Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội doc

5 373 0
Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội Giáo sư Singô Sibata cho rằng “Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc”. Phải chăng cái gốc nhân bản trước tiên là số phận, quyền lợi cá nhân phải được bảo vệ. Cũng vì thế chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tức là phải thường xuyên chống lại mọi xu hướng tự phát của nền kinh tế tư nhân tự do cạnh tranh với quỹ đạo kinh tế của nhà nước. Về tư tưởng phải thường xuyên giữ vững bảng giá trị vốn ổn định của chủ nghĩa xã hội và chống lại việc thiết lập cái gọi là những giá trị mới luôn chuyển đổi và biến dạng phức tạp. Friedrich Nietzsche nhà triết học cực đoan của tư sản trong cuốnZarathustra đã nói như thế đã ca ngợi siêu nhân. Siêu nhân xuất hiện và phủ định mọi giá trị. Trong cuốn sách trên phần viếtvề một bảng giá trị mới và cũ có đoạn: “Lòng dũng cảm táo tợn, sự nghi kỵ triền miên, sự khước từ gay gắt, sự kinh tởm, sự bất quyết trong đời sống, thật quá hiếm hoi khi những thứ ấy đoàn tụ cùng nhau. Thế mà chính từ những mầm giống đó mới phát sinh chân lý. Từ trước đến nay mọi khoa học đều được phát triển song hành với ý thức sai lạc. Hãy đập vỡ đập vỡ cho ta những bảng giá trị cũ hỡi các ngươi là những kẻ giác ngộ tri thức” (1) . Triết học Nietzsche kích động những mầm của sự phản kháng, nổi loạn, bạo lực, vượt trội, bất chấp mọi quy tắc xã hội. Không tránh khỏi ở mỗi cá nhân tự do, mỗi dòng tư tưởng cực đoan luôn “tìm cách trả thù, phục hận” những điều không bằng lòng trong quá khứ hiện tại. Họ giải toả những suy nghĩ độc ác bằng “lòng kinh tởm độ thị và muốn nhìn thấy cột lửa lớn phóng nó xuống đốt cháy nó tan tành”. Những tư tưởng trên tồn tại và vẫn tồn tại trên sự cạnh tranh khốc liệt và ý thức sở hữu cực đoan của cá thể cũng như các tập đoàn trong nền kinh tế thị trường. Tư tưởng cách mạng theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải loại bỏ những luồng độc hại trên. Một trong những vấn đề đặt ra của nền kinh tế thị trường là các hình thức sở hữu. Khi con người có được hình thức sở hữu đầu tiên thì chính ý thức tư hữu tạo ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Dưới chế độ nông nô, ruộng đất là nguồn tư hữu lớn nhất và không có mảnh đất nào không có chủ, đó là các lãnh chúa. Chế độ tư bản đã tạo nên những đổi thay và cơ cấu mới của các tổ chức xã hội từ lao động đến các hình thức thu nhập. Hoạt động kinh tế giao lưu, tiếp nhận đã tạo nên nhiều hình thức sở hữu và đồng tiền chính là báu vật tôn vinh nhiều ông chủ mới. Thành ngữ “L’argent n’a pas de maitre” đồng tiền không có chủ. Ai có tiền người ấy là chủ. Đồng tiền trôi nổi trên thị trường rồi vào các nhà băng, kho bạc, ngân quỹ gia đình. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các tỷ phú với những kẻ khố rách áo ôm không có đồng trinh dính túi khác nào những quả núi so với mặt bằng đình địa. Cho đến ngay nay vẫn có sự chênh lệch phi lý giữa các tỷ phú kiểu Bill Gates với những người nghèo mức sống dưới 1 đô la một ngày. Có tiền là có tất cả, tuy có ngoại lệ, nhưng về cơ bản đồng tiền tác oai tác quái đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong tác phẩm Phaoxtơ của Gớt qua lời của Mêphixtôphêlét và trong Timôn ở Aten của Sêchxpia đồng tiền được miêu tả sắc sảo chân thực. Kẻ ốm yếu què quặt nhưng có tiền đã tạo được thêm hàng tá chân nhanh nhẹn và có sức mạnh, kẻ khờ dại nhờ tiền đã lấy trí khôn của người khác bù đắp cho thông minh, sắc sảo, kẻ xấu xí nhưng nhiều tiền đã tô điểm thêm sức hấp dẫn với bao cô gái đẹp vây quanh. Các Mác đã chỉ rõ vai trò của đồng tiền “Tiền với thuộc tính là có thể mua được tất cả, có thể chiếm hữu mọi vật là vật với ý nghĩa tối cao. Tính phổ biến của thuộc tính ấy của tiền là sức mạnh vạn năng của bản chất của tiền, cho nên tiền được coi là vạn năng”. Khi người ta nghèo khổ, vất vả kiếm sống thì luôn mơ ước có được đồng tiền để đủ cơm no áo ấm. Nhưng khi người ta có tiền, có nhiều tiền thì mọi sự đã đổi thay. J.J. Roussean trong tác phẩm Emile hay là về giáo dục đã nêu sự thay đổi khi con người có nhiều tiền. “Nếu tôi giàu tôi sẽ làm mọi điều phải làm để trở nên như thế, tôi sẽ ngạo đời và đê tiện, nhạy cảm và tế nhị cho riêng mình, không thương xót và tàn nhẫn với tất cả mọi người, kẻ quan sát xem thường mọi đau khổ của tiện dân bởi tôi sẽ không còn gọi những người bần cùng bằng cái tên khác nữa để làm cho thiên hạ quên đi rằng trước kia tôi thuộc tầng lớp của họ. Cuối cùng dùng tài sản của mình làm công cụ hưởng lạc là điều duy nhất mà tôi quan tâm đến” (2) . Xã hội Việt Nam bước vào đầu thế kỷ XX có nhiều chuyển biến quan trọng khi kinh tế đô thị phát triển, một số tầng lớp phất lên giàu có bằng cạnh tranh, đua chen trong làm ăn kinh tế, đồng tiền có thế lực và chi phối đến nhiều mặt hoạt động của xã hội. Đa số dân nghèo thành thị lâm vào cảnh lầm than. Trong tác phẩm kịch Không một tiếng vang Vũ Trọng Phụng đã để cho nạn nhân tấu lên khúc bi kịch về đời và vai trò của đồng tiền. “Lương tâm à? Còn thua đồng tiền. Luật pháp à? Chưa bằng đồng tiền. Giời phật à? Còn kém đồng tiền. Chỉ có đồng tiền là ai cũng phải kính thờ, chỉ có cách xoay tiền là đáng cho người ta tụng niệm” và nhân vật rút ra từ kinh nghiệm đau đớn nhận xét “chẳng phải luân lý hay đạo đức cầm cân nẩy mực cho đời, đó chỉ là kim tiền giữ quyền thống trị mà an bài mọi điều nhân nghĩa đạo đức trên tự cổ chí kim”. Ít năm sau một số nhà văn cũng nói đến bi kịch do kim tiền chi phối như Tiền (1937) của Khái Hưng, Kim tiền (1938) của Vi Huyền Đắc. Riêng với Không một tiếng vang (1931) một vở kịch không dài mà nhắc đến 62 chữ tiền. Cuộc Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một trang sử mới cho dân tộc rồi trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đồng tiền mờ nhạt không còn vị trí như trước kia. Người chiến sĩ, người cán bộ cách mạng, người dân yêu nước trong chiến tranh sẵn sàng hy sinh tất cả vì cuộc chiến đấu của dân tộc. Gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ cơ sở cách mạng ở 48 Hàng Ngang nơi Hồ Chủ tịch ở một thời gian và viết Tuyên ngôn độc lập đã hiến cho cách mạng 5147 lạng vàng, gần như hết cả tài sản, rồi theo kháng chiến lên chiến khu Việt