Trong kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Chính phủ có các Phụ lục đính kèm đề cập đến các nội dung áp dụng trực tiếp cam kết của Việt nam liê
Trang 1I Thực trạng - thách thức của pháp luật Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO:
1 Về việc “văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị” và tinh thần "thượng tôn pháp luật" của nhân dân Việt Nam:
Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Quốc hội ta đã phải ban hành 65 luật và pháp lệnh Chỉ riêng năm 2005 đã có 25 luật và pháp lệnh, những văn bản pháp lý mới nhất có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ thành viên của Việt Nam được gửi đến Ban thư ký WTO
Trong kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Chính phủ có các Phụ lục đính kèm đề cập đến các nội dung áp dụng trực tiếp cam kết của Việt nam liên quan đến 6 văn bản Luật và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung theo lội trình mà ta đã đàm phán được, liên quan đến 6 văn bản luật và 1 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Rõ ràng là một trong những thách thức lớn nhất khi gia nhập WTO là sự thử thách
về chất lượng pháp luật và năng lực thể chế Giờ đây, thực hiện những cam kết không những là nghĩa vụ mà còn là danh dự quốc gia Thực chất những "cam kết" với quốc tế không là gì khác ngoài những ràng buộc về pháp luật, luật của đất nước và luật của quốc
tế
Thế mà đúng vào lúc cần phải phát huy chức năng và thế mạnh của pháp luật thì
cơ quan thực thi pháp luật, nơi thể hiện tập trung nhất và nghiêm minh nhất sức mạnh của pháp luật là Tòa án nhân dân tối cao lại cho thấy sự yếu kém của "cán cân công lý" Một quy định mà công an hiểu thế này, viện kiểm sát hiểu thế kia, toà án hiểu thế khác, hội đồng sơ thẩm hiểu một kiểu, cuối cùng phải biểu quyết (theo báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh) Quả thật đây là một thực trạng đáng suy nghĩ và kịp thời có những quyết sách
Điều này có nguyên nhân xã hội của nó Dễ thấy nhất là cái quán tính trọng tình hơn lý vốn có sức trì kéo triền miên trong suốt chiều dài lịch sử Thậm chí ngay tại công đường mà quan tòa còn quen lối ứng xử "đã đưa đến trước cửa công, ngoài thì là lý nhưng trong là tình" Lối ứng xử ấy đối lập hoàn toàn với tinh thần "thượng tôn pháp luật", một thuộc tính của xã hội hiện đại
Nhưng ngay khi đất nước bước vào thời kỳ thực hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì biến tướng của lối ứng xử ấy lại vẫn in đậm trong thói quen vận hành guồng máy
Trang 2xã hội bằng chỉ thị, nghị quyết hơn là bằng sự công khai, minh bạch của pháp luật Sự thiếu hụt trầm trọng thẩm phán trong tòa án các cấp là hệ quả của cả quá trình chứ không
là đột xuất
Mặc dầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nhà nước pháp quyền từ
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946, nhưng mãi đến Đại hội VIII mới chính thức được đưa vào Văn kiện của Đảng Đại hội X đòi hỏi phải "xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền"
Chính vì vậy, tinh thần thượng tôn pháp luật cần được xem là nền tảng của sự vận hành guồng máy kinh tế, xã hội Và giờ đây điều đó lại là điều kiện ràng buộc của sự thành bại về kinh tế và chính trị khi chúng ta đã có những cam kết quốc tế Vì thế, "hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật" mà Đại hội X chỉ ra vừa là đòi hỏi bức xúc của cuộc sống vừa là sự đáp ứng yêu cầu gay gắt của hội nhập
Nếu như "văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị" như nhận định của học giả Đào Duy Anh (trong cuốn "Việt Nam văn hoá sử cương") thì giờ đây, nét văn hoá đó đang là một thách đố gay gắt khi đất nước đang tiến sâu vào tiến trình hội nhập quốc tế
mà tinh thần "thượng tôn pháp luật" là điểm tựa của việc thực hiện những cam kết quốc
tế mà nước ta là một thành viên
2 Sự cần thiết thay đổi hệ thống pháp luật:
Kết quả rà soát sơ bộ của Bộ Tư pháp cho thấy tổng số các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được rà soát, đối chiếu và nhận thấy có liên quan trực tiếp đến các hiệp định của WTO là 325 văn bản (43 luật; 31 pháp lệnh; 102 nghị định; 8 quyết định của Thủ tướng; 1 chỉ thị của Thủ tướng; 66 thông tư; 71 quyết định của bộ trưởng; 1 công văn của các bộ, ngành; 2 văn bản của Tòa án Tối cao)
Tổng số các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết WTO là 44 (16 luật, 1 pháp lệnh, 18 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng; 8 văn bản cấp bộ); được kiến nghị ban hành là 42 (8 luật, 3 pháp lệnh, 14 nghị định, 17 văn bản ở cấp bộ) Đó là chưa kể các văn bản cần được ban hành để thực thi quyền lợi của thành viên trong quan hệ thương mại quốc tế với các nước
Trang 3Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã ký kết gần 700 điều ước quốc tế song phương
và 130 điều ước quốc tế đa phương, tăng gần gấp rưỡi so với số điều ước quốc tế được
ký kết trong giai đoạn 10 năm trước đó
Tuy thừa nhận hiệu lực áp dụng trực tiếp của các cam kết quốc tế, nhưng Luật Điều ước quốc tế 2005 chưa giải quyết được mối quan hệ của điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước
Trong khi chờ đợi để có sự giải thích rõ ràng hơn về địa vị pháp lý của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, cần áp dụng cả khả năng mà Luật điều ước quốc tế đã tính đến là sửa đổi, bổ sung, ban hành mới luật để chuyển hóa các quy định của Nghị định thư gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam, để đem lại sự rõ ràng cho các
cá nhân, tổ chức có liên quan, cũng như để chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam
Môi trường pháp lý chưa thật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo thông lệ quốc
tế Ðể gia nhập WTO, Việt Nam phải phê chuẩn một Công ước quốc tế và xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung hơn 20 luật, pháp lệnh cho phù hợp 16 Hiệp định chính của WTO Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhưng trong các thông tư hướng dẫn của các ngành còn một số bất cập, thiếu đồng bộ Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với các doanh nghiệp nước ta Nhiều rào cản thủ tục hành chính chưa thông thoáng Ðiều đó các doanh nghiệp không thể tự tháo gỡ Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp môi trường pháp lý WTO không chỉ đơn thuần vì hội nhập kinh tế quốc tế, vì gia nhập WTO, mà thực chất là vì sự phát triển của chính nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng
Chúng ta đã chủ động đổi mới thể chế kinh tế quốc tế và quá trình này diễn ra theo hai phương thức, thứ nhất, tiệm tiến, bước đi trước tạo điều kiện cho bước sau, đảm bảo cho chúng ta giữ được sự ổn định cần thiết Vì thế mà chúng ta chủ động Những định chế của WTO rất phức tạp, nó gắn với quá trình cải cách pháp luật và thể chế trong nước
Gia nhập vào năm 2006 là đúng thời điểm vì thể chế pháp luật trong nước đã tương đối hoàn chỉnh và được điều chỉnh, nó cho phép chúng ta được chủ động bước vào
Trang 4sân chơi Tất nhiên trong quá trình đàm phán bao giờ cũng có rượt đuổi nhưng bao giờ cũng phải chủ động
Để môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO là cần thiết
II Những việc cần làm để hội nhập:
1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Xây dựng một nền tư pháp có chất lượng, trong sạch và hiệu quả cũng như cải cách nền hành chính quốc gia Khi mà đất nước đã là thành viên của những tổ chức quốc
tế đều phải tuân theo những tiêu chuẩn của tổ chức đó chứ không thể như trước đây, khi chưa phải là thành viên Vả chăng, hoàn thiện về pháp luật cũng như cải cách về hành chính là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hoá các lợi ích của quá trình hội nhập và cũng là công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của nước ta Một chi tiết nhỏ chưa hoàn thiện của hệ thống luật pháp cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của hàng trăm doanh nghiệp và đất nước trong cuộc chơi WTO
