1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 49 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC potx

6 4,6K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 186,59 KB

Nội dung

Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 49 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (Sách giáo khoa Hoá học 10 nâng cao) A. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG Kiến thức Biết được: - Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình. Hiểu được: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế và tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi. B. CHUẨN BỊ - Dụng cụ: Các loại cốc thuỷ tinh, bình tam giác, đèn cồn, 2 tờ giấy trắng có vẽ dấu cộng đậm, ống dẫn khí, bơm tiêm loại dung tích 100ml, ống nghiệm cỡ nhỏ. - Hoá chất: các dung dịch BaCl 2 , Na 2 S 2 O 3 (natri thiosunfat), H 2 SO 4 , HCl, Mg, CaCO 3 , H 2 O 2 , MnO 2 . C. BÀI GIẢNG 1. Khái niệm về tốc độ phản ứng Hoạt động 1: Thí nghiệm Lấy 3 dung dịch BaCl 2 , Na 2 S 2 O 3 , H 2 SO 4 có cùng nồng độ 0,1M và với thể tích bằng nhau làm đồng thời: - Đổ dung dịch H 2 SO 4 vào dung dịch BaCl 2 . Nhận xét hiện tượng và viết phương trình phản ứng. - Đổ dung dịch H 2 SO 4 vào dung dịch Na 2 S 2 O 3 . Nhận xét hiện tượng và viết phương trình phản ứng. So sánh hiện tượng xảy ra ở 2 trường hợp trên và rút ra nhận xét gì? Hoạt động 2 Tốc độ phản ứng và tốc độ trung bình của phản ứng. - GV hướng dẫn HS đọc ví dụ và bảng 7.1 trang 199 SGK. - GV cung cấp biểu thức tính  v = C 1 - C 2 t 2 - t 1 = - C 2 - C 1 t 2 - t 1 = - C t và cho HS thực hành tính tốc độ phản ứng từ 184 giây đến thời điểm 319 giây.  v = 3 10.26,1 184 319 91,108,2     mol/l.s - Từ đó rút ra định nghĩa về tốc độ phản ứng: "biến thiên nồng độ của trong một đơn vị thời gian" (như vậy tốc độc phản ứng được xác định do thực nghiệm). - GV giúp HS phân biệt khái niệm " tốc độ trung bình" và "tốc độ tức thời": + Tốc độ phản ứng xác định được trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là tốc độ trung bình của phản ứng. Vì, trong khoảng thời gian đó có những lức phản ứng xảy ra với tốc độ khác nhau. + Tốc độ phản ứng xác định được trong một thời điểm cụ thể (ví dụ tại t 120 giây) là tốc độ tức thời của phản ứng (v). * Củng cố: BT3 SGK 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Hoạt động 3: Ảnh hưởng của nồng độ - TN: Chuẩn bị 2 dung dịch (25ml) Na 2 S 2 O 3 0,1M và 0,05M trong 2 cốc thuỷ tinh đặt đè trên 2 tờ giấy trắng có vẽ sẵn dấu cộng đậm. - Đổ đồng thời 25ml dung dịch H 2 SO 4 0,1M vào 2 cốc trên và quan sát từ trên xuống xuyên qua dung dịch đến hình dấu cộng trên tờ giấy ở 2 đáy cốc. - So sánh: hình dấu cộng nào bị mờ trước? Từ đó rút ra tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào nồng độ chất phản ứng? Hoạt động 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ - TN: Chuẩn bị 2 dung dịch (25ml) Na 2 S 2 O 3 0,1M trong 2 cốc thuỷ tinh đặt trên giá TN, có đèn cồn ở phía dưới của một trong 2 cốc. - ĐĐun nóng một trong hai cốc, sau đó đổ đồng thời 25ml dung dịch H 2 SO 4 0,1M vào 2 cốc trên và quan sát. - So sánh: kết tủa xuất hiện ở dung dịch trong cốc nào trước? Từ đó rút ra tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ phản ứng? * Chú ý:GV hướng dẫn HS hiểu nhiệt độ tăng  số va chạm tăng  số va chặm có hiệu quả tăng. Hoạt động 5: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt - TN: Lấy 2 mẩu đá vôi bằng nhau, mẩu thứ nhất giữ nguyên còn mẩu thứ hai đem đập vụn ra. - Thả đồng thời mỗi lượng đá vôi trên vào mỗi cốc đều chưa 50 dung dịch HCl 4M và quan sát. - Khí thoát ra ở cốc nào nhanh hơn? Lượng đá vôi ở cốc nào tan hết trước? Từ đó rút ra tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào diện tích bề mặt của chất phản ứng. Hoạt động 6: Ảnh hưởng của chất xúc tác - TN: + Cho vào ống nghiệm một lượng H 2 O 2 , quan sát? + Thêm vào ống nghiệm chứa H 2 O 2 , quan sát? - So sánh hiện towngj xảy ra trong 2 trường hợp trên, từ đó rút ra tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào chất xúc tác? ( Chú ý: Sau khi phản ứng kết thúc, MnO 2 vẫn nguyên vạn). 3. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng - GV hướng dẫn HS làm BT 8 trang 204 SGK. - GV giúp HS hiểu thêm một số hiện tượng áp dụng kiến thức tốc độ phản ứng như: nồi áp suất, đạp nhỏ than khi đun v.v Củng cố: BT 1, 2, 6, 7, 9 trang 203, 204 SGK. . Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 49 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (Sách giáo khoa Hoá học 10 nâng cao) A. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG Kiến thức Biết được: - Định nghĩa tốc độ phản ứng, . động 2 Tốc độ phản ứng và tốc độ trung bình của phản ứng. - GV hướng dẫn HS đọc ví dụ và bảng 7.1 trang 199 SGK. - GV cung cấp biểu thức tính  v = C 1 - C 2 t 2 - t 1 = - C 2 -. năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế và tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của

Ngày đăng: 24/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w