Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức các định luật bảo toàn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN HỮU DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ VÀO GIẢNG DẠY PHẦN KIẾN THỨC “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÍ LỚP 10 THPT VỚI SỰ HỖ TR CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lí Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ THANH THẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2005 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thò Thanh Thảo đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Vật Lý và phòng Khoa học công nghệ – Sau đại học trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức mới, giúp tác giả làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học. Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô phản biện đã nhận xét và sửa chữa những thiếu sót để luận văn hoàn chỉnh hơn. Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Hàm Thuận Nam, thuộc tỉnh Bình Thuận, nơi tác giả đang công tác, trường THPT Phan Bội Châu, nơi tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, góp ý để tác giả hoàn thành luận văn này. Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn CNTT : Công nghệ thông tin. CNTT-TT : Công nghệ thông tin - truyền thông. CQ : Câu hỏi nội dung. (Content Questions) EQ : Câu hỏi khái quát. (Essential Questions). GV : Giáo viên. KHBG : Kế hoạch bài giảng. KT-ĐG : Kiểm tra đánh giá. KHKT : Khoa học kỹ thuật. KHCN : Khoa học công nghệ. HS : Học sinh. MVT : Máy vi tính PBL : Dạy học theo dự án (Project Based Learning). PL : Phụ lục PPGD : Phương pháp giảng dạy. TG : Thế giới. THCS : Trung học cơ sở. THPT : Trung học phổ thông. SGK : Sách giáo khoa. UQ : Câu hỏi bài học (Unit Questions). Xtr-i : Xem trang i trong luận văn. Xtr-CD : Xem trên đóa CD kèm theo. MƠÛ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại mà những thành tựu của nó gần như được áp dụng ngay lập tức vào tất cả các lónh vực, là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và tạo ra những chuyển biến cơ bản trong nền sản xuất hiện đại. Để đáp ứng được những chuyển biến mạnh mẽ đó, người lao động không những phải có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ nhất đònh còn phải có tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có khả năng đào tạo và tự đào tạo để không ngừng phát triển và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và sản xuất. Thực tiễn đó đặt ra cho nền giáo dục của mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới cả về nôïi dung cũng như phương pháp giáo dục và đào tạo con người. Đònh hướng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học đã được xác đònh trong Nghò quyết Trung ương khóa VII (01 – 1993), Nghò quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thò của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thò 15 (4 – 1999) và được vạch rõ trong chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 (1999). Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 đã xác đònh, để phát triển giáo dục thì: “đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên là trọng tâm” hay “… nội dung, chương trình cần được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ chương trình của các khu vực và trên thế giới, đồng thời thích ứng với nguồn nhân lực cho các lónh vực kinh tế – xã hội của đất nước, … . Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý”. Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kó năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” … Để việc đổi mới diễn ra một cách đồng bộ, triệt để, tiếp cận được với nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới cần đổi mới sâu sắc từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và phương tiện kiểm tra đánh giá. Trong đó việc xác đònh mục tiêu giữ vai trò chủ đạo, từ đó có cơ sở để xác đònh nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học một cách hợp lí. Nội dung kiến thức cần trang bò cho HS phải nằm trong một cấu trúc chặt chẽ, gắn kiến thức giáo dục với thực tiễn cuộc sống hàng ngày và đặc biệt hệ thống kiến thức này phải hỗ trợ cho GV vận dụng được các phương pháp dạy học hiện đại cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại vào dạy học. Trên thế giới, theo đánh giá của UNESCO, việc đổi mới nội dung chương trình và cách tiếp cận nội dung chương trình dạy học ở nhiều quốc gia đang có xu hướng tích hợp theo chủ đề học tập và cách tiếp cận dạy học theo chủ đề cùng với sự tích hợp công nghệ vào dạy học đang được quan tâm, chú trọng một cách đặc biệt. Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin (CNTT) là một chương trình lớn được UNESCO chính thức dưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. UNESCO đã dự đoán rằng sẽ có sự thay đổi một cách căn bản nền giáo dục trên thế giới ở đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. ƠÛ nước ta, mặc dù đã có những chiến lược đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung cũng như đònh hướng đổi mới phương pháp giảng dạy như trên. Cụ thể, gần đây nhất, chúng ta đã triển khai biên soạn và thử nghiệm chương trình SGK mới. Nhưng qua tổng kết, bên cạnh một số ưu điểm, việc đổi mới vẫn được đánh giá là chưa đồng bộ, nên việc thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra vẫn còn gặp những khó khăn hạn chế. Một vài trong số những khó khăn vẫn được quan tâm và bàn luận nhiều nhất là sự mâu thuẫn giữa mục tiêu đào tạo với nội dung chương trình đào tạo; giữa phương pháp giảng dạy với chương trình SGK; giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy với nền tảng kiến thức của người học và phương tiện kiểm tra đánh giá, … Khi tìm hiểu cấu trúc, nội dung kiến thức và thực trạng dạy học phần kiến thức các đònh luật bảo toàn ở lớp 10 THPT hiện nay, chúng tôi nhận thấy khi dạy phần kiến thức này, cả GV và HS đều gặp phải những khó khăn về mặt nội dung kiến thức, về logic hình thành cũng như phương pháp tiếp cận từng đơn vò kiến thức, do đó dẫn đến chất lượng và hiệu quả dạy học phần kiến thức này chưa cao. Với xu thế xã hội và thực tiễn đặt ra như trên, cùng với sự mong muốn nâng cao chất lượng dạy học phần kiến thức này, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là: “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ VÀO GIẢNG DẠY PHẦN KIẾN THỨC “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÍ LỚP 10 THPT VỚI SỰ HỖ TR CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”. II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng quan điểm tiếp cận dạy học theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT vào dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu bao gồm: - Mục tiêu giáo dục các môn khoa học về tự nhiên. - Nội dung chương trình Vật lí THPT. - Phương pháp giảng dạy vật lí. - Phương tiện dạy học vật lí ở trường phổ thông, - Một số phần mềm tin học hỗ trợ trong dạy học. 2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là Lý luận dạy học Vật lí ở trường THPT. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng tài nguyên hỗ trợ cho việc giảng dạy và thiết kế tiến trình dạy học phần kiến thức các đònh luật bảo toàn trong chương trình vật lí 10 THPT theo quan điểm tiếp cận dạy học theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT. Khả năng ứng dụng của đề tài vào giảng dạy vật lí ở các trường THPT. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu sự thay đổi mục tiêu dạy học các môn khoa học về tự nhiên ở trường phổ thông. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của cách tiếp cận dạy học theo chủ đề. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng CNTT trong dạy học vật lí. - Tìm hiểu thực tế của việc giảng dạy phần kiến thức về các đònh luật bảo toàn ở trường THPT. - Nghiên cứu xây dựng website hỗ trợ cho việc giảng dạy phần kiến thức về các đònh luật bảo toàn. - Nghiên cứu thiết kế chủ đề học tập phần kiến thức về các đònh luật bảo toàn trên tinh thần của cách tiếp cận dạy học theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT. - Nghiên cứu hiệu quả sư phạm của việc vận dụng cách tiếp cận dạy học mới, trên đối tượng HS THPT. IV. Phương pháp nghiên cứu: 1. Nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng. - Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lí, các phương pháp tiếp cận dạy học hiện đại trên thế giới. - Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ trong dạy học; các tài liệu liên quan đến sử dụng một số phần mềm thiết kế web, khai thác Internet. 