Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội Khi nhận định về sự phát triển của văn hoá văn nghệ dưới chế độ tư bản C. Mác đã viết: “Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với nghệ thuật và thơ ca”. Đây là một luận điểm có tính bao quát về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với một số hoạt động tinh thần thiên về cái lý tưởng, cái đẹp trong đó có văn học nghệ thuật. Có nhà nghiên cứu cho rằng C. Mác muốn nói đến sự đối địch giữa chủ nghĩa tư bản vốn mang nhiều tính thực dụng với thơ ca một thể loại giàu tính chất trữ tình, thơ mộng. Thực ra vấn đề lý luận đặt ra rộng hơn, sâu sắc hơn chung cho các loại hình văn nghệ. C. Mác đã khảo sát phát hiện và nêu nhiều luận điểm xuất sắc, phong phú về nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Đó là thời kỳ lịch sử mới, với phương thức sản xuất lớn lao, đem lại khối lượng khổng lồ hàng hoá cho xã hội, nhiều quy chế dân chủ được phát huy trong các tổ chức chính trị, khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều triết lý tiến bộ nẩy sinh trong lòng xã hội tư bản. Chủ nghĩa tư bản bộc lộ sức mạnh và phát triển nhất là trong thời kỳ đầu đấu tranh thắng lợi với chế độ phong kiến. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ phát triển chủ nghĩa tư bản tự bộc lộ những mặt yếu tự bên trong; cạnh tranh và chạy đua theo lợi nhuận bằng bất kỳ thủ đoạn nào và từng giai đoạn lại lâm vào khủng hoảng và tồi tệ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay của Mỹ và một số nước tư bản. Sự phân hoá giàu nghèo và đa số rơi vào cùng khổ, xã hội chất chứa nhiều cái phi lý, tội ác tràn lan trong đời sống. Tất cả mặt mạnh và yếu trên đều tác động đến hoạt động tinh thần và đời sống văn hoá văn nghệ. Kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản như một tấm gương treo ngược phản ánh những mặt trái, những bất công, phi lý của xã hội. Mặt khác hệ tư tưởng và hiện thực nhiều màu vẻ phức tạp đã góp phần công phá, gạt bỏ những ảo tưởng tồn tại nhiều thế kỷ của chế độ phong kiến. Tôn giáo thần linh cũng phải từ biệt đỉnh núi Ô- lanh-pơ trở về với trần thế. Sự thống trị của nhiều tôn giáo của thời kỳ trung cổ đã mất dần điểm tựa vật chất và tinh thần trong xã hội tư bản. Và “thần thánh cũng khát” như cách nói của Anatole France qua tác phẩm Les dieux ont soif. Nếu trước đây với một số tác phẩm, ở đàng sau mỗi nhân vật chính là hình bóng của một vị thánh thần thì giờ đây văn chương đã có sức sống riêng bằng chất liệu của đời sống. Cũng vì thế những người hoạt động tôn giáo không còn vị thế như xưa. Chế độ tư bản cũng tước đi sự toả sáng của các nhân vật hoạt động tinh thần được xem trọng trong xã hội phong kiến. Tuyên ngôn Đảng cộng sản chỉ ra một sự thực: “Giai cấp tư sản trước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng. Bác sĩ, luật gia, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê được trả lương cho họ”. Có thể nói xã hội tư sản đã nhìn nhận sự vật theo bản chất của nó với màu sắc thực dụng, bình thường hoá. Đã xuất hiện phổ biến trong xã hội tư sản tình trạng mất thiêng mà phẩm chất và tính thiêng vốn có từ hàng chục thế kỷ. Từ những nghi thức nghi lễ của tín ngưỡng thần linh thời nguyên thuỷ đến các tín ngưỡng đa thần giáo cho đến những tôn giáo lớn ngự trị thế giới tinh thần của con người, cái thiêng luôn được tôn sùng, chi phối, ám ảnh. Xã hội tư sản không lấy thần linh làm thần tượng. Một mặt tổ chức của xã hội phong kiến cũng tạo nên nhiều thần tượng đầy quyền uy, từ nhà vua, dòng họ vua chúa, các quan chức triều đình, tất cả đều có vị thế lớn lao. Câu nói nói lên quyền lực nhà vua: “Tôi nói đó là luật” rồi ở phương Đông quan niệm “quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” đã nói lên thực tế quan hệ quân thần phụ tửtrong xã hội phong kiến. Chế độ phong kiến đã ban phát bổng lộc đất đai đến từng lãnh chúa và họ chiếm lĩnh như luật đời bền vững. Câu thành ngữ “Nulle terre sans seigneur” đã nói lên thực tế đó. Không có mảnh đất nào không có lãnh chúa làm chủ. Nhưng đến chế độ tư bản thì người chủ là người có tiền. Ai cũng có thể là chủ nếu có tiền. Thực tế trên nói lên nhiều xáo trộn và bảng giá trị đã có nhiều thay đổi. Trong xã hội tư sản luôn có những cuộc xô đẩy cạnh tranh vì lợi nhuận. Kiếm tiền, làm giàu là việc khó nên phải có nhiều mưu chước, cạnh tranh mạo hiểm để dành cho được phần thắng trong nền kinh tế thị trường. Không có gì là độc tôn, là bền vững muôn đời, các giá trị luôn được xét lại. Dĩ nhiên vẫn có những biểu tượng được tôn thờ như những anh hùng dân tộc có công với đất nước và đã được thời gian thử thách, tôn vinh Chính tình trạng mất thiêng, không còn hào quang thần thánh, không còn sự