0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Chung sống với HIV

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA NAM GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN MẸ CON Ở VIỆT NAM (Trang 35 -35 )

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

6. Chung sống với HIV

Nhiều người tham gia trả lời phỏng vấn, người nhiễm, người không nhiễm, các nhân viên y tế, các nhà lãnh đạo địa phương, đều nói rằng sự phân biệt đối xử đã giảm nhiều so với trước đây. Chắc chắn là người dân trong cộng đồng dường như ý thức được rằng chính phủ đang tuyên truyền vận động KHÔNG phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV. Kiến thức về sự lây truyền đã được nâng cao, góp phần làm giảm bớt sự sợ hãi và lo lắng của người dân.

Tôi chẳng biết người nào bị nhiễm trong làng này cả. Nhưng tôi biết là chính phủ đang cố •

gắng tuyền truyền, vận động người dân không phân biệt đối xử với những người nhiễm. Các bác sĩ ở trạm xá cũng tư vấn cho dân về các đường lây truyền HIV để chúng tôi có thể tự bảo vệ bản thân và đối xử bình thường với những người nhiễm.” Chồng của một phụ nữ có thai , Tân Châu, An Giang.

Tuy nhiên, một số người cũng nói là sự phân biệt đối xử hiện vẫn còn tồn tại. Không rõ các nỗ lực thông tin, giáo dục và truyền thông, vừa nhằm nâng cao kiến thức về HIV vừa tuyên truyền về sự bất hợp lý của việc phân biệt đối xử đã được phổ biến rộng khắp hay chưa.

“Nhìn chung thì mọi người không thích tiếp xúc với người nhiễm HIV. Chúng tôi cũng sợ •

không dám đến gần họ vì ít nhiều gì cũng có hại hết. Nếu họ không phải là người thân trong gia đình, thì chúng tôi thấy sợ và không dám đến gần. Ngay cả khi chúng tôi biết là HIV không lây truyền qua bắt tay hoặc ôm hôn, chúng tôi vẫn thấy sợ” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Quảng Ninh.

“Những quan điểm lệch lạc vẫn còn tồn tại trong cộng đồng: họ cho rằng chỉ những người •

ăn chơi trác táng hoặc tham gia vào các tệ nạn thì mới bị nhiễm, còn họ và gia đình họ thì không thể bị nhiễm, vì thế họ không muốn làm xét nghiệm vì họ nghĩ rằng họ không hề bị nhiễm. Chúng tôi phải tư vấn nhiều, sau đó họ mới đồng ý làm xét nghiệm.” Nhân viên y tế, Tân Châu, An Giang.

Cuộc nghiên cứu đã phỏng vấn những người phụ nữ đã hoặc đang có những mối quan hệ lâu dài với những người đàn ông đã có gia đình. Trong khi một vài cặp đang có ý định hoặc đã chia tay và một số phụ nữ ở goá thì hầu hết các trường hợp được phỏng vấn vẫn đang chung sống với nhau. Đối với những phụ nữ nhiễm HIV thì không thể cường điệu hoá sự hỗ trợ mà họ nhận được từ phía bạn tình của họ (tình cảm cũng như những vấn đề khác). Những người phụ nữ được chẩn đoán nhiễm HIV cho biết họ cảm thấy mình bị cách ly khỏi cộng đồng và thậm chí cả gia đình của họ. Trong những trường hợp đó, những người vợ chỉ còn biết trông chờ vào sự động viên tinh thần từ phía người chồng.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và các chính sách đang thay đổi của Việt Nam hiện nay, áp lực kiếm sống càng trở nên lớn hơn, đặc biệt với những người có mức sống trên trung bình. Cạnh tranh để có việc làm diễn ra gắt gao, và với những người bệnh thì việc đảm bảo thu nhập thường xuyên là điều khó khăn. Nhiều người nhiễm HIV tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu này là những người nghèo, có kinh tế khó khăn.

Một số người nhắc đến việc phụ nữ bị lây nhiễm từ chồng của họ, đặc biệt là khi đang có thai, sẽ nhận được sự cảm thông của mọi người. Họ được coi như nạn nhân, và mọi người thấy rằng họ cần được đối xử tử tế.

“Một phụ nữ bị nhiễm, chồng cô ta cũng bị nhiễm. Hàng xóm thấy họ tội nghiệp và thuê cô ta •

giặt đồ cho họ và trả công cho cô ta hàng tháng – cô ấy rất hiền lành nên họ thấy thương cho hoàn cảnh của cô ấy.” Thành viên trong gia đình của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang.

