xây dựng hệ thống bài tập, sử dụng 1 số sản phẩm phần mềm để dạy học và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho phần hóa học vô cơ lớp 9
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Ngô Huyền Trân
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM THỊ NGỌC HOA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn hoàn thành vào tháng 6/2008 Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS Phạm Thị Ngọc Hoa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi
trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn
TS Trịnh Văn Biều đã động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn
TS Lê Trọng Tín và TS Trần Thị Tửu đã góp ý chân thành đề cương
luận văn, giúp chúng tôi xây dựng đề cương luận văn hoàn chỉnh và thực hiện thành công luận văn này
Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học Khoá 16 đã truyền thụ cho tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quí báu
Chúng tôi chân thành cám ơn các giáo viên giảng dạy tại các trường trung học cơ sở và một số sinh viên trường Đại học Sài Gòn đã nhiệt tình giúp tôi thực nghiệm đề tài:
Cô Trần Thị Bổn, Cô Vũ Thị Hạnh giáo viên trường Thực nghiệm sư
phạm, Quận 5;
Thầy Tạ Minh Khang, Cô Võ Thị Xuân Yến giáo viên trường Bình Trị
Đông, Quận Tân Phú;
Cô Nguyễn Thị Phương, giáo viên trường Bình Hưng Hoà, Quận Tân Phú;
Cô Lê Thị Màu, giáo viên trường Phong Phú, Quận Bình Chánh;
Sinh viên Lê Thanh Hiệp, Lê Việt Hùng, Trần Lợi Lợi lớp Hoá K05; Châu
Nguyễn Hồng Dung, Lê Đức Vân Sơn lớp Hóa K06;
Tập thể giáo viên lớp Đại học hóa K14 trường Đại học Sài Gòn
Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2008
Ngô Huyền Trân
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời gian dài nhà trường chúng ta chỉ sử dụng các bài tập tự luận cho học sinh (HS) trong dạy học và thi cử Gần đây với những ưu điểm của phương pháp TN, nhiều môn thi tốt nghiệp và tuyển sinh từ 2006- 2007 đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan, như: Anh văn , lý, hóa, sinh v.v
HS cũng thường được làm quen với phương pháp trắc nghiệm (TN) qua rất nhiều trò chơi trên truyền hình, như: Rồng vàng, Ai là triệu phú, Đấu trường
100, Đường lên đỉnh Olympic, Hành trình văn hóa …
Sự thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá này đã làm thay đổi phần nào phương pháp dạy học ở nhà trường nói chung và môn hóa học nói riêng
Số lượng bài tập TN cho môn hóa học 9 được biên soạn khá nhiều, nhưng việc sử dụng chúng chưa được phổ biến vì một số khó khăn sau:
- Giáo viên (GV) đã rất quen với bài tập tự luận, nay chuyển sang TN đòi hỏi nhiều công sức và thời gian để sưu tầm, biên soạn, in ấn, photo, cách trộn
đề, mẫu biểu chấm, thang điểm v.v…
- Các bài tập chưa có sự phân loại theo yêu cầu của quá trình dạy học, một số bài tập chưa phù hợp với đa số HS lớp 9
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, GV có thể sử dụng các phần mềm để soạn, lưu trữ bài tập theo chủ đề, đưa các bài tập TN vào bài giảng, tạo các đề kiểm tra trên máy để sử dụng trên lớp hoặc giao cho HS về nhà, nhằm giảm nhẹ lao động của GV và tăng cường khả năng tự học của HS
Những lý do trên thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài
tập, sử dụng một số phần mềm để dạy học và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho phần hóa học vô cơ lớp 9”
Trang 52 Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Emptest (EMP), Violet biên soạn câu TN tạo ngân hàng câu TN, mẫu đề kiểm tra TN khách quan phần hóa học vô cơ lớp 9, mẫu phiếu làm bài và chấm TN, tìm con đường thuận lợi nhất để đưa bài tập TN vào thực tiễn dạy học nhằm giảm nhẹ lao động cho GV, tăng cường khả năng
tự học và gây hứng thú học tập cho HS
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: bài tập TN khách quan hóa học vô cơ 9
Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở (THCS)
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về phương pháp TN và biên soạn bài tập TN cho
các chương I, II, III (hóa học vô cơ) lớp 9
Thực nghiệm sư phạm các câu hỏi, các đề kiểm tra đã biên soạn
Đánh giá kết quả nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu sách giáo khoa hóa 9;
các sách viết về: TN, bài tập hóa học lớp 9
Phương pháp thực nghiệm:
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm
- Điều tra, phỏng vấn
- Xử lý, thống kê
Trang 66 Giới hạn của đề tài
Do điều kiện có hạn, chúng tôi chọn ngẫu nhiên một số bài tập TN và mẫu
đề kiểm tra trong nội dung câu TN và đề TN được biên soạn để thực nghiệm
sư phạm nhằm kiểm định giả thiết khoa học
7 Giả thuyết khoa học
GV có thể sử dụng phần mềm EMP và Violet để soạn hoặc sao chép bài tập TN theo từng chủ đề, tạo ngân hàng câu TN và các đề TN phù hợp với quá trình dạy học Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ giảm nhẹ sức lao động của GV trong việc soạn, chấm bài kiểm tra TN và góp phần đổi mới phương pháp dạy học
8 Phạm vi thực nghiệm
Một số trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh:
Thực nghiệm sư phạm (Quận 5)
Bình Trị Đông (Quận Tân Phú)
Bình Hưng Hòa (Quận Tân Phú)
Một số HS các trường Phong Phú (Quận Bình Chánh), Ngô Quyền
(Quận Tân Bình), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 3)
9 Điểm mới của đề tài
Làm sáng tỏ lý luận về TN trong dạy học hóa học 9, giúp GV hóa học
có thể tự biên soạn bài tập, nắm các phương pháp đánh giá đơn giản một câu TN và một bài kiểm tra TN
Hướng dẫn chi tiết cách thiết kế bài tập TN trên phần mềm Violet, cách
sử dụng phần mềm EMP để soạn câu TN tạo đề kiểm tra TN và cách làm bài kiểm tra TN trên các phần mềm Violet và EMP
Biên soạn, lưu trữ 500 câu bài tập (3 chương hóa học vô cơ 9), các bài tập có phân loại, sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời có hướng dẫn
Trang 7giải các bài tập định lượng, rất thuận lợi cho GV sử dụng trong quá trình dạy học.
Chương 1: 6 đề; Chương 2: 2 đề; Chương 3: 4 đề
Thiết kế ngân hàng đề kiểm tra 15 phút trên máy, cụ thể:
Chương 1: 40 đề ; Chương 2 : 20 đề: ; Chương 3: 20 đề
Thiết kế phiếu làm bài và chấm TN TN
Sử dụng phần mềm Violet, thiết kế 244 câu TN gồm các dạng: câu hỏi
nhiều lựa chọn, câu đúng sai, câu ghép đôi, câu điền khuyết, bài tập ô chữ
Cụ thể:
Chương 1:142 câu; Chương 2:56 câu; Chương 3:46 câu
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
1.1 Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
1.1.1 Khái niệm
Theo [22, tr.9-10]:
“ TN khách quan (TNKQ) là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của HS bằng hệ thống câu hỏi TN khách quan
TN tự luận (TNTL) là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc
sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, HS trả lời dưới dạng bài viết bằng
ngôn ngữ của mình trong một khoảng thời gian định trước”
1.1.2 Ưu nhược điểm của trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm
tự luận
Chúng ta không thể khẳng định rằng phương pháp TN nào là tốt nhất, tùy
vào trường hợp cụ thể, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm nổi bật được
trình bày trong Bảng 1.1 [25, tr.9]:
Bảng 1.1 Bảng so sánh TNKQ và TNTL
ƯU ĐIỂM NỘI DUNG
TNKQ TNTL
2 Đánh giá khả năng diễn đạt, tính sáng tạo X
3 Đánh giá kĩ năng viết, kĩ năng trình bày X
5 Đề thi phủ kín môn học X
7 Khách quan trong chấm thi, độ tin cậy cao X
8 Ra nhiều đề thi có độ khó tương đương X
9 Hạn chế học tủ X
10 Dễ đánh giá sự tiến bộ người học X
Trang 9Theo tác giả Lâm Quang Thiệp [25, tr.11] và Dương Thiệu Tống [26, tr 10-11-12]:
Phương pháp TNKQ nên dùng trong những trường hợp sau:
Khi số HS cần kiểm tra quá đông;
Khi muốn chấm bài nhanh;
Khi muốn có điểm số đáng tin cậy không phụ thuộc vào người chấm;
Hạn chế sự gian lận trong thi cử;
Muốn kiểm tra phạm vi kiến thức rộng, hạn chế học tủ, học vẹt và hạn
chế tối đa sự may rủi
Phương pháp TNTL nên dùng trong các trường hợp sau:
Khi thí số lượng HS không quá đông;
Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt;
Khi muốn tìm hiểu ý tưởng, phát huy tính sáng tạo của HS;
Khi có thể tin tưởng vào khả năng chấm bài của GV là chính xác;
Khi không có nhiều thời gian để soạn đề nhưng có nhiều thời gian
chấm bài
1.1.3 Các hình thức câu trắc nghiệm khách quan và nguyên tắc biên
soạn câu trắc nghiệm
Theo tác giả Dương Thiệu Tống [26, tr.47]:
“Các câu hỏi TN có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau
Hình thức nào cũng có những ưu điểm của nó, và vấn đề quan trọng đối với
người soạn thảo là biết công dụng của mỗi loại để lựa chọn hình thức câu TN
nào thích hợp nhất cho việc khảo sát khả năng hay kiến thức mà ta dự định đo
lường”
Đa số các tác giả đều phân chia các câu TN thành 4 loại theo Bảng 1.2:
Trang 10TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu TN
đúng sai
Câu TN nhiều lựa chọn
Câu ghép đôi
Câu điền khuyết
Bảng 1.2 Phân loại câu trắc nghiệm
1.1.3.1 Câu trắc nghiệm đúng – sai
C Bột CuO tác dụng được với nước tạo thành Cu(OH)2 x
D Al2O3, ZnO có thể tác dụng được với dung dịch bazơ
b Ưu nhược điểm của loại câu hỏi đúng – sai
Ưu:
Đây là câu hỏi đơn giản nhất để TN kiến thức về những sự kiện;
Ít tốn thời gian
Nhược:
Có sự may rủi, sự đoán mò đúng đến 50%, độ tin cậy thấp
Gây tác dụng ngược vì HS có thể nhớ những câu phát biểu sai
Phân tích: Trong câu TN trên,
Trang 11 Câu A, GV lấy nguyên văn có sẵn trong sách giáo khoa hóa 9, câu hỏi
này không đánh giá trình độ HS Chỉ nên dùng khi cần HS thuộc một số kiến thức cơ bản nào đó
Câu D, GV dựa vào nguyên văn nội dung trong sách giáo khoa hóa 9,
nhưng có biến đổi chút ít Sự đầu tư vào câu hỏi không nhiều
Câu B và C, GV có sự đầu tư, chỉ cần dựa vào tính chất hóa học, GV
có thể xây dựng được một câu hỏi đúng sai Vì vậy không cần nhiều thời gian, GV có thể soạn rất nhiều loại câu hỏi này
c Nguyên tắc biên soạn loại câu hỏi đúng – sai
Các câu hỏi loại đúng – sai chỉ nên mang một ý tưởng chính yếu, không
nên có hai hay nhiều ý tưởng trong mỗi câu
Tránh dùng những chữ như: “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ”,
“không thể được”, “chắc chắn”, vì các câu mang các từ này thường có triển vọng sai Ngược lại, những chữ như: “thường thường”, “đôi khi”, “ít khi” lại hay đi đôi những câu trả lời đúng
Viết đúng văn phạm Tránh để HS chọn “sai” chỉ vì cách diễn đạt của
GV không chính xác
Không nên trích nguyên văn câu hỏi từ sách giáo khoa, nên diễn tả lại
các điều đã học dưới dạng những câu mới và yêu cầu áp dụng kiến thức đã học
Tránh để HS đoán câu trả lời đúng nhờ chiều dài câu hỏi Số câu đúng
và số câu sai nên gần bằng nhau
1.1.3.2 Câu điền khuyết
Trang 12nước kim loại oxit axit, axit, bazơ
Ví dụ: Hãy chọn các từ thích hợp điền vào những chỗ trống sau:
a) Trong một chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì: Số electron ở lớp
ngoài cùng của nguyên tử …(tăng dần)…từ 1 đến 8 Tính kim loại của các nguyên tố …(giảm dần)…, đồng thời tính phi kim… (tăng dần) …
b) Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: Số lớp electron của nguyên tử …(tăng dần)…, tính kim loại của
các nguyên tố …(tăng dần)… đồng thời tính phi kim của các nguyên tố
…(giảm dần)…
- Với loại câu điền khuyết, GV không cần phải tốn thời gian soạn câu,
GV lấy nguyên nội dung trong sách giáo khoa hóa 9, chỉ cần bỏ đi một số từ khóa quan trọng
- HS chỉ cần thuộc nội dung bài học có thể trả lời, tuy nhiên với câu hỏi này, cũng sẽ gây khó khăn cho những HS chưa hiểu kĩ bài, có thể nhầm lẫn giữa các từ khóa
a.2 Câu điền khuyết có sẵn từ khóa
Ví dụ 1: Số từ khóa cho sẵn và bằng với số từ trong đáp án
Chọn các từ thích hợp vào các ô trống trong các câu sau:
Oxit bazơ là oxit của …(1)…và tương ứng với một …(2)… Oxit bazơ tác dụng với …(3)…tạo thành dung dịch bazơ (kiềm), tác dụng với …(4)….tạo thành muối và nước, tác dụng với …(5)…tạo thành muối
Trường hợp này, HS chỉ cần điền đúng một số ô trống, là có thể đoán được các từ khóa còn lại phải điền vào Như vậy xác suất đoán mò cao
Trang 13nước, oxit bazơ, kim loại,
oxit axit oxit bazơ, axit
Ví dụ 2: Số từ khóa cho nhiều hơn số từ trong đáp án
Chọn các từ thích hợp vào các ô trống trong các câu sau:
Oxit bazơ là oxit của …(1)….và tương ứng với một …(2)… Oxit bazơ tác dụng với …(3)…tạo thành dung dịch bazơ (kiềm), tác dụng với …(4)….tạo thành muối và nước, tác dụng với …(5)…tạo thành muối
So với ví dụ 1, trường hợp này xác suất đoán mò không cao, HS có nguy
cơ sai nhiều hơn nếu như HS đó không thuộc kĩ bài học Tuy nhiên trong trường hợp có quá nhiều từ để gây nhiễu, HS sẽ mất thời gian đọc các từ khóa
b Ưu nhược điểm của câu điền khuyết
Ưu:
HS có cơ hội phát huy óc sáng kiến;
Dễ soạn câu hỏi;
Đánh giá mức hiểu biết về các nguyên lý, giải thích dữ kiện, diễn đạt ý
Chấm bài mất nhiều thời gian hơn so với các câu TN khách quan khác;
c Nguyên tắc biên soạn loại câu hỏi điền khuyết
Lời chỉ dẫn phải rõ ràng
Chỉ nên chừa trống các chữ quan trọng
Trang 14 Trong những bài TN dài có nhiều chỗ trống GV nên đánh số thứ tự các
chỗ trống để điền, khoảng cách trống nên có chiều dài bằng nhau để HS không đoán được các chữ phải trả lời
1.1.3.3 Câu ghép đôi
a Hình thức câu trắc nghiệm
Là một dạng đặc biệt của hình thức TN Trong loại này có hai cột gồm những thông tin về kiến thức người làm bài phải chọn những phương án ở hai cột để ghép với nhau cho phù hợp
a.1 Khi nội dung cần ghép ở 2 cột bằng nhau
Ví dụ 1: Hãy ghép các nội dung ở cột (I) với một nội dung ở cột (II) cho phù hợp
1 CaO tác dụng với nước
2 Dẫn từ từ khí CO2 vào cốc đựng
dung dịch nước vôi trong,
3 Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch
HNO3,
4.Cho mãnh kẽm vào dung dịch axit HCl
A xuất hiện kết tủa trắng
B không có hiện tượng gì
C xuất hiện bọt khí
D tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh, tỏa nhiều nhiệt
Đáp án: 1D; 2A; 3B ; 4C
a.2 Khi nội dung cần ghép ở hai cột không bằng nhau
Ví dụ 2: một nội dung ở cột I ghép với một nội dung cột II
1 Cho Na vào nước,
2 Dẫn từ từ khí CO2 vào cốc đựng
dung dịch nước vôi trong
3 Cho dây nhôm vào dung dịch
NaOH
4 Cho dung dịch CuSO4 vào dung
dịch NaOH,
A xuất hiện kết tủa xanh
B xuất hiện bọt khí, dung dịch tạo thành làm quỳ tím hóa xanh
C xuất hiện kết tủa trắng
D Không có hiện tượng gì
E xuất hiện bọt khí
Đáp án: 1B; 2C; 3E; 4A
Trang 15Ví dụ 3: một, hai nội dung nội dung ở cột I có thể ghép với một nội dung cột
II
1 Cho Na vào nước,
2 Dẫn khí từ từ CO2 vào cốc đựng
dung dịch nước vôi trong,
3 Cho dây nhôm vào dung dịch
NaOH,
4 Cho mãnh kẽm vào dung dịch axit
HCl,
A xuất hiện kết tủa xanh
B xuất hiện bọt khí, dung dịch tạo thành làm quỳ tím hóa xanh
C xuất hiện kết tủa trắng
D không có hiện tượng gì
E xuất hiện bọt khí
Đáp án: 1B; 2C; 3E; 4E
Ở ví dụ 3, có phương án nhiễu, mặc dù tỉ lệ đoán mò giảm nhưng HS phải tốn thời gian đọc hết các phương án, do đó số lượng câu TN giảm đi, nên cơ hội kiểm tra các kiến thức khác giảm
b Ưu nhược điểm của câu ghép đôi
Ưu:
Dễ viết và dễ dùng;
Giảm yếu tố đoán mò;
Có thể đo các mức trí năng khác nhau
Nhược:
Số câu ở hai cột bằng nhau, nếu HS biết được một số câu trả lời, các
câu còn lại dù không biết hết nhưng có thể đoán mò;
Số câu trả lời cột bên phải quá nhiều so với cột bên trái, HS mất nhiều
thời gian đọc
c Nguyên tắc biên soạn loại câu hỏi
Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một phần tử của cột trả lời và
phần tử tương ứng của cột câu hỏi Phải nói rõ mỗi phần tử trong cột trả lời chỉ được dùng một lần hay được dùng nhiều lần
Trang 16 Số phần tử để chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số phần tử
trong cột câu hỏi
Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ nhau
Tất cả các phần tử cùng danh sách nên nằm cùng một trang để HS đỡ
nhầm lẫn hay khó khăn khi phải lật qua lật lại một trang nhiều lần
1.1.3.4 Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
a Hình thức câu trắc nghiệm
Loại câu hỏi này gồm có hai phần: phần “gốc” và phần “lựa chọn”
Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất), còn gọi
là phần dẫn
Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) phương án trả lời cho
sẵn để thí sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất Ngoài một phương án đúng, các phương án trả lời khác trong các phương án lựa chọn phải có vẻ hợp lý đối với thí sinh, đó là những phương án “nhiễu” hay “mồi nhử”
Ví dụ 1: Tập hợp những oxit bazơ nào sau đây tác dụng được với nước ở
nhiệt độ thường:
A Al2O3, BaO, CaO, MgO B CaO, Fe2O3, BaO, Al2O3.
