Y học cổ truyền NAM KINH Part 3 NAN 16 Điều 16 Nan nói: “Mạch có Tam bộ, Cửu hậu, có Âm Dương, có khinh trọng, có lục thập thủ. Nhất mạch biến thành tứ thời, thời của (Tân Việt Nhân) cách xa thời của các bậc thánh nhân, mỗi người có vạch ra 1 phép cho mình, làm thế nào để phân biệt ?”. Thực vậy: “Mỗi bệnh nào đó về nội chứng và ngoại chứng”. “Bệnh xảy ra như thế nào ?”. Thực vậy: “Giả sử ta đắc được (mạch) Can bệnh, ngoại chứng của nó là: thích sạch sẽ, sắc mặt xanh, thường hay giận dữ; nội chứng của nó là: phía trái của rún có động khí, án lên thấy cứng hơi đau. Bệnh này làm cho tứ chi bị đầy, cứng, lung bế, đại tiện khó, chuyển cân. Nếu như có đủ các chứng trên thì bệnh thuộc Can, nếu không thì không phải. Giả sử ta đắc được (mạch) của Tâm bệnh, ngoại chứng của nó là : mặt đỏ, miệng khô, hay cười; nội chứng của nó là: phía trên của rún có động khí, án lên thấy cứng hơi đau. Bệnh này làm cho Tâm bị bứt rứt, Tâm thống, giữa lòng bàn tay nhiệt, ói khan. Nếu như có đủ các chứng trên thì bệnh thuộc Tâm, nếu không thì không phải. Giả sử ta đắc được (mạch) của Tỳ bệnh, ngoại chứng của nó là: sắc mặt vàng, hay ợ, hay suy tư, hay thèm ngọt; nội chứng của nó là: ngay giữa rún có động khí, án lên thấy cứng, hơi đau. Bệnh này làm cho bụng bị trướng mãn, ăn không tiêu, tay chân nặng, cốt tiết bị đau nhức, trễ lười, thích nằm, tay chân khó co duỗi. Nếu như có đủ các chứng trên thì bệnh thuộc Tỳ, nếu không thì không phải. Giả sử ta đắc được mạch của Phế bệnh, ngoại chứng của nó là: sắc mặt trắng, hay hách xì, bi sầu không vui, thường muốn khóc; nội chứng của nó là: phía hữu của rún có động khí, án lên thấy cứng, hơi đau. Bệnh này làm cho ho suyễn, ớn lạnh, hàn nhiệt. Nếu như có đủ các chứng trên thì bệnh thuộc Phế, nếu không thì không phải. Giả sử ta đắc được mạch của Thận bệnh, ngoại chứng của nó là: sắc mặt đen, hay lo sợ, ngáp; nội chứng của nó là: phía dưới rún có động khí, án lên thấy cứng, hơi đau. Bệnh này làm cho nghịch khí, vùng thiếu phúc bị cấp thống, tiêu chảy như chứng “lý cấp hậu trọng”, cẳng chân bị lạnh mà nghịch khí. Nếu như có đủ các chứng trên thì bệnh thuộc Thận, nếu không thì không phải. NAN 17 Điều 17 Nan viết: “Kinh nói rằng: Bệnh, có loại phải chết, có loại không cần trị mà tự hết, hoặc có loại đau liên miên từ năm này qua tháng khác mà không khỏi. Vấn đề sinh, tử, tồn, vong này có thể dùng phép “thiết mạch” để biết được không ?”