VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 1. Kết quả phân định 3 khu vực Huyện Trà Cú: - Khu vực I: Thị trấn Trà Cú. - Khu vực II: Xã Lưu Nghiệp Anh, Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Thanh Sơn. - Khu vực III: Xã Phước Hưng, Ðại An, Quảng Hữu, Hàm Giang, Ðôn Xuân, Ðôn Châu, Ngọc Biên, Long Hiệp, Tân Hiệp. Huyện Duyên Hải: Khu vực III: Xã Lạc Ngũ, Long Vĩnh, Long Khánh. Huyện Càng Long: Khu vực II: Xã Bình Phú, Phương Thạnh, Huyện Hội. Huyện Châu Thành: - Khu vực II: Xã Hoà Thuận, Lương Hoà, Thanh Lương, thị trấn Châu Thành. - Khu vực III: Xã Song Lộc, Hoà Lợi, Nguyệt Hoá, Ða Lộc, Phước Hảo. Huyện Tiểu Cần: - Khu vực I: Thị trấn Tiểu Cần. - Khu vực II: Xã Hiểu Tử, Phú Cần, Long Thới. - Khu vực III: Xã Hùng Hoà, Tập Ngãi, Tân Hoà, Hiếu Trung. Huyện Cầu Ngang: - Khu vực II: Xã Mỹ Hoà, Kim Hoà, Hiệp Hoà, Thuận Hoà. - Khu vực III: Xã Nhị Trường, Long Sơn, Thạnh Hoà Sơn, Trường Thọ. Huyện Cầu Kè: Khu vực II: Xã Phong Thạnh, thị trấn Cầu Kè, xã Phong Phú, Châu Ðiền, Hoà Ân, Tam Ngãi, Thông Hoà. Thị xã Trà Vinh: - Khu vực I: Phường I, phường VII. - Khu vực II: Xã Long Ðức, phường V, phường VI. 2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135 - Huyện Trà Cú: Xã ÐBKK: Phước Hưng, Ðại An, Quảng Hữu, Hàm Giang, Ðôn Xuân, Ðôn Châu, Ngọc Biên, Long Hiệp, Tân Hiệp, Ðịnh An. - Huyện Duyên Hải: Xã ÐBKK: Lạc Ngũ, Long Vĩnh, Hiệp Thạnh, Ðông Hải, Dân Thành. - Huyện Châu Thành: Xã ÐBKK: Song Lộc, Hoà Hợi, Nguyệt Hoá, Ða Lộc, Lương Hoà. - Huyện Tiểu Cần: Xã ÐBKK: Hùng Hoà, Tập Ngãi, Tân Hoà, Hiếu Trung, Tân Hùng, Hiếu Tử, Phú Cấn. - Huyện Cầu Ngang: Xã ÐBKK: Nhị Trường, Long Sơn, Thạnh Hoà Sơn, Trường Thọ, Kim Hoà, Hiệp Hoà. - Huyện Cầu Kè: Xã ÐBKK: Châu Ðiền, Hoà Ân, Phong Phú. - Huyện Càng Long: Xã ÐBKK: Huyền Hội, Phương Thạnh. 3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo Tính đến hết tháng 6 năm 2003, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với đồng bào Khmer, từ đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào đã có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, an ninh chính trị được giữ vững, đồng bào và sư sãi an tâm, phấn khởi và càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Ðảng và Nhà nước. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 1.1. Quan điểm phát triển - Huy động đúng mức nguồn lực các thành phần kinh tế, khai thác các nguồn lực bên ngoài để khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, bảo đảm, duy trì và phát triển kinh tế ổn định, bền vững và đảm bảo môi trường sinh thái. - Tiếp tục tổ chức lại sản xuất trên cơ sở vừa chú trọng phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ vừa phát triển sản xuất có quy mô lớn nhằm tăng nhanh sản phẩm hàng hoá có chất lượng, có lợi thế cạnh tranh. - Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông - ngư nghiệp, trong đó tập trung chỉ đạo thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, giống tốt hoá gắn với các hình thức hợp tác hoá, hình thành các tập đoàn sản xuất kinh doanh, liên kết trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, vững chắc, hiệu quả, trong đó phát triển nông nghiệp là chủ lực, thuỷ sản là mũi nhọn, đồng thời chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với sản xuất nông- ngư nghiệp nhằm tạo ra chất lượng sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nông- ngư nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. - Phát triển thị trường trong tỉnh, trong đó chú trọng phát triển thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa theo hướng mở rộng các hình thức hoạt động thương mại, dịch vụ để tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm và mở rộng thị trường mở rộng hàng hoá nhất là những mặt hàng chủ lực của tỉnh như: Gạo, thuỷ sản đông lạnh, các sản phẩm từ trái dừa khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. - Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển xã hội, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế, ổn định quy mô dân số; đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho lao động, nâng mức thu nhập cho nhân dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giảm số hộ nghèo đáng kể, chăm lo đời sống tinh thần cho nông thôn và thành thị - Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng và an ninh, tăng cường phòng chống các tệ nạn xã hội và kịp thời ngăn chặn các hoạt động của bọn tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước các cấp, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế- xã hội. 1.2. Mục tiêu chủ yếu a. Mục tiêu kinh tế - Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh ở mức 12,5% thời kỳ 2001- 2005 và 13% thời kỳ 2006- 2010. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông lâm thuỷ, đạt mức khoảng 46% GDP năm 2010. - Tích luỹ đầu tư từ GDP đạt khoảng 16,7% thời kỳ 2001- 2005, 21% thời kỳ 2006- 2010. - GDP/người năm 2005 đạt trên 6 triệu đồng và năm 2010 đạt trên 10 triệu đồng. b. Mục tiêu xã hội - Tốc độ tăng dân số 1,35% thời kỳ 2001- 2005 và 1,05% thời kỳ 2006- 2010. - Hoàn thành phổ cập giáo dục PTCS vào năm 2010; giảm tỷ lệ lưu ban, bổ học xuống còn 2%. - Ðảm bảo điện đạt khoảng 85- 90% hộ, nước sạch 90% hộ, nhà kiên cố và bán kiên cố khoảng 80%. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 2%, đối với các xã đặc biệt khó khăn giảm 4 - 5%. 2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 2.1. Mục tiêu phát triển Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá nông - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn 5 năm 1996 - 2000, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế tỉnh nhà. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cường bảo vệ môi trường. Tích cực giải quyết các vấn đề bức xúc về y tế, văn hoá - xã hội, nhất là giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ tạo được mối quan hệ gắn bó giữa Ðảng, chính quyền và nhân dân. Phấn đấu đến năm 2005 rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tạo tiền đề thuận lợi đưa tỉnh nhà phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Mục tiêu chủ yếu a. Chỉ tiêu về kinh tế - Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân hàng năm trên 12%. Ðến năm 2005, cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch tỷ trọng giá trị nông - lâm nghiệp chiếm 43,30%, thuỷ sản 16,96%, công nghiệp và xây dựng 14%, dịch vụ 25,74%. - Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế trọng yếu: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên 5,5%/năm; giá trị sản xuất thuỷ sản tăng trên 16,5%/năm; giá trị công nghiệp tăng trên 17%/năm; giá trị ngành dịch vụ tăng trên 19%/năm. - Ðầu tư phát triển toàn xã hội tăng gấp 3 lần so với thời kỳ 1996 - 2000. - Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%, đến năm 2005 đạt 95 - 100 triệu USD. - Tổng thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 8 -10%, đến năm 2005 đạt 240 tỷ đồng, phấn đấu đạt 280 tỷ đồng, tăng 1,86 lần so với năm 2000. - Chi ngân sách tăng bình quân hàng năm 7 - 8%. b. Các chỉ tiêu xã hội - Tỷ lệ học sinh THCS đi học trong độ tuổi đạt 80%, tỷ lệ học sinh THPT đi học trong độ tuổi đạt 41% vào năm 2005. Thực hiện phổ cập giáo dục THCS đến năm 2005 có 7 phường, 9 thị trấn và 70% số người trong độ tuổi ở các xã nông thôn được công nhận hoàn thành. - Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm 0,06%. Ðến năm 2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,35%. - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đến năm 2005 còn 25%; 100% trạm y tế có bác sỹ. - Tạo việc làm, giải quyết việc làm cho 100.000 lao động, bình quân 20.000 lao động/năm, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức lên 30% vào năm 2005. - Thu nhập bình quân đầu người tăng 8,86%/năm, phấn đấu đến năm 2005 tăng trên 1,65% so với năm 2000 (tương đương 500 USD). - Tỷ lệ hộ nghèo (theo mức thu nhập dưới 150.000 đồng/người/tháng ở phường, thị trấn, dưới 120.000 đồng/người/tháng ở xã nông thôn) bình quân hàng năm giảm 2%, đến năm 2005 còn 14%. - Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 75% ở xã nông thôn và 100% ở phường, thị trấn; tỷ lệ hộ dùng nước sạch ở nông thôn đạt 80%. . VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 1. Kết quả phân định 3 khu vực Huyện Trà Cú: - Khu vực I: Thị trấn. vấn đề dân tộc và tôn giáo Tính đến hết tháng 6 năm 2003, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với đồng bào Khmer, từ đó đời sống vật chất và tinh. hội. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ tạo được mối quan hệ gắn bó giữa Ðảng, chính quyền và nhân dân. Phấn đấu đến năm 2005 rút ngắn