Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
SỞ Y TẾ QUẢNG NAM BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU TẠI KHOA MẮT BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM NGƯỜI THỰC HIỆN: BS.CKII. DƯƠNG TẤN HÙNG BS.CKI. LÊ THỊ HÀ Quảng Nam, 5 – 2012 1 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU TẠI KHOA MẮT BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương nhãn cầu (chấn thương mắt) là tổn thương về mắt như bị xuyên thủng hoặc đụng giập, gây tổn hại thị lực do tai nạn gây ra, có thể xảy ra trong mọi tình huống và với tất cả mọi người vì vậy chấn thương nhãn cầu là một vấn đề cấp cứu nhãn khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta và trên thế giới. Ở Mỹ, mỗi năm xãy ra khoảng 2,5 triệu chấn thương mắt, ở Đức tỷ lệ chấn thương mắt là 23,2/100.000 người. Ở Việt Nam chấn thương nhãn cầu là vấn đề thời sự, có khoảng 20% các tai nạn dân sự bị chấn thương nhãn cầu (chấn thương mắt). Ở Bệnh viện Việt Nam - Ba Lan trong 2 năm 1991-1992 có 51,3% chấn thương mắt dẫn đến mù lòa. Bệnh viện mắt thành phố Hồ chí Minh 6 tháng đầu năm 2010 có 683 ca chấn thương nhãn cầu trong đó, do tai nạn giao thông chiếm 10,7%, lao động sản xuất chiếm 51,7%, sinh hoạt chiếm 34,6% và trong thể thao chiếm 3%. Hậu quả để lại rất nặng nề, ảnh hưởng cả về chức năng thị giác lẫn thẩm mỹ. Bệnh viên Trung ương Huế tai nạn sinh hoạt 52,2%, hỏa khí 26,8%. Bệnh viện đa khoa thái Bình(2002): tai nạn sinh hoạt 66,9%; tai nạn lao động 25,6%. Phú Yên tỷ lệ mù lòa do chấn thương mắt trong dân chiếm 0,29%. Còn Quảng Nam cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoặc thống kê nào về chấn thương mắt. Để góp phần trong công tác chẩn đoán - điều trị - phòng bệnh đạt hiệu quả cao nhằm giảm tỷ lệ mù lòa do chấn thương nhãn cầu gây nên. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình điều trị chấn thương nhãn cầu tại khoa mắt Bệnh viện đa khoa Quảng Nam” nhằm 2 mục tiêu 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng chấn thương nhãn cầu 2. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương nhãn cầu 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thị giác 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học của mắt 1.1.2.Các bộ phận bảo vệ mắt 1.1.2.1. Lông mày và lông mi: là những bộ phận không cho mồ hôi và bụi rơi vào mắt. 1.1.2.2. Mi mắt: mi trên do cơ kéo mi trên hoạt động nhằm bảo vệ mắt, trong khi ngủ, nhắm mắt là một phản xạ bảo vệ không cho ánh sáng vào mắt, giảm bớt nguồn kích thích bên ngoài, đồng thời không cho bụi hoặc dị vật rơi vào mắt. Khi thức người ta chớp mắt liên tục vì cơ kéo mi trên không thể co suốt ngày được.Như vậy, chớp mắt có tác dụng nghỉ ngơi và còn có tác dụng làm cho nước mắt dàn đều, làm cho mắt lúc nào cũng ướt, động tác chớp mắt còn có tác dụng đẩy ghèn ra ngoài. 1.1.2.3. Tuyến lệ: có nhiệm vụ tiết nước mắt thường xuyên để bảo vệ giáp mạc, chỉ khi nào khóc thì nó mới tiết ra nhiều. 