Bài tập làm văn lớp 12 - “Văn chương có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú văn chương. loại đáng thờ là loại chuyên chú con người.” pdf
Là một người nghệ sĩ không ai làkhông muốn tác phẩm của mình được người
đời trân trọng, tôn vinh và ca tụng. muốn thế người cầm bút phải biết: viết gì? viết
như thế nào? mục đích cao cả của vănchươnglà gì? Là danh sĩ nổi tiếng,con
người suốt đời đọc sách, dạy học Thần Siêu đã nêu lên quan điểm đúng đắn và
thuyết phục, ít nhiều mang tính định hướng: “Vănchươngcóloạiđángthờ. Có
loại khôngđángthờ.loạikhôngđángthờlàloạichỉchuyênchúvănchương. loại
đáng thờlàloạichuyênchúcon người.”
Điều đầu tiên ta phải công nhận rằng: nghệ thuật – văn chương, có muôn hình
vạn trạng, trong cả trăm ngàn tác phẩm, có cả chục tiêu chí, cách thức phân chia
hay – dở, tốt - xấu. Tiêu chí để Nguyễn Văn Siêu lựa chọn là “tính mục đích của
nó”.
Câu nói ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, vănchươngcó hai loại: “đáng thờ” và
“không đáng thờ”. Đángthờlàloại “chuyên chúcon người” khôngđángthờ là
loại “chuyên chúvăn chương”. Ta có thể hiểu nôm na thứ đángthờ mà tác giả nói
phải là những tác phẩm có tính hiện thực, đánh giá đúng đời sống tinh thần của
con người, thời cuộc: “nghệ thuật vị nhân sinh”. Phải là tác phẩm định hướng giáo
duc cho đối tượng đọc, phải dễ hiểu,dễ tiếp nhận. Như khi cầm bút Hồ Chí Minh
bao giờ cũng xuất phát từ mục đích đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và
hình thức. Người luôn đặt câu hỏi: “viết cho ai?” (đối tượng) “viết để làm gì?”
(mục đích) sau rồi “viết cái gì?” (nội dung) viết thế nào?” (hình thức), tuỳ từng
trường hợp cụ thể.
Ngược lại, vănchươngkhôngđángthờlàloạichỉchuyênchúvănchương -
nghệ thuật vị nghệ thuật - thứ vănchuơng hào nhoáng, “lấy mây gió trăng hoa”
làm nguồn cảm hứng, như ánh trăng huyền ảo quay lưng lại với đời sống nhân
dân, thật đáng phỉ nhổ. Xin quay lại thời điểm trước cách mạng tháng 8/1945,lúc
mà cả dân tộc ta phải hứng chịu bao cảnh cùng cực, lầm than, đau khổ. Đồng bào
ta sống dưới got giầy giặc ngoại xâm, sống lay lắt không ra hồn. Cả nước có hai
triệu người chết đói, “xanh xám như những bong ma, người chết như ngả rạ.” (Vợ
nhặt – Kim Lân) “giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy”, thì cái thứ văn học chỉ
đi tìm cái thi vị, cái đẹp trong thiên nhiên thuần túy, chỉlà thứ vănchương tầm
thường, hưởng lạc, thi vị hóa cuộc sống. Đó chắc hẳn đều là sản phẩm của lớp trí
thức giả dối, đua đòi, sáo rỗng. họ chẳng khác nào những con vẹt khoác lên mình
bộ lông sạc sỡ, ở trong lồng son, nói nhại lại người khác mà thôi, thật đáng buồn.
Như vậy thì rõ ràng vănchươngkhông phải là cái gì quá cao sang, xa xỉ. Theo
Nguyễn Siêu thì mục đích của người nghệ sĩ làm tiêu chí. Để làm sáng rõ chúng ta
sẽ tìm hiểu Nguyễn Đình Chiểu qua tác phẩm “Ngôi sao sáng Nguyễn Đình
Chiểu” (của Phạm Văn Đồng), “cuộc đời thơvăn thời bấy giờ là cuộc đời chiến sĩ.
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu làthơvăn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm
và tôi tớ của chúng:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Thơ văn yêu nước của ông phần lớn là những bàivăn tế ca ngợi người anh
hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.
Cũng với suy nghĩ ấy, vị lãnh tụ thiên tài kiệt xuất, tác gia lớn Hồ Chí Minh, người
cũng luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà
văn phải: “miêu tả cho hay cho chân thật và cho hùng hồn. Nhưng chớ gò bó vào
khuôn làm mất vẻ sáng tạo…”
Ghi nhớ lời dạy của Bác, Nam Cao đã trăn trở khá nhiều: “thế nào là tác phẩm
có giá trị?” “trách nhiệm của nhà vănlà gì?” Qua mỗi tác phẩm Nam Cao cũng
khẳng định cái chân chính phải băt rễ từ trong đời sống hiện thực đi vào cuộc sống
con người quần chúng nhân dân. Trong Trăng sáng tác giả phát biểu: “nghệ thuật
không cần phải là ánh trăng lừa dối không nên là ánh trăng lừa sống; Nghệ thuật
chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Nó xứng đáng là
tuyên ngôn nghệ thuật của trường phái hiện thực. Vì thế mà tác phẩm của họ được
tôn thờ, ca tụng, truyền đời.
Nói như thế khôngcó nghĩa là thấy gì viết nấy đưa cả những thô tục, suồng sã
vào nghệ thuật – vănchương hơn hết còn mang tính giáo dục, đưa con người ta
đến “chân, thiện, mỹ”. Xuân Diệu nhà thơ “yêu” của dòng hiện đại
Thơ là hiện thực là cuộc đời, thơcònlàthơ nữa”, ý nói khéo tới hai bình diện của
thơ: hiện thực cuộc đời – rộng lớn, phong phú, muôn hình muôn vẻ; đồng thời thơ
còn là sự thăng hoa từ hiện thực cuộc đời tạo chất thơ kì diệu, lãn mạn, phiêu du,
sôi nổi, trầm bổng……Tóm lại thơ nói riêng, vănchương nghệ thuật nói chung
phải có đầy đủ hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Vậy nên là người nghệ sĩ nếu muốn tác phẩm của mình được tôn trọng, lưu
giữ, khi cầm bút trước hết phải hiểu mục đích nhân đạo, hiện thực vì cuộc đời, vì
con người của thơ văn.
. hướng: Văn chương có loại đáng thờ. Có
loại không đáng thờ. loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú văn chương. loại
đáng thờ là loại chuyên chú con người. ”
Điều. và
không đáng thờ . Đáng thờ là loại chuyên chú con người không đáng thờ là
loại chuyên chú văn chương . Ta có thể hiểu nôm na thứ đáng thờ mà tác