*C K 2 O, Na 2 O, CaO, BaO 1 D Na2O, CaO, K2O, Fe2O3.
Ví dụ 2: Tập hợp những oxit bazơ nào sau đây tác dụng được với nước ở
nhiệt độ thường:
A Al2O3, BaO, CaO, MgO B Na2O, CaO, K2O, Fe2O3.
C CaO, Fe2O3, BaO, Al2O3. *D K 2 O, Na 2 O, CaO, BaO
E CaO, MgO, BaO, Al2O3.
Khó khăn nhất khi soạn câu hỏi này chính là các phương án nhiễu Phải lựa chọn các phương án nhiễu như thế nào để hấp dẫn và hợp lý
1 Đáp án đúng của câu hỏi nhiều lựa chọn được in đậm và có dấu *
Trang 17b Ưu nhược điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn
Ưu:
Khi phân tích tính chất của mỗi câu hỏi, những câu nhiễu trong TN
nhiều lựa chọn giúp người học tránh những sai lầm thường mắc phải, đồng thời giúp GV điều chỉnh nội dung dạy học cho sát đối tượng
Độ tin cậy cao Yếu tố đoán mò giảm khi số phương án lựa chọn tăng
Khó soạn câu hỏi, tốn kém nhiều thời gian, tốn nhiều giấy để in
Đôi khi các câu TN không có bề sâu, thang điểm bằng nhau không
công bằng giữa các câu
Bản thân câu TN khách quan bị chi phối chủ quan của người sọan đề
TN
Không cho phép người học diễn đạt ý tưởng và phát huy tính sáng tạo
c Nguyên tắc biên soạn loại câu hỏi nhiều lựa chọn
c.1 Đối với phần dẫn
Câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng, mang trọn ý nghĩa
Câu dẫn là câu nêu vấn đề cần ngắn gọn
Câu dẫn phải mạch lạc, không dùng nhiều từ phủ định
Ví dụ: Không để canxi oxit lâu ngày trong tự nhiên do canxi oxit sẽ không giữ
chất lượng vì đã tác dụng với
A oxi *B cacbon dioxit C nitơ D cacbon oxit
Sửa lại:
Trang 18Để lâu ngày trong tự nhiên, canxi oxit sẽ giảm chất lượng vì đã tác dụng với:
A oxi *B cacbon dioxit C nitơ D cacbon oxit
c.2 Đối với câu trả lời
Nên ngắn gọn, độ dài của các câu trả lời phải gần bằng nhau
Câu phải đúng, chính xác, không được gần đúng hoặc suy ra là đúng
Nên có từ 4 đến 5 phương án lựa chọn và phải chắc chắn chỉ có một
câu trả lời đúng
Vị trí câu trả lời đúng nên được đặt một cách ngẫu nhiên
Câu nhiễu phải có lý và có dạng giống câu đúng
Ví dụ: Hãy chọn câu phát biểu đúng:
*A Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau
B Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất tương tự nhau
C Nhóm gồm các nguyên tố có cùng số lớp elctron
*D Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
Ví dụ trên có 2 lỗi : Có 2 phương án A và D đúng Câu D có độ dài hơn so
với các câu khác, diễn đạt nhiều ý hơn, HS dễ đoán D là phương án đúng;
Sửa lại: Hãy chọn câu phát biểu đúng:
*A Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau
B Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất tương tự nhau và được xếp theo chiều ngang
C Nhóm gồm các nguyên tố có cùng số lớp elctron được xếp theo chiều dọc
D Nhóm gồm dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân
Trang 19 Hạn chế dùng đáp án” tất cả các câu trên đều đúng”, “tất cả các câu
trên đều sai”, “A, B đều đúng”, “A, B đều sai”
Nhân xét: Từ phân tích trên, ta có thể rút ra kết luận:
Trong qua trình biên soạn câu hỏi nhiều lựa chọn, GV nhiều kinh nghiệm
sẽ chọn những câu nhiễu hợp lý, chính HS là người đánh giá chất lượng của câu TN chính xác nhất (không phải là chuyên gia TN, những GV khác hoặc hội đồng GV)
1.2 Thiết kế bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Theo [21, tr 90- 91- 92- 93- 94]:
Yêu cầu xây dựng một bài TN theo kiểu câu hỏi nhiều lựa chọn, gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu và điều kiện làm bài TN
Mục tiêu: Xác định xây dựng bài TN để làm gì (đánh giá tiếp thu môn
học, tuyển HS giỏi, đánh giá giảng dạy của GV…)
Điều kiện: Kiểm tra phần nào của môn học, thời gian làm bài, cách
thức làm bài, cách thức chấm bài…
Bước 2: Xây dựng bảng trọng số của bài TN
Bảng trọng số thể hiện: mục tiêu từng phần và của toàn bài TN
Trước khi viết các câu TN, người ta thiết kế dàn bài TN, đó là xét đến một
ma trận ghi số câu cần kiểm tra cho mỗi nội dung và mục tiêu Một chiều thường là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, còn một chiều là các mức độ nhận thức của HS
Ví dụ: thiết kế dàn bài TN kiểm tra 15 phút cho bài 17: Dãy hoạt động hóa
học của kim loại (sách giáo khoa hóa 9)
Trang 20MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Về kiến thức:
HS nắm vững dãy hoạt động hóa học của kim loại
HS hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại
Về kĩ năng:
Vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học để xét phản ứng cụ thể của
kim loại với chất khác
Nắm vững hiện tượng phản ứng giữa kim loại với dung dịch muối
Giải được bài tập về tăng giảm khối lượng
Bảng 1.3 Bảng trọng số bài TN (Bảng ma trận hai chiều)
NỘI DUNG KIẾN THỨC MỨC ĐỘ
KIẾN
THỨC
Độ hoạt động dãy kim loại
Các phản ứng của kim loại Hiện tượng
Bước 3: Viết các câu TN
Câu 1: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động hóa học mạnh nhất ?
Câu 2: Dãy kim loại nào sao đây được sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại
giảm dần từ trái sang phải ?
A Na, Al, Mg, Fe, Ag, Cu *B Na, Mg, Al, Fe, Cu, Ag
C Na, Mg, Fe, Al, Cu, Ag D Na, Mg, Ag, Fe, Cu, Al
Câu 3: Trong các cặp chất sau đây, cặp nào tác dụng được với nhau ?
*C Fe + AgNO 3 D Cu + HCl
Trang 21Câu 4: Cặp kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch Cu(NO3 ) 2 ?
A Ag, Pb *B Fe, Zn C Cu, Al D Ag, Zn
Câu 5: Dãy các kim loại nào có thể đẩy đồng ra khỏi dung dịch tác dụng với
dung dịch CuCl 2 ?
C Na, Ag, Fe, Zn D K, Al, Fe, Zn
Câu 6: Hiện tượng gì xảy ra khi ngâm đinh Fe vào ống nghiệm chứa dung
dịch CuSO 4 ?
A Sắt bị hòa tan, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần
*B Sắt bị hòa tan một phần, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt
và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần
C Kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần
D Không có hiện tượng gì xảy ra do sắt không phản ứng với đồng sunfat
Câu 7: Hiện tượng gì xảy ra khi cho Na vào ống nghiệm chứa dung dịch
CuSO 4 ?
*A Có khí không màu thoát ra và xuất hiện chất không tan màu xanh
B Cu màu đỏ sinh ra bám vào bề mặt Na, màu dung dịch không thay đổi
C Có khí không màu thoát ra, dung dịch màu xanh chuyển dần sang
không màu
D Cu màu đỏ sinh ra bám vào bề mặt Na, dung dịch nhạt màu dần
Câu 8: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO 4 Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra, làm khô, khối lượng thanh sắt
*A tăng B giảm C không thay đổi D.không xác định được
Bước 4: Lập các đề thi TN
Các đề thi TN được lập bằng cách tổ hợp các câu hỏi TN đã soạn và được phân bố các loại câu hỏi theo bảng trọng số
Trang 22Điểm bài TN =
Tổng số câu TN * tổng số câu đúng
10
Bước 5: Tổ chức thi
Nếu tổ chức thi trên máy, mỗi thí sinh ngồi một máy
Nếu tổ chức thi trên giấy, dề thi cần in cho mỗi thí sinh 1 bản và một
phiếu làm bài trên giấy
Bước 6: Chấm bài và cho điểm
Các đề kiểm tra trên giấy thường chưa được gắn trọng số, các câu TN
đều có giá trị điểm như nhau (mặc dù chúng được đánh giá những phần kiến thức khác nhau) để thuận lợi cho người chấm Kết quả bài TN theo thang điểm 10 được tính như sau:
Tính số câu đúng
Tính điểm cho mỗi câu: thang điểm 10 chia cho tổng số câu
Điểm bài kiểm tra TN = Số câu đúng* điểm mỗi câu
Vậy điểm bài TN được tính theo công thức nêu trong Bảng 1.4:
Bảng 1.4 Tính điểm bài trắc nghệm khách quan
Thí sinh làm bài trên phiếu chấm, không nên làm bài trong đề thi
1.3 Phân tích định lượng bài trắc nghiệm
1.3.1 Tiêu chuẩn của độ khó, độ phân biệt của một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
1.3.1.1 Tiêu chuẩn của độ khó
a Độ khó của câu trắc nghiệm (P)
Theo các tác giả [21, tr 96], Dương Thiệu Tống [26, tr 130], [28, tr 166],
tỷ lệ thí sinh trả lời đúng cho ta số đo gần đúng về độ khó (độ dễ) của câu hỏi
Trang 23 Đối với câu 5 lựa chọn: [(100/5)+100]/2=60%
Đối với câu 4 lựa chọn: [(100/4)+100]/2=62,5%
Như vậy ngoài khoảng trên là câu khó hoặc câu dễ
Theo [21, tr 191], thang tiêu chuẩn độ khó P như sau:
Khoảng giá trị chấp nhận: 5% - 95%;
Rất dễ: 91% - 95 %; Dễ: 76% - 90%; Trung bình: 25% - 75%;
Khó: 10% - 24%; Rất khó: 5% - 9%
b Độ khó của bài trắc nghiệm
Theo tác giả Dương Thiệu Tống [26, tr.132]: phương pháp đơn giản để tính độ khó của bài TN là quan sát phân bố điểm số của bài TN
Nếu điểm trung bình của bài TN nằm xấp xỉ hay ngay ở trung điểm giữa điểm cao nhất và thấp nhất, thì bài TN đó thích hợp cho nhóm HS ta khảo sát Nếu điểm trung bình của bài TN cách xa trung điểm giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất thì bài TN đó khó hay quá dễ đối với nhóm HS ta khảo sát
Bảng 1.6 Tính độ khó một bài TN
TỔNG SỐ HỌC SINH (n = 45HS)
Điểm TB bài TN 2
Trung điểm giữa điểm cao nhất và thấp nhất của bài TN
2 Điểm trung bình bài TN tính theo công thức: x n i* i
x n
Trang 24Số câu đúng - 1
n - 1
* số câu sai = điểm đã hiệu chỉnh
c Hiệu chỉnh đoán mò
Theo tác giả [23, tr.62-63], sự hiệu chỉnh thường dùng cho sự đoán mò
trong bài TN có n phương án chọn là được nêu trong Bảng 1.7:
Bảng 1.7 Tính điểm đã hiệu chỉnh cho sự đoán mò
Ví dụ bài TN 100 câu , trong đó các câu TN có 4 phương án chọn, HS làm đúng 80 câu và sai 20 câu, điểm thật sự của bài TN là:
80 -
41
1
* 20 = 73,33 Điểm trên cho ta biết: trong 80 câu TN chọn đúng thì thật sự chỉ có 73 câu
là chắc chắn đúng, còn 7 câu có thể là do ngẫu nhiên chọn đúng
Số câu đúng càng nhiều (HS khá) thì hiệu chỉnh đoán mò càng ít và ngược lại, số câu đúng càng ít (HS yếu) thì hiệu chỉnh đoán mò càng cao, ví dụ:
HS làm đúng 40 câu, sai 60 câu, chỉ có là 20 câu đúng thật sự, còn 20 câu có thể là do đoán mò
(40 -
14
1
* 60 = 20) Điều này làm nhiều GV băn khoăn, TN đi kèm với sự đoán mò Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng việc áp dụng công thức trên là không cần thiết vì đánh giá bài TN ta có thể tính độ tin cậy của bài TN theo công thức
Kuder – Richardson (bảng 1.12 trang 24)
1.3.1.2 Tiêu chuẩn của độ phân biệt (độ phân cách)
Theo [21, tr 197]: “Phân bố tỷ lệ thí sinh trả lời đúng hoặc sai của các thí sinh thuộc nhóm cao và nhóm thấp cho ta số đo tương đối về độ phân biệt của câu TN”
Trang 25Theo [21], [23] và tác giả Dương Thiệu Tống, độ phân biệt được kí hiệu
D (D viết tắt của từ tiếng Anh “discrimination” [ 26, tr 154])
Theo [21, tr.97], [23, tr.28] và Dương Thiệu Tống [26, tr.123], [28, tr.155], phương pháp đơn giản để tính độ phân biệt được như sau:
Sắp bài TN theo điểm từ thấp đến cao
Lấy 27% số bài có điểm cao nhất (nhóm cao) và 27% số bài có điểm
thấp nhất (nhóm thấp)
- Ghi tần số trả lời đúng câu TN đang khảo sát của nhóm cao và nhóm thấp
Bảng 1.8 Tính độ phân biệt
Bảng 1.9 Đánh giá câu TN dựa vào độ phân biệt
CHỈ SỐ D ĐÁNH GIÁ CÂU TRẮC NGHIỆM
Từ 40 trở lên Rất tốt
Từ 30 đến 39 Khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn
Từ 20 đến 29 Tạm được, có thể cần phải hoàn chỉnh
Dưới 19 Kém, cần loại bỏ hay sửa chữa lại cho tốt hơn
Giả sử có 100 HS, làm một câu TN nhiều lựa chọn với 4 phương án chọn, trong đó các lựa chọn của thí sinh nhóm cao và nhóm thấp nêu trong
Bảng 1.10 Phân chia nhóm cao và nhóm thấp:
D = (20 – 9)*100 /27 = 40,74% Câu TN có độ phân biệt tốt
Số thí sinh nhóm cao làm đúng– Số thí sinh nhóm thấp làm đúng
Tổng số thí sinh nhóm cao (hoặc thấp)
Trang 26“Sự phân chia 27% nhóm cao và 27% nhóm thấp là tỉ lệ phần trăm tốt nhất Nhưng trong thực tế dạy học, ta không cần phải chọn chính xác số phần trăm ấy mà có thể chọn 25% hay 35% tùy theo trường hợp.” [26, tr.124] và [28, tr.156]
1.3.1.3 Tiêu chuẩn của câu nhiễu
Theo [21, tr.191]:
Có ít nhất 3% tổng số thí sinh chọn câu nhiễu (không có phương án nào
100% người chọn và không có phương án nào không có người chọn)
Câu nhiễu càng hiệu quả nếu càng nhiều thí sinh ở nhóm điểm thấp chọn
Đánh giá câu TN - Câu khó vừa phải, câu khá tốt
- Các phương án nhiễu c,d khá tốt, xem lại phương án a
Trang 27 Nhận xét: Câu c, câu d: số HS nhóm thấp làm sai nhiều hơn Các câu
nhiễu này chấp nhận được Câu a: số HS nhóm cao làm sai nhiều hơn, điều này trái với điều mong đợi
1.3.2 Độ tin cậy của bài trắc nghiệm
Theo Nguyễn Xuân Trường - Nguyễn Thị Sửu - Đặng Thị Oanh -
Trần Trung Ninh [31, tr.196] :
“Độ tin cậy của bài TNKQ là số đo sự sai khác nhau giữa điểm số bài TNKQ và điểm số thực của HS Một bài TNKQ có thể chấp nhận được nếu
nó thỏa đáng về nội dung và có độ tin cậy 0,6 r 1,00”
Theo [21, tr.198]: Giá trị của độ tin cậy càng gần 1 thì độ tin cậy của
bài TN càng cao
Theo [12, tr.167-168], [21, tr.100-101], Dương Thiệu Tống [25, tr
116-117], độ tin cậy được tính theo công thức nêu trong Bảng 1.12:
Bảng 1.12 Công thức Kuder – Richardson Tính độ tin cậy
trong đó có thể tính theo công thức nêu trong Bảng 1.13.Tính độ lệch chuẩn
k
r r: độ tin cậy; k: số câu TN p: tỉ lệ số câu trả lời đúng cho một câu (độ khó)
q = 1- p: tỉ lệ số câu trả lời sai cho một câu
2 : phương sai của bài TN
(Theo [25, tr 90] và [12, tr 168])
)1(
2 2
x x
(Theo [5, tr 39] và [17, tr 18])
)1(
Trang 28Ví dụ một bài TN 10 câu, số HS làm bài là 100 (n = 100), ta lập bảng phân
phối tần số như Bảng 1.14:
Bảng 1.14 Phân phối tần số HS đạt điểm xi
xi: điểm số của bài TN; ni : tần số thí sinh có cùng điểm số xi
- Tính phương sai 2 : Áp dụng công thức (I), tacó:
*100
40195600
4514
*100)
1(
x x
n
(Nếu áp dụng công thức II, ta có kết quả 2 như trên)
Giả sử bài TN có độ khó (p) các câu là:
2 câu p = 0,3 q=0,7 ; 2 câu p = 0,4 q=0,6 ; 2 câu p = 0,5;
2 câu p = 0,6 q=0,4,; 2 câu p = 0,7 q=0,3:
3,23,0
*7,0
*24.0
*6,0
*25,0
*5,0
*26,0
*4,0
*27,0
*3
1.4 Phân tích một số tài liệu viết về bài tập trắc nghiệm khách quan hóa
9 và thực tiễn sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan hóa 9
1.4.1 Phân tích một số tài liệu viết về bài tập trắc nghiệm khách quan hóa 9
Có rất nhiều tài liệu viết về bài tập TNKQ hóa 9, cụ thể:
Ngô Ngọc An [1]: 172 câu TN phần vô cơ 9
Ngô Ngọc An [2]: 146 câu TN phần vô cơ 9
6,099,4
3,21110
101
k r
Trang 29 Nguyễn Đức Chuy, Cao Thị Thặng [14]: 202 câu TN phần vô cơ 9
Lê Đăng Khoa [18]: 162 câu TN phần vô cơ 9
Lê Xuân Trọng [29]: 86 câu TN phần vô cơ cơ 9
Nguyễn Xuân Trường [30]: 304 câu TN phần vô cơ
Nhìn chung số câu TN khá nhiều, được sắp xếp theo các chương, bài nhưng chưa có sự phân loại theo các dạng bài tập GV khi sử dụng gặp nhiều khó khăn vì phải chọn lọc, còn HS rất khó hình thành kỹ năng giải một dạng bài tập cụ thể
Có nhiều câu TN quá khó đối với đa số HS THCS Mặt khác có nhiều bài tập TN xây dựng chưa hợp lý, không phù hợp với nội dung và thời điểm sử dụng Một số ví dụ phân tích dưới đây sẽ làm sáng tỏ nhận định trên
1.4.1.1 Nội dung bài tập chưa phù hợp
Ví dụ 1: [1, tr 22] “Oxit của kim loại R ở mức hóa trị thấp chứa 22,56% oxi,
ở mức hóa trị cao chứa 50,48% oxi Hai oxit của kim loại R là công thức nào
C FeO và Fe 2 O 7 D Kết quả khác ”
Đây là một bài tập tác giả viết trong chương 1 hợp chất vô cơ lớp 9 Trong chương trình lớp 9, ở giai đoạn này HS chưa học về viết công thức hóa học của hợp chất oxit cao nhấp và thấp nhất
Loại bài tập này phù hợp cho HS đầu chương trình lớp 10
Phương án nhiễu C là một phương án nhìn vào thấy sai ngay
Ví dụ 2: [1, tr 45] “ Có những khí độc hại sau: H 2 S, CO 2 , SO 2 , Cl 2 Có thể dùng những chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất :
Bài tập này tác giả viết cho ôn tập chương 2, là chương kim loại, do đó HS chưa có kiến thức Cl2 tác dụng với nước vôi trong
Trang 30Ví dụ 3: [30, tr 56] “ Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng thu được 2,24 lýt NO ở đktc Mặt khác cho m gam hỗn hợp này phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 2,8 lít H 2 (đktc) Giá trị của m là: A 8,3 g; *B 4,15 g; C 4,5 g; D.6,9 g; E 7 g ”
Về phương pháp giải bài tập này hoàn toàn không khó nhưng cái khó trong bài là nội dung kiến thức về hóa các em chưa học tới
Nội dung bài tập trên không phù hợp với kiến thức HS lớp 9 HS 9 mới học phản ứng giữa kim loại với axit giải phóng khí hiđro, và phản ứng của kim loại với axit sunfuric đặc giải phóng khí SO2 Kiến thức hóa trong bài trên là cho HS lớp 11
Bài tập này tác giả đưa vào nội dung chương III kim loại (bài 19 sắt) hóa học 9 không phù hợp
1.4.1.2 Nội dung quá khó và dài
Ví dụ 1: [30, tr 17] “ Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được dung dịch A Cô cạn dung dịch A thu được (m+ 62) gam muối khan Nung hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là :
*A (m + 8) B (m + 16) C (m + 4) D.(m + 31)”
Bài tập trên không phù hợp cho HS 9 vì:
Phản ứng giữa kim loại với HNO3 và phản ứng nhiệt phân muối nitrat
là kiến thức hóa thuộc chương trình lớp 11
Nội dung bài tập trên khó và dài đối với HS lớp 9
Ví dụ 2 : [2, tr 21] “ Cho 45,5 gam hỗn hợp gồm kẽm, đồng, vàng vào dung dịch HCl có dư, còn lại 32,5 gam chất rắn không tan Cũng lấy 45,5 gam hỗn trên đem đốt thì khối lượng tăng 51,9 gam Thành phần % của hỗn hợp trên
Trang 31Hãy chọn đáp số đúng ”
Nội dung tính toán dài không phù hợp với thời gian để tính toán của HS lớp 9
1.4.1.3 Độ dài các phương án chưa hợp lý
Ví dụ 1: [1, tr 48] “Nhận biết các dung dịch muối: FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 và FeCl 3 Ta có thể dùng cách nào trong các cách sau đây:
Bài tập trên, độ dài phương án B khác hẳn 3 phương án A, C, D Vì vậy
HS dễ đoán ra phương án chọn là B
1.4.1.4 Câu dẫn chưa hợp lý và quá rối
Ví dụ 1: [2, tr 45] “Cho các chất sau: FeCl 3 , MgCl 2 , CuO, HNO 3 , H 2 SO 4 ,
SO 2 , FeCl 2 , CO 2 , HCl, CuSO 4 , KNO 3 , Al, HgO, H 3 PO 4 , BaCl 2 , Al(OH) 3 Dãy chất nào sau đây chứa các chất trên phản ứng được với dung dịch NaOH ?
A FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3 *B H 2 SO 4 , SO 2 , CO 2 , FeCl 3
C HCl, CuSO4, KNO3, Al(OH)3 D Al, HgO,H3PO4, BaCl2
Bài tập trên, câu dẫn dài Ta nên sửa lại câu dẫn gọn hơn như sau:
Dãy các chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH:
A FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3 *B H 2 SO 4 , SO 2 , CO 2 , FeCl 3
C HCl, CuSO4, KNO3, Al(OH)3 D Al, HgO,H3PO4, BaCl2
Ví dụ 2: [17, tr.14] “Những oxit sau: SO 2 , CO 2 , CaO, MgO, CaO, Na 2 O,
Al 2 O 3 , NO, K 2 O Những oxit nào vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng được
(2): SO 2 , CO 2 , N 2 O 5 (3): Na 2 O, CaO, Al 2 O 3 , MgO, CuO (4): Na 2 O, CaO, K 2 O (5): CuO, Al 2 O 3 , MgO, CO, K 2 O
*A (2) (4) B (1) (2) (3) C (2) (3) (4) D (3) (5)”
Bài tập trên:
Trang 32Trùng 2 chất CaO, có lẽ do lỗi đánh máy
Nội dung dẫn quá dài, chưa rõ ràng, HS có thể hiểu theo 2 cách:
Chọn dãy chất nào vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với kiềm
Chọn một dãy chất tác dụng với nước và một dãy chất tác dụng với
kiềm Ý của tác giả theo cách thứ hai
Ví dụ 2: [2, tr 17] “Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học Biết rằng:
- A và B tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng giải phónhg khí hiđro
- C và D không có phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng
- D tác dụng với dung dịch muối của C và giải phóng C
Trang 33Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần):
Bài tập trên có 2 phương án chọn là b và c, vì trong nội dung phần dẫn không chỉ cách xác định vị trí giữa A và B
Từ những phân tích trên, chúng tôi đã phát phiếu thăm dò (3) cho 20
GV, 50 HS giải thử một số bài tập trên và một số bài tập khác trong các sách
viết về bài tập TN hóa 9, chúng tôi có kết quả nêu trong Bảng 1.15:
Bảng 1.15 Bảng nhận xét 9 câu TN
Tỉ lệ % Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Trang 341.4.2 Thực tiễn sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan, phần mềm EMP và phần mềm Violet
Qua điều tra bằng phiếu3 và phỏng vấn 55 GV, 180 HS ở các trường THCS Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Phong Phú, 5 sinh viên sư phạm khoa hóa đang học tại trường Đại học Sài Gòn, chúng tôi nhận được các kết quả
nêu trong các Bảng 1.16, 1.17, 1.18 sau:
Bảng 1.16 Mức độ sử dụng bài tập TN trên lớp
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG (%) Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên
Bảng 1.17 Mức độ yêu thích làm bài tập TN của HS
MỨC ĐỘ YÊU THÍCH (%) Không Bình thường Thích Rất thích BTTN 2.47 17.28 29.63 19.75
Trang 35Nhận xét:
Bài tập TN đang bắt đầu được sử dụng nhưng bài tập tự luận được sử dụng thường xuyên hơn Loại hình TN chưa được sử dụng thường xuyên ở trường,
đa số HS thích giải kết hợp cả hai hình thức tự luận và TN vì những lý do sau:
Ý kiến HS : Các em cho rằng việc giải bài tập tự luận sẽ giúp các em hiểu
cảm thấy nhẹ nhàng hơn và dễ hơn nhiều so với giải bài tập tự luận
Ý kiến GV: ở lớp 8 HS mới làm quen PTHH đơn giản và cụ thể Vì vậy cần
rèn cho các kĩ năng viết CTHH, PTHH, tức là cần có bài tập tự luận
Dạng bài tập nhận biết các chất hóa học, ở lớp 8 do mới nghiên cứu 2 chất cụ thể là oxi và hiđro, các em chưa nắm được cách trình bày và phương pháp Vì vậy đến lớp 9, HS cần nhiều bài tập tự luận để rèn luyện kỹ năng trình bày loại bài tập này