2. Điều tra: - Nghiên cứu, điều tra ý kiến của GV về khả năng vận dụng cách tiếp cận dạy học theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT vào dạy học trong trường THPT trong tương lai. 3. Nghiên cứu thực nghiệm: - Nghiên cứu sử dụng máy tính và một số thiết bò ngoại vi, cách quản lý việc học của HS trong phòng máy tính nối mạng. - Khai thác các tài liệu có liên quan đến chủ đề học tập từ Internet, từ các đồng nghiệp. - Thiết kế Website hỗ trợ dạy học. - Thiết kế tiến trình dạy học. - Chọn mẫu và dạy thực nghiệm ở trường THPT. 4. Thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm đònh giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Cấu trúc của luận văn: Luận văn được cấu trúc như sau: PHẦN MƠÛ ĐẦU. PHẦN NỘI DUNG. Chương 1: Những cơ sở lý luận của cách tiếp cận dạy học theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT. Chương 2: Thiết kế các bài học theo quan điểm tiếp cận dạy học theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. PHẦN KẾT LUẬN. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHẦN PHỤ LỤC. Trong đó: Phần mở đầu có 5 trang. Phần nội dung có 115 trang. Phần kết luận có 3 trang. Phần phụ lục có 9 trang. Luận văn có sử dụng 55 tài liệu tham khảo. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SƠÛ CỦA CÁCH TIẾP CẬN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VỚI SỰ HỖ TR CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. SỰ THAY ĐỔI CÁCH TIẾP CẬN MỤC TIÊU GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC VỀ TỰ NHIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG. 1.1.1. Mục tiêu giáo dục các môn khoa học về tự nhiên từ những năm 80 trở về trước. Nhìn chung, mục tiêu giáo dục phổ thông của Việt Nam giai đoạn này dựa trên mục tiêu giáo dục phổ thông của Liên Xô (cũ). Cụ thể, mục tiêu tổng quát là: đào tạo con người phát triển toàn diện: đức, trí, thể, mó, “… có trình độ văn hóa ngày càng cao, nắm được những hiểu biết cần thiết về khoa học kó thuật, và áp dụng những hiểu biết đó vào xây dựng nền văn hóa, khoa học và kó thuật tiên tiến, thiết thực phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN, nâng cao không ngừng đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta”. [23] Cụ thể hóa mục tiêu đó, mục tiêu cụ thể của các môn khoa học về tự nhiên nói chung và môn Vật lí nói riêng được xác đònh thông qua các nhiệm vụ: Truyền thụ cho HS hệ kiến thức về khoa học tự nhiên, nhằm giúp người học có một bức tranh chân thực về thế giới tự nhiên; trang bò hệ thống kiến thức về các phương pháp nhận thức thế giới và phương pháp tư duy. Với môn Vật lí: truyền thụ cho HS hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, có hệ thống về cơ, nhiệt, điện, quang, nguyên tử và vật lí hạt nhân [14]. Đặc biệt chú trọng xây dựng các khái niệm chủ chốt, cho rằng: “Nắm vững các khái niệm có nghóa là nắm vững toàn bộ tập hợp những tri thức về các sự vật mà khái niệm đã cho có quan hệ với chúng” [23]. Phát triển tư duy của HS trong việc thu nhận kiến thức và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, bồi dưỡng cho HS có phương pháp học tập, phương pháp nghiên [...]... QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1.2.1 Sự khác biệt giữa các yếu tố của các mô hình dạy học: Sự khác biệt về cách tiếp cận mục tiêu đã đưa đến sự khác biệt ở hầu hết các yếu tố của các mô hình dạy học Nếu xét các mô hình dạy học dựa trên một số yếu tố: hình thức tổ chức dạy học, thái độ người học, tính chất quản lý người học, cơ sở lý luận dạy học, yếu tố trung tâm của quá trình dạy học, phương tiện dạy học, quan... quan điểm kiến tạo trong dạy học, còn quá trình học là quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn trên cơ sở kiến thức được học Trong các mô hình dạy học tích cực khác người ta không dành nhiều thời gian cho việc cung cấp kiến thức mới bằng cách dẫn dắt xây dựng kiến thức đó như kiểu dạy học truyền thống hiện nay mà thời gian học chủ yếu dành cho việc giải quyết vấn đề của các nhóm học sinh Kiến thức mới... rời các môn Lý, Hóa, Sinh ở cấp Tiểu học và THCS, ở hai cấp học này các môn này tích hợp thành môn Khoa học và chỉ được tách ra ở cấp THPT Chương trình THPT cũng được xây dựng thành các chủ đề tích hợp có ý nghóa thực tiễn cao Sự tích hợp thành môn Khoa học sẽ được giảng dạy theo một số chủ đề chính Các chủ đề chính sau đó dược phân cấp thành các chủ đề nhỏ hơn Ví dụ ở Úc, chương trình khoa học gồm các. .. gồm các chủ đề chính sau [1] • Làm việc khoa học • Cuộc sống và vật thể sống • Vật liệu tự nhiên và vật liệu nhân tạo • Năng lượng và sự biến đổi • Trái đất và vũ trụ Trong mỗi chủ đề lại bao gồm nhiều chủ đề nhỏ và được phân thành các mức từ 1 đến 7 cho các lớp từ thấp đến cao Ví dụ chủ đề “Vật liệu tự nhiên và vật liệu nhân tạo” gồm các chủ đề: Cấu trúc, tính chất và ứng dụng của vật liệu nói chung... chance theorie) theorie) 3- Phương pháp dạy học: thầy 3- Phương pháp dạy học: hướng vào người là trung tâm, người học thụ động học, dạy cách học, người học chủ động 4- Đánh giá: Chờ đợi kết quả học 4- Đánh giá: Chờ đợi sự độc đáo, sáng tạo tập theo hệ thống tiêu chí đònh trong kết quả học tập Coi trọng sự tiến triển sẵn Coi trọng kết quả cuối cùng theo quá trình học 1.3.1.2 Lý thuyết phân loại các trình... Hơn nữa, các môn khoa học được xây dựng một cách độc lập, không có tính liên thông nên chưa khuyến khích HS vận dụng kiến thức kinh nghiệm vào học tập… Theo cách tiếp cận mục tiêu GD tiên tiến, bên cạnh việc xây dựng hệ thống kiến thức, chú trọng hơn đến việc xây dựng các tiến trình khoa học và hình thành cho HS các kó năng tiến trình khoa học, gắn việc học của HS với các hoạt động thực tiễn (học bằng... các mô hình dạy học tích cực hiện nay đều cố gắng hướng tới các mục tiêu giáo dục thiên niên kỷ mà Unesco đưa ra Sự khác biệt khá cơ bản giữa mục tiêu giáo dục truyền thống và hiện đại đưa đến sự khác biệt không chỉ ở một vài thành tố của quá trình dạy học mà đưa đến sự khác biệt của cả mô hình dạy học Dạy học chủ đề (Themes based learning), dạy học dựa trên cơ sở vấn đề (problem based learning) và. .. dạng mà nhờ đó người học biết được những kiến thức đó đã được vận dụng vào thực tiễn như thế nào đồng thời biết được họ có thể sử dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề hấp dẫn của thực tiễn mà họ đang sống ra sao, chứ không hẳn phải bằng một số thí nghiệm lý tưởng xác nhận như trong quan niệm dạy học truyền thống Kiến thức đích thực là kiến thức phải sử dụng được trong thực tiễn và tương lai cuộc sống... trình khoa học và được rèn luyện các kó năng tiến trình khoa học Các chủ đề này thường được thận trọng, khéo léo lựa chọn và xây dựng bắt nguồn từ thực tiễn sinh động mà học sinh đang sống tạo được hứng thú ở học sinh khi tìm hiểu, xử lí các thông tin khoa học và đời sống từ các nguồn khác nhau để cùng giải quyết vấn đề đặt ra Khi đó phần kiến thức cốt lõi được khéo léo đưa vào trở thành kiến thức chìa... thành các chủ đề) vừa có ý nghóa khoa học vừa có ý nghóa thực tiễn, tạo cho học sinh hứng thú, say mê nghiên cứu chúng Việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nội dung các chủ đề có sự khác nhau ở các quốc gia khác nhau, các trường khác nhau, nó phản ánh những quan điểm triết học giáo dục riêng Khi nghiên cứu các chủ đề có nội dung liên môn, tích hợp, học sinh không những chiếm lónh được tri thức khoa học mang . phần kiến thức này, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là: “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ VÀO GIẢNG DẠY PHẦN KIẾN THỨC “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN HỮU DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ VÀO GIẢNG DẠY PHẦN KIẾN THỨC