. Thực vậy: “Có thể (dùng phép thiết mạch) để biết tất cả (việc tử sinh tồn vong). Phép chẩn như sau: Có loại bệnh, người bệnh chỉ muốn nhắm mắt lại mà không muốn thấy ai cả, mạch đáng lẽ phải đắc được Can mạch: cường cấp mà trường, thế mà, trái lại, chỉ đắc được mạch Phế: phù đoản mà sắc, phải chết. Có loại bệnh, người bệnh mở mắt mà khát, dưới Tâm thấy nặng cứng, mạch đáng lẽ đắc được khẩn thực mà sác, thế mà, trái lại, chỉ đắc được mạch trầm nhu mà vi, chết. Có loại bệnh, bệnh nhân phải thổ huyết, lại bị chảy máu ra mũi, mạch đáng lẽ phải trầm tế, thế mà, trái lại, mạch lại phù đại mà lao, chết. Có loại bệnh, bệnh nhân nhân phải nói sàm ngôn vọng ngữ, thân mình đáng lẽ phải nhiệt, mạch đáng lẽ phải hồng đại, thế mà, trái lại, tay chân họ bị quyết nghịch, mạch trầm tế mà vi, chết. Có loại bệnh, bệnh nhân bụng bị trướng mà tiêu chảy, mạch đáng lẽ phải vi tế mà sắc, thế mà, trái lại, mạch lại khẩn đại mà hoạt, chết. NAN 18 Điều 18 Nan viết: “Mạch có tam bộ, mỗi bộ có tứ kinh. Thủ thì có Thái âm, Dương minh; Túc thì có Thái dương, Thiếu âm, được xem là thượng và hạ bộ. Như vậy nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy: “Thủ Thái âm, Dương minh thuộc Kim, Túc Thiếu âm, Thái dương thuộc Thủy. Kim sinh Thủy, Thủy chảy xuống dưới mà không lên trên được, vì thế nên (thủy) ở tại hạ bộ. Kinh Túc Quyết âm, Thiếu dương thuộc Mộc. Nó sinh ra Thủ Thái dương, Thiếu âm Hỏa. Hỏa bốc lên trên mà không xuống dưới được, vì thế (Hỏa) ở tại Thượng bộ. Kinh Thủ Tâm chủ, Thiếu dương Hỏa sinh ra Túc Thái âm, Dương minh Thổ, Thổ chủ trung cung, cho nên nó ở tại trung bộ. Trên đây đều là con đường cùng sinh dưỡng cho nhau giữa “tử và mẫu” của ngũ hành. “Mạch có tam bộ, cửu hậu, mỗi thứ như vậy làm chủ nơi nào ?”. Thực vậy: “Tam bộ gồm Thốn, Quan, Xích. Cửu hậu gồm phù, trung, trầm. Thượng bộ lấy phép ở Thiên, chủ về các bệnh đi ngựïc lên đến đầu. Trung bộ lấy phép ở Nhân, chủ về các bệnh từ màn cách xuống đến rún. Hạ bộ lấy phép ở Địa, chủ về các bệnh từ rún xuống đến chân. Nên thẩm định rõ tam bộ, cửu hậu để châm trị”. “Con người bệnh lâu ngày bị trầm trệ, tích tụ, có thể dùng phép thiết mạch để biết không ?”. Thực vậy: “Khi chúng ta chẩn đoán thấy phía phải hông sườn, có tích khí, ta đắc được mạch kết của Phế. Mạch kết “Thậm: nặng” thì tích khí nặng, kết “vi: nhẹ” thì khí vi”. “Khi chẩn đoán không đắc được mạch của Phế nhưng bên hông sườn phải vẫn có tích khí, tại sao ?”. Thực vậy: “Tuy mạch của Phế không thấy hiện ra, nhưng mạch ở tay phải phải trầm phục”. “Vấn đề cố và tật bên ngoài cũng chẩn theo phép ấy hay không, hay là chẩn khác hơn ?”. Thực vậy: “Mạch “lai” và “khứ” có lúc ngưng 1 “chỉ” không theo 1 thường số nhất định thì gọi là mạch “kết”. Mạch “phục” là mạch vận hành bên dưới cân; mạch “phù” là mạch vận hành trên cơ nhục, các phép tứ tả hữu, biểu lý đều như thế cả. Giả sử như mạch “kết phục” mà bên trong không có tích tụ, mạch “phù kết” mà bên ngoài không có cố tật, hoặc có tích tụ mà mạch không “kết phục”, có cố tật mà mạch không “phù kết”. Đây chính là mạch không ứng với bệnh, bệnh không ứng với mạch, gọi là tử bệnh”. NAN 19 Điều 19 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch có nghịch, thuận, nam nữ có lẽ thường của nó. Vậy mà có khi bị ngược lại, thế là thế nào ?”