1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các định luật bảo toàn

117 567 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Các định luật bảo toàn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” LỚP 10 PTTH NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY ĐỘC LẬP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THẾ DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đang ở kỉ nguyên mà động lực chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hội là tri thức. Trong nền kinh tế tri thức của thế kỉ XXI này, nền giáo dục phải đào tạo ra con người có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và nhân văn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, nhà trường phổ thông phải trang bị cho học sinh (HS) hệ thống những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Những năm qua chất lượng nắm vững kiến thức nói chung, kiến thức vật lí nói riêng của HS phổ thông có những bước cải thiện đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Trước tình hình đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới sâu sắc và toàn diện nhà trường, trong đó đặc biệt quan tâm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [26, tr.9]. Trong quá trình dạy học vật lí, có nhiều phương pháp và biện pháp để nâ ng cao chất lượng học tập, phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học của HS. Trong số đó, giải bài tập vật lí (BTVL) có tác dụng rất tích cực đến việc giáo dục và phát triển nhân cách của HS. Đồng thời, đây cũng là thước đo đích thực trong việc nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo vật lí của HS. Khi nghiên cứu các vấn đề về BTVL, qua biên soạn giáo trình phương phá p giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, phương pháp giải BTVL sơ cấp, phương pháp dạy BTVL. Các tác giả đã làm rõ tác dụng của BTVL trong dạy học, các cách phân loại BTVL, soạn thảo hệ thống BTVL nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học của HS, đưa ra các phương pháp giải BTVL [8], [32], [35],… Thêm vào đó, hệ thống sách BTVL phổ thông đã giúp ích nhiều cho giáo viên (GV) trong việc hướng dẫn HS giải BTVL. Bên cạnh đó, quá trì nh dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của HS đã quan tâm rất nhiều đến hoạt động và vai trò của HS trong quá trình dạy học, đặc biệt trong phần luyện tập đòi hỏi HS phải làm việc tự lực và tích cực. Bởi vậy, cần phải nghiên cứu BTVL dựa trên sự phân tích hoạt động tư duy của HS, từ đó đề ra được cách hướng dẫn HS tự lực giải BTVL bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình một cách có kết quả. Mặt khác, hiện nay HS được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin đa dạng và phong phú như các tài liệu giải to án Vật lí, để học tốt vật lí, download những bài giải sẵn trên mạng Internet,…nên các em dễ ỉ lại, thiếu độc lập suy nghĩ, thiếu chọn lọc thông tin để biến thành kiến thức của mình. Bên cạnh đó, số lượng bài tập trong sách giáo khoa (SGK), sách bài tập, tài liệu tham khảo là rất nhiều. Đây là điều gây khó khăn cho GV trong việc lựa chọn bài tập ra cho HS. Bởi vậy, rất cần có một sự lựa chọn, phân loại, sắp sếp lại các bài tập theo một hệ thống tối ưu nhằm p hát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học của HS. Đồng thời, vẫn đảm bảo phù hợp với nội dung chương trình và thời gian dành cho HS trên lớp cũng như ở nhà. Hơn nữa, HS lớp 10 là lớp đầu cấp trung học phổ thông (THPT) – cấp đòi hỏi tính tích cực và tư duy độc lập cao hơn so với cấp t rung học cơ sở, vì do yêu cầu về tính chất và nội dung phức tạp của kiến thức. Đúng như nhà tâm lí học Varuchetcki đã viết: “Khác biệt cơ bản là hoạt động của HS lớn đề ra những yêu cầu cao hơn đối với tính tích cực và tính độc lập của các em” [45, tr.78]. Dù vậy, cho đến nay việc xây dựng hệ thống BTVL nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học của HS chưa được quan tâm đúng mức. Bởi lẽ đó, việc lựa chọn đề tài: “xây dựng hệ thống bài tập chương “các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học của học sinh” là hết sức cần thiết. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thống bài tập tối thiểu và đưa ra cách sử dụng nó trong quá trình dạy học chương các định luật bảo toàn (CĐLBT) lớp 10 PT TH nhằm góp phần phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học của HS. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể nghiên cứu là HS lớp 10 THPT ban KHTN trong quá trình học tập chương CĐLBT. - Đối tượng nghiên là hệ thống bài tập chương CĐLBT lớp 10 THPT ban KHTN, hoạt động của HS trong quá trình giải BTVL và hoạt động của GV trong việc hướng dẫn HS giải BTVL chương CĐLBT. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trong quá trình dạy học chương CĐLBT lớp 10 THPT ban KHTN, nếu GV lựa chọn được hệ thống bài tập thích hợp và thường xuyên quan tâm hướng dẫn HS tự lực giải BTVL thì phát triển được năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học của HS. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tư duy độc lập, về tự học của HS trong quá trình giải BTVL, từ đó đề ra cách phân loại BTVL thích hợp và cách hướng dẫn HS giải BTVL có hiệu quả. - Xây dựng hệ thống bài tập chương CĐLBT giúp HS thông qua việc giải nó mà rèn luyện được kĩ năng và kĩ xảo giải BTVL, phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học. - Đưa ra cách sử dụng hệ thống bài tập chương CĐLBT trong hai loại tiết học phổ biến về vật lí: Nghiên cứu tài liệu mới và luyện tập giải bài tập. - Thực nghiệm sư phạm nghiên cứu hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng, cũng như việc sử dụng nó và việc hướng dẫn HS giải BTVL theo định hướng hành động trong quá trì nh dạy học chương CĐLBT. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận về khả năng sử dụng hệ thống bài tập đã đề xuất. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lí luận về BTVL, về tư duy độc lập, về tự học và hiệu quả tự học của HS trong việc giải BTVL. - Tìm hiểu thực tế việc tự học và giải BTVL của HS, việc sử dụng bài tập của GV. - Vận dụng lí luận và thực tiễn xây dựng hệ thống bài tập chương CĐLBT, nêu ra cách sử dụng và cách hướng dẫn giải từng loại BTVL. - Thực nghiệm sư phạm để nghiên cứu hiệu quả thực tế của hệ thống bài tập chương CĐLBT lớp 10 THPT ban KHTN. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN MỞ ĐẦU Chương 1: Cơ sở lí luận về bài tập vật lí Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT ban KHTN nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả của HS Chương 3: Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÀI TẬP VẬT LÍ 1.1. Khái niệm về bài tập vật lí Trong từ điển tiếng Việt, các thuật ngữ “bài tập” và “bài toán” được giải nghĩa khác nhau: Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng những kiến thức đã học, còn bài toán là những vấn đề cần giải quyết bằng các phương pháp khoa học [42, tr.40- 41]. Cũng như thế, có một số ý kiến cho rằng cần phân biệt hai thuật ngữ “bài tập vật lí” và “bài toán vật lí”. Bởi lẽ, bài tập vật lí là tập vận dụng đơn giản kiến thức lí thuyết đã học vào những trường hợp cụ thể, bài toán vật lí được sử dụng để hình thành kiến thức mới chưa có cách giải quyết suy ra được từ các kiến thức cũ, hoặc trong khi giải quyết một vấn đề mới đưa ra chưa có câu trả lời. Bên cạnh đó, trong một số giáo trình lí luận dạy học vật lí, các tác giả lại chỉ dùng hoặc thuật ngữ “bài tập vật lí” hoặc thuật ngữ “bài toán vật lí” với cùng một cách hiểu: Giải bài tập vật lí hay giải bài toán vật lí là tập vận dụng các khái niệm , quy tắc, định luật, thuyết vật lí,… đã học vào các vấn đề trong đời sống và lao động sản xuất [32], [36],…. Lí luận dạy học hiện đại đã chỉ ra rằng trong quá trì nh lĩnh hội kiến thức không phải HS thụ động tiếp thu cách giải quyết vấn đề một cách máy móc mà chính họ cũng tập cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới. Lúc đó, HS không chỉ đơn thuần tập vận dụng kiến thức cũ mà còn tập tìm kiếm kiến thức mới. Nhiều GV đã sử dụng bài tập với mục đích chủ yếu để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cũ mà xem nhẹ kĩ năng tìm kiếm kiến thức mới, vì họ cho rằng bài tập chỉ đơn thuần hay nặng về vận dụng kiến thức đã biết. Trong giáo trình lí luận dạy học vật lí và SGK vật lí, chúng ta hiểu những bài tập là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm vật lí, phát triển năng lực tư duy vật lí của HS và rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức của HS vào thực tiễn. Từ những điều đã đề cập ở trên, cả hai ý nghĩa khác nhau là vận dụng kiến thức cũ và tìm kiếm kiến thức mới đều có mặt trong khái niệm về bài tập vật lí. Bởi lẽ đó, chúng ta không nên phân biệt bài tập vật lí và bài toán vật lí mà gọi chung là bài tập vật lí. 1.2. Tác dụng của bài tập vật lí Nét đặc trưng tiêu biểu của phương pháp dạy học hiện đại là tôn trọng vai trò chủ đạo của người học, kích thích tính độc lập sáng tạo, trau dồi khả năng tự học của mỗi người. Theo phương pháp này, HS là chủ thể của nhận thức, không thụ động tiếp thu kiến thức bằng cách nghe thầy giảng mà học tích cực bằng hành động của chính mình; GV không phải là người duy nhất để dạy, cung cấp kiến thức mà chỉ đóng vai trò tổ chức, định hướng quá trình học tập nhằm phát huy vai trò chủ động trong học tập của HS. Bởi vậy, cần phải giúp HS nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, phương pháp hoạt động học tập và bồi dưỡng cho họ từ việc xây dựng kiến thức đến việc vận dụng kiến t hức vào thực tiễn. Giải BTVL là một trong những hình thức luyện tập chủ yếu và tiến hành nhiều nhất. Các BTVL có tác dụng rất lớn trong việc hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng và tìm tòi kiến thức cho HS. Bởi lẽ đó, “Trong quá trình dạy học vật lí các bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng đư ợc sử dụng theo những mục đích khác nhau” [35, tr.7]. 1.2.1. Ôn tập, đào sâu và mở rộng kiến thức Bài tập vật li là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động và có hiệu quả. Khi giải BTVL, HS phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức thuộc nhiều chương, nhiều phần của chương trì nh; HS phải vận dụng những kiến thức khái quát và trừu tượng đã học vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ đó mà họ nắm được những biểu hiện cụ thể của chúng trong thực tế, phát hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thuộc ngoại diên của các khái niệm hoặc chịu sự chi phối của các định l uật hay thuộc phạm vi ứng dụng của chúng. Quá trình nhận thức các khái niệm, định luật vật lí không kết thúc ở việc xây dựng nội hàm của các khái niệm, định luật vật lí mà còn tiếp tục ở giai đoạn vận dụng vào thực tế. 1.2.2. Hình thành kiến thức mới Nhiều khi các BTVL được sử dụng khéo léo có thể dẫn dắt HS đi đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra. 1.2.3. Hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn Bài tập vật li là một trong những phương tiện rất quí báu giúp HS rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn; rèn luyện thói quen vận dụng kiến t