Thuốc ARV miễn phí, cho dù là dự phòng để bảo vệ trẻ nhỏ hay bố, mẹ đều rất có ý nghĩa. Cả nam và nữ giới được chẩn đoán nhiễm HIV thường nhanh chóng tìm cách để tiếp cận với thuốc ARV miễn phí. Nghiên cứu cho thấy trong 11 người phụ nữ được phỏng vấn - những người được nhận thuốc ARV dự phòng trong thời kỳ mang thai thì có một người chia sẻ thuốc với chồng để bảo vệ chồng mình. Trong khi kiến thức về thuốc NVP liều đơn còn hạn chế và những người phụ nữ được nhận thuốc này thậm chí không nhớ là đã uống thì kiến thức về thuốc ARV lại tốt hơn.

B.7. Hỗ trợ và ảnh hưởng của gia đình:

Có cảm giác là bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng có thể đưa ra lời khuyên, nhưng không thể quyết định thay cho các cặp vợ chồng. Phần lớn các trường hợp, gia đình chỉ đóng vai trò khuyên bảo và động viên các cặp vợ chồng trẻ mà thôi. Đa số các thành viên trong gia đình đều nói rằng họ sẽ động viên con gái/con dâu họ làm theo lời khuyên của nhân viên y tế. Không có trường hợp nào mẹ chồng hoặc mẹ đẻ ngăn không cho phụ nữ đi làm xét nghiệm HIV, hoặc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ. Nhiều bà mẹ chồng im lặng đồng ý với việc cho trẻ ăn bằng sữa ngoài, khi nhận ra rằng làm như vậy là vì lợi ích của đứa trẻ.

“Tôi cũng là một người mẹ, nên tôi động viên con dâu tôi đi làm xét nghiệm HIV. Nếu kết quả •

là dương tính thì nó sẽ được uống thuốc. Tôi sẽ không đối xử tệ bạc với nó. Tất cả phụ nữ đều có quyền tự quyết định, mọi người khác chỉ có quyền động viên họ thôi. Không ai bị chồng hoặc mẹ chồng phản đối cả.” Mẹ chồng của một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Con trai tôi muốn có con nhưng vợ nó nói là cả hai đều đã nhiễm nên đứa trẻ cũng sẽ bị •

nhiễm. Ngoài ra, chúng cần có tiền để nuôi con và chúng cũng chẳng biết là còn có thể sống được bao lâu nữa. Nếu chúng có con, sau khi chúng qua đời thì đứa trẻ sẽ rất khổ và chẳng có tương lai, có con chẳng đơn giản chút nào (nước mắt rơi trên má)…Cứ tạm gác chuyện này lại cho đến khi chúng nó khấm khá hơn đã chứ không phải là bây giờ.” Mẹ chồng, Phụ nữ nhiễm HIV , Quận 6, TP. HCM

“Họ hướng dẫn chúng tôi rằng không nên nuôi đứa trẻ bằng sữa mẹ. Họ nuôi cháu tôi theo •

những quy định của bệnh viện, nuôi bằng sữa bình và họ rửa tay sạch khi cho trẻ ăn bởi vì trong sữa mẹ có rất nhiều vi khuẩn. Lúc đầu, tôi không hiểu gì hết và hỏi họ tại sao cháu tôi lại không được nuôi bằng sữa mẹ nó mà lại phải nuôi bằng sữa bình. Một cô y tá đã giải thích tất cả cho tôi và tôi nghĩ điều đó là hoàn toàn nên làm và cần phải tách đứa trẻ ra khỏi mẹ bởi vì sữa mẹ có rất nhiều vi khuẩn, đúng không?” Mẹ chồng của một phụ nữ nhiễm HIV ở Quảng Ninh

Gia đình ở Quảng Ninh có ảnh hưởng lớn hơn so với ở TP. HCM và An Giang. Điều này một phần là do trên thực tế ở cả hai tỉnh thành phía Nam, các cặp vợ chồng dường như sống cách xa nhà bố mẹ hơn. Điều này đặc biệt đúng ở TP. HCM, nơi có nhiều người nhập cư từ các tỉnh khác. Có một số trường hợp mẹ chồng có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lập gia đình và sau đó là thúc giục hai vợ chồng phải có con, ngay cả khi người chồng nhiễm HIV. Trong những trường hợp như vậy, mẹ chồng đóng vai trò tích cực trong quá trình mang thai và sau khi sinh (xem nghiên cứu trường hợp 2).

Các hành vi của mọi người trong gia đình đối với một cặp vợ chồng nhiễm HIV rất khác nhau, từ hỗ trợ và yêu thương đến tha thứ và chăm sóc người bệnh cẩn thận, đặc biệt là nếu sống cùng trong một nhà. Nhiều người nhiễm nói là họ được hỗ trợ và chăm sóc rất tốt từ phía gia đình. Sự hỗ trợ này, trong một số trường hợp bao gồm cả sự hỗ trợ lớn về tài chính, đặc biệt là khi người đàn ông trong nhà không đủ khả năng để có nguồn thu nhập ổn định, và các trường hợp sử dụng ma túy. Một số thành viên trong gia đình cũng tham gia vào các CLB, để hỗ trợ tốt hơn và biết cách chăm

sóc các thành viên bị nhiễm trong gia đình. Cũng có một số người nhiễm HIV nói rằng họ giấu các thành viên trong gia đình về tình trạng bệnh của họ, và một số trường hợp thì bị gia đình xa lánh hoặc cắt đứt quan hệ với họ.

Một nam giới nhiễm HIV (

Tân

Châu, An Giang) nói rằng anh ta không nói cho bố mẹ biết là anh ta và vợ đã bị nhiễm “Vì tôi sợ là bố mẹ tôi sẽ lo lắng và chia rẽ chúng tôi, nếu thế thì sẽ không có ai chăm lo cho vợ và con tôi …(giọng anh ta nghẹn lại vì nước mắt). Cho nên tôi phải giữ im lặng cho đến tận bây giờ và tuyệt đối không để cho ai biết. Anh ta nói rằng gia

đình nhà vợ, ngược lại, đều đã biết cả hai vợ chồng đều đã nhiễm và cách đối xử của họ đối với hai vợ chồng là, “rất tử tế, thái độ vẫn bình thường như trước đây. Nhìn chung, khi vợ tôi muốn ăn món gì đó, thì hoặc là anh, chị em vợ, thậm chí là mẹ vợ tôi sẽ đi mua về cho cô ấy ăn” Hiền (nữ nhiễm HIV) và các em trai nó đang sống cùng với tôi. Thằng em út rất quí chị nó. •

Nó thường mua cho chị nó những thứ chị nó thích. Chúng nó hiểu và yêu thương nhau lắm, vì một chị gái của chúng nó đã chết vì HIV rồi. Tôi rất thương nó và con trai nó. Tôi là mẹ nó nên tôi phải có trách nhiệm với hai mẹ con nó. Con trai nó cũng bị nhiễm HIV rồi và chẳng sống được bao lâu nữa. Gia đình chồng nó thì chẳng quan tâm gì đến hai mẹ con nó nữa. Họ chẳng thương con trai họ nên họ không thể thương con dâu được. Họ biết hoàn cảnh của 2 mẹ con, thỉnh thoảng cũng cho thằng cháu nội 2,000 – 3,000 VND.” Mẹ đẻ của một phụ nữ nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang

Sự hỗ trợ của gia đình đóng vai trò rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng nhiễm HIV, đặc biệt với người phụ nữ, khi mà hầu hết những người hàng xóm và thành viên trong cộng đồng không muốn giúp đỡ họ.

C. Các vấn đề về cung cấp dịch vụ sinh sản hiện có và những ảnh hưởng của nó đến sự tham gia của nam giới

hưởng của nó đến sự tham gia của nam giới

C.1. Độ bao phủ của các dịch vụ

Ở Việt Nam, các dịch vụ PLTMC chỉ có ở một vài huyện của các tỉnh có nguy cơ cao. Trong cuộc nghiên cứu này có 3 điểm nổi bật liên quan đến việc cung cấp dịch vụ có lẽ vì những địa phương này nằm trong phạm vi nghiên cứu. Một là, tại những nơi này tất cả phụ nữ mang thai đều được đi làm xét nghiệm (có nhiều người đồng ý làm xét nghiệm) từ rất sớm trong thời gian mang thai đặc biệt trong một vài tháng qua. Hai là, chất lượng của công tác tư vấn sau xét nghiệm rất tốt. Ba là, mặc dù sữa bột được khuyến cáo, sẵn có (mặc dù các bà mẹ phải đến các cơ sở để nhận) và miễn phí nhưng không đủ về số lượng cho hầu hết các bé.

Nghiên cứu trường hợp 2

Bà Loan sống ở Quảng Ninh cùng con trai nhiễm HIV, con dâu và cháu trai. Bà cởi mở cho biết rằng con trai bà đã được chẩn đoán có HIV từ trước khi kết hôn vì con trai bà nghiện ma tuý. Cháu trai bà có kết quả xét nghiệm HIV âm tính. Bà giấu hàng xóm chuyện đó vì bà sợ họ sẽ tẩy chay gia đình bà. Khi con trai bà được chẩn đoán nhiễm HIV thì anh ta đã có bạn gái nhưng anh ta không cho bạn gái biết tình trạng bệnh của mình, và bạn gái anh đã giục cưới. Con dâu bà đã bị sốc khi biết chị bị nhiễm khi chị sinh con. .

