Puskin bàn về thơ và nhà thơ X. Bônđi khẳng định rằng cụm từ Trupxtva đôbrưê gắn với câu thơ thứ tư kêu gọi từ tâm (milôxti) cho nên cụm từ này chỉ có thể hiểu là lòng tốt (đôbrôta) đối với mọi người. Chúng tôi thiển nghĩ cách hiểu độc đoán này của Bônđi đã làm nghèo ý thơ của Puskin. Theo quan điểm của chúng tôi cụm từ “những tình cảm tốt đẹp” rộng hơn lòng tốt. Ngoài lòng tốt, những tình cảm tốt đẹp trong thơ Puskin còn vô cùng phong phú: tình bạn, tình yêu, tình gia đình, lòng say mê thi ca, tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do, mong muốn vinh quang, niềm vui sống, nỗi buồn trong sáng… N.M Fortunatôp chủ biên và soạn giả viết bài về Puskin trong sách giáo khoa Đại học Lịch sử Văn học Nga thế kỷ XIX(Matxcơva, 2008) có cách hiểu gần với chúng tôi. Giải thích lý do vì sao ông lưu danh hậu thế, “chính Puskin đã trả lời như sau: cái thiện, từ tâm và tự do – đó là những giá trị tinh thần căn bản”. Fortunatôp hiểu “những tình cảm tốt đẹp” như cái thiện(đôbrô) tức là tập hợp của những gì tốt đẹp nhất. 2- Thơ và Nhà thơ Quan hệ giữa nhà thơ và thơ của anh ta là tiêu chí quan trọng để xác định bản chất của thơ trữ tình. Có hai quan điểm đối lập nhau về quan hệ giữa nhà thơ và thơ. Nhiều nhà nghiên cứu đi theo chủ nghĩa tiểu sử, đồng nhất thơ và tiểu sử nhà thơ. Bàn về Giucôpxki, nhà phê bình Bêlinxki viết: “Tác phẩm của nhà thơ có thể đồng thời là tiểu sử tốt nhất của anh ta”. Chính Giucôpxki cũng nói: “Đời và thơ là một”. Nhà nghiên cứu người Pháp H. Troyart, tác giả hai tập chuyên luận về Puskin cho rằng: “Sáng tác của ông chính là hình ảnh của cuộc đời ông”. Đối lập với quan điểm trên là những người phủ nhận hoặc coi nhẹ tác giả bài thơ. Các nhà cấu trúc luận coi văn bản thơ là một cấu trúc khép kín, hoàn toàn tách rời thời đại và nhà thơ. Nhà nghiên cứu Tây Ban Nha Ortêga I Gatxet cho rằng: “Nhà thơ bắt đầu nơi con người kết thúc. Số phận người này là đi theo con đường “của con người”, sứ mạng của người kia là tạo ra cái không tồn tại (…) Cuộc đời là một chuyện, thơ ca là một cái gì khác” (2) . Cả hai quan điểm trên đều đúng một phần, đều nắm một nửa chân lý, và đều sai lầm do cực đoan và phiến diện. Thơ gắn bó với tiểu sử nhà thơ và đều ít nhiều có chất tự thuật nhưng thơ không phải là tác phẩm tự thuật. Puskin rất coi trọng chủ thể sáng tạo: “Chúng ta thích thấy nhà thơ trong mọi trạng thái, mọi biến đổi tâm hồn sống động và sáng tạo của anh ta: cả trong nỗi buồn, cả trong niềm vui, cả lúc hân hoan phấn chấn cũng như khi cảm hứng dạt dào – cả trong sự phẫn nộ kiểu Giuvênan cũng như trong cơn bực tức nhẹ nhàng về người hàng xóm tẻ ngắt…” (1836). Nhưng đồng thời Puskin cho rằng thơ không trùng khít tiểu sử nhà thơ, thơ không xuất phát từ lợi ích vật chất thực dụng mà hướng tới sự sáng tạo cái đẹp: “Trong lúc mỹ học từ thời Kant và Letxinh đã phát triển sáng rõ và rộng rãi thì chúng ta vẫn còn chìm trong các khái niệm của kẻ cố chấp nặng Gốtsét; chúng ta vẫn cứ lặp lại rằng “cái đẹp” là sự mô phỏng thiên nhiên đẹp, rằng phẩm chất chủ yếu của nghệ thuật là “lợi ích”. Vì sao chúng ta ít thích các pho tượng tô mầu hơn các pho tượng thuần chất bằng đá hoa và bằng đồng? Vì sao nhà thơ thích diễn tả tư tưởng của mình bằng các câu thơ của mình? Và có lợi ích gì trong tượng Vênuyt ở Tixian và tượng Apôlông ở Benvêđe? Sự giống như thật vẫn còn được xem là điều kiện và cơ sở của nghệ thuật kịch. Sẽ ra sao nếu người ta chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng bản chất của nghệ thuật kịch thật sự loại trừ sự giống như thật? Khi đọc trường ca, tiểu thuyết chúng ta thường có thể lặng người đi và cho rằng sự việc được mô tả không phải là hư cấu mà là sự thật. Chúng ta có thể nghĩ rằng trong tụng ca, sầu ca, nhà thơ mô tả tình cảm đích thực của mình trong các hoàn cảnh đích thực (1830, N.H.H nhấn mạnh). Về bài Con quỷ, một nhà phê bình cho rằng “con quỷ của Puskin không phải là một thực thể tưởng tượng”. Có người còn nói bài thơ này ám chỉ người bạn của Puskin là Alêchxan Raiepxki. Nhà thơ coi những ý kiến này là “không đúng” và “nhà phê bình đã sai lầm”. Puskin cho biết trong Con quỷ ông muốn thể hiện “tinh thần phủ nhận hoặc hoài nghi và ảnh hưởng đáng buồn của nó tới đạo lý thời đại chúng ta”. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Puskin đã gạt bỏ nhiều câu thơ quá đậm chất tự thuật. Chẳng hạn bài Hồi ức (1829) mà L. Tônxtôi và nhiều người rất thích chỉ còn 16 câu, bỏ mất 20 câu thơ hay nhưng cay đắng. Bài Tôi lại về thăm (1836) bị bỏ nhiều câu, đáng chú ý là 22 câu kết thúc thể hiện tâm trang buồn bực của nhà thơ trong hai năm bị quản thúc tại quê nhà (1824-1825). Tất nhiên việc thêm bớt câu thơ của Puskin còn gắn với ý đồ, kết cấu và tính hàm súc của bài thơ. Khó mà nói bài Tôi yêu em gắn với mối tình nào của nhà thơ. Người đẹp phàm tục Anna Pêtơrôpna Kern (1800-1879) thoắt trở thành “thiên thần sắc đẹp trắng trong” trong bài thơ tình nổi tiếng thế giới Gửi K. (1826). Tình yêu đơn phương của Puskin đối với thiếu phụ chết yểu Amalia Ritnhích (1803-1825) thăng hoa thành những vần thơ tình say đắm trong bài Dưới bầu trời xanh quê hương (1826), Em từ giã dải bờ đất khách (1830, Thúy Toàn dịch) và Tha thứ cho anh chăng những mộng tưởng ghen tuông (1823) với hai câu kết: Em đâu biết anh yêu em mãnh liệt Em đâu biết anh khổ đau khôn xiết Gôgôn thấu hiểu công phu sáng tạo của Puskin: “Ngay cả những lúc ông loay hoay “trong ngất ngây dục vọng”, thi ca đối với ông vẫn là vật thiêng, hệt như một ngôi đền. Ông không bước vào đó với bộ dạng luộm thuộm, lôi thôi; ông không mang vào đó một cái gì chưa nghiền ngẫm kỹ, nông nổi từ chính cuộc đời của riêng mình. Bước vào đó không phải là một hiện thực tả tơi, lõa lồ (…) Bạn đọc chỉ cảm nhận được độc có hương thơm, nhưng những chất liệu gì cháy rụi trong lồng ngực nhà thơ để có thể sản sinh ra hương thơm đó thì không ai có thể thấy.” Đại thi hào Gớt nói: “Thế giới rộng lớn, phong phú và cuộc sống đa dạng tới mức sẽ chẳng thiếu gì nguyên cớ để làm thơ. Nhưng tất cả các bài thơ phải được viết ra “vì nguyên cớ” (nhân cơ hội), nghĩa là hiện thực phải tạo ra nguyên cớ, chất liệu để làm việc đó. Cơ hội riêng lẻ trở thành chung và nên thơ bởi vì nó được nhà thơ gia công. Tất cả thơ của tôi đều là những bài thơ “vì nguyên cớ” (nhân cơ hội); chúng được hiện thực thôi