hức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Có thể xây dựng rất nhiều bài tập có nội dung thực tiễn, trong đó yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng hoặc dự đoán hiện tượng có thể xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước. 1.2.4. Một trong những hình thức làm việc tự lực cao Trong khi giải BTVL, HS phải tự m ình phân tích các điều kiện của bài tập đặt ra, xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận rút ra được nên tư duy của họ được phát triển, năng lực làm việc tự lực của họ được nâng cao. 1.2.5. Phát triển tư duy vật lí Tư duy vật lí là khả năng quan sát hiện tượng vật lí, phân tích một hiện tượng phức tạp t hành những hiện tượng thành phần, thiết lập các mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lí, đoán trước các hệ quả từ lí thuyết và vận dụng được kiến thức. Hầu hết các hiện tượng nêu lên trong BTVL là phức tạp, trừ một số bài tập đơn giản chỉ đề cập đến một hiện tượng vật lí. Muốn giải được chú ng cần phải phân tích hiện tượng phức tạp ấy thành các hiện tượng thành phần, nghĩa là cần phải phân tích một BTVL phức tạp thành các bài tập đơn giản. Trong quá trình đó HS phải vận dụng các thao tác tư duy để giải bài tập, nhờ đó mà tư duy được phát triển và năng lực làm việc tự lực đư ợc nâng cao. 1.2.6. Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức Tùy theo cách đặt câu hỏi kiểm tra, ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của HS, làm cho việc đánh giá chất lượng kiến thức của HS được chính xác. Bởi vậy, BTVL là phương tiện rất hữu hiệu để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của HS. 1.3. Phân loại bài tập vật lí 1.3.1. Phân loại bài tập vật li dựa vào phương thức giải Các tác giả đã chỉ ra rằng dựa vào phương thức giải, ta có thể chia BTVL thành bài tập định tính, bài tập tính toán, bài tập thí nghiệm và bài tập đồ thị [32, tr.340- 346]. 1.3.1.1. Bài tập định tính Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải không đòi hỏi HS phải tính toán. Các bài tập này thường được giải bằng những suy luận logic dựa trên các định luật vật lí. Việc giải các bài tập định tí nh có tác dụng kích thích sự hứng thú với môn học và phát triển óc quan sát của HS; là phương tiện rất hữu hiệu để phát triển tư duy của HS; rèn luyện cho HS hiểu rõ được bản chất của các hiện tượng vật lí và những quy luật của chúng, biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn và biết phân tích nội dung vật lí của các bài tập tính toán. Bởi vậy, bài tập định tính được sử dụng ưu tiên hàng đầu sau khi học xong lí thuyết, trong khi luyện tập và ôn tập. 1.3.1.2. Bài tập tính toán Bài tập tính toán là những bài tập mà khi giải đòi hỏi HS phải thực hiện một chuỗi các phép t ính và kết quả thu được một đáp số định lượng. Bài tập toán có thể chia làm hai loại: Bài tập tính toán tập dượt và tính toán tổng hợp. 1) Bài tập tính toán tập dượt là những bài tập cơ bản, đơn giản, trong đó chỉ đề cập đến một hiện tượng, một định l uật và sử dụng một vài phép tính đơn giản. Các bài tập này có tác dụng củng cố các kiến thức cơ bản vừa học, làm cho HS hiểu rõ ý nghĩa của các định luậtcác công thức biểu diễn chúng. 