1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Y học cổ truyền NAM KINH Part 7 pps

6 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 137,62 KB

Nội dung

Y học cổ truyền NAM KINH Part 7 NAN 49 Điều 49 Nan viết: “Có “chính kinh tự bệnh” lại có “ngũ tà làm thương (thành bệnh)”. làm thế nào để phân biệt được ?”. Thực vậy: “Kinh nói: Ưu sầu tư lự thì làm thương Tâm. Thân mình bị lạnh, uống thức lạnh thì làm thương Phế. Sự tức giận làm cho khí nghịch lên trên mà không xuống được làm thương Can. Ăn uống và lao nhọc thì làm thương Tỳ. Ngồi lâu ở nơi ẩm thấp, ráng sức ở dưới nước thì làm thương Thận. Đây là trường hợp tự bệnh của chính kinh”. “Thế nào là ngũ tà (gây bệnh) ?”. Thực vậy: “Có “trúng Phong”, có “Thương thử”, có “ăn uống và lao nhọc”, có “thương hàn”, có “trúng thấp”, ta gọi đây là ngũ tà (gây bệnh)”. “Giả sử Tâm bệnh. Dựa vào đâu để biết rằng đó là do trúng Phong gây nên ?”. Thực vậy: “Sắc phải xích”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Can chủ về sắc, Can tự nhập vào mình thì sắc thanh, nhập vào Tâm thì sắc xích, nhập vào Tỳ thì sắc hoàng, nhập vào Phế thì sắc bạch, nhập vào Thận thì sắc Hắc. Can là tà của Tâm, cho nên ta biết sắc diện phải xích. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt, dưới sườn bị mãn, thống, mạch phù đại mà huyền”. “Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do thương thử gây nên ?”. Thực vậy: “Phải ghét mùi xú”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Tâm chủ về xú. (Tâm) tự nhập vào mình thì gây thành “tiêu” xú, nhập vào Tỳ thì gây thành “hương” xú, nhập vào Can thì gây thành “táo” xú, nhập vào Thận thì gây thành “hủ” xú, nhập vào Phế thì gây thành “tinh” xú. Cho nên, ta biết rằng đó là Tâm bệnh do thương thử mà gây nên thì (bệnh nhân) phải ghét mùi xú. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt mà bứt rứt, Tâm bị thống, mạch phù đại mà tán”. “Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do ăn uống và lao nhọc gây nên ?”. Thực vậy: “Phải thích vị khổ. Nếu hư thì không thích ăn, nếu thực thì thèm ăn”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Tỳ chủ về vị. (Tỳ) nhập vào Can thành vị toan, nhập vào Tâm thành vị khổ, nhập vào Phế thành vị tân, nhập vào Thận thành vị hàm, (Tỳ) tự nhập thành vị ca. Cho nên ta biết rằng tà khí của Tỳ nhập vào Tâm thì gây thành chứng thích vị khổ. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt mà tay chân nặng, thích nằm, tứ chi không co duỗi thoải mái, mạch phù đại mà hoãn”. “Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do thương hàn gây nên ?” Thực vậy: “(Bệnh nhân) phải nói sàm ngôn vọng ngữ”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Phế chủ về thanh (âm). (Phế) nhập vào Can thành hô (kêu, la), nhập vào Tâm thành ngôn (hay nói), nhập vào Tỳ thành ca (hát), nhập vào Thận thành thân(rên), (Phế) tự nhập vào mình thành khóc. Cho nên ta biết rằng tà khí của Phế nhập vào Tâm sẽ gây thành chứng sàm ngôn, vọng ngữ. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt ớn ớn sợ lạnh, nếu nặng sẽ bị ho suyễn, mạch phù đại mà sắc”. “Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do trúng Thấp gây nên?”. Thực vậy: “(Bệnh nhân) phải ra mồ hôi không ngừng”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Thân chủ về Thấp. (Thận) nhập vào Can thành nước mắt, nhập vào Tâm thành mồ hôi, nhập vào Tỳ thành nước bọt (hoặc chất dịch nhờn), nhập vào Phế thành nước mũi, (Thận) tự nhập vào mình thành nước bọt (thóa). Cho nên ta biết rằng khi tà khí của Thận nhập vào Tâm sẽ làm cho bệnh nhân mồ hôi ra không dứt. Khi phát bệnh thì thân mình nhiệt mà vùng thiếu phúc thống, cẳng chân bị lạnh mà nghịch, mạch trầm nhu mà đại. Trên đây là những phép để biết ngũ tà (gây bệnh)”. NAN 50 Điều 50 Nan viết: “Bệnh có Hư tà, có Thực tà, có Tặc tà, có Vi tà, có Chính tà. Lấy gì để phân biệt ?”. Thực vậy: “Đi từ phía sau đến gọi là hư tà; đi từ phía trước đến gọi là Thực tà; đi từ “sở bất thắng” đến gọi là Tặc tà; đi từ “sở thắng” đến gọi là Vi tà; tự bệnh gọi là chính tà”. “Dựa vào đâu để nói như thế ?”. “Giả sử Tâm bệnh: do trúng phong mà bị bệnh gọi là Hư tà; do thương thử mà bị bệnh gọi là Chính tà; do ăn uống lao nhọc mà bị bệnh gọi là Thực tà; do thương hàn mà bị bệnh gọi là Vi tà; do trúng Thấp mà bị bệnh gọi là Tặc tà”. NAN 51 Điều 51 Nan viết: “Có những bệnh (mà người bệnh) muốn được ấm, (cũng có những bệnh mà người bệnh) muốn được lạnh, muốn được thấy người khác, không muốn thấy người khác, (các trường hợp trên) đều không giống nhau. Như vậy, bệnh ở tại tạng phủ nào ?”. Thực vậy: “Những bệnh (mà người bệnh) muốn được lạnh và cũng muốn thấy người khác, đó là bệnh tại phủ. Những bệnh (mà người bệnh) muốn được ấm và không muốn thấy người khác, đó là bệnh ở tạng”. “Dựa vào đâu để nói được như vậy ?”. “Phủ thuộc Dương, bệnh thuộc Dương thì người bệnh muốn được lạnh và cũng muốn nhìn thấy người khác. Tạng thuộc Âm, bệnh thuộc Âm thì người bệnh muốn được ấm và chỉ muốn đóng kín cửa lại để ở một mình, ghét nghe thấy tiếng người khác. Đó là (những biểu hiện) để ta biết được bệnh của tạng hay của phủ vậy”. NAN 52 Điều 52 Nan viết: “Cái căn bản của sự phát bệnh của tạng và phủ có đồng nhau không ?”. Thực vậy: “Không đồng nhau”. “Không đồng nhau như thế nào ?”. Thực vậy: “Tạng bệnh thì dừng lại 1 nơi không di chuyển, chỗ bệnh không thay đổi chỗ. Phủ bệnh thì dường như là chạy đi nhiều hướng, khi lên, khi xuống, khi chạy đi nơi này khác, chỗ ở vô thường. Cho nên, dựa vào đó để ta biết cái căn bản của tạng của phủ bất đồng”. NAN 53 Điều 53 Nan viết: “Kinh nói: Bệnh do “Thất truyền” thì chết, bệnh do “gián tạng” thì sống. Đó là nói gì ?”. Thực vậy: “”thất truyền” có nghĩa là truyền cho cái “sở thắng”. “Gián tạng” có nghĩa là truyền cho con mình”. “Nói thế nghĩa là thế nào ?”. “Giả sử Tâm bệnh truyền lại cho Phế; Phế truyền lại cho Can; Can truyền lại cho Tỳ; Tỳ truyền lại cho Thận; Thận truyền lại cho Tâm. Đến đây thì một tạng không thể chịu truyền bệnh đến 2 lần, cho nên gọi là “thất truyền”, (truyền đến lần thứ 7) thì chết. Giả sử Tâm truyền bệnh cho Tỳ; Tỳ truyền cho Phế; Phế truyền cho Thận; Thận truyền cho Can; Can truyền cho Tâm. Đó là lối “mẹ con truyền nhau”, truyền đến cuối rồi lại bắt đầu trở lại, như chiếc vòng ngọc tròn không đầu mối. Cho nên gọi nó là “sinh: sống”. NAN 54 Điều 54 Nan viết: “Tạng bệnh thì khó trị, phủ bệnh lại dễ trị, tại sao thế ?”. Thực vậy: “Tạng bệnh sở dĩ khó trị là vì nó truyền cho cái “sở thắng”, phủ bệnh sở dĩ dễ trị là vì nó truyền cho con nó, giống với phép “thất truyền” và “gián tạng”. NAN 55 Điều 55 Nan viết: “Bệnh có tích, có tụ, làm thế nào để phân biệt được ?”. Thực vậy: “Tích thuộc về Âm khí. Tụ thuộc về Dương khí, Do đó mà Âm khí thì trầm mà phục, Dương khí thì phủ mà động. Khí tích lại gọi tên là Tích, khí tụ lại gọi tên là Tụ. Cho nên, Tích do ngũ tạng sinh ra, Tụ do lục phủ thành ra. Tích thuộc Âm khí, khi nó mới bắt đầu phát đều có nơi chỗ rõ ràng, sự đau nhức không rời chỗ bệnh, nó lên hay xuống đều có chỗ chấm dứt và bắt đầu, 2 bên tả hữu đều có chỗ tận cùng của nó. Tụ thuộc Dương khí, khi nó bắt đầu phát đều không có nơi gốc rễ, nó lên xuống đều không có nơi dừng lại, chỗ đau nhức không nơi nhất định. Ta gọi đó là Tụ. Vì thế ta dùng những mô tả trên để phân biệt bệnh về Tích và Tụ vậy”. . “thất truyền , (truyền đến lần thứ 7) thì chết. Giả sử Tâm truyền bệnh cho Tỳ; Tỳ truyền cho Phế; Phế truyền cho Thận; Thận truyền cho Can; Can truyền cho Tâm. Đó là lối “mẹ con truyền nhau”, truyền. “Giả sử Tâm bệnh truyền lại cho Phế; Phế truyền lại cho Can; Can truyền lại cho Tỳ; Tỳ truyền lại cho Thận; Thận truyền lại cho Tâm. Đến đ y thì một tạng không thể chịu truyền bệnh đến 2 lần,. Y học cổ truyền NAM KINH Part 7 NAN 49 Điều 49 Nan viết: “Có “chính kinh tự bệnh” lại có “ngũ tà làm thương (thành bệnh)”. làm thế nào để phân biệt được ?”. Thực v y: Kinh nói:

Ngày đăng: 01/08/2014, 04:20