1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Puskin bàn về thơ và nhà thơ _1 pot

5 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 213,25 KB

Nội dung

Puskin bàn về thơ và nhà thơ 3- Con đường sáng tạo Puskin nhắc lời Kinh thánh “sự thật mạnh hơn nhà vua”. Ông coi việc khám phá sự thật là nhiệm vụ tối cao của nghệ thuật: Hãy dũng cảm và coi khinh dối trá Con đường sự thật phấn chấn noi theo (Phỏng kinh Coran, 1824) Bực bội vì chương VII tiểu thuyết Epghêni Ônêghin bị chê, Puskin đã nói một cách cực đoan kiểu tranh luận: “Nhà thơ có thể chọn đối tượng vớ vẩn nhất, nhà phê bình không cần phân tích điều nhà thơ mô tả mà cần phân tích cách anh ta mô tả”. Thật ra, Puskin rất coi trọng “điều nhà thơ mô tả”, hơn thế ông còn đòi hỏi nhà thơ phải khám phá cái mới: “Nếu như mọi cái đều đã được mô tả, thì anh viết để làm gì? Để nói một cách hoa mỹ điều đã được nói một cách giản dị ư? Một việc làm thảm hại! Không, chúng ta không nên vu khống trí tuệ con người – trí tuệ này vô tận trong cách hiểu thấu các khái niệm cũng như ngôn ngữ là vô tận trong cách hiểu các từ” (1827). Và điều đặc biệt cần lưu ý là Puskin coi sự sáng tạo cao nhất thể hiện trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa điều nhà thơ muốn mô tả và cái cách anh ta mô tả điều đó: “Có sự táo bạo cao cấp: sự táo bạo phát minh, sáng tạo, ở đó bố cục rộng lớn được bao bọc bởi một tư tưởng sáng tạo, - đó là sự táo bạo của Sêcxpia, Đantê, Miltơn, Gớt trong Faust và Môlie trong Kẻ đạo đức giả” (1827). Ngay từ lúc mới chập chững vào nghề, Puskin đã luôn có ý thức về cá tính sáng tạo. Ông học tập chứ không bắt chước các bậc thầy: Tôi đi đường của mình Mỗi người một cách riêng (Gửi Batiuscôp) Gôgôn kể lại rằng sau khi dẫn hai câu thơ của Đergiavin: Vì ngôn từ, mặc người ta giày vò tôi Vì sự nghiệp, nhà châm biếm kính trọng tôi Puskin nói: “Đergiavin không hoàn toàn đúng: ngôn từ của nhà thơ đã là sự nghiệp của anh ta rồi”. Suốt đời mình Puskin say mê nghệ thuật ngôn từ. Chẳng những Puskin đã làm cho thơ Nga thật sự là thơ, ông còn bồi đắp và hoàn thiện ngôn ngữ văn học Nga. Puskin rất yêu tiếng mẹ đẻ: “Số phận tiếng Nga vô cùng may mắn, vào thế kỷ XI, tiếng Hy Lạp cổ bỗng nhiên mở ra trước tiếng Nga vốn từ vựng của mình, kho báu của sự hài hòa, cung cấp cho tiếng Nga những luật lệ ngữ pháp đã được nghiền ngẫm kỹ của mình (…). Tiếng Nga tự nó đã du dương và biểu cảm từ đó lại tiếp thu tính uyển chuyển và chính xác”. Tiếp đó Puskin nói tới ảnh hưởng của tiếng Pháp, Đức, Hà Lan tới tiếng Nga dưới thời Đại đế Piôt. Năm 1824 Puskin cho rằng việc dùng nhiều tiếng Pháp, coi thường tiếng Nga là một trong các nguyên nhân khiến văn học Nga phát triển chậm: “Ở nước ta vẫn còn chưa có văn chương, chưa có sách, mọi hiểu biết của chúng ta, mọi khái niệm của chúng ta từ bé đều được rút ra từ sách nước ngoài, chúng ta quen suy nghĩ bằng tiếng nước ngoài (…) nhưng sự uyên bác, chính trị, triết học đều chưa được diễn giải bằng tiếng Nga - ở nước ta hoàn toàn chưa hề có ngôn ngữ siêu hình; văn xuôi ta vẫn còn ít được trau chuốt tới mức trong thư từ đơn giản chúng ta cũng buộc phải sáng tạo các cách nói để diễn giải những khái niệm bình thường nhất; và sự lười biếng của chúng ta được diễn tả thoải mái hơn trong tiếng nước ngoài là thứ tiếng mà các hình thức máy móc của nó đã được chuẩn bị và được mọi người biết tới từ lâu” (N.H.H nhấn mạnh). Ông cảm nhận rõ yêu cầu bức thiết phải xây dựng ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ toàn dân (mà nhà thơ gọi là ngôn ngữ siêu hình): “Một lúc nào đó phải nói to lên rằng tiếng Nga siêu hình của nước ta hãy còn ở tình trạng mọi rợ. Cầu trời cho một lúc nào đấy ngôn ngữ đó sẽ hình thành giống như tiếng Pháp, ngôn ngữ chính xác của văn xuôi, nghĩa là ngôn ngữ của tư tưởng” (Thư gửi P.A. Viademxki năm 1825). Nhân lễ khánh thành tượng đài Puskin ở Matxcơva năm 1880, nhà viết kịch Nga nổi tiếng A.Ôxtơrôpxki đã đánh giá rất cao tác động của thơ ca Puskin: “ngoài khoái cảm, ngoài hình thức diễn đạt tư tưởng và tình cảm, nhà thơ còn đưa ra ngay cả các công thức diễn đạt tình cảm và tư tưởng (…) Vì sao người ta sốt ruột chờ đợi mỗi tác phẩm mới của nhà thơ vĩ đại? Bởi vì ai cũng muốn suy nghĩ và cảm xúc một cách cao cả cùng với ông…” (do chúng tôi nhấn mạnh N.H.H). Theo Puskin, đặc điểm của trường phái thơ Giucôpxki và Batiuxcôp là “tính chính xác hài hòa”. Nhà thơ nói rõ quan điểm của mình về thị hiếu thẩm mỹ: “Thị hiếu chân chính không phải ở việc gạt bỏ theo bản năng một từ nào đó, một cách nói nào đó mà thể hiện trong cảm giác về sự cân đối và phù hợp”. Đó cũng chính là điều mà bạn đọc thấy nổi bật trong thơ ông. Nhà phê bình Biêlinxki nhận xét: “Ở Puskin không bao giờ có cái gì thừa, không có cái gì thiếu, tất cả đều vừa mức, tất cả đều đúng chỗ, phần cuối hài hòa với phần đầu và sau khi đọc tác phẩm của ông, ta thấy không thể bớt gì từ nó và cũng chẳng thể thêm gì vào nó”. Cảm hứng, giây phút xuất thần thai nghén, ấp ủ và bật ra ý thơ, câu thơ, bài thơ là một hiện tượng không dễ giải thích, thậm chí có người còn gán cho nó ý nghĩa huyền bí. Trong bài thơ Mùa thu (1833, in năm 1841) Puskin nói tới bốn mùa, tới mùa thu – mùa ly biệt, buồn thương, cũng là mùa gợi cảm hứng sáng tác. Puskin đã chia sẻ với bạn đọc về những phút giây cảm hứng đầy hạnh phúc: Tôi lãng quên thế giới và trong tĩnh lặng êm đềm Trí tưởng tượng ngọt ngào ru tôi thiêm thiếp, Rồi trong tôi thơ bừng tỉnh giấc: Xúc động trữ tình khiến tâm hồn nghẹt thở, Run rẩy, ngân vang và tựa trong mơ, Rốt cuộc đòi biểu lộ tự do – Cả một đoàn khách vô hình đang tới thăm, Những người quen cũ, con đẻ của mộng mơ tôi đó. Những ý tưởng trong đầu trào dâng táo bạo, Và các vần êm ái lao tới luôn, Rồi ngón tay đòi bút, bút đòi giấy, Một phút thôi – và những câu thơ thoải mái trào tuôn. Ở đây có cả thực và mơ, cả ý thức và vô thức, cả trí tưởng tượng sáng tạo và những trải nghiệm thực tế, cả giây phút xuất thần và những hình ảnh tích lũy, cả ý tưởng và sự biểu hiện. Tất cả vừa như một công việc đơn giản, vừa như một sự trở dạ kỳ lạ. Đó là sáng tạo của tài năng. 4- Nhà thơ và bạn đọc Khi sáng tác nhà thơ nào cũng tưởng tượng bạn đọc lý tưởng của mình. Nhưng Puskin biết rằng thơ kén bạn đọc: “Ngụ ngôn (cũng như tiểu thuyết) được cả nhà văn, nhà buôn, cả người thượng lưu và phu nhân, cả chị hầu phòng và trẻ em đọc. Nhưng chỉ có những người yêu thơ đọc thơ trữ tình. Và liệu họ có nhiều không?” (1830). Chỉ qua đối thoại, tiếp nhận của bạn đọc bài thơ mới lan truyền tình cảm, hun đốt lòng người và bắt đầu cuộc sống của mình trong dòng thời gian dằng dặc. Từ lúc còn ngồi trên ghế trường Lixê, Puskin đã ao ước vinh quang của nhà thơ, dù coi cuộc đời là phù du nhà thơ vẫn muốn lưu danh hậu thế. . Puskin bàn về thơ và nhà thơ 3- Con đường sáng tạo Puskin nhắc lời Kinh thánh “sự thật mạnh hơn nhà vua”. Ông coi việc khám phá sự thật là. năng. 4- Nhà thơ và bạn đọc Khi sáng tác nhà thơ nào cũng tưởng tượng bạn đọc lý tưởng của mình. Nhưng Puskin biết rằng thơ kén bạn đọc: “Ngụ ngôn (cũng như tiểu thuyết) được cả nhà văn, nhà buôn,. tranh luận: Nhà thơ có thể chọn đối tượng vớ vẩn nhất, nhà phê bình không cần phân tích điều nhà thơ mô tả mà cần phân tích cách anh ta mô tả”. Thật ra, Puskin rất coi trọng “điều nhà thơ mô tả”,

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w