sùng bái có tính chất tôn giáo với cá nhân, niềm tin không mơ hồ có căn cứ và mọi hiện tượng luôn được khảo sát, trước tiên là sự nghi ngờ và tiếp theo sự việc phải được chứng minh bằng hành động thực tế. Chính điều đó có những mặt không thích hợp, trái chiều với chủ nghĩa xã hội. Tất cả những cái như xô bồ hỗn độn của xã hội tư sản được kìm hãm trong sự ổn định bằng luật pháp. Xã hội cai trị bằng luật pháp và luôn có sự đối lập giữa luật pháp và quyền tự do cá nhân vì cá nhân thường có xu hướng vượt khỏi mọi quy chế của xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và văn nghệ giai cấp tư sản tìm cách khống chế dư luận cho phù hợp với lợi ích của họ. Tình trạng nhiều tờ báo bị đóng cửa, nhiều nhà báo bị treo bút, phạt tiền, thậm chí bị tù đày vì đã có chính kiến ngược với luật pháp tư sản mặc dù nói đúng sự thật. Các Mác đã có nhiều bài báo phê phán nạn kiểm duyệt của nhà nước Phổ và ở các thời kỳ sau. Tác phẩm văn nghệ tuy gián tiếp hơn nhưng không ở ngoài quy luật trên. Trước hết là họ bị tước mất cái gọi là lý tưởng thiêng liêng của nghề nghiệp và những trang viết. Bê-răng-giê nhà thơ Pháp đã từng than phiền: Tôi chỉ sống để làm những bài ca. Nhưng thưa ngài nếu tôi bị tước mất việc làm thì tôi sẽ làm những bài ca để sống và không chỉ giới hạn ở đấy, nếu những trang thơ đi ngược với chế độ chính trị thì nhà thơ cũng phải ngừng bút. Sự đối lập ấy diễn ra thường xuyên. Bản chất của nền kinh tế tư bản sản sinh và nuôi dưỡng ý thức cá nhân tự do và hậu quả không thể khác khi các đảng phái tranh chấp nhau về quyền lợi và tư tưởng, khi những cá tính đặc thù bật dậy chống đối để có quyền tự do cá nhân, và tất nhiên nhà nước phải đối phó. Cái gọi là tự do tuyệt đối là ảo tưởng. Tuy nhiên một số quyền tự do vẫn được thực hiện như tranh chấp đả kích nhau giữa các bè đảng, chỉ trích cá nhân nhà cầm quyền, soi mói đời tư cá nhân Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những khuyết tật trên vẫn ít nhiều tồn tại tuy không được phát triển, khác biệt với xã hội tư sản. Các nhân vật quyền uy trong xã hội tư sản không quá gây cách biệt với cộng đồng. Họ cũng phải tuân thủ luật pháp. Thủ tướng Olmert bị cảnh báo về tội tham nhũng, thủ tướng Thái Lan Sạ mạc bị cách chức vì ở cương vị thủ tướng vẫn nhận dẫn chương trình ẩm thực Hãy nếm và bình luận cho đài truyền hình tư nhân, Tổng thống Mỹ Bin Clin tơn bị lâm nạn trong vụ ngoại tình ở nhà trắng khi đương chức, các vị ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp đều được in tên và hình trên các viên bi-a để đánh chơi, các hình nộm bằng gỗ của các vị tổng thống Hoa Kỳ như Rigân, Bush cha đều để ở đường phố để cho mọi người có thể lại gần, ôm ấp để chụp ảnh. Và gần đây hơn trong lễ hội Ha-lô-uyn ở Mỹ hai ứng cử viên Tổng thống là Ô-ba-ma và Mác-kên đều có mặt nạ dị dạng trong lễ hội. Tất nhiên là mọi việc không thể diễn ra quá đáng như việc Tổng thống Pháp Sác-kô-di kiện một hãng búp bê đã làm búp bê Sác-kô-di với dụng ý xấu. Những hiện tượng trên không nói lên nhiều lắm về quyền tự do của cá nhân và những vùng cấm kỵ của người có quyền hành nhưng dù sao cũng là một nếp sinh hoạt quen thuộc của xã hội tư sản và chắc chắn là không thích hợp với nước ta. Trong một lần thăm Việt Nam chủ nhiệm khoa Báo chí trường Đại học Côlômbia của Mỹ nói rằng: Tổ chức xã hội của các ông và chúng tôi khác nhau “cái mà các ông cho là đáy thì chúng tôi cho là ngọn và ngược lại”. Dù luận bàn thế nào thì với chúng ta nền kinh tế thị trường vẫn từng bước được thiết lập và chúng ta đang mong muốn được các nước công nhận là đã có nền kinh tế thị trường. Chúng ta muốn thiết lập một cơ chế tư tưởng ổn định lấy nhân dân và cộng đồng làm nền làm chuẩn mực cho các giá trị tư tưởng. Nhưng trong xã hội tư sản qua từng sự việc luôn có một giá trị tương đồng đó là vai trò của cá nhân, quyền tự do cá nhân. Ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ của Jefferson cũng nhấn mạnh ý tưởng mọi người sinh ra phải được bình đẳng do tạo hoá ban phát cho, quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc. Và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuyển từ quyền con người sang quyền lợi dân tộc. . Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội Khi nhận định về sự phát triển của văn hoá văn nghệ dưới chế độ. mặt mạnh và yếu trên đều tác động đến hoạt động tinh thần và đời sống văn hoá văn nghệ. Kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản như một tấm gương treo ngược phản ánh những mặt trái, những bất. Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những khuyết tật trên vẫn ít nhiều tồn tại tuy không được phát triển, khác biệt với xã hội tư sản. Các nhân vật quyền uy trong xã hội