Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
510,81 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Thị trườngchứngkhoánvàvaitròcủahệ
thống ngânhàngthươngmạitrongthị
trường chứngkhoán
Lời mở đầu
Công nghiệp hoá là bước phát triển tất yếu mà mỗi dân tộc, mỗi đất nước phải trải
qua. Để công nghiệp hoá với tốc độ nhanh cần có cơ chế, chính sách và biện pháp huy
động được nhiều vốn nhất và sử dụng vốn hiệu quả. Một trong những biện pháp, đã được
nhiều nước phát triển sử dụng có hiệu quả, nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong
nước vào đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đó là thịtrườngchứng khoán. Thị
trường chứngkhoán là một định chế tài chính đặc trưng của cơ chế thị trường. Chỉ có nền
kinh tế theo cơ chế thịtrườngthì mới có thịtrườngchứngkhoán đúng nghĩa. Cũng như
hầu hết các nước có nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, xu hướng hình
thành thịtrườngchứngkhoán ở Việt Nam cũng là một tất yếu khách quan.
Ngày 20 tháng 7 năm 2000, Trung tâm giao dịch chứngkhoán (TTGDCK) thành
phố Hồ Chí Minh và cũng là TTGDCK đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được thành
lập. Như vậy, từ nay, nền kinh tế Việt Nam đã có thêm một kênh huy động vốn mới. Đây
là một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa quan trọngtrong đời sống kinh tế - xã hội của
nước ta.
Theo kinh nghiệm của các nước, những điều kiện cần thiết để thiết lập và tổ chức
vận hành có hiệu quả một thịtrườngchứngkhoán được đặt ra rất khắt khe, liên quan tới
nhiều lĩnh vực như môi trường pháp lý, chế độ tài chính kế toán, kiểm toán, trình độ cán
bộ quản lý, sự hiểu biết của công chúng… và đặc biệt là vaitròcủahệthốngngân hàng.
Hệ thốngngânhàng có một vaitrò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tạivà phát triển của
thị trườngchứng khoán. Không một nước nào trên thế giới có một thịtrườngchứngkhoán
phát triển mà lại không có một hệthốngngânhàng vững mạnh.
Chính vì lý do đó và do một số hạn chế nhất định nên tôi đã đi đến lựa chọn đề tài:
“Thị trườngchứngkhoánvàvaitròcủahệthốngngânhàngthươngmạitrongthị
trường chứng khoán”
A. Thịtrườngchứngkhoánvàvaitròcủathịtrườngchứngkhoántrong nền kinh
tế quốc dân
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vốn là một vấn đề được đặt lên
hàng đầu. Tiềm năng kinh tế của ta có, lực lượng lao động của ta dồi dào, vậy làm sao có
vốn để đầu tư khai thác, thực hiện các dự án nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước? Một trong những hướng quan trọng để giải quyết vấn đề về vốn là huy động các
nguồn vốn. Trên thực tế, có hai loại nguồn vốn cơ bản có thể khai thác, đó là nguồn vốn
trong nước và nguồn vốn nước ngoài, trong đó, huy động nguồn vốn trong nước được coi
là phương hướng chủ yếu, có vaitrò quyết định. Vốn nước ngoài có thể trong thời gian đầu
chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư nhưng cũng chỉ đóng vaitrò quan trọng. Nói đến vấn
đề huy động vốn trong nước là nói đến vaitròcủahệthốngtài chính. Vaitrò đó được thể
hiện trong việc vốn được chuyển từ nơi thừa vốn nhưng không có cơ hội đầu tư đến nơi
thiếu vốn và có nhu cầu đầu tư. Quá trình này có thể được thực hiện một cách trực tiếp từ
người có vốn đến người có nhu cầu vay bằng việc người đi vay bán cho người có vốn
những chứngkhoán (hay còn gọi là những công cụ tài chính, đó là những trái quyền,
quyền được hưởng, đối với thu nhập hoặc tài sản tương lai của người vay). Những chứng
khoán này có thể được mua đi bán lại. Thịtrường mà ở đó diễn ra việc mua bán các chứng
khoán này (bao gồm cổ phiếu và trái phiếu) gọi là thịtrườngchứngkhoán (TTCK). Như
vậy, TTCK là một định chế tài chính thông qua các công cụ cổ phiếu, trái phiếu, với nhiều
loại khác nhau, cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tín dụng, và Chính phủ,
chính quyền địa phương huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong dân, dựa vào đầu tư phát triển.
Từ lâu các nhà doanh nghiệp lớn của thế giới đã khẳng định: không thể triển khai các dự
án tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nếu không tập hợp được những nguồn vốn lẻ tẻ trong dân
chúng thành một nguồn vốn khổng lồ mà người tập hợp có toàn quyền sử dụng cho những
mục tiêu trung và dài hạn. TTCK có vaitrò đó, cái mà ngành ngânhàng với phương thức
kinh doanh “ăn chắc” không thể làm được. TTCK là “bà đỡ” cho các dự án kinh doanh
tiến bộ nhất đi vào cuộc sống, là biện pháp chủ yếu của việc giải phóng năng lực sản xuất,
cái mà hàng thế kỷ nay đã được kiểm nghiệm và được khẳng định trong hầu hết các công
ty kinh doanh thành đạt nhất của thế giới.
Chính vì vậy, trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta, việc thành lập
và phát triển TTCK là một mắt xích quan trọngtrong tổng thể các vấn đề đổi mới cơ chế
kinh tế. Nhận thức được vấn đề này, ngày 20 tháng 7 năm 2000, Trung tâm Giao dịch
chứng khoán (TTGDCK) và cũng là TTGDCK đầu tiên của Việt Nam đã được chính thức
khai trương. Nó đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam, bước phát triển mới và hoàn
thiện thêm đối với mô hình kinh tế thịtrường (KTTT) ở nước ta. Bởi lẽ, từ nay, nền kinh tế
Việt Nam đã có thêm một kênh, một công cụ và cũng chính là một định chế tài chính quan
trọng, cùng với hệthốngngânhàngvà các tổ chức tài chính khác tham gia vào hoạt động
tạo nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn, phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. TTCK không phải là sản phẩm cao cấp, hay sản phẩm đặc biệt nào của Chủ nghĩa tư
bản, mà nó chỉ là một bộ phận không thể thiếu của KTTT, đó là một hình thức phát triển
cao nhất tronghệthốngtài chính của nền KTTT. Ngày nay, vaitròcủa TTCK đã được
khẳng định là cần thiết đối với bất kỳ chế độ xã hội nào có nền sản xuất hàng hoá - kinh tế
thị trường.
1. TTCK khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi và
đầu tư
Muốn phát triển phải đầu tư. Để đầu tư, bất cứ một doanh nghiệp nào dù là khu vực
nhà nước hay là khu vực tư nhân cũng đều có hai giải pháp cơ bản:
Biện pháp đầu tiên là bản thân doanh nghiệp tự tích luỹ để đầu tư qua phân phối lợi
nhuận hàng năm. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể thực hiện được ở những doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có lãi.
Biện pháp thứ hai là huy động vốn từ bên ngoài, chủ yếu bằng hai nguồn: vay tín
dụng trung và dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng và phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được khi dân chúng có nguồn tiết kiệm dồi dào và ý
thức cũng như phong trào tiết kiệm trong dân chúng tốt.
Các ngânhàngthươngmại (NHTM) hay Kho bạc Nhà nước đã thực hiện huy động
tiết kiệm trong dân chúng, nhưng số tiết kiệm được tập trung qua các tổ chức này chỉ là
những nguồn vốn huy động ngắn hạn chưa gắn với đầu tư, chưa tạo nên nguồn vốn dài hạn
cho đầu tư phát triển. Hơn nữa, NHTM cũng chỉ là người trung gian, cho nên ngânhàng
không đủ hấp dẫn để thu hút hết các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư, do đó người có
tiền dư thừa phải chuyển sang dự trữ bằng vàng, ngoại tệ để đảm bảo hệ số an toàn tài sản
của mình. Ngoài ra, trong hoạt động của xã hội, bên cạnh những khoản tiền tiết kiệm của
dân cư, luôn luôn tồn tại những loại quỹ có vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ
chức, như quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi tập thể, và các loại quỹ tương trợ khác Một phần
vốn của các loại quỹ này được gửi vào ngânhàng để thực hiện việc thanh toán, số tiền còn
lại quan trọng hơn nhiều, những người quản trị quỹ luôn luôn tự hỏi là làm thế nào cho số
vốn của họ vừa được sinh lợi nhiều nhất, vừa an toàn, vừa có tính tạm thời TTCK là
“chiếc đũa thần” có khả năng giải quyết được các vấn đề đó.
Thực tế cho thấy, TTCK ra đời đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức
tài chính, tín dụng huy động được các nguồn vốn dài hạn từ các khoản tiết kiệm và để dành
trong dân chúngvà các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức vào quá trình đầu tư.
Mỗi người trong xã hội chỉ có một số tiền nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ thành một khối lượng
lớn khổng lồ. Số tiền khổng lồ này được tập trung qua TTCK để đưa trực tiếp vào công
cuộc đầu tư có tính sản xuất. Qua đầu tư, vốn đầu tư sẽ sinh lời, càng kích thích ý thức tiết
kiệm trong dân chúng.
Như vậy, nhờ TTCK, với công cụ cổ phiếu có mệnh giá rất nhỏ và cổ phiếu quỹ đầu
tư, đại đa số dân chúng đều có thể tham gia được vào công cuộc đầu tư của đất nước bằng
số vốn ít ỏi của mình.
2. TTCK là một công cụ giúp Nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế -
xã hội
Nhà nước nào cũng có nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế. Nền kinh tế tăng
trưởng hay suy thoái trước hết phụ thuộc vào chính sách và các biện pháp can thiệp của
Nhà nước. Bất cứ Nhà nước nào cũng phải có ngân sách. Ngân sách Nhà nước càng lớn thì
chương trình phát triển kinh tế – xã hội càng dễ thành công. Để có vốn cho chi tiêu, Nhà
nước phải thực hiện chính sách thuế. Thuế là biện pháp quan trọng nhất để tạo vốn cho
ngân sách Nhà nước. Nhưng thông thường, nguồn thu từ thuế không đủ cho chi tiêu, do đó
phải có một nguồn thu khác, đó là trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương. Đây là một hình thức Nhà nước vay tiền của dân cư. Điều này cũng làm
giảm áp lực đối với lạm phát vì Chính phủ không phải thông qua ngânhàng để phát hành
thêm tiền giấy vào lưu thông.
Ngày nay hầu hết các quốc gia, việc Nhà nước phát hành trái phiếu thông qua
TTCK vay tiền của dân là biện pháp thường xuyên và có kỹ thuật tiên tiến. Nếu là trái
phiếu Kho bạc, đó là nguồn thu thường xuyên củangân sách, vốn huy động qua công cụ
này được hoà vào nguồn thu thuế, từ đó phục vụ cho các chi tiêu thường xuyên của Nhà
nước. Nếu là trái phiếu có mục đích, nguồn thu đó được sử dụng vào những mục đích đã
định, như xây dựng cầu đường, sân bay, bến cảng, công trình văn hoá và phúc lợi xã hội
Không có TTCK thì Nhà nước cũng phát hành được trái phiếu, nhưng đó chỉ là trái
phiếu ngắn hạn hoặc trung hạn. Và nói chung việc phát hành sẽ có khó khăn vì khả năng
thanh khoảncủa trái phiếu (chuyển từ trái phiếu thành tiền mặt và ngược lại) là không đơn
giản. Có TTCK tập trung, có việc phát hành, có việc mua đi bán lại trái phiếu theo đúng
tính chất thịtrường làm tăng tính thanh khoảncủa trái phiếu thì khi đó, việc phát hành trái
phiếu của Nhà nước sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.
3. TTCK là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài có vaitrò đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát
triển. Chúng ta ai cũng có thể nhận ra rằng vốn đầu tư trong nước dù lớn đến đâu cũng có
giới hạn và không đủ cho nhu cầu tàitrợ các dự án đầu tư lớn. Do vậy, phải có vốn đầu tư
từ nước ngoài. Trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có nhiều chính sách và biện pháp
có thể thực hiện ở nước ta. Theo Luật đầu tư hiện hành, có 3 hình thức đầu tư cơ bản: đầu
tư theo từng hợp đồng, đầu tư liên doanh và đầu tư 100% vốn nước ngoài. Mỗi loại hình
đầu tư đều có những mặt tích cực và tiêu cực riêng của nó. Nhìn chungthường xảy ra
những tranh chấp về lợi ích giữa các bên tham gia đầu tư. Về phía ta, phải đảm bảo được
hai lợi ích: quốc gia và đơn vị liên doanh, trong khi phía nước ngoài họ chỉ biết lợi ích của
đơn vị liên doanh. TTCK là công cụ cho phép vừa thu hút, vừa kiểm soát vốn đầu tư nước
ngoài một cách tốt nhất.
Trước hết nói về khả năng thu hút vốn đầu tư của TTCK. ở Việt Nam, Luật đầu tư
nước ngoài được đánh giá là “cởi mở”, nhưng thực tế có những cản trở không nhỏ, đó là
thiếu thông tin, một vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Không có thông tin
đầy đủ, chính xác thì dù có thừa vốn cũng không có ai dám đầu tư. Ngược lại, về phía ta
cũng có những trường hợp do thiếu thông tin nên ta đã cấp giấy phép đầu tư cho những tổ
chức không đáng cấp. Tuy nhiên, khi có TTCK, chúng ta sẽ phần nào khắc phục được tình
trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không trung thực cho cả hai phía. Bởi lẽ, TTCK hoạt
động theo nguyên tắc công khai. Nghĩa là mọi đối tượng tham gia mua bán chứngkhoán
phải công khai hoá và cập nhật toàn bộ thông tin liên quan đến giá trị chứngkhoánvà công
khai khả năng tài chính trong các giao dịch mua bán chứng khoán.
Thứ hai, về khả năng kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài của TTCK. Đầu tư qua
TTCK là đầu tư mua bán chứngkhoántại một TTCK có tổ chức. Trong mỗi loại chứng
khoán theo luật định, người nước ngoài sẽ chỉ được mua theo một tỷ lệ nhất định. Đó là sự
khống chế việc tham gia quản lý và kiểm soát công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Với sự
khống chế ở các mức tương ứng cho từng ngành kinh tế, quyền kiểm soát công ty có vốn
đầu tư nước ngoài luôn luôn thuộc về ta. Đó là ưu điểm cơ bản của phương thức thu hút
vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua TTCK.
4. TTCK lưu động hoá mọi nguồn vốn trong nước
Các cổ phiếu, trái phiếu tượng trưng cho một số vốn đầu tư được mua đi bán lại trên
TTCK như một thứ hàng hóa. Người nắm giữ các chứngkhoán này không sợ vốn của
mình không thể lấy ra được khi không vừa ý. Vì khi cần, họ sẽ bán lại các chứngkhoán
này trên TTCK để mua lại cổ phiếu, trái phiếu khác, nhờ vậy, sinh hoạt kinh tế thêm sôi
động.
Với một TTCK hoạt động tốt, các nhà doanh nghiệp sẵn sàng bỏ vốn đầu tư phát
triển sản xuất. Và đến giai đoạn phát triển, giá cổ phiếu tăng lên cao, người ta đem bán số
cổ phiếu đó lấy lời, để rồi lại đầu tư vào một cuộc kinh doanh khác. Vốn của họ luôn luôn
được luân chuyển để tàitrợ cho các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, đối với những người có
vốn tiết kiệm nhỏ cũng có thể mua được chứngkhoán trên TTCK mà không sợ bị kẹt tiền,
và khi cần tiền họ đem số chứngkhoán đó ra bán Một khi việc đầu tư vào các doanh
nghiệp có lợi đối với mọi tầng lớp dân chúng, thì qua TTCK, các món tiền tiết kiệm lớn
nhỏ đều sẵn sàng từ bỏ lĩnh vực bất động hoá, chấp nhận vào quá trình đầu tư. Và từ đó,
mọi nguồn vốn đều được lưu động hoá.
5. TTCK là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá
Trong công cuộc đổi mới của nước ta, Nhà nước đưa ra chủ trương cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đây là quá trình chuyển đổi từ DNNN sang công ty cổ
phần và nó đòi hỏi phải có TTCK. Bởi lẽ TTCK và công ty cổ phần có mối quan hệ như
hình với bóng. Dân chúng bỏ tiền ra mua cổ phiếu của các công ty này, đó là hành động
đầu tư dài hạn, khác với hành động tiết kiệm hoặc mua kỳ phiếu ngắn hạn. Như vậy, một
câu hỏi đặt ra: người đầu tư có thể bán số cổ phiếu của mình đi một cách dễ dàng khi cần
tiền được không và ở đâu? Vấn đề này chỉ có thể thực hiện được khi có TTCK.
TTCK diễn ra hoạt động mua bán chứngkhoánhàng ngày, hàng giờ. Với những
nguyên tắc hoạt động (trung gian, đấu giá và công khai) TTCK sẽ là cơ sở, là tiền đề vật
chất cho quá trình cổ phần hoá đi đúng trật tự của pháp luật và phù hợp với tâm lý của
người đầu tư: mệnh giá cổ phiếu được xác định chính xác trên cơ sở tài sản có của doanh
nghiệp do Nhà nước, mà đại diện là Ban cổ phần hoá, xác định, còn các giá mua bán cổ
phiếu được xác định trên cơ sở quan hệ cung cầu củathị trường. Đây là phương pháp cổ
phần hoá thông qua TTCK. Và chỉ có thông qua TTCK thì Nhà nước mới có thể thực hiện
cổ phần hoá đối với bất cứ loại doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp đang kinh doanh có
lãi hay thua lỗ. Vì TTCK là nơi tập trung được toàn bộ quan hệ cung cầu về vốn, là nơi tập
trung các nhà đầu tư.
Mặt khác, nếu không có TTCK thì vốn đầu tư qua cổ phiếu sẽ bị bất động, như vậy
sẽ rất khó khăn trong việc phát hành cổ phiếu. Cổ phần hoá DNNN và các loại doanh
nghiệp khác với những mục tiêu chủ yếu là thu hút mọi nguồn vốn lẻ tẻ trong dân chúng
vào đầu tư. Do vậy, TTCK là tiền đề vật chất cho quá trình cổ phần hoá.
6. TTCK kích thích các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng hơn
Nhờ TTCK, các doanh nghiệp mới có thể đem bán, phát hành các cổ phiếu, trái
phiếu của họ. Ban quản lý TTCK chỉ chấp nhận các cổ phiếu, trái phiếu của những công ty
có đủ điều kiện: kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, có doanh lợi và dân chúng
cũng chỉ mua cổ phiếu của những công ty thành đạt. Với sự tự do lựa chọn của người mua
cổ phiếu, để bán được cổ phiếu, không có cách nào khác hơn là những nhà quản lý các
doanh nghiệp phải tính toán, làm ăn đàng hoàng và có hiệu quả hơn. Hơn nữa, luật lệ của
TTCK bắt buộc các doanh nghiệp tham gia TTCK phải công bố công khai các báo cáo cân
đối tài chính, kết quả kinh doanh hàng quý, hàng năm trước công chúng Qua đó, công
chúng có cơ hội nhận định đánh giá được công ty.
