1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Puskin bàn về thơ và nhà thơ _3 pptx

5 421 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 215,68 KB

Nội dung

Gôgôn, người bạn vong niên, là người đầu tiên thấu hiểu tầm vóc vĩ đại của Alêchxan Xerghêêvích Puskin 1799-1837.. Ngay từ năm 1834 Gôgôn đã viết: “Puskin là một hiện tượng phi thường và

Trang 1

Puskin bàn về thơ và

nhà thơ

Trang 2

Chỉ hưởng thọ 38 tuổi, cầm bút trên 20 năm, Puskin đã trải qua nhiều chặng đường gian nan, bi đát và bộc lộ một khí phách kiên cường:

Tôi trưởng thành giữa bão giông sầu thảm(1)

Nhà văn Nga lỗi lạc N Gôgôn, người bạn vong niên, là người đầu tiên thấu hiểu tầm vóc vĩ đại của Alêchxan Xerghêêvích Puskin (1799-1837) Ngay từ năm 1834 Gôgôn đã viết:

“Puskin là một hiện tượng phi thường và có lẽ là hiện tượng duy nhất của tinh thần Nga: đó là con người Nga trong sự phát triển của nó mà có lẽ sau hơn hai trăm năm nữa mới xuất hiện Trong ông toàn bộ thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, tính cách Nga được phản ánh một cách thuần khiết, đẹp đẽ ” Trong diễn văn tại buổi lễ khánh thành việc dựng tượng toàn thân Puskin đặt tại Mátxcơva năm 1880, Đôxtôiepxki đã phát triển ý của Gôgôn: “Puskin là một hiện tượng chưa từng thấy, chưa từng có và theo ý chúng tôi, là hiện tượng tiên tri bởi vì bởi vì ở đây bộc lộ rõ nhất sức mạnh Nga của ông, bộc lộ tinh thần nhân dân của thơ ông” Bêlinxki ca ngợi Puskin như nghệ sĩ hàng đầu của nước Nga: “Ông đã cho chúng ta thơ ca như là nghệ thuật Và bởi vậy ông mãi mãi là bậc thầy mẫu mực của thi ca, bậc thầy nghệ thuật”

Giống như Nguyễn Du có vai trò to lớn phi thường đối với tiếng Việt, Puskin góp công đầu trong việc hoàn thiện ngôn ngữ văn học Nga, ngôn ngữ toàn dân Nga Tiếng Nga hiện đại khởi nguồn từ Puskin Tiếng Nga trong sáng tác Puskin giản dị, trong sáng, biểu cảm, phong phú

Kế thừa truyền thống các bậc tiền bối, Puskin là người khởi đầu xây dựng nền văn học Nga đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần đưa văn học Nga từ vị trí học trò văn học phương Tây dần trở thành bậc thầy văn học thế giới

Puskin có ảnh hưởng sâu đậm, rộng rãi, tới toàn bộ nền văn hóa và văn học Nga trong suốt hơn hai thế kỷ qua

Theo Gôgôn, lẽ ra phải tới đầu thế kỷ XXI nước Nga mới có thể có được thiên tài văn học như Puskin Tiếp nối lời tiên tri của Gôgôn, giờ đây bạn đọc của thế kỷ XXI chỉ có thể

Trang 3

nói rằng Puskin là người chiến thắng không gian và thời gian Ông vẫn là người cùng thời và sáng tác của Ông vẫn là bạn đường của chúng ta Bởi như chính Puskin đã nói, tác phẩm văn học đích thực mãi mãi trẻ trung và tươi tắn

Puskin là một thiên tài đa dạng: nhà thơ, nhà viết kịch, người viết truyện ngắn, tiểu thuyết, nhà báo, nhà chính luận, nhà lý luận văn học vì thế việc tìm hiểu quan điểm văn học nghệ thuật của ông là việc làm rất bổ ích nhưng đòi hỏi nhiều công sức Trong bài viết này chúng tôi chỉ giới hạn trong một số ý kiến Puskin bàn về thơ và nhà thơ Thiết nghĩ đây cũng

là những vấn đề trung tâm trong quan điểm thẩm mỹ của Puskin

1- Sứ mạng của thi ca

Gửi người bạn làm thơ dài 98 câu là bài thơ đầu tiên của Puskin được in trên tạp

chí Người đưa tin châu Âu năm 1814 Có thể xem đây là tuyên ngôn đầu tiên của nhà thơ

trẻ

Puskin thấu hiểu con đường gian nan mình đã chọn:

Làm được thơ hay đâu có dễ

Điều lạ lùng là nhà thơ trẻ Puskin biết rõ cuộc đời nghệ sĩ rất nghèo túng Puskin coi

nghệ thuật là “sự hy sinh thiêng liêng” mà thần Apôlông đòi hỏi “cây đàn thần” của nhà thơ dâng hiến (Nhà thơ) Ông trân trọng “bàn thờ rực sáng” của nghệ thuật và xem tác phẩm nghệ thuật như “chiến công cao thượng” (Gửi nhà thơ) Trong bài Lao động (1832), Puskin coi việc hoàn thành tiểu thuyết bằng thơ Epghêni Ônêghin, tác phẩm tâm huyết của mình như