thúc và vì thế có cơ sở”. Ở đây Gớt đã nói ngắn gọn, dễ hiểu về quan hệ giữa Đời và Thơ, giữa chất liệu và hư cấu, giữa cái tôi và cái ta (Riêng – Chung) giữa tiểu sử nhà thơ và thơ trong thi ca. Dẫu sao tính tự thuật khá đậm nét trong thơ Puskin và ta có thể nói như nhà văn A. Gherxen: “thơ trữ tình của Puskin là các giai đoạn đời ông, tiểu sử của tâm hồn ông” (N.H.H nhấn mạnh). Cho tới cuối thế kỷ XIX quan điểm Hêghen về thơ vẫn ngự trị: thơ trữ tình thể hiện nội tâm, tính chủ quan của nhà thơ. Nhưng “tính chủ quan” đó phải chăng là nguyên phiến, chỉ thuộc về một ý thức duy nhất, một tinh thần tuyệt đối? Gớt và Puskin cùng nhiều nhà thơ đã chỉ ra bóng dáng cái ta bên cái tôi trong thơ trữ tình. Đầu thế kỷ XX nhà Mỹ học Nga M. Bakhtin nhận ra “người khác”, “nhân vật” bên cạnh “tác giả” trong bài thơ. Năm 1910 bà M. Susman người Đức gọi “người khác” đó trong thơ là Cái Tôi trữ tình và năm 1921 nhà lý luận Nga Yu. Tưnhianôp gọi đó là Nhân vật trữ tình. Hai thuật ngữ này đã được vận dụng từ ngót một trăm năm nay để phân tích thơ trữ tình. Tuy thế các thuật ngữ này vẫn chưa có cách hiểu thống nhất và vẫn còn gây tranh cãi. Điều đó cho thấy mối quan hệ nhà thơ và thơ vẫn còn phải tiếp tục được đào sâu, biện giải khoa học. 3- Con đường sáng tạo Puskin nhắc lời Kinh thánh “sự thật mạnh hơn nhà vua”. Ông coi việc khám phá sự thật là nhiệm vụ tối cao của nghệ thuật: Hãy dũng cảm và coi khinh dối trá Con đường sự thật phấn chấn noi theo (Phỏng kinh Coran, 1824) Bực bội vì chương VII tiểu thuyết Epghêni Ônêghin bị chê, Puskin đã nói một cách cực đoan kiểu tranh luận: “Nhà thơ có thể chọn đối tượng vớ vẩn nhất, nhà phê bình không cần phân tích điều nhà thơ mô tả mà cần phân tích cách anh ta mô tả”. Thật ra, Puskin rất coi trọng “điều nhà thơ mô tả”, hơn thế ông còn đòi hỏi nhà thơ phải khám phá cái mới: “Nếu như mọi cái đều đã được mô tả, thì anh viết để làm gì? Để nói một cách hoa mỹ điều đã được nói một cách giản dị ư? Một việc làm thảm hại! Không, chúng ta không nên vu khống trí tuệ con người – trí tuệ này vô tận trong cách hiểu thấu các khái niệm cũng như ngôn ngữ là vô tận trong cách hiểu các từ” (1827). Và điều đặc biệt cần lưu ý là Puskin coi sự sáng tạo cao nhất thể hiện trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa điều nhà thơ muốn mô tả và cái cách anh ta mô tả điều đó: “Có sự táo bạo cao cấp: sự táo bạo phát minh, sáng tạo, ở đó bố cục rộng lớn được bao bọc bởi một tư tưởng sáng tạo, - đó là sự táo bạo của Sêcxpia, Đantê, Miltơn, Gớt trong Faust và Môlie trong Kẻ đạo đức giả” (1827). . 2- Thơ và Nhà thơ Quan hệ giữa nhà thơ và thơ của anh ta là tiêu chí quan trọng để xác định bản chất của thơ trữ tình. Có hai quan điểm đối lập nhau về quan hệ giữa nhà thơ và thơ. Nhiều nhà. đồng nhất thơ và tiểu sử nhà thơ. Bàn về Giucôpxki, nhà phê bình Bêlinxki viết: “Tác phẩm của nhà thơ có thể đồng thời là tiểu sử tốt nhất của anh ta”. Chính Giucôpxki cũng nói: “Đời và thơ là. liệu và hư cấu, giữa cái tôi và cái ta (Riêng – Chung) giữa tiểu sử nhà thơ và thơ trong thi ca. Dẫu sao tính tự thuật khá đậm nét trong thơ Puskin và ta có thể nói như nhà văn A. Gherxen: “thơ