Chẳng hạn như, khi là thành viên của WTO thì trợ giúp tài chính của Nhà nước cho các doanh nghiệp bị xem là bất hợp pháp vì người ta gọi điều đó là hành vi bóp méo thương mại Bởi lẽ, sự trợ giúp đó chỉ dành cho một số ít doanh nghiệp nhà nước, tạo đặc lợi cho thiểu số nhưng lại gây hại cho cả nền kinh tế Điều đó là bất công vì đặc lợi ấy có được không từ sản xuất và sự cạnh tranh lành mạnh, công khai
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp là không thể không có, chỉ
có điều, đó là sự trợ giúp pháp lý thay vì trợ giúp tài chính trực tiếp Điều này khó hơn vì
sự trợ giúp pháp lý đòi hỏi Nhà nước phải tự thay đổi mình Phải hoàn thiện hệ thống luật pháp, phải đưa ra được chủ trương, chính sách tốt và kịp thời, đồng thời, phải nâng cao năng lực thể chế, xây dựng bộ máy đủ sức mạnh thực thi các chủ trương, chính sách ấy
có hiệu quả Cải cách hành chính, xóa bỏ tiêu cực, trước hết là tập quán xin - cho, làm trong sạch bộ máy các cấp đó là sự trợ giúp "đúng luật" để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm hình thành nhanh và đồng
bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết
Trang 5Trước hết tập trung vào soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành, bảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật; Xoá bỏ mọi hình thức bao cấp, trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá
và dịch vụ Đối với những mặt hàng hiện còn áp dụng cơ chế nhà nước định giá, phải xác định lộ trình thực hiện nhanh giá thị trường để các doanh nghiệp tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh;
Công bố công khai quy trình tác nghiệp, thời gian giải quyết công việc, người chịu trách nhiệm ở tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý là một trong những tiêu chí của xã hội "công bằng, dân chủ, văn minh" và là yêu cầu cấp bách hiện nay
Gia nhập WTO chúng ta có hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài Vì trong đàm phán WTO chúng ta có hai loại:
đa phương và song phương Với đa phương yêu cầu đầu tiên là phải minh bạch hóa chính sách Chúng ta đã trả lời hơn 3.000 câu hỏi liên quan chính sách kinh tế, đầu tư, tài chính, ngân hàng Chính vì vậy mà trong đoàn đàm phán chính phủ của chúng ta đã phải bao gồm tất cả các bộ, ngành tham gia để đảm đương được khối lượng công việc lớn, trả lời nhiều vấn đề liên quan kinh tế, thương mại Chúng ta phải có chương trình xây dựng pháp luật Gia nhập WTO chúng ta phải có các văn bản pháp luật liên quan các hiệp định, các quy định của WTO Vì vậy, chúng ta đã có một kế hoạch sửa và xây mới 25 luật và pháp lệnh Theo nhận xét chung, Việt Nam là nước đầu tiên có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh để gia nhập WTO Ðể đổi mới kinh tế, cải cách hành chính Việt Nam phải xây mới và sửa đổi 100 luật Như vậy, số văn bản phục vụ đàm phán, gia nhập WTO chỉ bằng 1/4 số văn bản luật pháp phục vụ cải cách hành chính, và đổi mới kinh tế Ðiều đó thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Ông Chủ tịch Ban công tác, các thành viên Ban công tác, kể cả đoàn Hoa Kỳ cũng đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam trong việc sửa đổi hệ thống pháp luật trong thời gian vừa qua Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam Vì họ cho rằng, nếu ViệtNam gia nhập WTO thì hệ thống pháp luật sẽ phù hợp sân chơi của thế giới và nó sẽ ổn định
Việc gia nhập WTO của Việt Nam là sự đảm bảo thống nhất hệ thống luật pháp và các quy định cũng như thủ tục hành chính trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam với các
Trang 6hiệp định WTO, và Nghị định thư gia nhập của Việt Nam Điều đó cũng có nghĩa là, chính quyền Trung ương Việt Nam phải thực thi các quy định của WTO mà việc thực thi này có thể bao gồm việc hủy bỏ các quy định pháp luật do chính quyền địa phương ban hành mà không nhất thiết yêu cầu các bên bị ảnh hưởng phải khiếu nại ra tòa Nếu Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường trước thời hạn 12 năm được nêu lên trong Nghị định thư gia nhập thì các hành vi điều tiết và các tập quán có liên quan trong các lĩnh vực nêu trên phải được giám sát dưới góc độ tuân thủ nguyên tắc của nền kinh tế thị trường
Để đảm bảo tính minh bạch, Việt Nam cũng đã chấp nhận và có nghĩa vụ thông báo kịp thời tất cả các luật, quy định và hướng dẫn sẽ hết hiệu lực Việt Nam cũng chấp nhận nghĩa vụ thông báo kịp thời tất cả các luật, quy định và các văn bản pháp luật khác
mà có ảnh hưởng tới vấn đề về hải quan, thương mại hàng hóa dịch vụ và sở hữu trí tuệ
và kiểm soát ngoại hối Không có luật, quy định, nghị định, nghị quyết, tòa án và các quyết định hành chính áp dụng chung nào sẽ có hiệu lực và được thi hành trước khi công
bố, trừ trường hợp khẩn cấp và vì an ninh quốc gia
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện có hiệu quả các cam kết mà chúng ta chấp nhận trong văn kiện gia nhập WTO, Việt Nam còn phải tiếp tục xây dựng, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách Nói cách khác là, xây dựng một chiến lược pháp luật phục vụ giai đoạn “hậu” WTO Một số nguyên tắc mới được hình thành trong giai đoạn hậu WTO như nguyên tắc đảm bảo việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không được làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Nguyên tắc thẩm định tất cả các điều ước quốc tế được đề xuất gia nhập và ký kết; Nguyên tắc kiểm tra phù hợp với các điều ước quốc tế được đề xuất ký kết hoặc gia nhập với các điều ước quốc tế về cùng một lĩnh vực mà Việt Nam là thành viên; Nguyên tắc đánh giá sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế; Nguyên tắc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Pháp luật Việt Nam tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, mà Việt Nam là thành viên hoặc dự định sẽ là thành viên, là cách tiếp cận mới trong quá trình hội nhập quốc tế Có thể nói, nguyên tắc cần tính đến điều ước quốc
tế khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được dần dần nhường chỗ cho nguyên tắc đánh giá sự tương thích của pháp luật quốc gia với chuẩn mực quốc tế Đây là bước chuyển biến to lớn về cách tiếp cận của pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, thể
Trang 7hiện sự tương đồng, không chia cắt về những quy tắc ứng xử chung giữa hai hệ thống pháp luật, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế Việc đánh giá mức độ tương thích không bắt buộc trong tất cả các trường hợp đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, mà hệ thống pháp luật quốc gia có thể vẫn giữ nguyên một số đặc thù, phù hợp với điều kiện quốc gia đó Nhưng khi phải thực hiện các cam kết quốc tế có các quy định khác với văn bản quy phạm pháp luật quốc gia, thì vẫn được ưu tiên áp dụng
Việc gia nhập WTO, sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật
về điều ước quốc tế nói riêng đã tận dụng được các cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển và tạo ra sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, nhằm thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế, chủ động hội nhập sâu rộng vào sân chơi pháp lý quốc tế Mặt thuận lợi của việc chuyển hóa các cam kết gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam là đem lại sự rõ ràng, minh bạch cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tới việc thi hành các cam kết ấy Đồng thời, điều này cũng chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam cho các đối tác WTO Hơn thế nữa, việc nội địa cũng tạo ra khả năng kiểm soát, giám sát của cơ quan lập pháp đối với việc thi hành các cam kết quốc tế, bảo đảm sự thống nhất giữa công tác xây dựng pháp luật trong nước với điều ước quốc tế-một yêu cầu đối với tất cả các nước thành viên WTO
Là thành viên của WTO, không chỉ chúng ta phải tuân thủ các cam kết của mình,
mà còn đòi hỏi cần phải có nhiều giải pháp lập pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền, phát huy vai trò của các doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh nước ta tham gia ngày càng sâu, rộng hơn vào tiến trình toàn cầu hóa Song song đó, cần phải có những giải pháp lập pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của
cơ quan công quyền, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp… Do đó, việc đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành và ban hành những văn bản mới tạo cơ sở pháp lý là vấn đề cần nên sớm thực hiện Việc Việt Nam hội nhập suôn sẻ vào nền kinh tế thế giới cần có sự tham gia của hàng nghìn luật sư thương mại có đủ trình độ trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh và quản lý nhà nước Điều đó, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ WTO, sẽ tạo điều kiện đúng đắn cho việc thông qua các chiến lược kinh doanh đúng đắn
Trang 8Dư luận quốc tế đã có những đánh giá cao về việc luật pháp Việt Nam thừa nhận nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế Điều đó thể hiện rõ lập trường, quan điểm của Việt Nam là tôn trọng thực thi các cam kết quốc tế ngay cả trong trường hợp các cam kết đó khác với chuẩn mực pháp lý của Việt Nam Nếu như nguyên tắc tính đến điều ước quốc tế khi xây dựng pháp luật là nhân tố đảm bảo cho pháp luật Việt Nam ngày càng tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về mặt nội dung thì nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế so với nội luật lại là nhân tố bổ sung nhằm bảo đảm chuẩn mực quốc tế vẫn được tôn trọng một khi pháp luật quốc gia chưa tiếp cận với pháp luật quốc tế Đây cũng là cách tiếp cận pháp luật quốc tế tương đối phổ biến của những nước bắt đầu tham gia hội nhập quốc tế bởi tính phù hợp của nó với trình độ phát triển nội tại của quốc gia
Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng và minh bạch cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm Đặc biệt, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng với Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và một số luật khác được ban hành và có hiệu lực trong năm 2006 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá kinh tế thị trường và đường lối mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
Môi trường pháp lý n ước ta chưa thật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo thông
lệ quốc tế Ðể gia nhập WTO, ta phải phê chuẩn một Công ước quốc tế và xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung hơn 20 luật, pháp lệnh cho phù hợp 16 Hiệp định chính của WTO Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhưng trong các thông tư hướng dẫn của các ngành còn một số bất cập, thiếu đồng bộ Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với các doanh nghiệp nước ta Nhiều rào cản thủ tục hành chính chưa thông thoáng Ðiều đó các doanh nghiệp không thể tự tháo gỡ Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp môi trường pháp lý WTO không chỉ đơn thuần vì hội nhập kinh tế quốc tế, vì gia nhập WTO, mà thực chất là vì sự phát triển của chính nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng
Về thủ tục hành chính, nhất thiết phải minh bạch hóa quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài; tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư; rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tư mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, các
Trang 9thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tư như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp Đồng thời, cần quan tâm xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Việt Nam cam kết tuân thủ toàn bộ các Hiệp định đã ký kết với các đối tác và WTO nói chung, tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO Theo các quy định pháp luật mới của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thống nhất, Việt Nam không áp dụng tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bãi bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng hàng nhập khẩu; bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản và trợ cấp có liên quan đến nội địa hoá
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách Trong thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã xem xét và thông qua nhiều đạo luật quan trọng, trong đó có Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài, Luật Đấu thầu, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch Điện tử, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Chứng khoán Các đạo luật mới này
sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá
bỏ các rào cản không công bằng trong đầu tư và kinh doanh
2 Xóa bỏ cơ chế điều hành bằng công văn:
Khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết không dùng công văn, thông báo và hướng dẫn để điều hành, các cơ quan chức năng chỉ được dùng văn bản quy phạm pháp luật để điều hành công việc Công văn không được coi là văn bản pháp luật Thách thức lớn nhất sẽ đến với khu vực quản lý Nhà nước, đó là việc thực hiện các cam kết về minh bạch hoá, là những cam kết sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người dân
và các doanh nghiệp
Khi đàm phán, mặc dù chúng ta đã có những quy định về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì phải lấy ý kiến công chúng, hoặc các văn bản này chỉ có hiệu lực sau khi đăng công báo, nhưng thực tế vẫn có những kiểu dùng công văn để điều hành, dùng công văn để thay thế cho văn bản quy phạm pháp luật
Chính vì vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO, trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đã ghi rõ: Chính phủ Việt Nam cam kết không dùng công
Trang 10văn, thông báo và hướng dẫn để điều hành, các cơ quan chức năng chỉ được dùng văn bản quy phạm pháp luật để điều hành công việc
Trong các buổi họp của Ban công tác WTO, đã có chỉ trích đối với việc sử dụng công văn thay chính sách Các công văn không được coi là văn bản quy phạm pháp luật
và do vậy chúng không được công bố Theo yêu cầu của Ban công tác, Việt Nam đã chấp nhận nghĩa vụ cho phép một khoảng thời gian hợp lý, không ít hơn 60 ngày, để cho các
cá nhân và tổ chức có liên quan, kể cả nước ngoài, được biết và đóng góp ý kiến trước khi các văn bản quy phạm pháp luật được thông qua
Về việc chuyển hóa các cam kết WTO vào pháp luật Việt Nam Nhìn từ góc độ sự đồng bộ của pháp luật Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã ký kết gần 700 điều ước quốc
tế song phương và 130 điều ước quốc tế đa phương, tăng gần gấp rưỡi so với số điều ước quốc tế được ký kết trong giai đoạn 10 năm trước đó Tuy thừa nhận hiệu lực áp dụng trực tiếp của các cam kết quốc tế, nhưng Luật Điều ước quốc tế 2005 chưa giải quyết được mối quan hệ của điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước Trong khi chờ đợi để có sự giải thích rõ ràng hơn về địa vị pháp lý của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, cần áp dụng cả khả năng mà Luật điều ước quốc tế đã tính đến là sửa đổi, bổ sung, ban hành mới luật để chuyển hóa các quy định của Nghị định thư gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam, để đem lại sự rõ ràng cho các cá nhân,
tổ chức có liên quan, cũng như để chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam
3 Một luật sửa nhiều luật:
Sau khi gia nhập WTO thì pháp luật Việt Nam còn một khối lượng lớn công việc phải làm trong việc điều chỉnh luật cho tương thích với các cam kết Do đó, việc đổi mới
"công nghệ" làm luật theo hướng "thiết kế trước, thi công sau" là đòi hỏi cấp bách đối với các cơ quan soạn thảo Kể cả những văn bản luật ở tầm Quốc hội cũng cần phải được tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
Đổi mới "công nghệ" làm luật, việc áp dụng kỹ thuật "một luật sửa nhiều luật" sẽ
là giải pháp đẩy nhanh nội luật hóa các cam kết của Việt Nam và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật Cách làm thông thường hiện nay là ban hành riêng lẻ từng luật thì chắc chắn rằng, quá trình này sẽ kéo dài, có quá nhiều thủ tục kéo theo sự chậm trễ trong việc thực thi các cam kết gia nhập WTO Quốc hội nên cân nhắc đưa tất cả sửa