Việc mua bán cổ phiếu của công ty một cách tự do, khiến người có cổ phiếu trở
thành chủ sở hữu của công ty, họ có thể kiểm soát công ty một cách dễ dàng qua các cơ
quan quản lý công ty và nhận biết được khả năng hoạt động của công ty qua sự chấp nhận
của TTCK. Từ đó thúc đẩy công ty phải làm ăn đàng hoàng hơn, tốt hơn.
b. Hệthốngngânhàngthươngmạitrongthịtrườngchứngkhoán
1. Vaitròcủa các ngânhàngthươngmạitrongthịtrườngchứngkhoán
Như chúng ta đã biết, TTCK vàhệthốngngânhàng có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Rõ ràng TTCK chỉ có thể phát triển vững chắc trên cơ sở một hệthốngngânhàng
phát triển lành mạnh và được kiểm soát tốt.
Mặc dù về mặt lý thuyết hoạt động ngânhàngvàchứngkhoán có sự khác biệt, ví
dụ ngânhàng hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ vàthịtrường vốn ngắn hạn, còn TTCK là thị
trường vốn trung và dài hạn. Nhưng đây chỉ là sự phân biệt tương đối. Hệthốngngânhàng
cũng hoạt động trên thịtrường vốn trung và dài hạn. Đồng thời, TTCK ở một khía cạnh
nào đó cũng có liên quan đến thịtrường vốn ngắn hạn. Khi thịtrường vốn ngắn hạn hoạt
động ổn định và không ngừng phát triển sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của
TTCK. Bởi vậy, bất kỳ một sự biến động nhỏ nào về lãi suất, khối lượng tiền tệ, tỷ giá hối
đoái trong hoạt động ngânhàng đều có thể gây ra sự biến động lớn trong hoạt động chứng
khoán và ảnh hưởng lớn đến giá cả chứngkhoánvà ngược lại. Kinh nghiệm của Hồng
[...]... là 0,15%) và về pháp lý, ngânhàng không chịu trách nhiệm đối với kết quả cuối cùng Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lệnh theo yêu cầu của khách hàng, ngânhàngvà khách hàng đặt lệnh phải tuân thủ những quy định của pháp luật về chứngkhoánvà giao dịch chứngkhoán Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính, mục đích kinh doanh chứngkhoánvà yêu cầu trong đơn đặt hàngcủa mỗi khách hàng mà ngânhàng sẽ lựa... số chứngkhoánvà theo dõi sự biến động kinh doanh chứngkhoáncủa khách hàng Tất cả các hoạt động mua bán chuyển nhượng chứngkhoáncủa khách hàng khi kết thúc đều được ngânhàng thực hiện việc thanh toán vốn thông qua tàikhoản tiền mặt Khách hàng có thể mua hoặc bán bất cứ loại chứngkhoán nào trên cơ sở tàikhoảnchứngkhoánvàtàikhoản tiền mặt Khi có lệnh mua hay bán chứngkhoáncủa khách hàng, ... thìhệthống NHTM vẫn có một vaitrò hết sức quan trọng, nếu không có một hệ thốngngânhàng vững mạnh thì càng không thể nghĩ đến một TTCK có hiệu quả cao Chính vì vậy, trong việc hình thành và hoạt động của TTCK ở Việt Nam, việc quan tâm đúng mức và phát huy đầy đủ vai tròcủangânhàng là rất cần thiết, bởi lẽ: Ngân hàngthươngmại vốn là một trung gian tài chính quan trọng nhất trên thịtrường tài. .. đủ vaitrò quan trọngcủa mình trong quá trình vận hành 2 Các nghiệp vụ cơ bản của ngânhàngthươngmại trên TTCK Trên đây, ta đã nghiên cứu vaitrò hết sức quan trọngcủa các NHTM đối với TTCK, cả với thịtrường sơ cấp vàthịtrường thứ cấp Với những vaitrò như vậy, NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ cơ bản sau đây trên TTCK: 2.1 Nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành và phân phối chứngkhoán trên thị trường. .. thường xuyên với nhau và với một số các công ty chứngkhoán đóng vaitrò là người môi giới chứngkhoán sau cùng cho các nhà đầu tư Khối lượng chứngkhoán càng lớn đòi hỏi mạng lưới phân phối càng lớn để phân phối chứngkhoán đến người mua cuối cùng 2.2 Các nghiệp vụ củangânhàngthươngmại trên thịtrường thứ cấp a Nghiệp vụ môi giới chứngkhoán NHTM hoạt động nghiệp vụ môi giới chứngkhoán với tư cách... toán qua ngânhàng nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiết kiệm, lưu giữ chứngkhoánvà đảm bảo các quyền lợi khác cho các nhà đầu tư Để thực hiện điều này, ngânhàng có thể mở cho khách hàngcủa mình các tàikhoảnchứngkhoán để theo dõi việc mua bán, chuyển nhượng chứngkhoáncủa khách hàng Rõ ràng, những tàikhoảnchứngkhoán sẽ giúp ích rất nhiều cho những hoạt động mua bán chứngkhoánvà thanh toán... đầu tư có thể nhờ ngânhàng tư vấn trong mua bán chứngkhoán hoặc nhờ ngânhàng mua bán chứngkhoán hộ cho mình và trả phí cho ngânhàng Như vậy, hoạt động tín dụng củangânhàng đã tạo thuận lợi cho ngânhàng tham gia vào các hoạt động trên TTCK Mạng lưới của NHTM sẽ giúp cho việc giao dịch chứngkhoán được dễ dàng, rộng khắp, thuận tiện, tiết kiệm, tiếp cận được với đông đảo khách hàng ở Việt Nam,... phép kinh doanh chứngkhoáncủa các ngânhàng c Sự tách biệt giữa công nghiệp ngânhàngvà công nghiệp chứngkhoán 1 Phải chăng sự tách biệt công nghiệp ngânhàng khỏi công nghiệp chứngkhoán sẽ là hợp lý ? Trên đây, tôi đã trình bày các hoạt động kinh doanh của các NHTM trong TTCK Thông qua các hoạt động này, các NHTM đã thể hiện được vaitrò quan trọngtrong sự tồn tạivà phát triển của TTCK Tuy nhiên,... tách bạch hoạt động ngânhàngvàchứng khoán, các ngânhàngcủa Nhật vẫn đang bị sa lầy trong những khoản vay khổng lồ không có khả năng thu hồi Nguyên nhân chủ yếu là trong nhiều năm, các ngânhàng này đã cho các công ty vay để đầu tư một cách ồ ạt vào thịtrường bất động sản vàchứngkhoán khiến giá cả các mặt hàng này tăng lên một cách chóng mặt và tạo ra một nền kinh tế bong bóng vào cuối những năm... hưởng xấu cho hoạt động của hệthốngngânhàng Mặc dù vậy nhưng ngânhàng vẫn thực hiện nghiệp vụ này, bởi lẽ hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứngkhoán này, ngoài mục đích là thu lợi nhuận hơn, nó còn làm chức năng ổn định TTCK Khi giá chứngkhoán trên thịtrường biến động, ảnh hưởng xấu đến thị trường, các NHTM sẽ tham gia mua bán chứngkhoán nhằm lập lại thế ổn định củathịtrường Cũng như các nghiệp .
LUẬN VĂN:
Thị trường chứng khoán và vai trò của hệ
thống ngân hàng thương mại trong thị
trường chứng khoán
Lời. đó và do một số hạn chế nhất định nên tôi đã đi đến lựa chọn đề tài:
Thị trường chứng khoán và vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong thị
trường