Bắc. Tuần lễ vàng ở Hà Nội cũng là thước đo lòng yêu nước của những gia đình trung lưu và giàu có ở Hà Nội ủng hộ cách mạng. Suốt mấy thập kỷ nhân dân Việt Nam đã sống trong tình sâu nặng yêu đất nước và tình người nhân hậu nên đồng tiền không tác động nhiều đến đời sống xã hội. Bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chế độ bao cấp bị dần loại bỏ. Kinh tế hàng hoá phát triển, vấn đề làm giàu của cá nhân được khích lệ, xu hướng cạnh tranh kinh tế trở thành thường xuyên trong đời sống xã hội thì đồng tiền dần có vị thế mới (3) . Trong lần lên ngôi này trọng lượng và màu sắc của kim tiền lấp lánh tác động tiêu cực sâu xa hơn đến các hoạt động tinh thần, văn học nghệ thuật trong nền kinh tế thị trường có vị thế khác trước, phong phú hơn, phức tạp hơn và luôn trong trạng thái không dễ bình ổn. 1. Trước hết, trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm văn nghệ được xuất bản và tiêu thụ như một hàng hoá. Không thiên về cấp phát như thời bao cấp, hoạt động xuất bản phải tự nó quay vòng về để tái sản xuất. Một cuốn sách hay nếu nói về giá trị tinh thần là vô giá, nhưng thực tế theo cách nói mỉa mai như các nhà kinh điển chỉ tương đương với “tám lạng thuốc lá”. Đó là thực tế. Và khi món ăn tinh thần không thích hợp với công chúng thì giá trị còn sút kém hơn. Chính C. Mác đã nhận rõ tính chất thực dụng trong xã hội tư sản đối xử với các hoạt động tinh thần. Bằng cách nào để bảo vệ giá trị thực của nó. C. Mác đã hiểu sâu sắc đặc trưng của văn nghệ “Nhà văn hoàn toàn không coi tác phẩm của mình là một phương tiện. Tác phẩm là mục đích tự thân” (4) và sâu sắc hơn, Mác còn hiểu tâm trạng và sự gắn bó của người viết với con đẻ tinh thần của mình khi cần “có thể hy sinh sự tồn tại cá nhân của mình cho sự tồn tại của tác phẩm” (5) . Thật là sâu sắc và đúng đắn Cần tránh khuynh hướng áp đặt hạn chế tự do của người viết nhưng cũng không thể xem đây là lĩnh vực trôi nổi ngoài vòng của xã hội. Sự chỉ đạo văn nghệ cần tôn trọng và bảo vệ giá trị thực của tác phẩm văn nghệ mặc sự trôi nổi của nó trên thị trường. Quên đi một vế là thiếu sót, hạn chế. Nếu chỉ đóng khung tác phẩm trong khuôn khổ nhà trường và câu lạc bộ chật hẹp, không phổ biến, không giao lưu rộng rãi sẽ hạn chế giá trị tác phẩm. Ngược lại biến tác phẩm thành hàng hoá, chạy theo đồng tiền và thị hiếu tầm thường của một vài lớp công chúng sẽ dẫn đến huỷ hoại giá trị tác phẩm. Văn nghệ không thể là một trò chơi không theo một quy luật và quy chế xã hội nào. . Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội Giáo sư Singô Sibata cho rằng “Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là. không tác động nhiều đến đời sống xã hội. Bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chế độ bao cấp bị dần loại bỏ. Kinh tế hàng hoá phát triển, vấn đề làm giàu của cá nhân được khích. đến các hoạt động tinh thần, văn học nghệ thuật trong nền kinh tế thị trường có vị thế khác trước, phong phú hơn, phức tạp hơn và luôn trong trạng thái không dễ bình ổn. 1. Trước hết, trong nền

Ngày đăng: 25/07/2014, 01:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan