1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng bệnh lý học thú y : Khái niệm cơ bản part 9 doc

5 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 177,58 KB

Nội dung

Ở thời kỳ này khả năng thích ứng của cơ thể còn mạnh, nên các rối loạn chưa thể hiện... Ở giai đoạn này NNB tác động mạnh, khả năng thích ứng của cơ thể giảm, các rối loạn chức năng đã

Trang 1

Thời kỳ nung bệnh

 Thời kỳ nung bệnh hay còn gọi là thời kỳ ủ

bệnh, bắt đầu từ khi tác nhân gây bệnh xâm

nhập vào cơ thể và bắt đầu phát huy tác dụng đến khi cơ thể có những triệu chứng đầu tiên

Ở thời kỳ này khả năng thích ứng của cơ thể

còn mạnh, nên các rối loạn chưa thể hiện Thời

kỳ này dài hay ngắn là phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, trạng thái cơ thể, đặc tính của NNB

và vị trí tác động của NNB, thí dụ: Nhiệt thán nung bệnh 1

nung bệnh 1 5 ngày; Uốn ván 7 5 ngày; Uốn ván 7 15 ngày, 15 ngày,

Dại 1

Dại 1 3 tháng, 3 tháng,

Trang 2

Thời kỳ tiền phát

 TKTP bắt đầu từ khi con vật có TC đầu tiên đến khi

con vật xuất hiện những TC điển hình Ở giai đoạn

này NNB tác động mạnh, khả năng thích ứng của cơ thể giảm, các rối loạn chức năng đã rõ rệt biểu hiện thành các TC chủ yếu của bệnh Nhờ có các TC này chúng ta có thể chẩn đoán sơ bộ và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời

Thời kỳ toàn phát

 Thời kỳ này bắt đầu từ khi con vật có những TC rõ rệt đến khi bệnh chuyển biến đặc biệt Ở thời kỳ này các rối loạn chức năng biểu hiện rõ ràng nhất, điển hình nhất, sự rối loạn trao đổi chất và TTBL nặng nề Dựa trên các TC và bệnh tích điển hình nhất chúng ta có thể đưa ra chẩn đoán lâm sàng xác định để phòng

chống bệnh cho bầy đàn

Trang 3

Thời kỳ kết thúc

Thời kỳ này dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào từng loại bệnh và trạng thái cơ thể; thường có các dạng kết thúc bệnh như sau:

+ Khỏi hoàn toàn: các NNB hết tác dụng, bệnh dần

dần thuyên giảm, cường độ các TC giảm dần rồi mất hết, chức năng các cơ quan trở lại bình thường, khả năng lao động và tính năng sản xuất được phục hồi

hoàn toàn, với một số bệnh truyền nhiễm phát sinh

trạng thái miễn dịch tốt

+ Khỏi không hoàn toàn:

Các NNB dã ngừng hoạt động, các TC chủ yếu đã đã hết, song về cấu tạo và chức năng thì chưa được khôi phục hoàn toàn (Thí dụ: trâu bò bị viêm khớp đã điều trị khỏi nhưng bị xơ cứng khớp, bò bị viêm vú đã điều trị khỏi nhưng lại mất khả năng tiết sữa

Trang 4

 Một số trường hợp lành bệnh chỉ là biểu hiện bề

ngoài, nhưng NNB chưa bị tiêu diệt hoàn toàn mà khu trú ở cục bộ một số cơ quan nào đó trong cơ thể, khi

cơ thể giảm sức đề kháng thì mầm bệnh trỗi dậy, tăng độc lực gây bệnh tái phát Đây cũng chính là nguồn

lây bệnh nguy hiểm đối với các bệnh truyền nhiễm

+ Chết: Chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống, khi

cơ thể không thể thích nghi được với biến đổi của điều kiện tồn tại Dấu hiệu của chết là ngừng tim, ngừng

hô hấp Quá trình chết bao gồm các pha như sau:

Thời kỳ ngưng cuối cùng: tim và hô hấp ngừng tạm

thời khoảng 0,5 đến 1,5 phút, mất phản xạ mắt, đồng

tử dãn rộng, vỏ não bị ức chế, các hoạt động sống

đều bị rối loạn

Trang 5

Thời kỳ hấp hối: xuất hiện hô hấp trở lại : xuất hiện hô hấp trở lại –– thở ngáp thở ngáp

cá, tim đập yếu, phản xạ có thể xuất hiện trong thời

kỳ này, hoạt động của tuỷ sống ở mức tối đa để duy trì các chức năng sinh lý (< 30 phút)

Chết lâm sàng: hoạt động tim, phổi đều ngừng, thần kinh trung ương bị ức chế hoàn toàn Thời gian chết lâm sàng kéo dài 5

lâm sàng kéo dài 5 –– 6 phút, khi tế bào não chưa bị 6 phút, khi tế bào não chưa bị tổn thương thì có thể hồi phục được

Chết sinh vật: hoạt động tim, phổi đều ngừng hẳn, tế bào não bị tổn thương, mọi khả năng hồi phục không còn nữa Sau khi chết sinh vật các mô lần lượt chết theo, tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng với sự thiếu oxy của từng loại mô; mô nào trong khi sống cần

nhiều oxy thì sẽ chết trước, mô nào cần ít oxy khi

sống thì sẽ chết sau

Ngày đăng: 24/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w