Các dạng bài toán dung dịch, hỗn hợp, … lớp 8 HS chưa được rèn luyện nhiều, đến lớp 9 các em mới thật sự bắt đầu được hướng dẫn kĩ Mặt khác, HS phải nắm thật vững phương pháp, phải sáng tạo tìm ra cách giải nhanh thì việc rèn luyện đến kĩ năng giải bài TN mới hiệu quả
Việc biên soạn bài tập TN đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn biên soạn bài tập tự luận
Qua điều tra bằng phiếu và phỏng vấn, các GV THCS đều cho rằng gặp rất nhiều khó khăn khi tạo nhiều đề kiểm tra TN vì chưa biết sử dụng phần mềm
TN nào, đặt biệt là EMP
Trong tài liệu [20], tác giả có đề cặp đến phần mềm Violet và EMP:
bài hơn và nắm vững kiến thức hơn, còn giải bài tập TN làm các em
Trang 36- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Violet một cách tổng quát để biên soạn các bài tập ở nhiều môn khác nhau như: toán, sinh … chưa vận dụng cụ thể vào môn hóa học và chưa đi sâu vào chương trình hóa THCS
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm EMP soạn ngân hàng câu hỏi TN cho chương trình hóa trung học phổ thông và tạo đề trên máy
Với tiện ích của hai phần mềm trên trong dạy học hóa học, chúng tôi đã phát triển tài liệu [20] thành một phần nội dung đề tài nghiên cứu
Chính những lý do đã trình bày trong phần 1.4 của chương 1, chúng tôi
quyết định:
Biên soạn một số bài tập TN theo từng chủ đề cho các bài học của chương trình hóa học vô cơ 9 sao cho phù hợp với trình độ HS, giúp GV có thể sử dụng được trong quá trình dạy học
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng:
- Phần mềm EMP: giúp GV vận dụng phần mềm vào việc biên soạn
ngân hàng câu TN trong chương trình hóa THCS, tạo đề kiểm tra trên máy và
đặc biệt là tạo đề trên giấy (tài liệu 20 chỉ hướng dẫn tạo đề trên máy chưa
thật sự phổ biến và khó áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học) là nội dung
mà GV hóa học ở trường THCS rất quan tâm
- Phần mềm Violet: vận dụng phần mềm thiết kế những bài tập TN
trong chương trình THCS với hình ảnh, màu sắc thu hút HS, giúp HS rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập TN
Trang 37Chương 2 BIÊN SOẠN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN HÓA
Mục tiêu chương:
Về kiến thức
HS biết và nắm được những tính chất vật lý, hóa học chung; mối quan
hệ về sự biến đổi hóa học giữa các loại hợp chất vô cơ, viết đúng những phương trình hóa học cho mỗi loại tính chất
Ứng dụng của mỗi loại hợp chất vô cơ trong đời sống , sản xuất
HS cần biết các phương pháp điều chế những hợp chất trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm
HS biết vận dụng tính chất hóa học để giải các bài toán hóa học
Mục tiêu bài học, ví dụ bài 1: “Tính chất hóa học của oxit – khái quát về
sự phân loại oxit”
Về kiến thức: HS cần biết:
Trang 38 Những tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những
phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất
Cơ sở để phân loại oxit là dựa vào tính chất hóa học của chúng
Về kĩ năng:
Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của oxit để giải
các bài tập định tính và định lượng
2.1.2 Xây dựng bảng ma trận hai chiều
Để biên soạn số lượng bài tập TN và xây dựng các đề kiểm tra cho phù
hợp với nội dung chương trình, người soạn cần thiết lập các bảng ma trận hai
chiều dựa vào mục tiêu của chương hoặc bài cụ thể, với một chiều là nội dung
và chiều còn lại là dạng bài hoặc mức độ nhận thức của HS
2.1.2.1 Bảng ma trận nội dung bài tập
Dựa vào mục tiêu bài 1 “Tính chất hóa học của oxit – khái quát về sự
phân loại oxit”, ta có thể xây dựng Bảng 2.1 Bảng ma trận dựa vào mục tiêu
Nhận biết
Điều chế -Tách chất
Dựa vào mục tiêu chương, mục tiêu các bài học và nội dung chúng tôi xây
dựng bảng ma trận theo hai chiều: nội dung và dạng bài tập
Sau đây là nội dung các chương:
Trang 39
Nội dung chương 1: Hợp chất vô cơ
Bài 1: Tính chất hóa học của oxit Khái quát về sự phân loại oxit
Bài 2: Một số oxit quan trọng
Bài 3: Tính chất hóa học của axit
Bài 4: Một số axit quan trọng
Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit
Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
Bài 8: Một số bazơ quan trọng
Bài 9: Tính chất hóa học của muối
Bài 10: Một số muối quan trọng
Bài 11: Phân bón hóa học
Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Nội dung chương 2: Kim loại
Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại
Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
Bài 17: Dãy hoạt động động hóa học của kim loại
Bài 18: Nhôm
Bài 19: Sắt
Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và sự bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại
Nội dung chương 3: Phi kim – Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 25: Tính chất của phi kim
Bài 26: Clo
Bài 27: Cacbon
Bài 28: Các oxit cacbon
Trang 40 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
Bài 30: Silic Công nghiệp silicat
Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 32: Luyện tập chương 3
Do đặc thù của chương 1, là chương kiến thức cơ bản, các dạng bài tập xuyên suốt cả chương trình lớp 9, vì vậy bảng ma trận kiến thức của chương
1, chúng tôi xây dựng dựa vào chủ đề theo Bảng 2.2 sau: