Kiến thức và nhận thức về HIV, PLTMC và chăm sóc phụ nữ có thai

Một phần của tài liệu Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam (Trang 128)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Kiến thức và nhận thức về HIV, PLTMC và chăm sóc phụ nữ có thai

Kiến thức về HIV và các đường lây truyền chính đã được phổ cập. Trong số 76 cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với người dân trong cộng đồng, tất cả mọi người tham gia trả lời phỏng vấn đều đã nghe nói về HIV, và thường có thể liệt kê 3 đường lây truyền chính. Chỉ một số người chỉ biết có 2 đường lây truyền.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những hoạt động nào là có nguy cơ, thì sự hiểu biết của mọi người rất khác nhau. Một số câu trả lời của một số người cho thấy họ còn hiểu nhầm, khi nghĩ rằng việc dùng chung dụng cụ để cắt tóc hoặc cắt móng chân/móng tay, giặt chung quần áo, dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt và xà phòng và cả việc ăn uống cùng nhau, dùng chung bát và đũa là có nguy cơ bị lây nhiễm.

“Chỉ dùng BCS với gái mại dâm, chứ không phải dùng với vợ ở nhà.”

Chồng của một phụ nữ có thai, Hóc Môn, TP. HCM

“Nó (HIV) được lây truyền qua ăn uống, bắt tay, hoặc nói chuyện hoặc các hoạt động thông •

thường trong gia đình. Không được dùng chung bàn chải đánh răng, bấm móng tay, hoặc nhíp nhổ râu với những người khác. Không nên sử dụng các đồ vật có khả năng gây chảy máu. Không được chạm vào người khác khi tay bị trầy xước. Dùng đồ của riêng mình, để tránh lây sang cho người khác. Dùng BCS khi quan hệ tình dục.” Nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Em vừa mới bị nhiễm, nên em cũng mới biết về chuyện này. Trước đây em chẳng biết gì hết. •

HIV được truyền vào trong cơ thể con người qua tiêm chích và quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ bừa bãi mà không dùng biện pháp bảo vệ. Em nghe trên đài nói rằng nếu hai người có vết trầy xước trên người mà chạm vào nhau thì cũng có thể bị lây nhiễm. Em nghĩ rằng tiên chích ma túy có nguy cơ cao nhất, còn đối với quan hệ tình dục không an toàn thì tỷ lệ lây truyền chỉ xảy ra ở mức 0,4% số lần quan hệ, và truyền máu cũng có nguy cơ.” Nữ có HIV+, Uông Bí, Quảng Ninh

“Ăn cùng nhau, chạm vào nhau, tiếp xúc thông thường, ăn chung thức ăn là những hoạt •

động không làm lây bệnh. Quan hệ tình dục có thể lây bệnh. Không được dùng chung bàn chải đánh răng.” Mẹ của một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“HIV được lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con, và quan hệ tình dục. Những người •

nhiễm HIV nên sống riêng, những người nhiễm trong gia đình phải được cách ly. Nếu một người nhiễm bị chảy máu ở tay thì có thể lây.” Phụ nữ có thai, Tịnh Biên, An Giang

“Có thể sống chung với những người bị nhiễm HIV. Ăn chung, bắt tay, hôn không lây truyền. •

Chồng cần phải sử dụng BCS. Nếu tiếp xúc với một người nhiễm khi họ đang bị chảy máu, thì sẽ bị lây nhiễm qua đường máu.” Thành viên trong gia đình của phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Tôi biết một người bị nhiễm HIV nên thỉnh thoảng tôi tránh xa họ, vì cũng có thể có nguy cơ. •

Đi cạo râu hoặc lấy ráy tai cũng có thể có nguy cơ. Nếu dùng chung mọi thứ với những người nhiễm thì cũng sẽ bị nhiễm. Theo tôi được biết thì nó không thể bị lây truyền do muỗi đốt. Đi cạo râu và cắt móng tay cũng có thể nguy hiểm nên tôi mua đồ riêng và sử dụng ở nhà (cười).” Bạn tình nam của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“…qua đường máu, quan hệ tình dục với nhau, tiếp xúc với máu và bị nhiễm, chơi bời trác •

táng, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, xà phòng.” Thành viên trong gia đình của một người nhiễm, Tân Châu, An Giang

“HIV không lây truyền qua nói chuyện, bắt tay và ôm. Không được dùng chung bồn tắm, •

hoặc khăn tắm.” Phụ nữ có thai,Tân Châu, An Giang

“Em có nghe nói rất nhiều về HIV. Theo như em hiểu thì có nguy cơ lây nhiễm cao nếu có •

quan hệ tình dục với người lạ mà không dùng BCS. Chúng ta phải đi găng tay khi tiếp xúc với những người nhiễm.” Phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Không nên sống cùng với người bị nhiễm vì rất dễ bị lây nhiễm. Có thể sống chung với •

những người bị nhiễm HIV. Ăn chung, bắt tay, hôn không lây nhiễm. Chồng cần phải sử dụng BCS.” Các thành viên trong gia đình của một số phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Theo như báo và ti vi nói, nếu hai vợ chồng quan hệ tình dục mà không dùng BCS, hôn nhau •

khi bị chảy máu răng hoặc bị sâu răng thì có thể bị lây nhiễm HIV.” Thành viên trong gia đình của một số người có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

Một số người nhiễm được nâng cao kiến thức về các đường lây truyền HIV sau khi bị nhiễm.

“Em lấy chồng năm 22 tuổi, 23 tuổi có con, và góa chồng năm 25 tuổi. Chồng em làm việc ở •

tận Cam-phu-chia, anh ấy không sử dụng ma túy. Nhưng em nghĩ chính chồng em là người đã lây bệnh cho em. Có người bảo em là em nên dùng BCS khi quan hệ tình dục với chồng.”

Phụ nữ có HIV+, Tịnh Biên, An Giang

B2. Kiến thức và nhận thức về PLTMC:

Tuy nhiên, kiến thức về PLTMC lại tương đối thấp. Trong khi nhiều người biết rằng phụ nữ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho con của họ, lại có ít kiến thức về cách dự phòng lây truyền mẹ con.

“Chúng tôi không biết gì về nó (PLTMC). Đó là một chương trình mới nên chúng tôi không •

biết. Tôi chỉ biết là có trường hợp phụ nữ bị nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra con không bị nhiễm. Phương pháp chính để dự phòng là nuôi con bằng sữa bột (sữa công thức). Phần lớn chúng tôi biết được điều này là do được các cán bộ y tế tư vấn cho. Nhưng trước đây tôi chưa từng thấy dịch vụ này ở đây.” Chồng của một phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh

“Em vẫn chưa biết làm thế nào để không truyền HIV sang cho con của em.”

Một phụ nữ có

HIV+, Tân Châu, An Giang

“Em chỉ biết chút ít. Có người nói rằng phụ nữ nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra con không bị •

nhiễm. Phụ nữ có thai bị nhiễm HIV phải uống thuốc dự phòng và không được cho con bú.”

Phụ nữ có HIV+ , Tịnh Biên, An Giang

“Tôi không biết làm thế nào để phụ nữ có thai không lây truyền sang cho đứa con. Tôi cũng •

chưa nghe nói gì về phụ nữ có thai bị nhiễm HIV.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Trong một số trường hợp có kiến thức hơn, mọi người vẫn có thể đưa ra những thông tin chưa hoàn chỉnh hoặc chưa chính xác.

“Bây giờ có vắc xin dự phòng rồi. Nếu phụ nữ có thai bị nhiễm HIV dùng thuốc này, thì khả •

năng lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn là 5%. Sau khi sinh, không nên cho con bú vì HIV có thể lây truyền qua đường này.” Một phụ nữ có HIV+, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Để tránh lây truyền HIV sang cho con trong khi mang thai, thì cần phải đến trạm y tế để •

tránh bị trầy xước và có thể lây truyền HIV sang cho con vì da trẻ rất non và yếu.” Nam nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Mẹ bị nhiễm nên đi đẻ ở các bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện quận huyện để được hướng dẫn •

về cách phòng tránh lây nhiễm cho con.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Tôi có nghe về nó, những tôi chẳng hiểu lắm về nó. Tôi nghe nói rằng mẹ bị nhiễm có thể •

uống thuốc để tránh lây nhiễm sang cho con. Tôi đã bảo con gái tôi phải cẩn thận để tránh không làm lây bệnh sang cho con nó, để biết cách phòng tránh cho đứa bé. Khi tôi nhìn thấy nó nhai cơm và đút cho con nó, tôi bảo nó đừng làm như thế nữa. các nhân viên y tế ở trạm xá phường có đến nhà thăm để giải thích và hướng dẫn về cách phòng bệnh cho đứa bé” Mẹ của một phụ nữ có HIV+, Quận 6, TP. HCM

“Chúng tôi được biết thông tìn từ trạm y tế ở khu này khi họ thông tin về các biện pháp •

phòng tránh HIV rằng mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú và không được dùng chung bơm kim tiêm hoặc để dây máu của mình sang cho con. Đứa trẻ không bị nhiễm HIV có thể bị nhiễm do bị trầy xước.” Thành viên trong gia đình của phụ nữ có thai, Yên Hưng, Quảng Ninh

Nếu mẹ bị nhiễm, thì nên đi đến trạm y tế để được hướng dẫn. Họ nên sinh con tại các bệnh •

viện lớn, không nên đẻ ở các bệnh viện tư. Vì ở bệnh viện lớn họ sẽ được hỗ trợ dự phòng lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm từ những sơ xuất rất nhỏ. Khi đứa trẻ được sinh ra, không được cho trẻ bú để đề phòng trường hợp virus có thể được lây truyền từ mẹ sang con. Các bác sĩ cũng sẽ cho trẻ uống thuốc. Trong trường hợp được uống thuốc dự phòng, chỉ 1 trong số 10 trẻ có thể sẽ bị nhiễm. Nếu không đến bệnh viện hoặc không được uống thuốc, thì trường hợp bị nhiễm sẽ cao hơn nhiều, khoảng chừng 4 hoặc 5 trường hợp (người đàn ông này trông rất tự tin khi thể hiện là anh ta biết về những thông tin này). Đối với những phụ nữ có thai bị nhiễm, thì không được làm việc nặng. Vì nếu làm việc nặng, thì có thể bị sẩy thai.” Chồng của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Cuộc nghiên cứu đã tổng hợp số liệu của 3 tỉnh không có các dịch vụ PLTMC được dự án của UNICEF hỗ trợ. Tuy nhiên 2 trong số 3 tỉnh đó được các tổ chức quốc tế khác tài trợ và vì vậy rất khó khăn để tìm ra những sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của người dân tại những tỉnh được và không được cung cấp dịch vụ. Và cũng có rất ít sự khác biệt trong nhận thức của phụ nữ và nam giới. Những phụ nữ và nam giới đã được nhận đầy đủ các dịch vụ PLTMC thi biết rõ hơn những người khác về các dịch vụ đó.

Xét về PLTMC, động cơ chính là vì sức khỏe của đứa con chưa chào đời, và cả nam giới và nữ giới, cả những người đang sống chung với HIV/AIDS và những người không bị nhiễm, đều rất quan tâm và ủng hộ cho các dịch vụ nhằm bảo vệ cho trẻ em không bị lây nhiễm.

B3. Thái độ của cộng đồng đối với những người có HIV:

Nhiều người trả lời phỏng vấn, dù là người nhiễm hay không bị nhiễm, các nhân viên y tế, các cán bộ lãnh đạo địa phương, đều nói rằng sự phân biệt đối xử đã giảm nhiều so với trước đây. Chắc chắn người dân trong cộng đồng đều ý thức được rằng chính phủ đang tuyên truyền vận động KHÔNG được phân biệt đối xử đối với những người có HIV/AIDS. Kiến thức về sự lây truyền đã được nâng cao, góp phần làm giảm bớt sự sợ hãi và lo lắng của người dân.

“Tôi chẳng biết người nào bị nhiễm trong làng này cả. Nhưng tôi biết là chính phủ đang •

cố gắng tuyền truyền, vận động người dân không được phân biệt đối xử với những người nhiễm. Các bác sĩ ở trạm xá cũng tư vấn cho dân về các đường lây truyền HIV để chúng tôi có thể tự bảo vệ bản thân và đối xử bình thường với những người nhiễm.” Chồng của một phụ

“Người dân trong cộng đồng trước đây thường coi nhiễm HIV là một tệ nạn xã hội nhưng bay •

giờ họ lo lắng về các nguy cơ bị lây nhiễm HIV nhiều hơn. Sự kì thị không còn tồn tại nhiều như trước nữa.” Nhân viên y tế, Quận 6, TP. HCM

“Trước đây mọi người thường xa lánh người nhiễm. Bây giờ, người dân hiểu rõ hơn về HIV •

nên tình hình hiện giờ đã khác trước.” Chồng của mọt phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Thực tế thì nghiện ma túy gây ra túng thiếu, và vì thiếu tiền nên khiến người ta lúc nào cũng •

nghĩ tới ma túy. Thêm vào đó nhiễm HIV càng khiến cho người ta bi quan; sự bi quan dẫn người ta tới những hành vi nêu ở trên. Trước đây, chúng tôi cảm thấy rất hoảng sợ khi nghe về bệnh AIDS. Nó tạo ra sự phân biệt đối xử đối với người nhiễm. Tuy nhiên, bây giờ báo đài nói nhiều về căn bệnh này, nên chúng tôi không còn hoảng sợ nữa. Chúng tôi biết các biện pháp dự phòng lây truyền qua đường máu và các dịch thể. Vì vậy chúng tôi không còn xa lánh người nhiễm nữa, thậm chí chúng tôi còn muốn gần gũi với họ hơn.” Thành viên trong gia đình, Yên Hưng, Quảng Ninh

“Trước đây sự phân biệt đối xử còn nhiều lắm, mọi người đều xa lánh những người nhiễm •

HIV. Bây giờ mọi người trong làng đều biết là tôi bị nhiễm HIV, nhưng họ vẫn đối xử với tôi bình thường như những người khác. Nếu có đám cưới, tôi vẫn có thể đến dự bình thường như những người khác trong làng. Hồi đầu, họ rất sợ tôi, không mua đồ ở cửa hàng nhà tôi. Gần đây, khoảng nửa năm trở lại đây, mọi người trong làng đã thay đổi hẳn thái độ và hành vi của họ. Hồi đầu, họ (gia đình chồng) không cho tôi bế con vì nó không bị nhiễm. Bây giờ, mọi chuyện đã thay đổi, bản thân tôi và con tôi có thể đến nhà chồng ăn uống như bình thường.”

Chủ nhiệm CLB đồng cảm, Tân Châu, An Giang

“Tôi có nghe nói là có người trong làng bị nhiễm vì làm xét nghiệm HIV có kết quả dương •

tính, nhưng họ đã được hướng dẫn bởi các cán bộ y tế của trạm xá xã. Khi họ mất, hàng xóm vẫn giúp lo việc tang lễ. Gia đình đối xử bình thường với họ. Tôi không nghe nói gì về phụ nữ bị nhiễm hoặc phụ nữ bị nhiễm HIV nhưng bị chồng và gia đình chồng ruồng bỏ.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

“Một phụ nữ bị nhiễm, chồng cô ta cũng bị nhiễm. Hàng xóm thấy họ tội nghiệp và thuê cô •

ta giặt đồ cho họ và trả công cho cô ta hàng tháng – cô ấy rất hiền lành nên họ thấy thương cho hoàn cảnh của cô ấy.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang

Tuy nhiên, một số người cũng nói là sự phân biệt đối xử hiện vẫn còn tồn tại. Không biết là các nỗ lực TTTĐHV, vừa nhằm để nâng cao kiến thức về HIV vừa để tuyên truyền về sự bất hợp lý của việc phân biệt đối xử, đã được phổ biến rộng khắp hay chưa.

“Nhìn chung thì mọi người không thích tiếp xúc với người nhiễm HIV. Chúng tôi cũng sợ •

không dám đến gần họ vì ít nhiều gì cũng có hại hết. Nếu họ không phải là người thân trong gia đình, thì chúng tôi thấy sợ và không dám đến gần. Ngay cả khi chúng tôi biết là HIV không lây truyền qua bắt tay hoặc ôm hôn, chúng tôi vẫn thấy sợ” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Quảng Ninh

“Những quan điểm lệch lạc vẫn còn tồn tại trong cộng đồng: họ cho rằng chỉ những người •

ăn chơi trác táng hoặc tham gia vào các tệ nạn thì mới bị nhiễm, còn họ và gia đình họ thì không thể bị nhiễm, vì thế cho nên họ không muốn đi làm xét nghiệm vì họ nghĩ rằng họ không hề bị nhiễm. Chúng tôi phải tư vấn nhiều, sau đó họ mới đồng ý đi làm xét nghiệm.”

Nhân viên y tế, Tân Châu, An Giang

Nói chung thì mọi người không thích tiếp xúc với người nhiễm HIV, bản thân tôi cũng không •

dám tiếp xúc với họ, trừ khi họ là người thân trong gia đình, mặc dù tôi biết là HIV không lây

Một phần của tài liệu Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)