1.1.2.4. Ống lệ tị là ống dẫn nước mắt từ tuyến lệ ở khoé mắt xuống mũi, nước mắt sẽ dàn đều trong mũi và bốc hơi. 1.2. Cấu tạo của nhãn cầu 1.2.1. Nhãn cầu có đường kính trước sau khoảng 25 mm. - Giác mạc: Ở phía trước trong suốt, chiếm 1/6 nhãn cầu. - Kết mạc: màng mỏng trong suốt. - Củng mạc: màu trắng đục. - Hắc mạc. Lớp trong củng mạc: + Hắc mạc: là lớp có tế bào sắc tố, mạch máu, thể mi và mống mắt ở phần trước. Tác dụng của hắc mạc là tạo cho nhãn cầu một buồng tối Cơ thể mi và dây chằng Zinn có tác dụng làm cho thuỷ tinh thể tăng giảm độ cong, khi cơ này co làm chùng dây chằng Zinn thì thuỷ tinh thể co lại làm tăng độ cong. + Nếp gấp thể mi có tác dụng tiết thủy từ hậu phòng lưu thong ra tiền phòng qua lỗ đồng tử. + Mống mắt (tròng đen) được cấu tạo bởi hai loại cơ: vòng và dọc. Cơ vòng do thần kinh phó giao cảm chi phối, cơ dọc do thần kinh giao cảm chi phối. Khi cơ vòng co lại thì đồng tử co lại (thu nhỏ), khi cơ dọc co lại thì đồng tử giãn ra. Co hay giãn đồng tử có tác dụng điều hoà lượng tia sáng vào mắt, khi ánh sáng yếu hoặc nhìn xa thì đồng tử giãn ra, ngược lại, khi ánh sáng mạnh thì nó co lại. Mống mắt có liên quan tới sự lưu thông dịch nhãn cầu qua ống 3 Schlemm, khi nhỏ atropin vào mắt thì đồng tử giãn ra và ống Schlemm bị ép lại, dịch không lưu thông được, làm tăng nhãn áp. Hình 1. Cấu tạo của mắt + Võng mạc: là lớp tế bào thị giác nằm ở lớp trong cùng của nhãn cầu, võng mạc có nhiều lớp tế bào, trên cùng là lớp biểu mô sắc tố, lớp thứ hai là tế bào nón và gậy, tiếp theo là tế bào song cực, trong cùng là lớp tế bào đa cực, lớp này có những sợi trục họp thành thần kinh thị giác xuyên qua củng mạc ở điểm mù để vào não. Trên võng mạc có 7 triệu tế bào nón và 130 triệu tế bào gậy. Tại điểm vàng có nhiều tế bào nón nên tiếp thu ánh sáng ban ngày tốt nhất. Càng đi ra phía trước thì càng nhiều tế bào gậy. Tác dụng của tế bào gậy là tiếp thu ánh sáng yếu ban đêm. Tại điểm mù không có tế bào thị giác, đó là nơi đi vào của thần kinh thị giác và các mạch máu vào ra. 1.3. Các môi trường chiết quang Từ trước ra sau ta thấy 1.3.1. Giác mạc: Là màng trong suốt, hình mặt kính đồng hồ, không có mạch máu chỉ được nuôi dưỡng bằng hình thức thẩm thấu các chất ở tiền phòng. Giác mạc bị hỏng có thể ghép thay thế giác mạc của người khác. 1.3.2. Thuỷ dịch ở tiền phòng: Là một chất dịch do thể mi tiết ra thường xuyên và ra khỏi nhãn cầu ở góc tiền phòng nhờ ống Schlemm vào tĩnh mạch theo máu tuần hoàn. Khi bị tắc nghẽn đường này thì sinh bệnh tăng nhãn áp. 1.3.3. Thuỷ tinh thể: Được cấu tạo như một thấu kính hội tụ, mặt sau cong lồi hơn mặt trước, trong suốt. Thuỷ tinh thể được cố định bởi dây chằng Zinn, dây này có thể căng hoặc chùng 4 do cơ thể mi điều khiển để làm tăng hoặc giảm độ hội tụ (độ cong) của thuỷ tinh thể gọi là điều tiết. Khi về già thuỷ tinh thể bị xơ cứng và giảm khả năng điều tiết, nên phải đeo kính lão, càng về sau thuỷ tinh thể bị đục có thể dẫn tới mù loà. Ngày nay, người ta có thể thay thuỷ tinh thể bằng thuỷ tinh thể nhân tạo. 1.3.4. Thuỷ tinh dịch (dịch kính): Là dịch giống lòng trắng trứng, trong suốt nằm trong nhãn cầu, thể tích