2) Bài tập tính toán tổng hợp là những bài tập mà khi giải đòi hỏi HS phải vận dụng nhiều khái niệm, định luật, dùng nhiều công thức. Các bài tập nà y có tác dụng giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức; thấy rõ mối liên hệ khác nhau giữa các phần của chương trình vật lí; biết phân tích những hiện tượng vật lí phức tạp thành những phần đơn giản tuân theo một định luật xác định. 1.3.1.3. Bài tập thí nghiệm Bài tập thí nghiệm là những bài tập đòi hỏi HS phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lí thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập. Các bài tập thí nghiệm này là những bài tập đơn giản, với những dụng cụ đơn giản, HS có thể tự mình thực hiện ở nhà hoặc phòng thí nghiệm của trường. Bài tập thí nghiệm có tác dụng tốt về cả ba mặt giáo dưỡng, giáo dục và kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt là giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn. 1.3.1.4. Bài tập đồ thị Bài tập đồ thị là những bài tập trong đó các số liệu được dùng làm dữ kiện để giải được tìm trong các đồ thị cho trước hoặc ngược lại, đòi hỏi HS phải biểu diễn quá trình diễn biến của hiện tượng nêu trong bài tập đồ thị. Bài tập đồ thị có tác dụng giúp biểu đạt mối quan hệ giữa hai đại lượng vật lí, có thể tìm được định luật vật lí mới nhờ vẽ chính xác đồ thị biểu diễn các số liệu t hực nghiệm. 1.3.2. Phân loại bài tập vật lí dựa vào hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải Sự đa dạng và phong phú của BTVL được thể hiện ở chỗ: Trong bất kì bài tập nào cũng chứa đựng một vài yếu tố của một hay nhiều loại khác. Trong khi đó, có nhiều cách phân loại bài tập chỉ mang tính chất bên ngoài, chưa quan tâm đến HS là chủ thể giải bài tập và hoạt động tự lực của họ trong quá trình tìm kiếm lời giải BTVL. 1.3.2.1. Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải bài tập vật lí Theo khái niệm ở mục 1.1, BTVL có hai chức năng chủ yếu là: Vận dụng kiến thức đã học và tìm kiếm kiến thức mới. 1) Hoạt động tư duy của HS trong quá trình giải bài tập nhằm vận dụng kiến thức đã học trải qua các giai đoạn chủ yếu sa u đây: - Đọc kĩ đầu bài, xác định rõ đâu là cái đã cho và cái phải tìm, tóm tắt đầu bài bằng những kí hiệu quen thuộc. - Nhận biết hiện tượng có mặt trong bài tập thuộc kiến thức nào đã học. - Xác định các mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm biểu hiện ở các định nghĩa, quy tắc, định luật, thuyết vật lí,… đã biết. - Đề xuất cách thức đi từ các mối quan hệ đó đến kết quả cần tìm . [...]... này là 08 tiết Các định luật bảo toàn được nghiên cứu trong chương này gồm định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn cơ năng Thế năng được nghiên cứu riêng sau nội dung động năng và thêm một nội dung mới là thế năng đàn hồi Sau khi nghiên cứu định luật bảo toàn cơ năng, có một nội dung riêng về va chạm, là ví dụ về sự vận dụng của cả hai định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng Cuối... một cách gần đúng hay không (hệ có nội lực rất lớn so với ngoại lực), hệ có ngoại lực tác dụng không phải là lực thế hay không? 2) Xác định hệ có thể đúng với định luật bảo toàn nào: Hệ cô lập thì áp dụng định luật bảo toàn động lượng, hệ có hình chiếu của tổng ngoại lực theo một phương triệt tiêu thì áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo phương đó, hệ chỉ chịu tác dụng của lực thế thì áp dụng định. .. giải BTVL nói chung, giải từng BTCB và BTPH 1.5.1 Các cách định hướng giải bài tập vật lí Cách định hướng giải BTVL là cách hướng dẫn việc thực hiện các hành động hay các thao tác để giải BTVL Ta có thể phân làm ba cách: Định hướng khái quát, định hướng hành động và hướng dẫn algorit 1.5.1.1 Định hướng khái quát Định hướng khái quát giải BTVL bao gồm các buớc sau: 1) Tìm hiểu đầu bài: Đọc kĩ đầu bài,... giúp HS quy một BTPH thành các BTCB, áp dụng định hướng giải bài tập Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” LỚP 10 THPT BAN KHTN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY ĐỘC LẬP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH 2.1 Vị trí, mục tiêu và nội dung chương các định luật bảo toàn trong chương trình vật lí lớp 10 trung học phổ thông Theo các tác giả [2], [10], [20],... bỏ qua các ngoại lực và coi hệ là kín Do đó, động lượng của hệ luôn bảo toàn - Sau va chạm hai vật tiếp tục chuyển động tách rời nhau với vận tốc riêng biệt, động năng toàn phần không thay đổi, đó là va chạm đàn hồi - Sau va chạm hai vật dính vào nhau thành một khối, chuyển động cùng một vận tốc, tổng động năng toàn phần không bảo toàn, đó là va chạm mềm 2.2.3.7 Các định luật Kepler - Định luật 1:... trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vật lí học Định luật bảo toàn động lượng đúng cho cả trường hợp mà các định luật Newton không còn đúng nữa, định luật bảo toàn cơ năng áp dụng cho mọi trường hợp khi lực tác dụng là lực thế Chương CĐLBT ở vị trí gần cuối của chương trình cơ học ở lớp 10, nên có thể sử dụng tất cả kiến thức đã học trong các chương trước Đây là dịp tốt để củng cố hiểu biết và... lượng theo phương đó, hệ chỉ chịu tác dụng của lực thế thì áp dụng định luật bảo toàn cơ năng Ngoài lực thế, hệ còn chịu tác dụng của ngoại lực không phải lực thế thì áp dụng độ biến thiên cơ năng của hệ bằng công của ngoại lực tác dụng lên hệ 3) Viết phương trình định luật bảo toàn động lượng dưới dạng vectơ, phương trình định luật bảo toàn cơ năng (đối với lực thế), hay biến thiên cơ năng bằng công của... chúng, tức là cơ năng của vật, được bảo toàn: mv 2 kx 2   const 2 2 3) Định luật bảo toàn cơ năng tổng quát Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của lực thế thì cơ năng của vật luôn được bảo toàn 4) Biến thiên cơ năng và công của lực không phải là lực thế Ngoài lực thế, vật còn chịu tác dụng của lực không phải là lực thế, cơ năng của vật không bảo toàn và công của lực này bằng độ biến... giai đoạn: Định hướng hoạt động giải, thực hiện các hành động, kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện các hành động theo định hướng ban đầu Nội dung chính của giai đoạn định hướng là xác định rõ mục đích giải bài tập, tiên lượng các mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, vạch ra cách thức và trình tự các bước giải quyết để đi đến kết quả tránh sự mò mẫm Giai đoạn này giữ vai trò quyết định đến... động lượng và bảo toàn cơ năng Cuối cùng là nội dung hoàn toàn mới được nghiên cứu, đó là các định luật Kepler và chuyển động của vệ tinh 2.2 Mức độ, yêu cầu nắm vững những kiến thức cơ bản của chương các định luật bảo toàn lớp 10 trung học phổ thông Những kiến thức và kĩ năng cơ bản giải bài tập chương CĐLBT lớp 10 THPT ban KHTN được xác định theo nội dung của chương trình, SGK, tài liệu hướng dẫn . thành phần, thiết lập các mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lí, đoán trước các hệ quả từ lí thuyết. - Xác định các mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm biểu hiện ở các định nghĩa, quy tắc, định luật, thuyết vật lí,… đã biết. - Đề xuất cách thức

Ngày đăng: 15/03/2013, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

tri thức, vốn kinh nghiệm làm xuất hiện liên tưởng; sàng lọc giả thuyết, hình thành - Các định luật bảo toàn
tri thức, vốn kinh nghiệm làm xuất hiện liên tưởng; sàng lọc giả thuyết, hình thành (Trang 15)
hình thành những kĩ năng, kĩ xảo nhằm mang lại chất lượng cao trong học tập. - Các định luật bảo toàn
hình th ành những kĩ năng, kĩ xảo nhằm mang lại chất lượng cao trong học tập (Trang 18)
Bài 1.12: Hình 2.2 là đồ thị biến thiên theo thời gian của lực F tác dụng lên vật đứ ng yên - Các định luật bảo toàn
i 1.12: Hình 2.2 là đồ thị biến thiên theo thời gian của lực F tác dụng lên vật đứ ng yên (Trang 46)
Hình 2.3 - Các định luật bảo toàn
Hình 2.3 (Trang 52)
năng. Công này có phụ thuộc hình dạng của đường đi không? Tại sao? - Các định luật bảo toàn
n ăng. Công này có phụ thuộc hình dạng của đường đi không? Tại sao? (Trang 54)
Bài 4.56: Một vành kim loại hình tròn đồng chất có khối lượng 800 g, đường - Các định luật bảo toàn
i 4.56: Một vành kim loại hình tròn đồng chất có khối lượng 800 g, đường (Trang 54)
đường rãnh có dạng như hình 2.8. - Các định luật bảo toàn
ng rãnh có dạng như hình 2.8 (Trang 58)
thống kê trong bảng 3.1. - Các định luật bảo toàn
th ống kê trong bảng 3.1 (Trang 88)
tra của phần TNSP được thống kê trong bảng 3.2. - Các định luật bảo toàn
tra của phần TNSP được thống kê trong bảng 3.2 (Trang 91)
Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (xi) của từng loại bài kiểm tra và tổng hợp toàn bộ hai loại bài kiểm tra - Các định luật bảo toàn
Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (xi) của từng loại bài kiểm tra và tổng hợp toàn bộ hai loại bài kiểm tra (Trang 91)
1) Bảng thống kê các điểm số (xi) của toàn bộ hai loại bài kiểm tra và biểu đồ - Các định luật bảo toàn
1 Bảng thống kê các điểm số (xi) của toàn bộ hai loại bài kiểm tra và biểu đồ (Trang 92)
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất - Các định luật bảo toàn
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất (Trang 93)
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất tích lũy - Các định luật bảo toàn
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất tích lũy (Trang 93)
Từ bảng 3.3 và các công thức (3-1), (3-2), (3-3) và (3-4) ta tính được điểm - Các định luật bảo toàn
b ảng 3.3 và các công thức (3-1), (3-2), (3-3) và (3-4) ta tính được điểm (Trang 94)
qua bảng 3.6. - Các định luật bảo toàn
qua bảng 3.6 (Trang 94)
bài tập trên bảng của thầy và bạn. - Các định luật bảo toàn
b ài tập trên bảng của thầy và bạn (Trang 103)
Vi ệc sử dụng BTVL để hình thành kiến thức mới - Các định luật bảo toàn
i ệc sử dụng BTVL để hình thành kiến thức mới (Trang 104)
Bảng 3.7. Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra 15 phút - Các định luật bảo toàn
Bảng 3.7. Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra 15 phút (Trang 112)
phối điểm, bảng phân phối tần suất và biểu đồ phân phối tần suất, bảng phân phối tần suất tích lũy và biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của các nhóm đối chứng và  thụ c  nghiệm được thể hiện qua bảng 3.7 - Các định luật bảo toàn
ph ối điểm, bảng phân phối tần suất và biểu đồ phân phối tần suất, bảng phân phối tần suất tích lũy và biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của các nhóm đối chứng và thụ c nghiệm được thể hiện qua bảng 3.7 (Trang 112)
Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất tích lũy - Các định luật bảo toàn
Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất tích lũy (Trang 113)
Từ bảng 3.7 và các công thức (3-1), (3-2), (3-3) và (3-4) ta tính được điểm - Các định luật bảo toàn
b ảng 3.7 và các công thức (3-1), (3-2), (3-3) và (3-4) ta tính được điểm (Trang 114)
1) Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra 1tiết và biểu đồ phân phối - Các định luật bảo toàn
1 Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra 1tiết và biểu đồ phân phối (Trang 115)
điểm, bảng phân phối tần suất và biểu đồ phân phối tần suất, bảng phân phối tần suất tích lũy và biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của các nhóm đối chứng và đối chứng  - Các định luật bảo toàn
i ểm, bảng phân phối tần suất và biểu đồ phân phối tần suất, bảng phân phối tần suất tích lũy và biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của các nhóm đối chứng và đối chứng (Trang 115)
Bảng 3.13. Bảng phân phối tần suất tích luỹ - Các định luật bảo toàn
Bảng 3.13. Bảng phân phối tần suất tích luỹ (Trang 116)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w