1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRẮC NGHIỆM - PHÉP TẮC TRỊ BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN pps

8 792 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 118,75 KB

Nội dung

Chính trị là dùng thuốc âm dược để trị chứng bệnh dương, thuốc dương dược để điều trị chứng bệnh âm B.. Phản trị là dùng thuốc âm dược để điều trị dương chứng, thuốc dương dược để điều t

Trang 1

TRẮC NGHIỆM - PHÉP TẮC TRỊ BỆNH

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

193 Có một ý SAI về nguyên tắc chữa bệnh theo chính trị, phản trị:

A Chính trị là dùng thuốc âm dược để trị chứng bệnh dương, thuốc dương dược

để điều trị chứng bệnh âm

B Phản trị là dùng thuốc âm dược để điều trị dương chứng, thuốc dương dược để điều trị dương chứng

C Phản trị được dùng trong trường hợp chân hàn giả nhiệt

D Chính trị được dùng trong trường hợp chân nhiệt giả hàn

194 Có một ý SAI về nguyên tắc chữa bệnh dựa theo tình trạng hư, thực:

A Khí hư thì trị bằng thuốc bổ khí

B Huyết hư thì trị bằng thuốc bổ huyết

C Khí huyết lưỡng hư thì trị bằng thuốc bổ khí huyết

D Khí trệ thì dùng thuốc bổ âm

195 Có một ý SAI về nguyên tắc chữa bệnh dựa trên cơ sở điều hoà âm dương:

A Dương hư thì trị bằng thuốc bổ dương

Trang 2

B Âm hư thì trị bằng thuốc bổ âm

C Bệnh hư hàn thì dùng âm dược

D Bệnh hư nhiệt thì dùng âm dược

196 Nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh nào dưới đây đã bị VIẾT SAI:

A Bệnh thuộc hư chứng thì dùng phương pháp bổ, bệnh thuộc thực chứng thì dùng phương pháp tả

B Bênh hoãn thì trị tiêu, bệnh cấp thì trị bản

C Bệnh thế đi xuống trị bằng thuốc thăng, bệnh thế đi lên trị bằng thuốc giáng

D Bệnh thuộc nhiệt điều trị bằng thanh pháp, bệnh thuộc hàn điều trị bằng ôn pháp

197 Phát hiện ý SAI trong các ý dưới đây:

A Đau đầu do can hoả vượng dùng thuốc bình can giáng hoả, tiềm dương

B Tâm nhiệt gây chảy máu thì dùng thuốc thanh tâm nhiệt

C Bàng quang thấp nhiệt thì dùng thuốc thanh nhiệt bàng quang, lợi thấp

D Huyết nhiệt gây mụn nhọt mẩn ngứa dùng thuốc thanh nhiệt trừ thấp

198 Có một nhận định SAI về các thành phần cấu tạo nên phương thuốc:

A Quân là vị thuốc có tác dụng chính trong phương

B Thần có tác dụng hỗ trợ vị quân để điều hoà các vị thuốc

Trang 3

C Tá bao gồm 1 hay nhiều vị thuốc có tác dụng chữa triệu chứng

D Sứ bao gồm các vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, hoà hoãn sự mãnh liệt của phương thuốc

