SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO CẤP BÁCH GIỮA CÀN LONG VÀ QUANG TRUNG SAU CHIẾN TRẬN XUÂN KỈ DẬU (1789) Sau khi chiếm được thành nhà Lê (Thăng Long), Càn Long ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị ráo riết thực hiện kế hoạch truy bắt Nguyễn Huệ, kể cả việc đánh vào vùng Quảng Nam (1), sào huyệt của quân Tây Sơn, sau đó, tìm cách chiêu dụ Nguyễn Huệ ra hàng. Bị Nguyễn Huệ đánh tan nát tại Thăng Long vào đầu xuân Kỉ Dậu (1789), Tôn Sĩ Nghị đem tàn quân tháo chạy về nước. 20 ngày sau, Càn Long hay tin bại trận liền tức tốc cách chức tổng đốc của Tôn Sĩ Nghị, điều Phúc Khang An, người vừa chiến thắng tại Đài Loan trở về kiêm chức tổng đốc Lưỡng Quảng đồng thời liên tiếp ban ra nhiều chỉ dụ để đối phó với tình hình cấp bách. Chiêu bài hai mặt của Càn Long Chuẩn bị chiến tranh rửa hận, Càn Long "ra lệnh cho các đốc phủ miền duyên biên, cùng các doanh cho quân thao diễn, nhắm lương đủ, binh tinh nhuệ, để sẵn sàng sai khiến, chuẩn bị việc thảo phạt". Mặt khác, Càn Long e ngại, không muốn huy động quân binh xâm lược lần nữa: "Hiện tại, vào tiết mùa xuân, tại nơi này mưa nhiều, lắm chướng khí, nếu muốn cử đại binh cũng chưa phải lúc. Huống các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây thì đã được lệnh đình chỉ, nay lại rầm rộ truyền hịch điều động, cũng không đáp ứng được tình hình khẩn cấp, mà lại khiến cho lòng người thêm kinh hãi. (CD 25-01-Càn Long 54-Kỉ Dậu, 19-02-1789). Ngày hôm sau (20-02-1789), Càn Long ra tiếp 3 chỉ dụ, phân tích tình hình và tuyên bố bỏ cuộc: "Việc tiến đánh bọn Nguyễn Huệ lúc này không phải là không thể làm được, nhưng xét về mặt thiên thời, địa lợi, nhân sự đều không đáng ra tay". Thực tế, từ đầu, Càn Long muốn giảng hòa, nên cử thêm viên Tả giang đạo Thang Hùng Nghiệp làm môi giới để thương thảo với sứ thần của ta và mượn uy danh của Phúc Khang An để hù dọa Quang Trung. Với lý do Phúc Khang An "có kinh nghiệm việc binh, lại vừa bình định xong bọn giặc phỉ tại Đài Loan, uy danh rạng rỡ", Càn Long nhắc nhở Phúc Khang An: "Sau khi đến trấn Nam quan, nếu Nguyễn Huệ nghe tiếng sợ hãi, đến quan ải chịu tội, xin hàng thì la mắng, không thể vội vàng chấp nhận, chờ khi thành khẩn hối tội, thỉnh cầu ba, bốn lần, sẽ tùy cơ liệu biện để cho xong công việc."(CD 26- 01- CL 54 (20-02-1789) Đồng thời nhà Thanh đặt ra nhiều yêu sách, nếu Quang Trung muốn khất hàng, trước hết phải đưa các quan binh tống xuất và trói những người đã giết các Đề, Trấn (2) đem dâng hiến. "Như vậy Bản Bộ đường mới tâu thay để đại Hoàng đế ra ân mở lượng khoan hồng. Nay Nguyễn Huệ chỉ sai người dâng biểu mà không đem quan binh và những người làm tổn thương đến các Đề, Trấn ra dâng hiến, thì rõ ràng chỉ muốn thử bụng Thiên triều mà thôi". Chính sách ngoại giao mềm mỏng của Quang Trung Sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung đã có chủ trương cầu hòa, cử người lên vùng biên giới phía bắc để thương thảo. Thang Hùng Nghiệp tiếp sứ và gửi thư cho Quang Trung, đại ý: Lê Duy Kì bỏ nước mà trốn, Thiên triều quyết không đem nước An Nam cho y nữa. Hãy thừa lúc trước khi chưa vâng dụ chỉ, ủy thác ngươi gõ cửa quan kêu xin, ngõ hầu có thể ngưỡng cầu ân điển. Vua Quang Trung liền sai Hô Hổ Hầu dâng biểu cho Càn Long với lời lẽ nhún nhường: "Tha thứ cho thần cái tội đón đánh Tôn Sĩ Nghị, lượng cho lòng thành của trẫm đã lắm lần gõ cửa quan trấn tấu, cho thần làm An Nam Quốc vương ". Nhưng có lúc Nguyễn Huệ cũng rất khẳng khái: "Này đường đường là triều đình Thiên tử lại đi so hơn thua với nước nhỏ thì ắt là muốn cùng khốn binh sĩ, lạm dụng vũ lực hầu sướng khoái cái lòng tham lam tàn bạo thì thật cái lòng của Thánh thượng không nhẫn." Và Quang Trung còn thách thêm: "Trong muôn một nếu can qua nối tiếp không dứt, tình thế đến nỗi nào thì thật không phải do thần muốn, mà thần cũng không dám biết nữa.". Đọc thư, Thang Hùng Nghiệp thấy kinh, bảo với sứ giả Hô Hổ Hầu rằng: Nay không phải là lúc hai nước đánh nhau, sao lại hành sự toàn một giọng giận dữ? Nói thế là chẳng muốn cầu phong tước hay muốn gây mối can qua chăng? Rồi trả lại văn biểu không dám đệ đạt lên Càn Long. Càn Long cũng biết việc trả lại biểu và xem đó là điều cần thiết để răn đe. Trong Chỉ dụ 03-02-CL54 (27-02-1789) có ghi: "Nguyễn Huệ chỉ mượn việc dâng biểu để thử lòng chúng ta mà thôi, nay chỉ ném trả biểu lại, sợ không đủ để y chấn động sợ hãi mà kiên định sự hối tội đầu thuận.". Càn Long còn căn dặn thêm: "Hãy dùng lời hịch dụ nghiêm khắc, khiến Nguyễn Huệ thấy Thiên triều không chuẩn sự qui thuận, sợ hãi uy danh, sẽ sai người cho quan binh trở về, cho trãi ba, bốn lần khẩn cầu, lúc này Phúc Khang An sẽ tuân theo chỉ dụ trước, tùy cơ tâu lên xin chiếu chỉ để liệu biện" Tuy nhiên, nghĩ rằng lời lẽ cứng rắn quá, sợ Quang Trung bỏ cuộc, không chịu qui hàng, nên trong chỉ dụ sau, Càn Long ma mãnh dặn lại "Phúc Khang An truyền hịch dụ Nguyễn Huệ, trong sự nghiêm khắc nên mở một con đường Truyền dụ minh bạch như vậy, bọn Nguyễn Huệ không thấy tuyệt vọng, tất sẽ khẩn thiết khất hàng." Phúc Khang An đã lệnh cho Thang Hùng Nghiệp làm môi giới, bàn bạc, cò kè bớt một thêm hai với sứ thần của Tây Sơn là Nguyễn Hữu Điều, Vũ Huy Tấn các vấn đề liên quan và góp ý xây dựng một biểu văn mới trình lên Càn Long lời lẽ nhu hòa: " Thần đã nhiều lần sai người gõ cửa quan xin tội, cùng đưa về những quan binh chưa chạy ra khỏi nước An Nam. Còn những người sát hại quan Đề, Trấn thì trót đã mắt thấy xử theo pháp luật Vốn phải đích thân đến kinh khuyết trần tình xin tội, nhưng trong nước gặp việc binh đao, nhân tình chưa yên, kính cẩn sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển theo tờ biểu vào chầu"(4). Đó là cách từ chối khéo léo, là cách hoãn binh để thăm dò tình hình trước đòi hỏi của Nhà Thanh là Quang Trung phải đích thân đến kinh khuyết. Càn Long vui mừng nhận biểu và gửi lại Quang Trung một đạo dụ ngày 03-5-CL54 (27-5-1789), lời lẽ không còn mang tính đe dọa như trước. Ngay việc Quang Trung đánh tan tác quân Thanh vừa rồi, Càn Long cũng cho rằng không phải do Quang Trung cố ý gây ra mà chỉ là ngộ sát. Chúng ta nghe qua cũng ngạc