“công sức nhiều năm”, như “một chiến công” Ông ví nhà thơ với nhà tiên tri vâng theo lệnh thần thánh:

Hãy đi khắp năm châu bốn biển

Đem lời lẽ hun đốt lòng người

(Nhà tiên tri)

Puskin trân trọng nghệ thuật như sinh hoạt tâm linh thiêng liêng, cao quý:

Thi ca như vị thần – người an ủi

Đã cứu thoát tôi, hồn tôi đã phục sinh

Trang 4

Đối với Puskin, thi ca là niềm vui, lẽ sống:

Diễm phúc thay kẻ nếm mùi khoái cảm

Của những tư tưởng cao xa và những vần thơ!

(Gửi Giucôpxki, 1818)

Puskin gọi nhà thơ bằng nhiều danh hiệu: “ca sỹ kiêu hãnh của tự do”, “chiến sỹ trung thành của tự do”, “người gieo giống tự do”, “người bạn của nhân loại” Dường như Puskin

nhớ lời khuyên của người bạn, nhà thơ chiến sỹ K.Rưlêep: “Hãy là nhà thơ và người công

dân” khi ông kết thúc bài thơ Gửi I.Ya.Pliuxcôva (1818) bằng hai câu:

Tiếng nói tôi liêm khiết

Tiếng vọng nhân dân Nga

Puskin tỏ rõ thái độ của Ông với kinh tế thị trường trong bài thơ Cuộc trò truyện của

người bán sách với nhà thơ (để ở sau lời nói đầu cho chương I Epghêni Ônêghin in thành

sách riêng năm 1825)

Puskin thuộc vào lớp văn nghệ sỹ chuyên nghiệp đầu tiên kiếm sống bằng tiền nhuận bút

Bốn năm sau khi Puskin mất, năm 1841, bài thơ Đài kỷ niệm (viết từ 1836) mới được

in Đây được coi là di chúc của Puskin gửi hậu thế Lịch sử văn bản và tiếp nhận bài thơ này khá phức tạp Nối tiếp truyền thống của nhà thơ La Mã cổ đại là Hôraxơ và một số nhà thơ,

Puskin viết bài Đài kỷ niệm phỏng theo bố cục bài Đài kỷ niệm của Đergiavin (5 khổ, mỗi

khổ 4 câu) nhưng ý tứ khác hẳn Cả ba nhà thơ đều quả quyết sẽ lưu danh đời sau Vì sao? Hôraxơ nói vì ông có công đưa thành tựu thi ca cổ Hy Lạp vào thi ca La Mã Đergiavin nói vì ông sáng tạo loại tụng ca hài hước, viết bài thơ hay về Chúa và vui vẻ nói sự thật với các nhà Vua Puskin cũng nêu ba lý do:

Ta mãi mãi được nhân dân yêu chuộng

Vì thơ ta gợi những tình cảm cao thượng

Vì trong thuở bạo tàn ta đã ca ngợi tự do

Và gợi từ tâm với kẻ sa cơ

Trang 5

Trong bản in năm 1841nhà thơ Giucôpxki đã sửa lại câu thứ ba trong khổ thơ trên nhằm gạt bỏ sĩ khí quyết liệt của nó:

Vì vẻ đẹp tươi hữu ích của những vần thơ

Bạn đọc được biết nguyên tác của Puskin từ năm 1880, nhưng khổ thơ theo dị bản của Giucôpxki vẫn được khắc vào chân tượng Puskin ở Matxcơva khánh thành vào năm 1880 và chỉ được sửa lại cho đúng nguyên tác vào năm 1937

Câu thơ thứ hai trong khổ thơ trên có cụm từ Trupxtva đôbrưê được hiểu theo nhiều cách khác nhau Nhà nghiên cứu Xô Viết X.Bônđi (có bài viết công phu, bổ ích về Đài kỷ

niệm in năm 1976) cho biết: theo Từ điển ngôn ngữ của Puskin thì từđôbrưi có 7 nghĩa cơ

bản Và Bônđi cho rằng cụm từ này của Puskin chỉ có thể hiểu theo hai trong bảy nghĩa đó Điều thú vị là các dịch giả Việt Nam đã hiểu cụm từ này theo hai nghĩa mà Bônđi nêu:

1- Nghĩa thứ nhất là Tốt đẹp (trong sáng, cao thượng) Hai dịch giả hiểu theo nghĩa

này:

Vì thơ tôi gợi cảm tình trong sáng

(Nguyễn Văn Giai)

Vì thơ tôi gợi những tình cảm cao thượng

(Nguyễn Hải Hà)

2- Nghĩa thứ hai là Đôbrôta, lòng vị tha, lòng tốt trong quan hệ với mọi người Hai

dịch giả hiểu theo nghĩa này:

Vì đàn thơ ta thức tỉnh tình thân ái

(Thúy Toàn)

Ta đã thức tỉnh lương tâm bằng sợi dây đàn

(Tạ Phương)

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w