199 Cách uống thuốc nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG:

A Bệnh thiên hàn cần uống thuốc lúc nóng

B Bệnh thiên nhiệt cần uống lúc nguội

C Các thuốc lý khí, lý huyết, nhuận hạ cần uống lúc nguội

D Không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói

200 Hướng dẫn kiêng kỵ khi uống thuốc:nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG:

A Uống thuốc thanh nhiệt không nên ăn thức ăn có vị cay nóng

B Uống thuốc trừ hàn không nên ăn thức ăn sống lạnh

C Uống thuốc bổ không nên ăn các loại rau mang tính lợi tiểu

D Uống thuốc có mật ong kiêng ăn chuối tiêu

201 Hướng dẫn kiêng kỵ khi uống thuốc:nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG:

A Uống thuốc có kinh giới kiêng ăn thịt gà

B Uống thuốc có thương nhĩ tử kiêng ăn thịt ngựa, thịt lợn

C Uống thuốc thanh phế trừ đờm kiêng ăn hành

D Uống thuốc chữa dị ứng không nên ăn cua, nhộng, cá biển

Trang 4

202 Có một nhận định SAI khi nói về các nhận định cần dựa vào để chẩn đoán bệnh theo Y học cổ truyền:

A.Vị trí phát sinh bệnh thuộc biểu hay lý

B.Tính chất bệnh thuộc hàn hay nhiệt

C Nguyên nhân gây bệnh thuộc âm hay dương

D Tình trạng bệnh và bệnh nhân thuộc tiêu hay bản

203 Có một quy luật phát sinh bệnh KHÔNG PHÙ HỢP với thời tiết khí hậu:

A Mùa đông chủ khí hàn, thường phát sinh ra chứng bệnh hàn

B Mùa hạ chủ khí nhiệt, thường phát sinh ra chứng bệnh hàn

C Mùa thu chủ khí táo, thường phát sinh ra chứng bệnh thấp

D Mùa xuân chủ phong, thường phát sinh ra chứng bệnh do phong

204 Phát hiện một chẩn đoán SAI giữa chứng bệnh liên quan với tạng phủ:

A Đau mắt đỏ do tâm nhiệt

B Tai ù, tai điếc do thận hư

C Mất ngủ do bệnh của tạng tâm

D Quáng gà là do can huyết hư

205 Có một chẩn đoán SAI giữa chứng bệnh liên quan với đường kinh:

A Đau nửa đầu thuộc đởm

Trang 5

B Đau đỉnh đầu thuộc can

C Đau sau gáy thuộc bàng quang

D Đau vùng trán thuộc tỳ

206 Chứng bệnh cấp KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:

A Bệnh thuộc thực chứng

B Triệu chứng nhẹ nhàng

C Tiến triển nhanh

D Diễn biến phức tạp

207 Chứng bệnh hoãn KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây:

A Bệnh thuộc hư chứng

B Triệu chứng phức tạp

C Tiến triển từ từ

D Diễn biến từ từ

208 Phát hiện một lựa chọn dùng thuốc SAI với chứng bệnh:

A Gốc bệnh là hàn, triệu chứng bệnh biểu hiện nhiệt, điều trị bằng dương dược

B Gốc bệnh là nhiệt, triệu chứng bệnh biểu hiện nhiệt, điều trị bằng dương dược

C Gốc bệnh là nhiệt, triệu chứng bệnh biểu hiện hàn, điều trị bằng âm dược

D Gốc bệnh là hàn, triệu chứng bệnh biểu hiện hàn, điều trị bằng dương dược

Trang 6

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

Đ S

209 Nền YHCT Việt nam là nền Y học mang tính chất truyền khẩu

210 Khi cơ thể có cảm giác lạnh ở bên ngoài là biểu hiện âm hư

211 Khi cơ thể nóng bên trong là biểu hiện dương hư

212 Không sốt mà nóng bừng bừng, bốc lên đầu là chứng dương thắng hoả vượng

213 Cơ thể ở trạng thái triều nhiệt (bốc nóng từng cơn), đau đầu hoa mắt là chứng âm hư

214 Cơ thể có sốt, không thích mặc ấm là thuộc chứng nhiệt

215 Cơ thể có sốt, có rét run, tiểu tiện trong dài là thuộc chứng cảm nhiệt

216 Không sốt, chân tay giá lạnh là thuộc chứng tâm thận dương hư

217 Da tái xanh, bụng sôi, phân nát thuộc chứng tỳ vị hư hàn

218 Người sốt, miệng khát, rêu lưỡi vàng, mặt đỏ song lại muốn mặc ấm, hoặc muốn uống nước nóng là chứng chân hàn giả nhiệt

219 Trong một vị thuốc luôn luôn gắn liền tính và vị của nó

220 Vị của thuốc là biểu hiện công năng còn khí của thuốc là biểu hiện tính chất

Trang 7

221 Khí và vị của thuốc là biểu hiện hai mặt âm dương đối lập

222 Vị thuốc có thể thuần dương

223 Âm dược là những vị thuốc mang tính kích thích

224 Dương dược là những vị thuốc mang tính ức chế

225 Trong hoạt động của tạng phủ thường diễn ra qui luật tương sinh

226 Các qui luật tương sinh, tương khắc diễn ra trong cơ thể đòi hỏi có điều kiện nhất định

227 Chiều của qui luật tương thừa là đồng chiều với qui luật tương khắc

228 Chiều của qui luật tương vũ là ngược chiều với qui luật tương khắc

229 Hoạt động của tạng phủ diễn ra theo qui luật chế hoá ngũ hành

230 Một vị thuốc cổ truyền có thể mang cả tính tương sinh và tương thừa 231 Trong cơ thể chức năng của các tạng thường thể hiện độc lập

232 Giữa tạng và phủ thường có mối quan hệ biểu lý

233 Mất ngủ có nguyên nhân từ chức năng can tàng huyết

234 Sơ tiết của tạng can kém là nguyên nhân dẫn đên bệnh khí trệ

235 Khí của cơ thể sinh ra từ phế, tàng trữ ở tỳ

236 Theo thuyết tạng tượng, ù tai, điếc tai là nguyên nhân do thận khí kém 237 Khí của tạng tỳ luôn luôn hướng xuống hạ tiêu là bình thường

Trang 8

238 Vị khí đi lên thượng tiêu gây ra chứng ợ hơi, ói mửa

239 Tỳ khí kém xuất hiện sa trực tràng, sa tử cung

240 Theo thuyết tạng tượng phế là tạng đóng vai trò nạp khí cho cơ thể

241 Phế quan hệ biểu lý với thận và da lông

242 Một trong những nguyên nhân gây phù là do khí phế ngưng trệ

243 Thuốc bổ thận dương được sử dụng để chữa bệnh gân cốt

244 Thuốc kiện tỳ và thuốc hành khí thường được sử dụng cho tạng phế

245 Sự tạo huyết trong cơ thể có liên quan đến hai tạng thận và tỳ

246 Một trong những nguyên nhân gây bệnh hen xuyễn, có liên quan đến chức năng nạp khí của thận

247 Thuốc trừ thấp, thuốc bổ thận dương được sử dụng cho chức năng chủ cốt của thận

248 Chức năng chủ thuỷ của thận gắn liền với hoạt động của tỳ và phế

249 Các đường kinh dương luôn luôn nằm ở bên phải và phía lưng

250 Các đường kinh âm và mạch nhâm được phân bố ở bụng

251 Các đường kinh dương được phân bố ở sau ngoài của tay, chân và lưng 252 Hướng của các đường kinh âm và dương luôn luôn cùng chiều

253 Huyệt vị chỉ có phân bố trên các đường kinh

Ngày đăng: 25/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w