khoảng 4ml, mất đi không tái tạo lại được. 1.4. Đường dẫn truyền thần kinh thị giác và trung tâm thị giác Thần kinh thị giác bắt nguồn từ các tế bào thị giác ở hai nửa của nhãn cầu rồi chui vào điểm mù và hình thành dây thần kinh thị (II), dây thị chia thành hai bó: bó phía thái dương đi vào dải thị cùng bên, bó phía mũi tréo sang phía bên kia ở tréo thị. Như vậy, mỗi dải thị được hình thành bởi hai bó thần kinh từ hai mắt và chạy vào thể gối ngoài rồi vào vùng chẩm. Như vậy mỗi vùng chẩm của một bán cầu đại não nhận ánh sáng từ thị trường mũi phía bên kia và thị trường thái dương phía mắt bên này. Nói một cách khác, mỗi vùng chẩm nhận ánh sáng của hai nửa con mắt hợp lại. Nếu bị mù một mắt thì ánh sáng từ mắt còn lại sẽ chia thành hai nửa để đi vào cả hai vùng chẩm hai bên. Vì vây, nếu bị hỏng một mắt thì mắt còn lại vẫn nhìn thấy tất cả, nhưng hỏng một bên vùng chẩm thì chỉ nhìn thấy hai nửa của thị trường (bán manh). 1.5. Sinh lý học mắt 1.5.1. Hiện tượng quang học và sự hình thành hình ảnh của vật Mắt có thể ví là một máy quay phim (camera). So sánh nhãn cầu với máy ảnh thì chúng có cấu trúc gần như nhau. Nhãn cầu Máy ảnh Giác mạcThuỷ tinh thể Võng mạc Đồng tử (có thể co giãn) Hắc mạc và nhãn cầu Kính hội tụ nhẹ Kính hội tụ trên 10 D Film :Màng chắn (có thể thay đổi độ mở) Buồng tối của máy ảnh Sự thu nhận hình ảnh: nói chung một dụng cụ quang học tốt (máy ảnh) phải qua nhiều môi trường khúc xạ và có một trục quang học đúng trung tâm, còn mắt ta không đúng trung tâm lắm. Nói một cách khác, mắt ta không tốt bằng máy ảnh, nhưng nhờ có sự điều chỉnh để có một hình ảnh tốt là nhờ hoạt động của võng mạc và trung tâm thị giác ở vùng chẩm. Theo nguyên lý quang học thì con mắt vẫn nhận được một hình ảnh nhỏ hơn thật và đảo ngược. 5 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân chẩn đoán chấn thương nhãn cầu được điều tri tại khoa mắt bệnh viện đa khoa Quảng Nam từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2012. 2.2. Phương pháp Nghiên cứu hồi cứu qua các hồ sơ lưu trữ tại Bệnh viện. Các vấn đề cần nghiên cứu: -Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dư, mắt phải, mắt trái. -Hoàn cảnh và nghuyên nhân xảy ra chấn thương\ -Đánh giá thời gian từ lúc bị chấn thương đến lúc nhập viện -Phân loại chấn thương nhãn cầu -Các hình thái tổn thương tại nhãn cầu -Phương pháp xử trí chấn thương nhãn cầu -Đánh giá chung về kết quả điều trị Số liệu được được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.0 6 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Phân loại chấn thương theo giới, tuổi Bảng 1: Phân loại chấn thương theo giới và tuổi Tuổi Giới <6 6-18 19-60 >60 Tổng số Tỷ lệ% Nam 16 33 60 4 113 76,35% Nữ 2 18 12 3 35 23,65% Tổng 18 51 72 7 148 Tỷ lệ 12,16% 33,46% 48,65% 4,73% 100% 3.2. Phân loại chấn thương theo nghề nghiệp Bảng 2:Phân loại chấn thương theo nghề nghiệp STT Nghề nghiệp Số ca Tỷ lệ% 1 Nông dân 55 37,16% 2 Học sinh, sinh viên 50 33,78% 3 Trẻ em nhỏ <6 tuổi 18 12,16% 4 Công nhân 13 8,78% 5 Cán bộ công chức 10 6,75% 6 Thành phần khác 2 1.35% Tổng 148 100% 3.3. Phân loại chấn thương theo địa dư Bảng 3: Phân loại chấn thương theo địa dư STT Địa dư Số ca Tỷ lệ 1 Nông thôn 54 36,49% 2 Thành thị 94 63,51% Tổng 148 100% 3.4. Mắt bị chấn thương Bảng 4: Tỷ lệ chấn thương giữa hai mắt Mắt bị chấn thương Số ca Tỷ lệ% Mắt phải 75 50,67% Mắt trái 70 47,30% Hai mắt 3 2,03% Tổng 148 100% 3.5. Chấn thương theo hoàn cảnh và nguyên nhân Bảng 5: Phân loại chấn thương theo hoàn cảnh và nguyên nhân STT Hoàn cảnh-Nguyên nhân Số ca Tỷ lệ% 1 Tai nạn xãy ra trong sinh hoạt 95 64,19 2 Tai nạn xã hội và chất nổ 8 5,40 3 Tai nạn lao động công nghiệp 16 10,81 4 Tai nạn lao đông nông nghiệp 17 11,49 5 Tai nạn giao thông 10 6,76 6 Nguyên nhân khác 2 1,35 Tổng 148 100 7 3.6. Sơ cứu ban đầu Bảng 6; Sơ cứu ban đầu Sơ cứu Số ca Tỷ lệ% Có Tại nhà 14 9,46 Tại cơ sở y tế 45 30,40 Không 89 60,13 Tổng 148 99,99 3.7. Thời gian bị tai nạn đến khi nhập viện Bảng 7: Thời gian bị chấn thương đến lúc nhập viện STT Thời gian Số ca Tỷ lệ% 1 Trước 24h 85 57,43 2 Từ 24 đến 72h 22 14,86 3 Sau 72h đến 1 tuần 18 12,16 4 Sau 1 tuần 23 15,54 Tổng 148 99,99 3.8. Các hình thái lâm sàng của CTM Bảng 8: Các hình thái lâm sàng của CTM 3.9. Các loại chấn thương phối hợp tại nhãn cầu Bảng 9: Các chấn thương phối hợp tại nhãn cầu STT Các tổn thương Số ca 1 Rách kết mạc 13 2 Rách xuyên thủng giác mạc 45 3 Rách thủng cũng mạc 14 4 Tổn thương mống mắt 30 5 Xuất huyết tiền phòng 26 6 Sa lệch thể thủy tinh 6 7 Xuất huyết dịch kính 4 8 Phòi dịch kính 3 9 Phòi hắc mạc 2 10 Tổn thương thị thần kinh 5 3.10. Các thương tổn phối hợp Bảng 10: Các thương tổn phối hợp (n= 148) STT Thương tổn phối hợp Số ca Tỷ lệ 1 Mi mắt 34 22,97 8 Hình thái Số mắt Tỷ lệ% Chấn thương đụng dập nhãn cầu 68 45,03 Chấn thương kết giác mạc 21 13,91 Chấn thương xuyên nhãn cầu 19 12,58 Vỡ nhãn cầu 02 1,32 Chấn thương mi 34 22,52 Bỏng mắt 07 4,63 Tổng 151 99,99 2 Lệ bộ 13 8,78 3 Hốc mắt 17 11,49 4 Các cơ quan khác 6 4,05 Tổng 70 47,29 3.11. Các phương pháp điều trị chấn thương nhãn cầu Bảng 11: Các phương pháp điều trị chấn thương nhãn cầu STT Phương pháp xữ trí Số ca Tỷ lệ% 1 Điều trị nội khoa 57 38,51 2 Điều trị ngoại khoa + Mổ cấp cứu + Mổ phiên 91 71/91 20/91 61,49 (78,02) (21,98) Tổng 148 100% 3.12. Phương pháp xử trí ngoại khoa Bảng 12: Phương pháp xử trí ngoại khoa STT Điều trị ngoại khoa Số ca Tỷ lệ% 1 Phục hồi giải phẫu và chức năng nhãn cầu 79 86,81 2 Khoét bỏ nhãn cầu 12(7, 2, 3) 13,19 Tổng 91 100 3.13. Kết quả thị lực trước và sau phẫu thuật Bảng 13: Kết quả thị lực Thị lực Lúc vào Lúc ra Sau 1 tuần Sau 1 tháng Sau 3 tháng AS(-) 15 (10,34) 15 (10,34) 15 (10,34) 18 (12,41) 18 (12,41) AS(+)-ĐNT<3m 92 (63,45) 37 (25,52) 37 (25,52) 37 (25,52) 37 (25,52) ĐNT 3m- 3/10 23 (15,86) 40 (27,59) 36 (24,83) 36 (24,83) 36 (24,83) 4/10 - 7/10 11 (7,59) 39 (26,90) 41 (28,27) 36 (24,83) 36 (24,83) ≥8/10 4 (2,76) 14 (9,65) 16 (11,03) 18 (12,41) 18 (12,41) 145 145 145 145 145 3.14. Các biến chứng và di chứng Bảng 14: Các biến chứng và di chứng STT Biến chứng – Di chứng Số ca Biến