. Thực vậy: “Nan (trai) sinh ra ở dần, dần thuộc Mộc, thuộc Dương; nữ (gái) sinh ra ở thân, thân thuộc Kim, thuộc Âm. Cho nên, mạch của nam ở tại Quan thượng, mạch của nữ ở tại Quan hạ. Vì thế bộ Xích của nam “hằng: thường” là nhược, bộ Xích của nữ “hằng” là thịnh. Đó là lẽ thường. Nếu ngược lại thì nam sẽ đắc được nữ mạch, nữ sẽ đắc được nam mạch. “Nó sẽ gây thành bệnh như thế nào ?”. Thực vậy: “Nam đắc nữ mạch gọi là “bất túc”, bệnh ở trong, đắc được mạch tả thì bệnh xảy ra bên tả, đắc được mạch hữu thì bệnh xảy ra bên hữu, tùy theo mạch mà ta nói được bệnh (xảy ra ở đâu). Nữ đắc nam mạch gọi là “thái quá”, bệnh ở tứ chi, đắc được mạch tả thì bệnh xảy ra bên tả, đến cắt được mạch hữu thì bệnh xảy ra bên hữu, tùy theo mạch mà ta nói bệnh (xảy ra ở đâu). Đó là ý nghĩa đã nói trên. NAN 20 Điều 20 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch có “phục và nặc”. Nó phục nặc ở tạng nào mới gọi là phục nặc ?”. Thực vậy: “Đây ý nói Âm Dương cùng thay nhau để thừa lên nhau, để phục với nhau. Mạch “cư” tại Âm bộ, thế mà, ngược lại, lại thấy Dương mạch hiện ra. Ta gọi đây là Dương “thừa lên Âm”. Mạch tuy thường trầm sắc mà đoản, đây gọi là trong Dương đã “phục” sẵn Âm. Mạch “cư” tại Dương bộ, thế mà, ngược lại, lại thấy Âm mạch hiện ra. Ta gọi đây Âm “thừa lên” Dương. Mạch tuy thường phù hoạt mà trường, đây gọi là trong Âm đã “phục” sẵn Dương. Khi bị “trùng Dương” thì bệnh cuồng, khi bị “trùng Âm” thì bệnh điên. Khi thoát Dương thì trông thấy qủy, khi bị thoát Âm thì mắt bị mù. NAN 21 Điều 21 Nan viết: “Kinh nói: Con người nếu hình bị bệnh mà mạch không bệnh thì sống; nếu mạch bệnh mà hình không bệnh là chết. Nói thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy: “Khi nói “con người nếu nói hình bệnh mà mạch không bệnh” không phải là không có bệnh, ý nói rằng “tức số: số hơi thở” không ứng với mạch số mà thôi. Đây là nói về “pháp: nguyên lý” lớn. . Y học cổ truyền NAM KINH Part 3 NAN 16 Điều 16 Nan nói: “Mạch có Tam bộ, Cửu hậu, có Âm Dương, có khinh. sắc mặt vàng, hay ợ, hay suy tư, hay thèm ngọt; nội chứng của nó là: ngay giữa rún có động khí, án lên th y cứng, hơi đau. Bệnh n y làm cho bụng bị trướng mãn, ăn không tiêu, tay chân nặng,. Thực v y: “Tuy mạch của Phế không th y hiện ra, nhưng mạch ở tay phải phải trầm phục”. “Vấn đề cố và tật bên ngoài cũng chẩn theo phép y hay không, hay là chẩn khác hơn ?”. Thực v y: “Mạch