- Công ty phải quy định số nợ tối đa cho từng khách hàng và khi khách hàng thanh toán xong nợ cũ thì Công ty mới đồng ý tiếp tục bán chịu lô hàng khác trong trường hợp khách hàng này là
Trang 1- Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà có nhận xét, đánh giá khả năng chi trả để đồng
ý hoặc không đồng ý việc bán chịu Trường hợp Công ty biết rõ khách hàng đó không còn khả năng thanh toán nữa thì kiên quyết không bán chịu cho khách hàng này
- Công ty phải quy định số nợ tối đa cho từng khách hàng và khi khách hàng thanh toán xong nợ cũ thì Công ty mới đồng ý tiếp tục bán chịu lô hàng khác (trong trường hợp khách hàng này là khách hàng thường xuyên, có đủ độ tin cậy về khả năng thanh toán)
- Các thủ tục cần thiết để có thể bán chịu như thế chấp tài sản, khế ước vay nợ nhằm hạn chế rủi ro khả năng không thu hồi được nợ của khách hàng đối với Công ty
- Ngoài ra, kế toán Công ty cần phải theo dõi thường xuyên chi tiết theo từng đối tượng khách hàng khi có nghiệp vụ bán chịu phát sinh Để từ đó có kế hoạch trong công tác thu hồi nợ đúng hạn tránh tình trạng vốn bị ứ động lâu trong khách hàng nhằm hạn chế nợ qua hạn và nợ khó đòi có thể xảy ra
Có như vậy thì việc thực hiện chính sách tăng cường bán chịu tại Công ty mới có hiệu quả và phát huy được tác dụng của nó
5/ Xây dựng chính sách chiết khấu trong thanh toán:
Trong họat động kinh doanh vấn đề chiếm dụng vốn lẫn nhau là một tấït yêu khách quan Đơn vị nào cũng muốn chiếm dụng thật nhiều vốn của đơn vị khác vì những khoản này
có chi phí sử dụng vốn thấp
Hiện nay khoản phải thu khách hàng của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu Vi vậy Công ty nên cải thiện chính sách thu hồi nợ là hợp lý
Để cải thiện chính sách thu hồi nợ, nâng cao vòng quay của vốn lưu động thì biện pháp đầu tiên là rút ngắn chu kỳ thu tiền bình quân bằng chính sách chiết khấu
Chiết khấu là khoản khấu trừ làm giảm giá trị của hóa đơn bán hàng được áp dụng đối với khách hàng nhằm khuyến khích họ thanh toán tiền hàng trước thời hạn Từ đó giảm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Trang 2được lượng vốn trong khỏan phải thu khách hàng để đưa nó vào kinh doanh trở lại nhằm đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động,tăng khả năng sinh lời của Công ty
Cơ sở của việc áp dụng chính sách chiết khấu ở Công ty là từ trước đến nay Công ty không áp dụng chính sách chiết khấu cho những khách hàng có quan hệ giao dịch lâu năm và thanh toán sớm Hơn nữa đặc tính của Công ty vừa là một doanh nghiệp sản xuất gia công, chế biến vừa là một doanh nghiệp thương mại nên các khoản mục mua bán chịu rất nhiều, do đó các khoản phải thu khách hàng thường rất lớn Thực tế trong công tác tiêu thụ và công tác quản lý công nợ phải thu khách hàng của Công ty được biết rằng có những đơn vị, tổ chức, cá nhân muốn thanh toán ngay nhưng vì Công ty không có chính sách chiết khấu, nên chỉ thanh toán một phần, phần còn lại trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng Do đó khi đưa ra chính sách chiêt khấu mức thanh toán ngay để hưởng chiết khấu sẽ tăng lên Vì vậy việc áp dụng chính sách chiết khấu là một việc làm thiết thực của Công ty
Mặt khác khi rút ngắn kỳ thu tiền còn giúp cho Công ty chấp hành nghiêm túc kỷ luật thanh toán với người cung cấp, vơi ngân hàng cũng như giảm được chi phí lãi vay Hơn nữa chính sách chiết khấu còn giúp cho Công ty giảm được nợ phải thu khách hàng, từ đó hạn chếï được thiệt hại do nợ quá hạn và nợ khó đòi
Căn cứ vào phần II, mục B: Tình hình thực tế về các khoản phải thu KH taị Công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng ta có được kỳ thu tiền bình quân của 3 năm Năm 1999 là 80 ngày, năm 2000 là 68 ngày và năm 2001 là 89 ngày Điều náy cho thấy vốn trong kỳ thu tiền binh quân luân chuyển chậm, đặc biệt là năm 2001, doanh thu sau 89 ngày mới thu được tiền Do vậy để giảm bớt vốn ứ đọng trong khoản phải thu ta cần chiết khấu cho khách hàng Vậy lãi suất bao nhiêu để phù hợp với công thức:
Lãi suất TGNH < Lãi suất chiết khấu < Lãi suất tiền vay
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Trang 3Hiện nay lãi suất ngắn hạn ngân hàng là 0,85% và lãi tiền gởi ngân hàng là 0,6% Để
Công ty không bị lỗ trong khi chiết khấu cho khách hàng, thì mức chiết khấu phải lớn
hơn 0,6% và nhỏ hơn 0,85%
Ta tiếïn hành 2 phương án:
+ Phương án 1: Trong kỳ KD đến Công ty không áp dụng chính sách chiết khấu và kỳ
thu tiền bình quân vẫn không đổi là 89 ngày
+ Phương án 2: Trong kỳ KD đến Công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu là X% cho những
khách hàng thanh toán sớm trong vòng 60 ngày
Khoản phải thu khách hàng bình quân:
Theo số liệu dự kiến doanh thu năm 2002 là 36.450.000.000 đồng Nên doanh thu ngày
bình quân trong năm là:
36.450.000.000 : 360 ngày = 101.250.000 đồng
Theo phương án I Công ty không chiết khấu cho khách hàng thì 89 ngày sau đó mới thu
được tiền
Theo phương án II giả sử Công ty áp dụng tỷ lệ chiết khấu là 0,7% (tức là 0,6% < 0,7% < 0,85%) thì khách hàng sẽ trả cho Công ty là:
101.250.000 - 101.250.000 x 0,7% = 100.541.250 đồng
Như vậy, trong 60 ngày đầu khách hàng trả cho Công ty là: 100.541.250 đồng thay vì trả
101.250.000 đ sau 89 ngày Như ta biết, nếu khách hàng không trả sớm tiền hàng cho
Công ty thì không được hưởng chiết khấu và như vậy khoản tiền đó khách hàng có thể
đem vào đầu tư mà cụ thể ở đây là gởi vào ngân hàng Nếu gởi kỳ ngắn hạn thì hằng
tháng khách hàng chỉ có thể nhận được lãi suất thấp hơn lãi suất đi vay là 0,85% Như
vậy, so với lãi suất vay ngắïn hạn ngăn hàng hiện nay 0,85% thì sẽ khuyến khích khách
hàng thanh toán sớm và hơn nưa Công ty sẽ không phải đi vay ngắn hạn ngân hàng đểí
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Trang 4chịu mức lãi suât là 0,85% trong khi tỷ lệ chiết khấu Công ty giành cho khách hàng chỉ là 0,7%
Tóm lại để đảm bảo lợi nhuận cho Công ty song cũng tạo ra sự khuyến khích cho khách hàng thì Công ty có thể áp dụng một tỷ lệ chiết khấu là 0,7%
Với tỷ lệ chiết khấu này Công ty có thể rút ngắn kỳ thu tiền bình quân,nhanh chóng thu hồi khoản nợ phải thu để đẩy nhanh vòng quay vốn Vì lợi ích của Công ty và của khách hàng là trái ngược nhau nên áp dụng chiết khấu cho khách hàng được giới hạn trong khoản: 0,6% < X% < 0,85%
Như vậy Công ty có thể tính một mức chiếït khấu trong khoản trên để vừa mang lại lợi nhuận cho Công ty mà lại khuyến khích khách hàng thanh toán sớm Khi Công ty áp dụng chính sách chiết khấu để cho khách hàng thanh toán sớm thì chi phí chiết khấu đó được kế toán Công ty mở sổ chi tiết để hạch toán vào
Hạch toán khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán sớm của khách hàng và Công ty tính ra tỷ
lệ chiết khấu mà khách hàng được hưởng như sau: (Thông tư 120 ngày 7 tháng 10 năm
1999 của BTC)
Nợ TK 811
Có TK 111,112
Có TK 131
Giả sử trong tháng 12/2001 Công ty TNHH Kim Anh được đơn vị bán chịu 1 lô hàng hải sản đông lạnh (cá, tôm, mực) Chính sách chiết khấu Công ty áp dụng cho khách hàng này là 0,7%/10 Net 30.Giá trị lô hàng hải sản đó là: 48.500.000 đ
Đến ngày thứ 10 Công ty TNHH Kim Anh thanh toán thì Công ty tính ra số tiền chiết khấu mà Công ty TNHH Kim Anh được hưởng, số tiền trả và hạch toán:
Nợ TK 811: 0,7% x 48.500.000 = 339.500 đ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Trang 5NợTK 112 48.500.000 đ
Có TK 131 48.839.000 đ
Như vậy Công ty phải tổ chức thêm sổ chi tiêt TK 811 để theo dõi chi phí chiết khấu cho khách hàng Sở dĩ ta mở sổ theo dõi chi phí cho khách hàng là do:
Chúng ta đã biết tài khoản 811 dùng để theo dõi những khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính Từ khi có thông tư 120 thì tài khoản này còn dùng để theo dõi các khoản chi phí chiết khấu cho khách hàng thanh tóan sớm Kế toán mở sổ chi tiết này để theo dõi số tiền
mà Công ty đã chiết khấu cho khách hàng là bao nhiêu, tư đo thấy được doanh nghiệp nào thường thanh toán sớm Với cách theo dõi này có thể cho ta cách nhìn tổng quát về tình hình chiết kháu của doanh nghiệp mình có khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hay không
Đồng thời với sổ chi tiết theo dõi chi phí chiết khấu ta so sánh với thu nhập do khách hàng trả chậm như thế nào
Nội dung sổ chi tiết theo dõi chi phí chiết khấu như sau:
SỔ CHI TIẾT THEO DÕI CHI PHÍ CHIẾT KHẤU CHO KHÁCH HÀNG
Ngày tháng Chứng từ Diển giải TK đối ứng Số tiền
Chi phí chiết khấu cho việc thanh toán sớm của KH,Công ty TNHH Kim Anh
Ngoài ra ta còn phải mở sổ chi phí chiết khấu do doanh nghiệp mình thanh toán trễ bị phạt (TK 821) Sổ chi tiết này cũng theo dõi tương tự như sổ chi phí chiết khấïu cho khách hàng Qua sổ này cho thấy tình hình thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp như thế nào Nếu chi phí này thấp chứng tỏ Công ty thực hiện thanh toán các khoản nợ là tốt và ngược lại
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Trang 6Song song với việc áp dụng chính sách chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm thì chúng ta cũng phải có biện pháp đối với những đơn vị thanh toán trễ hạn, nợ nần dây dưa,
cụ thể là dùng hình thức phạt tiền chậm trễ đối với những đơn vị thanh toán trễ, quá hạn quy định trên hợp đồng
6/ Một số ý kiến chung về các chỉ tiêu phân tích khỏan phải thu khách hàng:
Có một số ý kiến cho rằng:
Như chúng ta biết khi cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng thì lúc đó phản ánh vào doanh thu Nếu bán hàng thu tiền ngay thì doanh thu lúc đó gọi là doanh thu thu tiền ngay, nếu bán chịu cho khách hàng thì gọi là doanh thu bán chịu (Xem như doanh thu thuần giả định đã loại trừ các yếu tố làm giảm trừ doanh thu)
Nhưng trong thực tế thì không phải như vậy, có một số doanh nghiệp khi cung cấp (bán) sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng thì phản ánh vào doanh thu tương ứng với TK131 (Nợ TK 131, Có TK 511), sau đó mới phản ánh vào TK 111,112 như sau:
Như vậy
Doanh thu bán chịu = Doanh thu bán hàng - Số tiền đã thu của KH
Mặt khác doanh thu là chỉ tiêu phát sinh trong kỳ không bao quát cả mọi quá trình từ trước đến nay, có nghĩa là doanh thu chỉ phản ánh một kỳ mà chúng ta đang phân tích, trong khi đó số tiền đã thu khách hàng có thể là số tiền phải thu của kỳ trước chuyển sang
và khoản phải thu của kỳ này chuyển sang kỳ sau
Ví dụ : TK 131 Có số dư đầu kỳ: 10.000.000 đ
Doanh thu thuần bán hàng: 30.000.000 đ
Trong kỳ DN thu nợ được: 38.000.000 đ
Như vậy doanh thu bán chịu = 30.000.000 - 38.000.000 = -8.000.000 đ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Trang 7Do đó để đảm bảo tính thống nhất cũng như thể hiện tính chính xác chỉ tiêu này, đồng thời để đơn giản hóa trong tính toán phần tử số nên lấy doanh thu thuần bán hàng
Vì vậy, ta có công thức tính hệ số vòng quay nợ phải thu
Tóm lại, qua thực tế tìm hiểu về tình hình hạch toán và phân tích các khỏan phải thu khách hàng tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Đà Nẵng ta thấy việc ghi chép, phản ánh, hạch toán của Công ty rõ ràng cụ thể Tuy nhiên, khỏan phải thu khách hàng của Công ty trong năm 2001 là quá cao so với doanh thu Vì vậy vấn đề đặt ra là Công ty phải có những biện pháp hoặc những chính sách thế nào để năng cao hiệu quả của công tác thu hồi nợ Công ty cần quản lý tốt hơn khỏan phải thu khách hàng, phải xem xét đến biến động hằng ngày của các khoản phải thu khách hàng trên số liệu hạch toán, xác định tính chất thời gian và nguyên nhân phát sinh khoản phải thu đồng thời phát hiện mối quan hệ ràng buộc giữa Công ty đối với các đối tượng phải thu để họ có biện pháp trả nợ nhanh hơn
Ngoài ra, Công ty có thể tính ra số dư của từng tài khoản vào từng thời điểm hoặc giữa
kỳ hạch toán, phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra, đối chiếu tình hình công nợ của Công
ty với từng khách hàng
KẾT LUẬN
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều mong muốn đơn vị mình kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trong môi trường cạnh tranh Tất cả những điều đó đều phải dựa vào tình hình tài chính lành mạnh, công nợ là một yếu tố không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều muốn chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Do đó hoàn thiện công tác phải thu khách hàng sẽ giúp cho ban lãnh đạo Công ty cóú những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc thu hồi cũng như thanh toán nợ đúng hạn và đưa vốn vào lưu thông sinh lời
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Trang 8Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà Nẵng em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực tế, quá trình tìm hiểu, phân tích số liệu trên đã đưa đến nhận thức sâu sắc về công nợ nói chung và các khoản phải thu khách hàng nói riêng tại Công ty, em đã đưa ra một số ý kiến nhằm năng cao hiệu quả thu hồi nợ tại Công ty
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn quá ít, thời gian thực tập có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những sai sót Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng bạn đọc nhằm làm cho đề tài này có tính thực tiễn hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Nữ Thanh Ha,ì các thầy cô trong khoa kế toán và toàn thể các cô chú anh chị trong Công ty Cổ Phần Thủy Sản Đà Nẵng đã giúp
em hoàn thành đề tài này
Đà Nẵng, ngày 17 tháng 6 năm 2002
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thảo
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com