nhiên về thái độ xuống nước của Càn Long: "Nguyễn Quang Bình đến thành nhà Lê để vặn hỏi Lê Duy Kì. Lúc này đại binh chưa triệt hồi, thấy quân Quảng Nam (5) đột nhiên đến, không thể không chặn lại nghênh chiến. Bọn thủ hạ của Nguyễn Quang Bình thấy quan binh đánh giết hăng, trong lúc khẩn cấp bèn chống cự, lại gặp lúc tối trời, không phân biệt được y phục nên đã gây tổn thương cho các Đề, Trấn Trẫm nghĩ rằng việc trước đây ngộ sát quan binh không phải do trong lòng muốn như vậy". Rồi còn hạ giọng nhân nghĩa: "Trẫm thương người thành tâm hối lỗi, nên việc dĩ vãng không muốn truy cứu". Nhưng Càn Long vẫn còn eo sách chỉ chấp thuận Quang Trung trực tiếp sang cầu phong chứ không chấp thuận cử người đi thay. Tuy vậy, Càn Long cũng gợi ý mở đường: "Nếu như ngươi có lòng thành, hãy đợi đến tháng 8 năm thứ 55 nhân dịp lễ khánh thọ 80 của Trẫm, thời điểm này tính đến nay còn hơn một năm, trong nước ngươi chắc đã thu xếp yên ổn, lúc bấy giờ hãy bẩm với viên Tổng đốc xin đến kinh khuyết". Cuối cùng Càn Long cũng giảng hòa. Đôi bên thỏa thuận, năm 1789, Nguyễn Quang Hiển sang chiêm cận và được đón tiếp nồng hậu. Ngày 24-7-CL54 (13-9-1789), Chánh sứ Nguyễn Quang Hiển, Phó sứ Nguyễn Hữu Điều, Vũ Huy Tấn và đoàn tùy tùng được thiên tử tiếp đãi tại Quyền A Thắng cảnh. Càn Long rất vui mừng khi được sứ thần ta thông báo vua Quang Trung chờ lúc việc nước tạm yên cũng sẽ đích thân đến kinh khuyết chiêm cận. Để Quang Trung yên tâm đến Bắc Kinh, Càn Long dặn Phúc Khang An "hãy cho Nguyễn Huệ biết một cách khắc thiết như vậy sẽ không còn nghi ngờ gì nữa Và hãy lệnh cho Nguyễn Quang Hiển đem tình tiết này biên thư cho Nguyễn Huệ hay để lòng y không còn nghi ngờ" (CD 23-5-CL54). Khi Nguyễn Quang Hiển về nước, Càn Long đặc cách ban cho Nguyễn Huệ gấm vóc các loại để làm nổi bật sự ưu đãi và tỏ rõ "nỗi vui mừng được gặp nhau sẽ không xa". Yêu sách chính của Càn Long, là làm sao vua Quang Trung đến kinh khuyết chiêm cận, xem như đã biết hối lỗi, một hình thức qui phục để rửa nhục thất trận của thiên triều, để xóa đi sự bẽ mặt của mình trước thần dân. Đó là một đòi hỏi cũng chỉ vì oai danh mà thôi. Vì vậy, Càn Long tích cực chỉ đạo cho Phúc Khang An liên hệ với An Nam để việc này trở thành hiện thực. Mục đích đó đã đạt được. Ngày 29- 3- CL55 (13-5-1790) phái đoàn Quang Trung khởi hành đến Bắc kinh, như trông mong của Càn Long, mở đầu cho một thời kì bang giao mới giữa hai triều đại nhà Thanh-Tây Sơn giai đoạn hậu chiến. . SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO CẤP BÁCH GIỮA CÀN LONG VÀ QUANG TRUNG SAU CHIẾN TRẬN XUÂN KỈ DẬU (1789) Sau khi chiếm được thành nhà Lê (Thăng Long) , Càn Long ra lệnh cho Tôn. tình hình khẩn cấp, mà lại khiến cho lòng người thêm kinh hãi. (CD 25-01 -Càn Long 54 -Kỉ Dậu, 19-02-1789). Ngày hôm sau (20-02-1789), Càn Long ra tiếp 3 chỉ dụ, phân tích tình hình và tuyên bố. cả việc đánh vào vùng Quảng Nam (1), sào huyệt của quân Tây Sơn, sau đó, tìm cách chiêu dụ Nguyễn Huệ ra hàng. Bị Nguyễn Huệ đánh tan nát tại Thăng Long vào đầu xuân Kỉ Dậu (1789), Tôn Sĩ