Về quan hệ của ông với các nhà phê bình, Puskin cho biết: “Không may là phần nhiều chúng tôi không hiểu nhau”.. Cũng nhân dịp này nhà thơ viết một bài dài nhan đề Bác bỏ phê bình điểm lạ
Trang 1Puskin bàn về thơ và
nhà thơ
Trang 2Công chúng bạn đọc không thuần nhất Puskin có nhiều tri âm tri kỷ Đó là các nhà thơ bậc thầy như Đergiavin, Giucôpxki, Batiuscôp, các bạn học, bạn thơ như Đenvích,
Kiukhenbêker, Pusin, Đavưđôp, Gribôiêđôp, Rưlêep và đông đảo người hâm mộ Nhưng suốt đời Puskin kình địch với đám đông điếc đặc thơ ca, trong đó có cả một số nhà phê bình
Trong bài thơ Nhà thơ và đám đông (in năm 1828 với nhan đề Trernhi có nghĩa là Đám
đông) Puskin đã xác định đám đông là những kẻ “lạnh lùng và ngạo mạn”, “đám phàm tục”,
“lũ ngu đần”, “nô lệ của các nhu cầu, lo toan” Cả bài thơ là cuộc đối thoại giữa nhà thơ và đám đông Đây là lời đám đông tự nói về mình:
Bọn ta nông nổi, bọn ta tham lam
Vô sỉ, độc ác và vô ơn
Trái tim lạnh giá như hoạn quan
Lũ vu khống, nô lệ và ngu đần
Có thể tìm thấy chữ kẻ ngu đần trong rất nhiều bài thơ của Puskin Nhà thơ lớn tiếng
thách thức lũ ngu đần đó:
Không vì những xáo động trên đời
Không vì lợi lộc, không vì đấu tranh,
Chúng ta sinh ra vì cảm hứng,
Vì lời nguyện cầu và ngọt dịu âm thanh
Khổ thơ này đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu và làm tốn nhiều giấy mực tranh cãi trong gần 200 năm nay
Biêlinxki có nhiều khám phá tinh tế và sâu sắc về thơ ca Puskin nhưng ông đã không hiểu được bài thơ này và cũng không hiểu thấu đáo Puskin Biêlinxki sai lầm khi cho rằng tư tưởng bài thơ này sai lầm Và ông đi tới những nhận định vô cùng sai lầm:
“Puskin – Nhà thơ cao hơn nhiều Puskin – Nhà tư tưởng” và “thời gian đã vượt qua thơ Puskin” Người chủ trương phá hủy mỹ học Đ.I Pixarép chế giễu nhà thơ trong bài thơ trên và trách Puskin “cực kỳ dửng dưng với đau khổ nhân dân”, coi thường cái nghèo, khinh bỉ lao động có ích
Trang 3Vào giữa thế kỷ XIX, A.V Đruginin dựa vào bài thơ này của Puskin để tạo dựng lý thuyết có tính nghệ thuật về nghệ thuật làm cơ sở cho thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật Năm
1897 Đ.X Mêrêgiơcôpxki - nhà thơ, nhà lý luận coi Puskin “nhà tiên tri”, “Á thánh” là “kẻ thù của đám đông”, là “hiệp sĩ của chủ nghĩa quý tộc tinh thần vĩnh cửu”
Nhà lý luận G.V Plêkhanôp cũng cho rằng với bài thơ này và trong những năm 30 Puskin đã rơi vào thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật Theo ông cũng có thể bào chữa phần nào cho thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật ở chỗ nó nảy sinh từ sự bất hòa giữa nhà thơ và môi trường xung quanh
Sau gần 200 năm bài thơ ra đời, giờ đây ta có thể khẳng định rằng Puskin chưa bao giờ
là người đi theo thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật Ông phân biệt đám đông ngu đần với nhân
dân Ông biết “nhà thơ được vua chúa sủng ái” sẽ bị nhân dân xa lánh (Ấm êm trong nhung
lụa triều thần, đoạn thơ chưa sửa viết năm 1827, in năm 1884, Lê Đức Thụ dịch)