chứng 1 Đục thể thủy tinh 38 2 Glocôm thứ phát 15 3 Dò thủy dịch 5 4 Nhiễm trùng nội nhãn 10 Di chứng 1 Sẹo giác mạc 51 9 2 Dính mống mắt 9 3 Vẫn đục xơ hóa dịch kính 5 4 Bong hoặc thoái hóa võng mạc 7 5 Teo nhãn 3 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 1. Tỷ lệ bệnh nhân chấn thương mắt trong 2 năm Chúng tôi đã nghiên cứu 148 hồ sơ bệnh nhân với 151 mắt nhận thấy chấn thương mắt(CTM) chiếm khoảng 10% số bệnh nhân điều trị tại khoa. Đây là tỷ lệ so với một số khu vực ở mức trung bình (tp HCM 13,8%; Bệnh viện 175 10%; Bệnh viện tỉnh Thái Bình 15,6%. 2. Một số yếu tố liên quan 2.1. Tuổi CTM gặp nhiều nhất trong độ tuổi lao động tử (19-60) chiến 48,65%. Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Đỗ Như Hơn; Nguyễn thị Thu Yên[3],[7]. Đặc điểm này cần quan tâm nhiều bởi vì gây mù lòa nếu không được điều trị đúng và kịp thời, hậu quả là gánh nặng cho xã hội và gia đình. Trong nghiên cứu này còn có tới 33,46% CTM ở độ tuổi học sinh, kết quả này tương đương Nguyễn thị Đợi[2] và một số tác giả khác về CTM ở tuổi đi học. 2.2. Giới CTM chủ yếu gặp ở nam giới với 113(76,35%), chỉ có 35 BN là nữ(23,65%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với nhiều nghiên cứu khác[3]. Các nghiên cứu Nam Nữ 1991(Bronx-Mỹ) 77,0% 23,0% 1995-2000(BV Mắt TW) 80,3% 19,7% 2000-2002(BV tỉnh T.B) 76,9% 23,1% 2005-2010(BVMắt TW 74.3% 25,7% 2.3. Nghề nghiệp Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nông dân là đối tượng bị CTM nhiều nhất. 55(37,16%).Nghiên cứu của các tác giả khác cũng có nhận xét CTM gặp nhiều ở học sinh 50(33,78%) có lẽ bởi đặc tính hiếu động, nghịch ngợm, người lao động nhất blà trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với các tác giả khác[2],[3],[5]. Để hạn chế CTM cần tập trung phòng tránh chủ yếu ở hai đối tượng chính đó là nông dân và học sinh. 10 [...]... chấn thương; 03 ca teo nhãn 07 ca bong võng mạc và 05 ca xơ hóa dịch, chuyển tuyến trên 13 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tình hình chấn thương mắt điều trị tại khoa mắt bệnh viện đa khoa Quảng Nam từ tháng 01- 2011 đến tháng 06- 2012 Chúng tôi có một số kết luận sau: CTM chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh nhân điều trị bệnh mắt(10%) 1.Về đặc điểm lâm sàng - Đa. .. san nhãn khoa 2002 2 Nguyễn thị Đợi, Tình hình chấn thương mắt trẻ em- Nội san 2002 3 Đỗ như Hơn- Nguyễn quốc Anh, Tình hình chấn thương mắt-Nội san nhãn khoa 2002 4 Phan đức Khâm: Điều trị ban đầu vết thương xuyên nhãn cầu Chấn thương mắt Tài liệu dịch Viện mắt,1989:68-75 5 Nguyễn Thanh Mai, Lê Minh Hạnh, Tình hình chấn thương mắt tại bệnh viện Đống Đa Hà Nội... 5(3,38%) Chấn thương mi mắt chiếm 22,52% với tổn thương hay gặp là rách mi, tụ máu dưới da mi, rách đứt lệ quản Vết thương mi thường không đòi cấp cứu tức thì Mà cần được xử lý tại tuyến chuyên khoa Bỏng chiếm 4,63% thường gặp bỏng hóa chất (vôi) 5(3,38%) Đây là hình thái tổn thương đòi hởi sự cấp cứu khẩn cấp và xử lý đúng ngay ban đầu Qua nghiên cứu...2.4 Mắt bị chấn thương Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắt chấn thương giữa hai mắt là tương đương, không có sự khác biệt (p>0,05) Có 2,03% chấn thương ở 2 mắt có tỷ lệ tương đương nghiên cứu của Đỗ Như Hơn và cộng sự.[3] 2.5 Hoàn cảnh và nguyên nhân gây chấn thương Có tới 64,19% CTM do tai nạn sinh hoạt 22,30% CTM trong... 10,53%(4/38ca) lấy thủy tinh thể ngoài bao không đa t thủy tinh thể nhân tạo 100% các trường hợp glôcôm được điều trị ngay sau khi phát hiện, có 25% điều trị nội khoa đơn thuần và 80% còn lại phải can thiệp ngoại khoa Có 1 trường hợp xuất huyết tiền phòng tái phát được điều trị ngoai khoa ổn định 5 ca dò thủy dịch do hở vết thương được phẫu thuật khâu kín Chỉ có... thấy: Chấn thương đụng dập nhãn cầu chiếm tỷ lệ cao 45,03% Nghiên cứu của Bronx taị Mỹ cũng cho nhận xét tương tự, còn Đỗ như Hơn và cộng sự thấy chấn thương xuyên là cao nhất[3] Trong chấn thương đụng dập nãn cầu xuất huyết tiền phòng chiếm 26(17,57%) và chủ yếu gặp ở người lao động bởi các tác nhân : cầu long, nắp bia, dây cao su v.v 11 Chấn thương xuyên... dập nhãn cầu là chủ yếu (45,03%) Có 12,58% số mắt bị chấn thương xuyên trong đó chủ yếu là xuyên giác mạc 2 Đa nh giá hiệu quả điều trị chấn thương nhãn cầu Bệnh nhân đến viện với tình trạng nặng (chỉ có 7,59% số mắt còn thị lực từ 4/10 đến 7/10) -.Có 73,79% số mắt đa mù lòa Mặc dù đa kết hợp các phương pháp điều trị nhưng chức năng thị giác... chiếm tỷ lệ 27,81% Chúng tôi nhận thấy tổn thương này thường gặp ở trẻ em Nghiên cứu của Nguyễn thị Đợi cảnh báo một tỷ lệ không nhỏ trẻ em bị CTM do vật sắc nhọn gây xuyên thủng nhãn cầu(69,3%) Đối với chấn thương xuyên giác mạc gặp nhiều nhất 45(30,40%), chỉ có 9,46% số mắt bị vết thương xuyên cũng mạc.Các tổn thương đều kèm theo phòi tổ chức nội nhãn... phát hiện vết thương xuyên thủng nhãn cầu để chuyển bệnh nhân đến sớm với tuyến chuyên khoa cần thiết 2.7 Thời gian được đưa đến bệnh viện Đa có 57,43% số bệnh nhânCTM đến bệnh viên trước 6 giờ Phần lớn các bệnh nhân này đều trong tình trạng nặng cần phải xử trí sớm Tuy nhiên vẫn còn 14,86% bệnh nhân đến muộ sau 24 giờ làm cho tổn thương mắt nặng... trước đến nay tỷ lệ CTM vẫn là nguyên nhân hàng đầu Nghiên cứu của Trung tâm Mắt Hà Nội từ 1983-1987 81, 2%[3], Trung tâm Mắt Tp HCM 1990 là 70,5 Qua tìm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tác nhân gây chấn thương thường gặp ở trẻ em là que nhọn, bút chì, cò mổ, chó cắn, mèo càov.v ở người lớn thường gặp do đa nh cầu lông, dây cao su, nắp chai bia, hạt thóc, lá . TẾ QUẢNG NAM BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU TẠI KHOA MẮT BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM NGƯỜI. HÀ Quảng Nam, 5 – 2012 1 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NHÃN CẦU TẠI KHOA MẮT BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương nhãn cầu (chấn thương mắt) là tổn thương. chấn thương nhãn cầu tại khoa mắt Bệnh viện đa khoa Quảng Nam nhằm 2 mục tiêu 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng chấn thương nhãn cầu 2. Đa nh giá kết quả điều trị chấn thương