Chị Nhung con dâu bà nhận ra rằng sẽ chẳng ích gì khi đổ lỗi cho chồng nhưng chị rất buồn vì không một ai trong gia đình cho chị biết tình trạng nhiễm HIV của chồng chị trước khi chị có thai, vì nếu chị biết thì sẽ không bao giờ chị quyết định có con. Bên cạnh đó mẹ chồng chị cũng nói rằng bà sẽ không cho phép chị phá thai và chị nên hiểu là, một khi đã lập gia đình thì phải sinh con.

C.2. Xét nghiệm

Bản đánh giá cuối kỳ phát hiện ra rằng có tới 100% phụ nữ có thai đều được làm xét nghiệm, trong đó có 62% đồng ý đi làm xét nghiệm và trong số những người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì có 62% tiếp nhận điều trị và tư vấn. Điều này có nghĩa có khoảng 1\3 phụ nữ mang thai từ chối làm xét nghiệm và có 1\3 phụ nữ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính bị mất dấu. Nghiên cứu cho thấy lý do chồng không chấp thuận hoặc phản đối vợ đi làm xét nghiệm hoặc sợ bị bạo hành hay ruồng bỏ đều không phải là lý do chính của sự từ chối làm xét nghiệm hoặc mất dấu. Và những vấn đề như sợ làm xét nghiệm máu, sợ bị lộ tình trạng nhiễm HIV hoặc lo lắng về sự kỳ thị trong cộng đồng mới chính là những nhân tố khiến xảy ra tình trạng trên.

a. Làm xét nghiệm định kỳ

Ở Việt Nam, việc cung cấp dịch vụ làm xét nghiệm trong thời gian chăm sóc thai sản định kỳ đã có những bước đi đúng cho các dịch vụ PLTMC. Sự tin tưởng và tín nhiệm đối với các cán bộ y tế, đặc biệt với những cán bộ y tế có liên quan đến việc chăm sóc thai sản là rất cao. Việc được tiếp cận với cơ sở sinh sản, thăm khám thai định định kỳ, nhận dịch vụ tư vấn và làm xét nghiệm trong thời gian mang thai và trong khi sinh đã trở nên quen thuộc với phụ nữ Việt Nam.

“Lựa chọn” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau xét về việc quyết định có nên làm hay không— nhiều người nghĩ rằng họ nên làm xét nghiệm vì đó là điều bác sĩ yêu cầu họ làm. Chỉ một số ít chủ động lựa chọn làm xét nghiệm, và một số ít hơn nữa tự yêu cầu làm xét nghiệm cho họ. Trong một số trường hợp, phụ nữ được bảo là làm xét nghiệm máu chứ không phải là xét nghiệm HIV. Các nhân viên y tế thú nhận rằng không phải lúc nào họ cũng nói cho phụ nữ biết họ được lấy máu để làm gì. Nhiều phụ nữ không hề biết là họ được làm xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, họ có thể cho là xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh khác.

“Nhiều phụ nữ mới đầu rất sợ khi nghe nói về Xét nghiệm HIV, nhưng họ đã đồng ý làm xét •

nghiệm sau khi nghe cán bộ y tế giải thích về điều đó.” Cán bộ y tế, Tân Châu, An Giang

“Ngoài những lần đi khám thai, tôi đã 2 lần làm xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ. Bác •

sĩ nói là làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem tôi có bệnh gì không và không hề giải thích gì thêm.” Một phụ nữ có thai, Quận 6, TP. HCM

“Nhân viên y tế tại TYT bảo tôi đi khám thai, xét nghiệm máu và không nhắc gì đến xét •

nghiệm HIV.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM

“Xét nghiệm HIV được làm khi chuyển dạ – chỉ đối với các trường hợp nghi nghờ nhiễm, cần •

lấy máu để làm xét nghiệm. Chúng tôi không tư vấn trước xét nghiệm vì chúng tôi không muốn nói thẳng ra đó là làm xét nghiệm HIV. Chúng tôi chỉ nói là cần lấy máu để làm xét nghiệm.” Cán bộ y tế, Tịnh Biên, An Giang

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA NAM GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN MẸ CON Ở VIỆT NAM (Trang 35 -35 )

×