Puskin chỉ chống lại chủ nghĩa thực dụng vật chất tầm thường, chống chủ nghĩa sơ lược, chủ nghĩa minh họa Ông coi “mục đích của thơ là thơ” Ông muốn thể hiện tư tưởng mình bằng thơ, sao cho thật nên thơ Có thế mới có thể đem tới cho bạn đọc “khoái cảm của những tư tưởng cao xa và những vần thơ” Nhiều bài thơ của Puskin nóng hổi tính thời sự,
“những xáo động trên đời”: Hồi ức ở Thôn Vua, Napôlêông, Anđrê Sêniê, Gửi tới
Sibir, Ariôn, Anh hùng, Gửi lũ vu khống nước Nga, Kỷ niệm Bôrôđinô, Trước phần mộ linh thiêng Lòng căm thù chế độ nông nô – chuyên chế, khát vọng tự do cháy bỏng trong biết
bao bài thơ của Puskin: Tự do, Làng quê, Gửi Traađaep, Người tù, Con chim nhỏ, Gửi
biển, Cây thuốc độc, Kapkadơ,Tu viện trên đỉnh núi (tất cả đều đã được dịch sang tiếng
Việt)
Trong bài Gửi nhà thơ (1831) Puskin khẳng định mạnh mẽ tự do tuyệt đối của nghệ
sỹ:
Nhà thơ! Chớ coi trọng tình yêu của dân chúng
Lời khen nhiệt thành ầm ĩ sẽ qua nhanh
Nghe kẻ ngu phán xét và đám đông lạnh lùng cười cợt,
Ngươi hãy vững lòng, khinh khỉnh, thản nhiên
Trang 4
Ngươi là Vua: hãy sống một mình
Theo con đường tự do dẫn dắt bởi trí tuệ tự do
Trong những năm cuối đời, Puskin ít đưa in thơ trữ tình Một số tác phẩm của ông kể
cả Kịch, văn xuôi không được giới phê bình đánh giá đúng Có kẻ đối địch với ông còn phao tin Puskin là “ngôi sao lụi tắt giữa ban ngày” Ngay Biêlinxki, nhà phê bình trẻ lúc đó, người
ca ngợi Puskin, cũng đã nói về sự sa sút tài năng của ông ngay khi nhà thơ còn sống: “Puskin
đã ngự trị mười năm ( ) Giờ đây không nhận ra Puskin nữa: ông đã chết hoặc ông tạm thời chết ( ) Như vậy những năm ba mươi đã kết thúc hoặc đúng ra thời kỳ Puskin đã đột ngột đứt đoạn vì chính Puskin đã chết” Chính trong bầu không khí ảm đạm như vậy, năm 1836
Puskin tâm sự với hậu thế trong bài Đài kỷ niệm (Thúy Toàn dịch) Dường như nhà thơ tranh
luận quyết liệt:
Không! Ta không chết trong đàn thơ di chúc
Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi
Một khí phách ngang tàng pha chút đắng cay hừng hực trong khổ cuối cùng của Đài
kỷ niệm:
Nàng thơ hỡi, hãy tuân lời Thượng đế,
Vòng hoa không màng, nhục hờn sa kể
Chẳng bận lòng tới lời khen lời chê,
Chẳng hoài công cãi với đứa ngu si
Đầu năm 1837, cả nước Nga bàng hoàng đau xót trước tin dữ: Puskin – Mặt trời thi ca
Nga đã lặn Nhưng danh tiếng Puskin vẫn còn vang mãi mãi
KẾT LUẬN
Năm 1827 Puskin nhận xét: “Ở xứ ta có nền văn học, nhưng chưa có nền phê bình” Nhà thơ cũng nêu lên những yếu kém của chất lượng phê bình thời đó: phê bình
Trang 5ấu trĩ, phê bình chửi bới, phê bình kiểu ông nói gà bà nói vịt (nhà phê bình, nhà thơ và bạn đọc giống như quan tòa, bên nguyên, bên bị đều là những anh điếc trong phiên tòa) phê bình chung chung, hời hợt: “Các nhà phê bình của chúng ta thường nói: cái này hay
vì nó tuyệt, còn cái này dở vì nó tồi”
Về quan hệ của ông với các nhà phê bình, Puskin cho biết: “Không may là phần nhiều chúng tôi không hiểu nhau” Được khen ông phấn khởi, bị chê ông cố nén tự ái, tìm hiểu quan điểm nhà phê bình và Puskin không bao giờ đáp lời nhà phê bình Năm 1830, Puskin phải lưu lại trại ấp Bônđinô nhiều ngày để tránh bệnh dịch đang lan rộng Đây là thời gian Puskin viết được nhiều tác phẩm hay Cũng nhân dịp này nhà thơ viết một bài dài nhan
đề Bác bỏ phê bình điểm lại tất cả các bài phê bình tác phẩm của ông trong 16 năm trước đó
Bài viết còn dở dang và phần lớn được công bố dần sau khi nhà thơ mất Qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu đúng hơn các tác phẩm của Puskin Nhà thơ thừa nhận các nhà phê bình đã chỉ ra đúng 5 lỗi chính tả, ngữ pháp trong các tác phẩm của ông 16 năm qua
Puskin hiểu rõ tầm quan trọng của phê bình: “Tình trạng phê bình tự nó chứng tỏ trình
độ văn hóa của toàn bộ nền văn học” Năm 1830, Puskin phác thảo bài viết rất ngắn Bàn về
phê bình (công bố lần đầu năm 1928) nói rõ quan điểm của ông về phương pháp phê bình và
phẩm chất nhà phê bình Toàn văn bài viết như sau:
“Phê bình nói chung Khoa học phê bình
Phê bình là khoa học khám phá cái đẹp và những thiếu sót trong tác phẩm nghệ thuật
và văn học
Phê bình dựa trên sự hiểu biết thấu đáo các quy tắc mà nghệ sỹ hoặc nhà văn tuân theo trong các tác phẩm của mình, trên sự hiểu biết sâu sắc các mẫu mực và trên sự quan sát tích cực các hiện tượng xuất sắc đương thời
Tôi không nói tới sự vô tư – trong phê bình, kẻ nào bị chi phối bởi cái gì đó ngoài tình yêu trong sáng với nghệ thuật, kẻ đó sẽ tụt xuống đám đông bị điều khiển một cách nô lệ bởi những động cơ thấp kém
Ở đâu không có tình yêu nghệ thuật thì ở đó không có phê bình Vinkenman nói: bạn
có muốn là người am hiểu nghệ thuật không? – Bạn hãy cố gắng yêu quý nghệ sỹ, hãy đi tìm cái đẹp trong các sáng tác của anh ta”
Trang 6Như vậy Puskin cho rằng nhà phê bình đứng đắn phải có cái tâm trong sáng, lòng say
mê nghệ thuật và tầm hiểu biết sâu rộng Là một khoa học, phê bình phải dựa trên ba căn cứ:
1- Hiểu biết sâu sắc các mẫu mực nghệ thuật tự cổ chí kim, tinh hoa văn hóa và văn học nhân loại mà các nghệ sỹ đã kế thừa Puskin nhắc tới Hôme và văn học cổ Hy Lạp, văn học cổ La Mã, Sêcxpia, Đantê, Gớt, Byron, Giucôpxki
2- Quan sát tích cực các hiện tượng văn học xuất sắc đương thời ở Nga và nước ngoài Puskin am hiểu các nhà thơ Anh, Pháp, Ba Lan đồng thời có quan hệ bạn bè, văn chương với nhiều nhà thơ, nhà văn Nga đương thời Nhà thơ luôn sáng tạo trong giao lưu và đối thoại với các bạn văn
3- Hiểu biết thấu đáo các quy tắc mà nhà thơ tuân theo trong các tác phẩm của mình Nhà thơ vừa noi theo các mẫu mực cổ điển, vừa sáng tạo quy tắc riêng trong các sáng tác của mình Puskin học nghệ thuật kịch của Sêcxpia, chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ Byron nhưng Puskin là Puskin vì ông đã sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của riêng mình
Phê bình phải khám phá được phong cách, nét đặc sắc trong cá tính sáng tạo của mỗi nghệ sỹ
Nhiệm vụ tối cao của phê bình là khám phá cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật
Nhưng thế nào là cái đẹp trong nghệ thuật? – Đây là vấn đề hóc búa đối với các nhà
mỹ học mọi thời đại
Đâu là cái đẹp trong thơ của Puskin? – Đây là câu đố hấp dẫn và niềm vui bất tận dành
cho các thế hệ bạn đọc yêu thơ hôm nay và mai sau
Việc thấu hiểu quan niệm của Puskin về thơ sẽ giúp chúng ta cảm nhận dễ dàng hơn cái hay cái đẹp trong thơ ông(3)