1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cốt truyện trong văn xuôi dân tộc và miền núi . ppt

7 327 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 209,87 KB

Nội dung

Cốt truyện trong văn xuôi dân tộc và miền núi Hàng loạt tác phẩm của Triều Ân, Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng, Sa Phong Ba, Bùi Nguyên Khiết, Đặng Quang Tình trong những thập niên 50 - 80 của thế kỉ trước có chung môtíp cốt truyện: cái mới (thường được đại diện bởi một cô gái hoặc một lớp thanh niên) đấu tranh với cái cũ (thường là ông bố, phía sau là thầy mo và những kẻ bảo thủ khác); cái mới đi tiên phong, năng động tìm tòi, dũng cảm vượt qua những cản trở, bài xích; cái cũ bị tác động, lay chuyển, dẫn đến thay đổi trong nhận thức hoặc buộc phải lùi bước trước cái mới. Từ lối mòn công thức này, nhiều cốt truyện quen thuộc, dễ đoán đã ra đời: ké Nàm bảo thủ đã bị chinh phục bởi viễn cảnh tươi sáng của vùng thủy điện Thác Bà qua lời đám thanh niên, bởi cuộc sống mới hé mở qua công cuộc khai hoang mà con gái ké cùng mọi người đang tiến hành (Ké Nàm - Hoàng Hạc); ông Lử cổ hủ phải nghĩ lại về chủ trương phá nhà cúng ma để trồng rừng ở xã mình do cô con gái học lâm nghiệp về khởi xướng, sau khi tận mắt chứng kiến những thay đổi đáng kinh ngạc ở xã khác (Lòng rừng - Sa Phong Ba); mâu thuẫn giữa bố con ông Pản về ý thức bảo vệ rừng được xoá bỏ, và ông đã hoàn toàn tỉnh ngộ sau trận cháy khủng khiếp tàn hại rừng núi quê hương (Lửa rừng - Đặng Quang Tình) Sự phân tuyến rạch ròi tốt - xấu, chính - tà và môtíp cái mới phải thắng cái cũ, ta phải thắng địch, nhân vật chính diện gặp khó khăn thường dễ vượt qua đã đem lại sự đơn điệu không chỉ riêng cho văn xuôi miền núi mà là nhược điểm chung của văn học một thời. 3. Cốt truyện theo quan niệm truyền thống bao gồm các thành phần chính là thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Hạn chế trong cốt truyện của văn xuôi dân tộc thiểu số thường rơi vào phần kết thúc (tương ứng với thành phần mở nút của cốt truyện) như bố trí sắp đặt lộ liễu, kết thúc có hậu dễ dãi. Từ những truyện ngắn xưa cũ cho đến những tiểu thuyết ra đời gần đây, Triều Ân vẫn chưa khắc phục được ý muốn chủ quan trong việc đẩy nhân vật vào những kết cục đơn giản như tác giả đã “lập trình”: chỉ sau một lời khuyên của cô Sảo, mẹ cô đã chạy đi tự thú với chủ nhiệm hợp tác xã về thói gian lận ích kỉ trong lao động tập thể của mình (Hai mẹ con); để cho nhân vật Triển được thừa kế tài sản, thì nhân vật Tháo phải chết do một tai nạn rất ngẫu nhiên ở bãi đào vàng (Nơi ấy biên thùy). Các nhân vật rõ ràng không có quy luật tự thân, chỉ biết vận động theo số mệnh do tác giả định đoạt. Hà Thị Cẩm Anh còn tỏ ra duy ý chí hơn khi để cho một số kết truyện của mình nhuốm đậm màu hồng cổ tích, như cô gái tật nguyền có khuôn mặt biến dạng được anh cán bộ tử tế thương yêu, nâng đỡ, lấy làm vợ (Như gốc gội xù xì). Ngay một tác phẩm được xem là "thể hiện rõ dấu hiệu của một tiểu thuyết hiện đại" (Lâm Tiến) như Người lang thang của Cao Duy Sơn vẫn bị giảm sức thuyết phục khi mọi nút thắt được cởi theo hướng dân gian, xưa cũ (mọi người tụ lại thành một gia đình trong cảnh đoàn viên, kẻ ác thì bỗng dưng phát bệnh dở người), hơn nữa, không ít chỗ mang nặng tính hoạt cảnh với sự bài trí không gian, thời gian cho các nhân vật xuất hiện, hành động, phát ngôn dễ dàng như trên sân khấu. Tiểu thuyết Hơ Giang của Y Điêng lại kết thúc ở dạng khác, không sa vào lối mòn cổ tích mà vẫn tạo được một “không khí có hậu” khi nhân vật chính ngã xuống nhưng tiền đồ cách mạng tươi sáng vẫn được mở ra. Đó là sự chỉ đường của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa theo tinh thần "miêu tả hiện thực một cách chân thực, lịch sử cụ thể trong quá trình phát triển biện chứng của nó". Những hạn chế trong cốt truyện do sự neo bám dai dẳng của truyền thống, do cả những giáo điều lịch sử này đã được vượt qua trong một số tác phẩm miền núi đậm chất đời tư thế sự của văn học đổi mới. Truyện ngắn của Bùi Thị Như Lan, với những kết thúc trong đau thương mất mát không gì hàn gắn nổi - cái chết do di chứng chiến tranh hoặc thiên tai, cái chết mòn khi tuổi xuân và cả cuộc đời qua đi trong kìm nén, gồng mình, nhẫn nhục - là một ví dụ. Cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, gắn với việc tổ chức các tình huống. Điều kiện tự nhiên và lịch sử với những nét đặc thù của miền núi như không gian hoang vu đầy bất trắc hiểm hoạ, xã hội trải bao thăng trầm với những số phận bi thảm éo le là miền đất vàng mời gọi nhà văn tạo dựng những tình huống độc đáo cho tác phẩm. Tâm thế của Mỵ sau khi cởi trói cho A Phủ: ở lại và chết thay cho người vừa được giải phóng, hay chạy trốn theo cùng? (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài); nỗi đau đớn của Tnú khi nấp ở gốc cây, chứng kiến cảnh vợ con hứng chịu cơn mưa gậy sắt (Rừng xà nu -Nguyên Ngọc); Pao trong tình thế tuyệt vọng chỉ còn hai lựa chọn trong vòng một giây: hoặc chịu chết bởi tay kẻ thù, hoặc liều mình nhảy xuống vực sâu với một tia hi vọng sống sót (Vùng biên ải - Ma Văn Kháng); Đàng sau lễ “tống ma gà” bị xích chân trên mảng thả trôi sông, xung quanh đầy hiểm nguy rình rập (Vãi Đàng - Vi Hồng) đều là những tình huống căng thẳng khai sinh từ những xung đột làm nền cho cốt truyện. Đó là xung đột giữa các giai cấp, lực lượng xã hội, xung đột giữa các tính cách, xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh vốn luôn tiềm tàng trong lịch sử đầy bóng tối và sương mù của miền núi. Những tình huống này cũng thường tương ứng với thành phần cao trào (hay đỉnh điểm) của cốt truyện, là sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân vật, “đánh dấu thời điểm mà xung đột của cốt truyện phát triển đến giới hạn gay gắt, quyết liệt nhất” (3) . Miền núi trong lịch sử đấu tranh cách mạng vốn không hiếm những chuyện đời dữ dội, những tình cảnh ngặt nghèo, những thử thách nghiệt ngã, những quyết định lớn lao, nhưng đáng tiếc là chưa nhiều tác phẩm tận dụng được những cơ hội vàng để tạo tình huống cho cốt truyện. Truyện Đoạn đường ngoặt của Nông Viết Toại đặt ra được tình huống khá đặc biệt (trong giờ khắc nghiêm trọng của cuộc đời, nhân vật Lưu phải lựa chọn giữa hai con đường: đi và ở, lí tưởng cách mạng và vợ con) nhưng cũng như nhiều trường hợp thiếu kinh nghiệm nghệ thuật khác, tình huống được chạm tới mà chưa được khơi sâu mài sắc nên sức căng và tính gay cấn của nó bị giảm nhẹ. Tiểu thuyết Người trong ống của Vi Hồng có tình huống đời thường mà li kì, độc đáo: nhân vật Tú (con người khắc kỉ, gạt bỏ mọi cám dỗ để theo đuổi lí tưởng riêng của mình) phải thực hiện một phong tục kì lạ là ở chung ba đêm giữa chốn nhung lụa xa hoa với người con gái quyền quý xinh đẹp, nếu không cưỡng được lòng mình mà “khai nụ, xâu hoa” thì phải cưới nàng. Tình huống thử nghiệm bản lĩnh này được tác giả thể hiện trong một thời gian nghệ thuật hết sức căng thẳng, dồn nén, có sức dẫn dụ mạnh. Tiếc rằng những tình huống như thế này không xuất hiện nhiều trong văn xuôi dân tộc thiểu số, trừ một số truyện viết về xung đột không thể hoá giải giữa người và ác thú như Người săn gấu, Cuộc báo thù cuối cùng của Cao Duy Sơn và các truyện khai thác xung đột thiện - ác, xung đột tiến bộ - lạc hậu ở núi rừng Tây Nguyên của Kim Nhất. 4. Yếu tố ngoài cốt truyện (thuộc về các thành phần trần thuật có tính chất tĩnh tại) tuy không tham gia vào hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện nhưng vẫn có sức mạnh hỗ trợ cho cốt truyện và làm tăng sức hấp dẫn của cốt truyện. Các nhà văn giàu kinh nghiệm thường quan tâm khai thác yếu tố tương đối độc lập này, giành cho nó một địa vị xứng đáng trong tác phẩm. Với văn xuôi miền núi, đó là những “đặc sản” như thiên nhiên tuyệt mĩ và các bài ca, câu chuyện dân gian huyền ảo tồn tại nhiều đời trong tâm thức các dân tộc. Cảnh rừng xà nu xanh tươi kì vĩ đầy ấn tượng, câu hát về chim đrao và chim linh, chuyện “cô tóc thơm”, “gươm ông Tú” phảng phất sương khói trong văn xuôi Nguyên Ngọc, Tô Hoài đều là những yếu tố có sức khêu gợi, liên tưởng và khái quát mạnh, soi sáng thêm chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Huyền thoại và thiên nhiên lên ngôi trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết luôn tạo khoảng thư giãn giữa mạch căng của sự kiện, gợi nhớ đến cái sâu lắng, trữ tình của thảo nguyên, hồ Ixưckun, truyền thuyết “mẹ hươu sừng” trong Cây phong non trùm khăn đỏ, Con tàu trắng của Aitmatov. Ma Văn Kháng cũng rất coi trọng yếu tố ngoài cốt truyện, thường sử dụng ở đầu tác phẩm trong phần giới thiệu vùng đất và chân dung nhân vật một cách trang trọng (như Đồng bạc trắng hoa xoè, San Cha Chải), ngoài ra là trữ tình ngoại đề có mặt với tần số cao. Trữ tình ngoại đề của Ma Văn Kháng luôn có tác dụng tích cực giúp nhà văn bộc lộ thái độ, quan điểm đối với đời sống và sự yêu ghét minh bạch đối với đám nhân vật do mình tạo ra, tuy đôi khi những lời bình luận, đánh giá trực tiếp hơi nhiều này đem lại cảm giác nhà văn đang làm thay công việc của người nghiên cứu, người tiếp nhận văn bản tác phẩm. Nguyễn Huy Thiệp cũng ưa dùng trữ tình ngoại đề, bằng việc chêm những đoạn thơ, bài hát vào giữa truyện (như bài hát của Bạc Kỳ Sinh trong Truyện tình kể trong đêm mưa), hay những triết lí, câu hỏi tưởng chừng bâng quơ, vặt vãnh nhưng luôn tạo được ma lực (chẳng hạn “Này hoa ban, một nghìn năm sau thì mày có trắng thế không?” - Những người thợ xẻ). Nếu như cốt truyện là bộ xương, thì những yếu tố “ngoài lề” như thế này là máu thịt. Chúng góp phần đắp bồi nhung tuyết cho tác phẩm. Thực tiễn văn học cho thấy những tác phẩm ưu tú thường giàu yếu tố ngoài cốt truyện, còn những tác phẩm chỉ quan tâm đến việc kể lại cốt truyện với một chuỗi sự kiện khô gầy (như một số truyện ngắn buổi đầu của các tác giả dân tộc thiểu số) sẽ không tránh khỏi sơ lược, nhợt nhạt và đôi khi không phân định được rõ rệt đường biên giữa truyện và kí. 5. Nếu lấy điểm tựa từ những tiêu chí khác nhau để phân loại, có thể thấy trong quá trình phát triển của mình, văn xuôi miền núi đã có sự làm quen với không ít những hình thức cốt truyện. Ở buổi bình minh khai vỡ của văn xuôi miền núi, loại cốt truyện chiếm ngôi vị độc tôn là loại pha trộn giữa cốt truyện trinh thám và cốt truyện kinh dị. Các truyện ngắn, truyện vừa của Thế Lữ và Tchya Đái Đức Tuấn như Đêm trăng, Vàng và máu, Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya đều mang đặc trưng của loại này. Sang giai đoạn văn học cách mạng, trong văn xuôi miền núi chủ yếu tồn tại loại cốt truyện kịch tính tập trung vào các xung đột khai thác từ hiện thực cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ. Cốt truyện kịch tính gắn với cái nhìn nhị nguyên, đặt các sự vật hiện tượng trong thế đối lập giữa thiện - ác, cao cả - thấp hèn, ánh sáng - bóng tối. Những năm gần đây văn xuôi miền núi vừa kế thừa những hình thức cốt truyện truyền thống vừa bổ sung thêm tính chất của những kiểu cốt truyện mới, chẳng hạn cốt truyện huyễn ảo (đan xen các yếu tố hoang đường với yếu tố thật) và cốt truyện ghép mảnh (được ghép từ nhiều mảnh nhỏ lại với nhau) như các truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp, Kí ức rừng xanh của Kim Nhất, Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh của Phạm Duy Nghĩa (các truyện này có sự dung hoà đặc điểm của hai loại cốt truyện trên), cốt truyện mở (có kết thúc mở, bỏ lửng, không xác định) như truyện ngắn Người săn gấu của Cao Duy Sơn, cốt truyện đa nghĩa (mang nghĩa nổi, nghĩa chìm) như truyện ngắn Thiên truyện cổ của Hồ Thủy Giang. Cũng là truyện ngắn nhưng các truyện của La Quán Miên được nén chặt trong một cấu trúc tiết kiệm, tối giản đến mức không thể bỏ một chi tiết, một câu, không thể rút gọn hơn được nữa. Đó là kiểu cốt truyện ngụ ngôn, một cách kí thác thông điệp rất dân gian nhưng cũng rất riêng của La Quán Miên. Trong khi chưa xuất hiện những tiểu thuyết miền núi có dấu hiệu mới về cách viết thì truyện ngắn tỏ ra có khả năng bén nhạy hơn trong việc làm mới hình thức tự sự của mình. Thực tiễn văn học cho thấy xưa nay mọi tìm kiếm cách tân khó thoát li khỏi cốt truyện, và truyện ngắn thường là mảnh đất thích hợp nhất cho những thử nghiệm cách tân về cốt truyện. Hiện thực miền núi trong thời kì đổi mới đã và đang mở ra những bình diện lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội cho văn học tiếp tục khai thác. Dẫu đã có những đóng góp nhất định, những hình thức cốt truyện quen thuộc với quy mô khiêm tốn trong văn xuôi dân tộc và miền núi tỏ ra chưa phát huy được hết sức tải mạnh mẽ của văn xuôi, thể loại giữ vai trò chủ lực trong thăm dò và khái quát sâu rộng các mặt đời sống. Những yếu tố ngoài cốt truyện thường gắn với thiên nhiên và vốn quý trong văn hoá dân gian ở miền núi cũng cần được tận dụng một cách hữu hiệu hơn trong việc nâng cao giá trị tư tưởng - thẩm mĩ và đắp bồi sức sống cho tác phẩm tự sự. Là một khu vực văn học có mối liên hệ rất bền chặt với truyền thống, văn xuôi dân tộc và miền núi chỉ có thể tồn tại, phát triển mạnh mẽ hơn trong sự kế thừa và đổi mới nghệ thuật cốt truyện phù hợp với những điều kiện đặc thù về không gian, thời gian và tầm đón nhận của người đọc ở miền núi . giai đoạn văn học cách mạng, trong văn xuôi miền núi chủ yếu tồn tại loại cốt truyện kịch tính tập trung vào các xung đột khai thác từ hiện thực cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ. Cốt truyện kịch. thức cốt truyện quen thuộc với quy mô khiêm tốn trong văn xuôi dân tộc và miền núi tỏ ra chưa phát huy được hết sức tải mạnh mẽ của văn xuôi, thể loại giữ vai trò chủ lực trong thăm dò và khái. xuôi miền núi đã có sự làm quen với không ít những hình thức cốt truyện. Ở buổi bình minh khai vỡ của văn xuôi miền núi, loại cốt truyện chiếm ngôi vị độc tôn là loại pha trộn giữa cốt truyện

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w