hưởng của nó đến sự tham gia của nam giới
C.1. Độ bao phủ của các dịch vụ
Ở Việt Nam, các dịch vụ PLTMC chỉ có ở một vài huyện của các tỉnh có nguy cơ cao. Trong cuộc nghiên cứu này có 3 điểm nổi bật liên quan đến việc cung cấp dịch vụ có lẽ vì những địa phương này nằm trong phạm vi nghiên cứu. Một là, tại những nơi này tất cả phụ nữ mang thai đều được đi làm xét nghiệm (có nhiều người đồng ý làm xét nghiệm) từ rất sớm trong thời gian mang thai đặc biệt trong một vài tháng qua. Hai là, chất lượng của công tác tư vấn sau xét nghiệm rất tốt. Ba là, mặc dù sữa bột được khuyến cáo, sẵn có (mặc dù các bà mẹ phải đến các cơ sở để nhận) và miễn phí nhưng không đủ về số lượng cho hầu hết các bé.
Nghiên cứu trường hợp 2
Bà Loan sống ở Quảng Ninh cùng con trai nhiễm HIV, con dâu và cháu trai. Bà cởi mở cho biết rằng con trai bà đã được chẩn đoán có HIV từ trước khi kết hôn vì con trai bà nghiện ma tuý. Cháu trai bà có kết quả xét nghiệm HIV âm tính. Bà giấu hàng xóm chuyện đó vì bà sợ họ sẽ tẩy chay gia đình bà. Khi con trai bà được chẩn đoán nhiễm HIV thì anh ta đã có bạn gái nhưng anh ta không cho bạn gái biết tình trạng bệnh của mình, và bạn gái anh đã giục cưới. Con dâu bà đã bị sốc khi biết chị bị nhiễm khi chị sinh con. .
Chị Nhung con dâu bà nhận ra rằng sẽ chẳng ích gì khi đổ lỗi cho chồng nhưng chị rất buồn vì không một ai trong gia đình cho chị biết tình trạng nhiễm HIV của chồng chị trước khi chị có thai, vì nếu chị biết thì sẽ không bao giờ chị quyết định có con. Bên cạnh đó mẹ chồng chị cũng nói rằng bà sẽ không cho phép chị phá thai và chị nên hiểu là, một khi đã lập gia đình thì phải sinh con.
C.2. Xét nghiệm
Bản đánh giá cuối kỳ phát hiện ra rằng có tới 100% phụ nữ có thai đều được làm xét nghiệm, trong đó có 62% đồng ý đi làm xét nghiệm và trong số những người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì có 62% tiếp nhận điều trị và tư vấn. Điều này có nghĩa có khoảng 1\3 phụ nữ mang thai từ chối làm xét nghiệm và có 1\3 phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính bị mất dấu. Nghiên cứu cho thấy lý do chồng không chấp thuận hoặc phản đối vợ đi làm xét nghiệm hoặc sợ bị bạo hành hay ruồng bỏ đều không phải là lý do chính của sự từ chối làm xét nghiệm hoặc mất dấu. Và những vấn đề như sợ làm xét nghiệm máu, sợ bị lộ tình trạng nhiễm HIV hoặc lo lắng về sự kỳ thị trong cộng đồng mới chính là những nhân tố khiến xảy ra tình trạng trên.
a. Làm xét nghiệm định kỳ
Ở Việt Nam, việc cung cấp dịch vụ làm xét nghiệm trong thời gian chăm sóc thai sản định kỳ đã có những bước đi đúng cho các dịch vụ PLTMC. Sự tin tưởng và tín nhiệm đối với các cán bộ y tế, đặc biệt với những cán bộ y tế có liên quan đến việc chăm sóc thai sản là rất cao. Việc được tiếp cận với cơ sở sinh sản, thăm khám thai định định kỳ, nhận dịch vụ tư vấn và làm xét nghiệm trong thời gian mang thai và trong khi sinh đã trở nên quen thuộc với phụ nữ Việt Nam.
“Lựa chọn” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau xét về việc quyết định có nên làm hay không— nhiều người nghĩ rằng họ nên làm xét nghiệm vì đó là điều bác sĩ yêu cầu họ làm. Chỉ một số ít chủ động lựa chọn làm xét nghiệm, và một số ít hơn nữa tự yêu cầu làm xét nghiệm cho họ. Trong một số trường hợp, phụ nữ được bảo là làm xét nghiệm máu chứ không phải là xét nghiệm HIV. Các nhân viên y tế thú nhận rằng không phải lúc nào họ cũng nói cho phụ nữ biết họ được lấy máu để làm gì. Nhiều phụ nữ không hề biết là họ được làm xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, họ có thể cho là xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh khác.
“Nhiều phụ nữ mới đầu rất sợ khi nghe nói về Xét nghiệm HIV, nhưng họ đã đồng ý làm xét •
nghiệm sau khi nghe cán bộ y tế giải thích về điều đó.” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang
“Ngoài những lần đi khám thai, tôi đã 2 lần làm xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ. Bác •
sĩ nói là làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem tôi có bệnh gì không và không hề giải thích gì thêm.” Một phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM
“Nhân viên y tế tại TYT bảo tôi đi khám thai, xét nghiệm máu và không nhắc gì đến xét •
nghiệm HIV.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM
“Xét nghiệm HIV được làm khi chuyển dạ – chỉ đối với các trường hợp nghi nghờ nhiễm, cần •
lấy máu để làm xét nghiệm. Chúng tôi không tư vấn trước xét nghiệm vì chúng tôi không muốn nói thẳng ra đó là làm xét nghiệm HIV. Chúng tôi chỉ nói là cần lấy máu để làm xét nghiệm.” Cán bộ y tế, Tịnh Biên, An Giang
b. Tính bảo mật của các kết quả xét nghiệm
Ở một số nơi chưa có dịch vụ PLTMC, các nhân viên y tế có thể động viên những phụ nữ mà họ nghĩ là những người đã sử dung ma tuý (SDMT), ốm yếu hoặc trông có vẻ “nghi ngờ” đi làm xét nghiệm. Điều này gây ra sự liên tưởng dịch vụ xét nghiệm HIV với các hành vi không lành mạnh trong xã hội và tăng sự kỳ thị với việc làm xét nghiệm cũng như việc chẩn đoán đã nhiễm HIV.
“Những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm HIV được khuyến khích đi làm xét ngiệm. Nếu họ đồng •
ý, chúng tôi có thể cho họ làm xét nghiệm HIV. Nếu họ đồng ý chúng tôi sẽ thu tiền. Không cần ký vào bản cam kết trước khi làm xét nghiệm. Nhân viên phòng khám lấy máu để làm xét nghiệm.” Cán bộ y tế, Tịnh Biên, An Giang.
“Nếu phụ nữ có thai mà chồng có hành vi nguy cơ như là nghiện ma túy, quan hệ với gái mại •
dâm, chúng tôi sẽ khuyên họ về bảo chồng đi làm xét nghiệm HIV. Năm ngoái, chúng tôi đã khuyên một cặp làm như vậy, nhưng kết quả là âm tính. Các hành vi nguy cơ bao gồm nghiện ma túy, lái xe đường dài, quan hệ với gái mại dâm, chủ nhà hàng hoặc khách sạn.” Cán bộ y tế, Uông Bí, Quảng Ninh
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra những thách thức đối với Tính bảo mật của các kết quả xét nghiệm ở Việt Nam. Các phát hiện trong nghiên cứu này rất nhất quán rằng viẹc phát hiện ra tình trạng nhiễm bệnh hoặc sợ hãi bị người khác phát hiện ra tình trạng HIV của họ là một nỗi lo rất lớn. Ngoài ra, đã có những ví dụ về việc chia sẻ kết quả xét nghiệm.
“Tôi nhận được kết quả xét nghiệm HIV từ trung tâm y tế ở tuyến trên.”
• Chủ nhiệm CLB đồng
cảm, Quảng Ninh
“Các quan chức địa phương nhận được một tờ thông báo có tên của tất cả những người có •
HIV(+) trong cộng đồng.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh
“Các kết quả (+) sẽ được gửi lên phòng kế hoạch của trung tâm y tế dự phòng thành phố. •
Chúng tôi cung cấp tên, địa chỉ và kết quả, và tổ chức họp hàng tháng để trao đổi về những trường hợp không theo dõi được” Cán bộ y tế, TP. HCM
c. Yêu cầu bạn tình nam làm xét nghiệm
Không có trường hợp nào mà các cặp vợ chồng cùng đi làm xét nghiệm tại cơ sở khám thai. Ngay cả sau khi đã biết kết quả của vợ, cũng ít có các ông chồng đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Trong nhiều trường hợp, người chồng đã biết về tình trạng của mình rồi (xem phần chẩn đoán nhiễm HIV và tiết lộ tình trạng nhiễm HIV). Một số người đồng ý làm xét nghiệm nhưng không làm tại trung tâm khám thai và không chịu làm xét nghiệm cùng với vợ.
“Đối với các trường hợp nhiễm HIV, khi tư vấn trước xét nghiệm, chúng tôi luôn vận động •
những người phụ nữ đó đưa chồng đến làm xét nghiệm, nhưng chẳng ai đưa chồng đến làm xét nghiệm cả. Họ đều tới chỗ khác để làm xét nghiệm, có lẽ họ ngại đến trạm xá phường để khám thai.” Trung tâm y tế dự phòng Quận, Hóc Môn, TP. HCM
“Nhiều phụ nữ có thai được chồng đưa đến làm xét nghiệm tại trung tâm, nhưng chẳng ông •
chồng nào chịu làm xét nghiệm cùng với vợ cả.” Cán bộ y tế, Quận 6 TP. HCM
Một số nam giới từ chối làm xét nghiệm cho bản thân họ, đa số đều có vẻ muốn từ chối.
“Vâng, em có bảo anh ấy đi làm xét nghiệm, nhưng anh ấy không nghe. Lúc đó, anh ấy rất •
buồn, nhưng anh ấy vẫn động viên em và em cũng động viên anh ấy. Nhưng sau khi em sinh, em không có thời gian để chăm sóc anh ấy nữa, anh ấy lại nghiện lại. Em có bảo nhưng anh ấy không nghe em nữa.” Phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM
d. Tư vấn sau xét nghiệm
Dường như là hình thức tư vấn có chất lượng sau xét nghiệm mới được áp dụng gần đây và chỉ ở một số cơ sở được lựa chọn. Những người được chẩn đoán nhiễm HIV vài năm trước đây, hoặc hiện nay nhưng ở những nơi chưa có tập huấn, không được tư vấn sau xét nghiệm với thái độ cảm thông và phù hợp.
“Họ chẳng tư vấn gì cả. Ngay cả sau khi cô ấy đẻ xong, họ cũng chẳng quan tâm, họ bỏ mặc •
chúng tôi một mình. (nói với người khác): họ bỏ mặc chúng tôi một mình trong bệnh viện. Sau khi vợ tôi đẻ xong, họ không phát thuốc cho cô ấy uống; đến lúc tôi hỏi họ cô ấy phải uống thuốc gì thì họ mới nói cho tôi biết, sau đó tôi phải ra hiệu thuốc để mua cho cô ấy mấy viên. Bác sĩ không làm (xét nghiệm máu). Ông ấy chỉ đứng đó và nói gì đó. Tôi nghe người khác nói là phải yêu cầu họ làm xét nghiệm. Sau đó họ gọi tôi đến trả kết quả trước khi chúng
tôi ra viện. Họ chẳng tư vấn hay khuyên nhủ gì hết, chẳng có gì cả.” Một người chồng nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM có vợ vừa sinh con tại một bệnh viện không có dịch vụ PLTM
Gần đây, mọi người nói rằng những người cung cấp dịch vụ có thái độ tế nhị, quan tâm và thông cảm hơn khi tư vấn sau xét nghiệm.
“Các nhân viên y tế ở trạm xá phường cũng có tư vấn cho em. Em nghĩ là họ rất thân thiện… •
Có (nó) rất bổ ích. Những lần được tư vấn giúp em hiểu ra là không nên kì thị những người có HIV. Ngoài ra, chúng em biết HIV lây truyền qua đường nào và biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV.” Vợ của một nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh
“Mỗi lần em đến trạm xá, em thường tâm sự với mọi người ở đó rất lâu. Họ động viên em rất •
nhiều.” Một phụ nữ nhiễm HIV , Tân Châu, An Giang
Cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thường ở trong tình trạng quá tải. Ví dụ, ta có thể thường xuyên thấy cảnh các phụ nữ sau sinh cùng nằm trên một giường bệnh. Các cán bộ y tế tự phải ra quyết định dựa vào thời gian và nguồn lực, mặc dù không đúng theo qui trình. Ví dụ, họ có thể bỏ qua việc tư vấn trước khi xét nghiệm vì có quá nhiều phụ nữ đến khám thai, đặc biệt là khi cơ sở đó chỉ khám thai vào một số ngày nhất định trong tháng. Hoặc họ có thể tiến hành giáo dục nhóm, hoặc chia sẻ thông tin cá nhân rất nhanh. Dịch vụ tư vấn sau xét nghiệm đã được đảm bảo (tại các cơ sở đã được tập huấn) theo đúng quy trình cho nam và nữ giới nhiễm HIV. Nhưng trong các xét nghiệm định kỳ, khi kết quả là âm tính, việc tư vấn cho đa số phụ nữ, dù ở các tỉnh có nguy cơ cao, còn hạn chế, thậm chí cả về các thông tin dự phòng lây nhiễm trong tương lai. Một lần nữa, các nhân viên y tế bị hạn chế về thời gian và nguồn lực. Phụ nữ thậm chí còn bị ru ngủ với cảm giác an toàn hơn khi họ đã được xét nghiệm, và khẳng định là “tốt” và “bình thường”. Vì thế, chồng của họ cũng “bình thường” và “tốt” – anh ta không phải là những kẻ chơi bời. Xét nghiệm HIV âm tính được xem như một đảm bảo cho sự chung thủy và hành vi tốt. Có rất nhiều cơ hội để tư vấn cho những cặp vợ chồng/bạn tình có kết quả xét nghiệm HIV âm tính về các vấn đề dự phòng lây nhiễm HIV cũng như giai đoạn cửa sổ.
C.3. Thuốc ARV để PLTMC và thuốc ARV cho nam và nữ giới trưởng thành:
Phụ nữ được tư vấn xét nghiệm lần đầu khi đi khám thai tại các địa điểm có nhiều dịch vụ PLTMC tùy theo từng trường hợp. Nếu dương tính, và nếu thuốc ARV đã có sẵn tại nơi họ sống, họ sẽ được phát thuốc ARV miễn phí kể từ tuần thứ 28. Phụ nữ dương tính được chuyển đến những cơ sở có cung cấp thuốc ARV. Nghiên cứu này phỏng vấn được 11 phụ nữ nhận ARV trong quá trình mang thai, trong đó một số người được chỉ được phát thuốc trong vài tuần, một số khác được 2-3 tháng. Một số nơi có cung cấp dịch vụ xét nghiệm CD4 miễn phí, nhưng không phải chỗ nào cũng miễn phí. Hỗ trợ đều nhất là thuốc NVP liều đơn khi chuyển dạ và cho trẻ sau khi sinh. Đa số các chị em và chồng nhớ rõ về thuốc NVP liều đơn, cũng như việc con họ đã được uống thuốc ARV sau khi được sinh ra.
“Tôi không được uống thuốc gì trước và trong khi đau đẻ cả.”
• Một phụ nữ nhiễm HIV đã được nhận dịch vụ PLTMC, Hóc Môn, TP. HCM
Được uống thuốc ARV miễn phí là một trong những động cơ chính để đi làm xét nghiệm và được chăm sóc.
“(Chúng tôi hy vọng là) khi chúng tôi sinh con ra, nó không bị nhiễm HIV. Chúng tôi nghèo •
nên chúng tôi hy vọng được uống thuốc miễn phí.” Một nam giới nhiễm HIV, Quận 6,TP. HCM
“Các bác sĩ phát thuốc để em được sống lâu hơn, em rất may mắn. Em không có tiền để mua •
thuốc ở ngoài.” Một nam giới nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang
“Nếu họ (những phụ nữ có thai) bị nhiễm HIV, trung tâm y tế phát thuốc cho họ để bảo vệ •
C.4. Chăm sóc trẻ sơ sinh:
Sữa bột được khuyến nghị rộng rãi cho các bà mẹ nhiễm HIV như một phương pháp hiệu quả cho việc nuôi trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mỗi tháng một lần các ông bố, bà mẹ phải đi đến các cơ sở để nhận sữa. Thường thì không đủ sữa và đôi khi họ chỉ được phát sữa để dùng trong 6 tháng.
“Hai là, hiện tại ở cấp xã không cho phép cung cấp thuốc, sữa cho những trẻ bị nhiễm, và phụ •
nữ mang thai vì vậy những phụ nữ này phải lên tận huyện để nhận sữa và thuốc. Điều này có nghĩa họ phải trang trải cho việc đi lại trong khi họ không có tiền vì hầu hết họ là những người nghèo.” Cán bộ y tế, TPHCM
Hình thức nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ dường như không được khuyến nghị như một lựa chọn. Không một ông bố hay bà mẹ được phỏng vấn nào đề cấp đến hình thức này và tất cả đều đề cập đến hình thức nuôi con bằng sữa ngoài như là lựa chọn phù hợp duy nhất.
“Em không biết, 3 ngày sau khi sinh họ tách em với con em, họ không để em cho con bú, sau •
đó bác sỹ nói chuyện với em và cho em biết (về tình trạng HIV+).” Một phụ nữ nhiễm HIV Uông Bí, Quảng Ninh
Việc theo dõi và làm xét nghiệm cho trẻ sơ sinh còn khó khăn hơn. Trong nghiên cứu này, cả nam giới và phụ nữ không rõ là đã được thông báo cụ thể khi nào thì nên cho con đi làm xét nghiệm HIV hay