Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
1,64 MB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì bất kỳ một loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam … thì mục tiêu chính của mỗi doanh nghiệp đều là lợi nhuận và hiệu quả kinh tế mà quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mang lại. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải có khả năng phân tích, điều hành và quản lý doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhằm tích lũy mở rộng sản xuất, kinh doanh đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Hằng ngày, tại các doanh nghiệp luôn có nguồn vốn thu chi xen kẽ mhau. Các khoản thu là để có vốn bằng tiền để chi. Các khoản chi là để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có nguồn thu để đáp ứng các khoản chi. Dòng lưu chuyển tiền tệ diễn ra không ngừng. Có thời điểm lượng tiền thu nhiều hơn lượng tiền chi và ngược lại. Như vậy, qua sự lưu chuyển vốn bằng tiền người ta có thể kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, trong tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu, phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán đang áp dụng tại doanh nghiệp và sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế. Để theo dõi kịp thời nhanh chóng và cung cấp thông tin chính xác, với sự nhận định về việc tổ chức hoạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu nói chung và các khoản phải thu khách hàng nói riêng là những khâu rất quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp. Với tầm quan trọng như vậy, việc sử dụng làm sao, như thế nào để phát huy tính năng vốn bằng tiền và doanh nghiệp luôn có một lượng vốn dự trữ để đáp ứng kịp thời, không ứ động là yêu cầu trọng điểm quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu khách hàng” tại Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái để làm đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN TRẦN THÁI 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái 1.1.1. Giới thiệu tổng quan 1.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty - Tên công ty : Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái - Tên tiếng Anh : Tranthailands Company Limited - Tên viết tắt : Tranthailands Co.,Ltd. - Địa chỉ : 12/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. - Điện thoại : 08 38407117 Fax : 08 38402325 - Website : www.tranthai.com - Email : info@trant hai.com - Vốn điều lệ : 1.600.000.000.000 đồng - Giấy Chứng nhận ĐKKD số 0302411126, đăng ký lần đầu ngày 10/09/2001, thay đổi lần thứ 19 ngày 11/12/2014. - Người đại diện pháp luật: Ông Trần Minh Chí Chức vụ: Chủ tịch HĐTV 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển - Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái tiền thân là Công ty TNHH Trần Thái. - Là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, được thành lập vào năm 2001, giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102006433 ngày 10/09/2001. Vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ đồng; Người đại diện pháp luật là Bà Thái Ngọc Dung. - Cơ cấu góp vốn : (Đơn vị tính : 1.000.000 đ) - Công ty TNHH Trần Thái đổi tên thành Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái vào năm 2009, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302411126, thay đổi lần thứ 12 ngày 15/07/2009. Vốn điều lệ lúc này là 100 tỷ đồng. - Năm 2011, Công ty thành lập Chi nhánh Công ty TNHH Trần Thái – Trung Tâm Giao Dịch Địa Ốc tại TP. Hồ Chí Minh và hai Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. - Từ năm 2012 đến nay, vốn điều lệ của Công ty tăng lên là 1.600 tỷ đồng, cơ cấu Hội đồng thành viên và vốn góp có sự thay đổi. Người đại diện pháp luật là Ông Trần Minh Chí – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty. Trang 2 Bảng 1.1 : Cơ cấu vốn năm 2001 STT Họ và Tên Tổng giá trị góp vốn Phần vốn góp (%) 1 Thái Ngọc Dung 5.400 60% 2 Thái Ngọc Phụng 3.600 40% Tổng cộng 9.000 STT Họ và Tên Tổng giá trị góp vốn Phần vốn góp (%) 1 Thái Ngọc Dung 486.400 30,40% 2 Thái Ngọc Phụng 57.600 3,60% 3 Trần Minh Chí 1.056.000 66,00% Tổng cộng 1.600.000 - Hiện nay, Công ty có 04 công ty con là : • Công ty CP Trần Thái Cam Ranh, trụ sở tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; • Công ty TNHH MTV Trần Thái Phú Quốc, trụ sở tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. • Công ty CP VLXD&XLTM Trần Thái tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang; • Công ty Gold Foison tại Campuchia. - Ngoài ra, Công ty còn hợp tác kinh doanh, thành lập một số công ty liên doanh, liên kết như Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc; Công ty CP ĐTPT Hạ Tầng Phú Quốc; Công ty CP Du lịch U Minh; … - Tổng số Cán bộ - Nhân viên Công ty là : 45 người 1.1.2. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực sau: Đầu tư kinh doanh bất động sản, Bất động sản du lịch, khách sạn và khu nghỉ dưỡng; Dịch vụ du lịch; Trồng cây cao su và chế biến gỗ; Sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường và hàng trang trí nội thất,…. 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và bộ máy tổ chức 1.2.1 Đặc điểm hoạt động Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực: Đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản; Đầu tư, phát triển và kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng; Trồng cây cao su và chế biến gỗ; Đầu tư các lĩnh vực khác. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và nổ lực triển khai nhiều dự án xây dựng, thiết kế thi công công trình xây dựng chung cư cao tầng – cao ốc, khu dân cư,… làm phong phú thêm những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường Bất động sản trong nước. Bên cạnh đó, nhận thức được tiềm năng du lịch của Việt Nam, Trần Thái đầu tư xây dựng kinh doanh nhiều khách sạn và khu du lịch nhằm góp phần đa dạng hoá sản phẩm Bất động sản với thiết kế hiện đại nhưng vẫn đảm bảo nét đặc trưng văn hoá của từng vùng. Trang 3 Bảng 1.2 : Cơ cấu vốn năm 2012 Các dự án đã và đang thực hiện: Đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản: • Khu dân cư Trần Thái (Phước Kiển – Nhà Bè): quy mô 13,6 ha; • Khu dân cư Phú An (Thủ Đức): quy mô 2,3 ha; • Khu dân cư Nam Rạch Chiếc (Quận 2): quy mô 30 ha; • Khách sạn Le Meriden (Quận 1): quy mô 3.600 m2; • Khu dân cư biệt thự nhà vườn (Nhơn Trạch-Đồng Nai): quy mô 48 ha; • Dự án Công viên Văn hoá Đông Hồ (Hà Tiên): quy mô 26 ha. Đầu tư, phát triển và kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng: • Khu du lịch Trần Thái Nam Long (Cam Ranh): quy mô 23 ha; • Khu du lịch Gành Gió (Phú Quốc): quy mô 41 ha; • Khu du lịch sinh thái U Minh Thượng (Kiên Giang): quy mô 1.120 ha; Trồng cây cao su và chế biến gỗ: • Trồng cây cao su tại Campuchia: quy mô 17.000 ha; • Khu chế biến gỗ và Nhà máy sản xuất ván ép MDF tại Campuchia: năng suất 80.000 m2/năm. Đầu tư các lĩnh vực khác: • Nhà máy xi măng Phú Sơn • Đầu tư và phát triển hạ tầng Phú Quốc 1.2.2 Bộ máy tổ chức 1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Trang 4 Sơ sồ 1.1 : Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý Bảng 1.3: Chức năng, nhiệm vụ của Lãnh đạo và các phòng ban công ty Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên gồm 3 thành viên. - Quản lý, chỉ đạo về tất cả các hoạt động kinh doanh và công tác nội bộ doanh nghiệp. Giám sát công tác thực hiện công việc của Tổng Giám đốc và những cán bộ quản lý khác. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty. Ban Tổng Giám đốc - Chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình kinh doanh, đề ra những chính sách, chiến lược để Hội đồng thành viên thảo luận và quyết định. - Có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, đầu tư mở rộng kinh doanh theo điều lệ, quyết định chiến lược tài chính, chất lượng, xây dựng văn hóa của toàn công ty. - Quyết định nâng lương, khen thưởng, đào tạo phát triển, kỷ luật và tổ chức nhân sự đối với các cán bộ và nhân viên quản lý từ các phòng ban công ty. - Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phải báo cáo cho Hội đồng thành viên khi được yêu cầu. - Ban Tổng Giám đốc phải chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trước Nhà nước và toàn thể công ty. Phòng Tổ chức Hành chính Nhân sự - Nghiên cứu, xây dựng các nội quy, quy chế, thực hiện tiến trình phân tích và mô tả công việc cho toàn bộ cán bộ nhân viên. - Quản trị, hoạch định, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các thời điểm cụ thể theo nhu cầu của Trang 5 từng phòng ban, xí nghiệp và công ty. - Xây dựng các chính sách phúc lợi, Bảo hiểm xã hội, y tế và an toàn lao động cho toàn công ty. - Tổ chức khen thưởng, kỷ luật, sa thải, quản lý hồ sơ, lý lịch của công nhân viên, giải quyết chế độ chính sách, lao động tiền lương theo đúng bộ luật lao động. - Ghi nhận và giải quyết những thắc mắc khiếu nại, chế độ, chính sách nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu nguyện vọng của cán bộ nhân viên. - Quản lý và theo dõi các văn bản pháp lý và văn bản thông thường của công ty. - Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của doanh nghiệp. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm kê tài sản, các trang thiết bị làm việc của văn phòng định kỳ hàng năm theo quy định. Phòng Tài chính Kế toán - Chịu trách nhiệm theo dõi quản lý ngân sách, công nợ, đảm bảo thu chi hợp lý cho công ty, xác định kế hoạch kinh doanh tài chính của công ty, phân phối thu nhập, đánh giá lại vật tư hàng hóa để bảo toàn vốn, lập báo cáo kế toán theo định kỳ quy định. - Hạch toán kế toán tổng hợp từng tháng, thông báo định kỳ cho Tổng Giám đốc về tình hình tài chính của công ty. Theo dõi các quỹ và nguồn vốn của công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác quản lý tài chính, giá cả. - Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo công ty và cơ quan chuyên ngành, quyết toán theo lệnh kế toán thống kê của nhà nước. Phòng Quản lý Dự án - Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc công ty quản lý, điều hành toàn bộ các dự án của công ty. Phối hợp với Phòng Đầu tư Phát triển Dự án đề xuất các vấn đề liên quan đến việc đầu tư xây dựng các công trình mới, cải tạo các công Trang 6 trình đã xây dựng. - Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán công ty lập tiến độ nhu cầu vốn các dự án, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc công ty xét duyệt, thanh toán theo tiến độ các dự án. Lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan đến các dự án của công ty. - Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc khảo sát, thiết kế, thi công công trình thuộc dự án và thẩm định trước khi trình Ban Tổng Giám đốc công ty duyệt theo quy định. Liên hệ các cơ quan chức năng lập các thủ tục chuẩn bị đầu tư: Thi phương án thiết kế kiến trúc, thoả thuận phương án kiến trúc quy hoạch, thỏa thuận PCCC, môi sinh môi trường, trình duyệt thiết kế cơ sở, dự án đầu tư, xin giấy phép xây dựng… Phòng Đầu tư Phát triển Dự án - Tổ chức thực hiện và tham mưu cho lãnh đạo công ty các mặt công tác nghiệp vụ về Quản trị Dự án Đầu tư. - Nghiên cứu Đầu tư - Phát triển dự án. - Quản lý, đánh giá chất lượng các hồ sơ dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quy hoạch xây dựng, tư vấn thiết kế kiến trúc, tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công, tư vấn đấu thầu. - Quản lý, đánh giá tiến độ, chất lượng công trình, hạng mục công trình thi công xây dựng… Làm đầu mối trong việc tiếp nhận, tổ chức sắp xếp, xử lý thông tin trong các hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý dự án trong toàn công ty. - Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch tiến độ, kế hoạch tài chánh, kế hoạch kinh doanh. Phân tích lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh hiệu quả đối với từng dự án đầu tư. - Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, kiểm tra tiến độ, chất lượng dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quy hoạch, tư vấn thiết kế kiến trúc, tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công… Kiểm tra chất lượng thi công công trình, hạng mục công trình. Đề xuất xử Trang 7 lý hoặc điều chỉnh hồ sơ quy hoạch, bản vẽ thiết kế kiến trúc, bản vẽ thi công và các nhà thầu tư vấn, thiết kế, thi công không bảo đảm chất lượng, tiến độ, yêu cầu nhiệm vụ của chủ đầu tư. - Đề xuất trang bị, mua sắm tài sản, phương tiện, trang – thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư, các công trình hạng mục công trình thi công và các hoạt động khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý. - Chịu trách nhiệm soạn thảo, phát hành, lưu trữ, quản lý công văn, báo cáo, hồ sơ, giấy tờ tài liệu, đồ án quy hoạch, bản vẽ thiết kế kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật thi công và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan (gọi tắt là hồ sơ dự án) trong toàn công ty. Phòng Pháp lý - Tổ chức thực hiện và tham mưu cho lãnh đạo công ty các mặt công tác nghiệp vụ về nghiên cứu đầu tư - phát triển dự án; - Tham mưu các thủ tục pháp lý như: thủ tục đất đai, đền bù giải tỏa, giấy phép, hợp đồng… làm đầu mối trong việc tiếp nhận, tổ chức sắp xếp, xử lý thông tin trong các hoạt động đầu tư dự án trong toàn công ty. - Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch tiến độ, kế hoạch tài chánh, kế hoạch kinh doanh. Phân tích lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh hiệu quả đối với từng dự án đầu tư. - Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, kiểm tra tiến độ, chất lượng dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quy hoạch, tư vấn thiết kế kiến trúc. - Chịu trách nhiệm soạn thảo, phát hành, lưu trữ, quản lý công văn, báo cáo, hồ sơ, giấy tờ tài liệu, và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong toàn công ty. Phòng Kinh - Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện. Thiết Trang 8 doanh Tiếp thị lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối. Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất, phân phối… nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng. CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU BỘ PHẬN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN TRẦN THÁI 2.1 Giới thiệu chung về Phòng kế toán Do nhu cầu thiết yếu từ công việc nên Kế toán hiện đang là một bộ phận rất quan trọng và được đánh giá là không thể thiếu trong doanh nghiệp. Thông qua bộ phận kế toán, các nhà quản lý có thể theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình và từ đó đưa ra những đánh giá và hướng đi của công ty trong thời gian tới. Phòng Kế toán có chức năng quản lý sử dụng các nguồn vốn tài chính, tổ chức công tác thống kê tài chính theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạch toán tài chính của công ty và hoạch toán tài chính nội bộ; quản lý tài sản cố định và lưu động; phân tích đánh giá hiệu quả tài chính trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty. Trải qua những năm gắn bó và phát triển, Phòng kế toán ngày càng có những thay đổi tích cực trong tổ chức và quản lý, phù hợp với chiến lược và sự phát triển không ngừng của công ty. Hiện nay, phòng Kế toán Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái gồm 6 nhân viên có kinh nghiệm, vững chuyên môn, làm việc trong môi trường hòa đồng, thân thiện, tạo một khối đoàn kết và chuyên nghiệp, đáp ứng kịp thời sự phát triển của Công ty. Trang 9 2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán, chức năng nhiệm vụ của nhân viên kế toán 2.2.1.1 Hình thức bộ máy kế toán Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái lựa chọn áp dụng hình thức kế toán tập trung. Việc sử dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung tạo điều kiện thuận lợi để công ty vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, xử lý thông tin kế toán. Bộ máy kế toán được tổ chức chặt chẽ, bố trí công việc hợp lý và phù hợp chuyên môn, ít nhân viên nhưng đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán trong công ty được tiến hành tập trung tại phòng kế toán – tài chính, từ công việc ghi chép hạch toán chứng từ ban đầu, tiến hành kiểm tra, ghi chép, lưu trữ sổ sách kế toán đến thực hiện tính toán các báo cáo tài chính tổng hợp cuối cùng. 2.2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 2.2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các nhân viên kế toán Bảng 2.1: Chức năng, nhiệm vụ từng kế toán Kế toán trưởng - Có nhiệm vụ phụ trách chung, tổ chức, quản lý và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán. - Chịu trách nhiệm, theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty. - Xử lý những vấn đề tài chính và tham mưu cho BGĐ các Trang 10 Sơ sồ 2.1 : Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán [...]... mua bán hàng hoá hoặc thu tiền các khoản công nợ Thông qua sự lưu chuyển của tiền tệ, doanh nghiệp có thể kiểm tra đánh giá hoạt động kinh tế và tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp Hiện nay vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng • • Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền của Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái: Phản... của hàng hóa, dịch vụ từ doanh nghiệp sang cho người nhận, đồng thời doanh nghiệp đã xuất hóa đơn tài chính cung cấp cho người nhận hàng hóa đó Các khoản tiền nhận trước của khách hàng, tiền đặt cọc không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ và ghi nhận vào khoản “Doanh thu chưa thực hiện” CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN TRẦN THÁI... chứng từ Kế toán Tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết Tài khoản Tiền gửi ngân hàng Chứng từ gốc: Giấy báo Nợ Giấy báo Có đồ 3.4: Sơ đồ Luân chuyển chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng Sơ Ngân hàng Sổ phụ ngân hàng Khi khách hàng trả tiền hoặc công ty trả tiền mua hàng bằng chuyển khoản, ngân hàng sẽ gửi cho công ty giấy báo nợ hoặc giấy báo có, khi đó kế toán TGNH sẽ ghi vào sổ chi tiết TGNH, còn bên ngân hàng. .. sổ kế toán theo một trong các phương pháp: Nhập trước – Xuất trước Để theo dõi tình hình biến động tăng giảm của các khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng, kho bạc hoặc các công ty tài chính, kế toán sử dụng tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng 3.1.2.3.1 TK 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2 • TK1121 – Tiền Việt nam: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng. .. của pháp luật Lãi tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp (tài khoản 515) Tiền gửi ngân hàng là khoản tiền mà công ty gửi ở kho bạc, ngân hàng nhà nước, công ty tài chính, ngân hàng giao dịch… Ngoài việc dùng tiền mặt chi trả, thanh toán, các khoản chi phí phát sinh trong công ty, nó còn tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng trong công ty 3.1.2.2 Thủ tục... 3.4: Trích Sổ Tiền gửi ngân hàng tại Ngân hàng Sacombank • Trích Số từ phần mềm SAP: (minh họa mẫu sổ) Trang 35 TK đối ứng …… 13110000 … Kế toán các khoản phải thu khách hàng 3.1.3 Những vấn đề chung Trong quá trình kinh doanh của Công ty, khi Công ty đã cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán sẽ hình thành khoản nợ phải thu Ngoài ra, nợ phải thu còn phát... 3.1 Kế toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động được biểu hiện dưới hình thức là tiền tệ như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Vốn bằng tiền của đơn vị là tài sản tồn tại dưới dạng hình thức giá trị trong quá trình kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán, mua sắm vật tư hàng hoá để phục vụ cho quá trình kinh doanh, vừa là kết... chức bằng tiền mặt lập giấy đề nghị nộp tiền hoặc khách hàng nhận thông báo nộp tiền mặt, đến • công ty nộp tiền sẽ đưa cho kế toán thanh toán Bước 2: Kế toán thanh toán tiếp nhận đề nghị, lập Phiếu thu 2 liên (01 liên Kế toán lưu, 01 • liên giao cho người nộp tiền) , chuyển cho Kế toán Trưởng Bước 3: Kế toán trưởng sau khi nhận được Phiếu thu sẽ tiến hành duyệt thu và ký, và sẽ • chuyển Phiếu thu lên... tăng, giảm của vốn bằng tiền Theo dõi thu, chi, thanh toán và số dư tức thời của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền vay • • của từng tài khoản ở từng ngân hàng Tham gia công tác kiểm quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm quỹ kịp thời Ghi chép tổng hợp, chi tiết kế toán vốn bằng tiền, để từ đó phát hiện và ngăn ngừa các • trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ Tham gia xây dựng và quản lý kế hoạch tài... kế toán - mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tạm ứng, thanh toán nợ Kế toán tiền mặt, TGNH, tiền vay và thanh toán Quản lý chứng từ cũng như theo dõi tình hình thu chi tiền với ngân hàng - Cuối ngày, đối chiếu số liệu với thủ quỹ - Cuối tháng, căn cứ vào HĐLĐ và bảng chấm công, lập bảng tổng hợp thanh toán lương, trích các khoản theo lương Thanh toán lương cho người lao động Kế toán công nợ Theo dõi . doanh thu trong kỳ và ghi nhận vào khoản “Doanh thu chưa thực hiện”. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN TRẦN THÁI 3.1 Kế toán. toán nợ của doanh nghiệp. Hiện nay vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền của Công ty TNHH Bất. tài: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái để làm đề tài Báo cáo thực tập tốt nghiệp. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG