Cầu Rạch Miễu nối liền 2 bờ sông Tiền có tổng chiều dài 8.246m. Phần nhịp dẫn cầu số 1 gồm 34 nhịp dầm Super T dài 39.2 40m. Cầu số 2 có chiều dài toàn cầu là 990,2m. Phần nhịp dẫn 15 nhịp dầm Super T 39,2 – 40m, phần đúc hẫng gồm 5 nhịp dài 381,8m. Dầm Super T là loại dầm BTCT dự ứng lực căng trước kết cấu giản đơn có dạng hộp rỗng hở vượt khẩu độ đến 40m do các kỹ sư Việt Nam tự thiết kế và thi công. Tổng số dầm Super T cho 2 cầu số 1 và số 2 tại công trình cầu Rạch Miễu là 255 dầm vượt nhịp 38,200m – 39,131m. Chiều rộng cánh dầm 2,26m – 2,43m, chiều cao 1,75m trong đó chiều dày cánh trên là 75mm. Khối rỗng bên trong các dầm dài 32m – 34m chia làm ba ngăn bởi các vách ngăn đứng dày 15cm, sau đó được đậy bằng các tấm đan bê tông dày 40mm được dùng làm ván khuôn đổ lớp bê tông mặt cầu. Theo đánh giá của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), dầm Super T được sử dụng là dầm BTCT ứng suất trước vừa mang chức năng chịu lực hợp lý với mặt cắt có kết cấu hình lòng máng, vừa mang chức năng ván khuôn cho bản mặt cầu ổn định ngang cao, khả năng chống xoắn tốt nên có thể vận chuyển, lắp đặt dễ dàng mà không cần tăng cường sự ổn định ngang. Nhờ hệ thống dầm ngang có các ống thép nối vào hệ thống thép neo dầm với bản mặt cầu nên kết cấu nhịp được liên kết thành một khối vững chắc.
Trang 1Super T với công trường thi công cầu Rạch Miễu
Nguyễn Hùng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng CTGT 6, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Bê tông Châu Thới 620
Ưu điểm vượt trội
Cầu Rạch Miễu nối liền 2 bờ sông Tiền có tổng chiều dài 8.246m Phần nhịp dẫn cầu số 1 gồm 34 nhịp dầm Super T dài 39.2 - 40m Cầu số 2 có chiều dài toàn cầu là 990,2m Phần nhịp dẫn 15 nhịp dầm Super T 39,2 – 40m, phần đúc hẫng gồm 5 nhịp dài 381,8m
Dầm Super T là loại dầm BTCT dự ứng lực căng trước kết cấu giản đơn có dạng hộp rỗng hở vượt khẩu độ đến 40m do các kỹ sư Việt Nam tự thiết kế và thi công Tổng số dầm Super T cho 2 cầu số 1 và số 2 tại công trình cầu Rạch Miễu là 255 dầm vượt nhịp 38,200m –
39,131m Chiều rộng cánh dầm 2,26m – 2,43m, chiều cao 1,75m trong đó chiều dày cánh trên là 75mm Khối rỗng bên trong các dầm dài 32m – 34m chia làm ba ngăn bởi các vách ngăn đứng dày 15cm, sau đó được đậy bằng các tấm đan bê tông dày 40mm được dùng làm ván khuôn đổ lớp bê tông mặt cầu
Theo đánh giá của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), dầm Super T được sử dụng
là dầm BTCT ứng suất trước vừa mang chức năng chịu lực hợp lý với mặt cắt có kết cấu hình lòng máng, vừa mang chức năng ván khuôn cho bản mặt cầu ổn định ngang cao, khả năng chống xoắn tốt nên có thể vận chuyển, lắp đặt dễ dàng mà không cần tăng cường sự ổn định ngang Nhờ hệ thống dầm ngang có các ống thép nối vào hệ thống thép neo dầm với bản mặt cầu nên kết cấu nhịp được liên kết thành một khối vững chắc
Trang 2Ngoài việc chịu lực tốt, dầm Super T có hình dạng phẳng, các đường thẳng hình lòng máng nên còn có tính thẩm mỹ cao so với các loại dầm BTCT khác
hiện nay Các đường thẳng mịn màng của mặt dưới tạo ra các
dải phẳng giống như các phương án hình hộp Bên cạnh đó,
dầm cũng tạo ván khuôn dễ dàng và kín khít, cáp dự ứng lực
thẳng, cốt thép đơn giản nên trong quá trình thi công rất dễ
dàng
Một tính năng vượt trội nữa của dầm Super T là tính năng an
toàn cao Vì phía trên của dầm Super T tiếp xúc liền kề với
nhau, do vậy sẽ có sự an toàn của bản sàn ngay sau khi lắp đặt và cho phép tiến hành công việc ngay trên cả hai hướng: ngay tại cao độ bản cánh và phía dưới cầu mà không hề có rủi ro xảy ra Tuy nhiên, cũng cần lắp đặt ván khuôn cạnh của bản mặt cầu và lan can trên dầm trước khi tiến hành các công việc tiếp theo
Áp dụng Super T ở Rạch Miễu
Tại cầu Rạch Miễu, công tác lao phóng dầm Super T được tiến hành hết sức chi tiết theo từng
Super T là một loại dầm bê tông dự ứng lực có kết cấu chịu lực hợp lý,
có thể kiểm soát tốt được chất lượng
và đạt tốc độ thi công cao Tại cầu Rạch Miễu, loại dầm này đã được
áp dụng hết sức hiệu quả và là yếu
tố khiến cho cầu Rạch Miễu trở thành một trong những cây cầu đạt chất lượng và hiện đại hàng đầu Việt Nam.
Trang 3bước Đầu tiên là công đoạn lao phóng bằng 2 cẩu Công đoạn này chia làm 3 bước nhỏ Bước 1 là bốc dầm từ sà lan lên xe đầu kéo tại mố nhô bằng 2 cẩu có sức nâng lớn (từ 80T – 130T) Sau đó, nạo vét dòng sông tại vị trí mố nhô cho sà lan ra vào được dễ dàng rồi cho sà lan dầm cặp vuông góc với bờ kè, xe cẩu nằm trên mố nhô, sà lan cẩu nổi cặp song song với
sà lan dầm về hướng mố nhô Tiếp đến, dùng 2 cẩu nhấc dầm lên và đặt một đầu dầm lên xe đầu kéo, kết hợp xe đầu kéo, sà lan cẩu nổi tịnh tiến dầm vào bờ rồi dùng cẩu nổi đưa đầu dầm vào rơ moóc Cuối cùng là gông buộc dầm Super T chắc chắn và gắn liên kết giữa đầu kéo với rơ moóc Bước 2 là vận chuyển dầm đến nhịp lao phóng bằng xe đầu kéo Dầm được vận chuyển bằng đường công vụ đến vị trí lao phóng bằng xe đầu kéo chuyên dùng có 2 hệ thống lái độc lập Bước 3 lao phóng bằng 2 cẩu Xe đầu kéo cặp sát xà mũ theo hướng dọc cầu Dùng 2 cẩu nhấc dầm và tịnh tiến đặt dầm vào gối dầm Các dầm sau lao phóng tương tự
Công đoạn thứ hai là lao phóng bằng giàn phóng Lao phóng dầm bằng giàn phóng được dùng đối với các nhịp có chiều cao trụ lớn, trình tự thực hiện việc lao phóng bằng giàn gồm 9 bước Bước đầu tiên là bắt đầu cho nhịp 1 Dùng cẩu đặt giàn phóng lên xà mũ 2 trụ của nhịp cầu cần thực hiện Các dầm thép ngang phía trước và phía sau (tại trụ thấp hơn) của giàn phóng được lắp đặt an toàn chính xác trên các xà mũ Giàn phóng được lắp đặt chắc chắn trên các thanh dầm thép này với các hệ thống kích để nâng và sàng ngang
Các chốt an toàn được hạ xuống Dầm Super T được chuyển đến vị trí chân 2 trụ bằng đường công vụ và vào đúng vị trí 2 tời kéo từ giàn phóng Sau đó, các tời kéo nâng dầm lên Bước thứ 2 là lắp đặt các dầm (giai đoạn nâng) Nối kết hệ thống cáp của giàn phóng với dầm tại vị trí móc đúc sẵn ở 2 đầu dầm Super T Nâng từ từ 2 đầu dầm lên cao và giữ dầm luôn luôn nằm ở thế cân bằng Khi nâng dầm lên khỏi cao độ đỉnh trụ thấp, cố định đầu thấp và tiếp tục nâng đầu còn lại lên 10mm để đảm bảo độ nghiêng dọc cầu theo thiết kế
Điều chỉnh khi cần thiết Tiếp tục nâng dầm cho tới khi dầm cao hơn mặt trên của gối 10mm Bước 3 là lắp đặt dầm (giai đoạn sàng ngang) Khóa hệ thống dây cáp nâng (khởi động hệ thống kích cho sàng ngang) Sau đó, vận chuyển dầm theo phương ngang về phía trong tới vị trí yêu cầu Thay đổi hệ thống kích (thay kích sàng ngang bằng kích nâng) hạ dầm lên trên 2 gối ở hai đầu Cuối cùng là cố định dầm nhờ vào các thanh gỗ tạm, tháo rời hệ thống nâng Hoàn thành lao 1 dầm trong nhịp 1 Bước thứ tư là công đoạn lắp đặt dầm (giai đoạn di chuyển giàn phóng về vị trí ban đầu) Bước này chỉ di chuyển giàn phóng lùi về phía trước nhờ hệ thống kích sàng ngang tới vị trí nâng dầm ban đầu Bước 5 là hoàn thành nhịp 1
Thực hiện các bước từ 1 đến 4 cho tới khi hết số lượng dầm đặt tại nhịp đó ( 5, 6 hoặc 7 dầm tùy vào từng nhịp) Bước thứ 6 là di dời giàn lao phóng (sử dụng thiết bị nâng Davit) Bước này bắt đầu lắp đặt thiết bị nâng Davit ở 2 đầu xà mũ (sử dụng cần cẩu nhỏ), sau đó hạ giàn lao phóng xuống đất Bước 7: di dời dầm thép ngang lên xà mũ nhịp kế tiếp Tháo bulông dầm ngang trượt dầm về phía trước các thanh 100 khoảng 9m, bảo đảm trọng tâm của thanh không vượt quá cạnh ngoài của xà mũ
Nối với cáp của thiết bị Davit, lách dầm qua khỏi cạnh ngoài của xà mũ Sau đó, quay 90o và
hạ xuống đất Bước 8 là lắp đặt dầm thép ngang lên xà mũ nhịp kế tiếp Bước này di chuyển thiết bị Davit từ xà mũ của trụ thấp nhịp vừa lao tới xà mũ kế tiếp sau đó lắp đặt dầm thép ngang Bước cuối cùng là lắp đặt giàn lao phóng bằng kết cấu giàn thép Vận chuyển giàn lao phóng tới nhịp kế cận Sau đó, nâng giàn phóng bằng thiết bị Davit Quá trình lắp đặt hệ
Trang 4thống lao phóng dầm Super T (Bước 6 – 9) có thể được thực hiện đơn giản hơn mà không cần
sử dụng thiết bị Davit bằng việc dùng 2 cần cẩu có tầm với tới cao trình xà mũ của các nhịp thấp
Công đoạn thứ ba là lao phóng thủy Đối với các nhịp ngoài sông sẽ lao phóng dầm bằng sà lan kết hợp với 02 cẩu, hoặc giàn phóng Việc neo giữ sà lan phải được đảm bảo trước khi thực hiện thao tác lao phóng dầm Sau khi neo buộc sà lan chắc chắn, tiến hành lao phóng theo các bước như trên Trình tự lao phóng tại các nhịp được đề xuất và được sự chấp thuận của tư vấn trưởng trước khi thực hiện
Một phần việc khác cũng hết sức quan trọng trong quá trình thi công cầu Rạch Miễu bằng công nghệ Super T là công đoạn thi công mặt cầu dẫn Đầu tiên là thi công dầm ngang Khi các dầm riêng biệt đã được đặt vào đúng vị trí sẽ tiến hành kiểm tra cao độ, tọa độ theo đúng yêu cầu thiết kế Khi đã đảm bảo vị trí theo yêu cầu, bắt đầu thực hiện việc thi công dầm ngang Việc cố định cốt thép và đổ bê tông các dầm ngang này được thực hiện tại đỉnh dầm, nhưng việc lắp đặt và tháo dỡ khuôn mặt và khuôn đáy được thực hiện qua sàn công tác Để đến được các sàn này phải dùng thang đối với các đỉnh trụ thấp và giàn giáo đối với các đỉnh trụ cao Sử dụng cần cẩu và thùng xả để đổ bê tông dầm ngang
Bước thứ hai là thi công bản mặt cầu Khi các dầm ngang tại đầu một nhịp đã hoàn tất thì việc thi công các tấm bản mặt cầu tại phần này có thể bắt đầu Trước tiên, phải lắp đặt tất cả các khuôn thường trực làm nắp cho phiến dầm hở (việc này có thể thực hiện khi phiến dầm còn ở bên dưới trước khi nâng dầm lên) Khuôn thường trực được đề nghị làm bằng đan bê tông đúc sẵn Khi khuôn thường trực đã xong, thì bắt đầu đặt và cố định cốt thép
Cốt thép được lắp đặt liên tục xuyên suốt nhịp cầu Khi cốt thép hoàn tất thì lắp đặt khuôn đứng tại các vị trí mối nối (vị trí giao giữa bản liên tục nhiệt và bản bê tông mặt cầu, cách tim trụ 2m về mỗi bên) và sau đó đổ bê tông Bê tông được đổ bằng xe bơm cần hoặc máy bơm ngang Bước cuối cùng của việc thi công mặt cầu dẫn là thi công bản liên tục nhiệt Các bản liên tục nhiệt tại đỉnh trụ cầu được thực hiện sau khi thi công xong bản mặt cầu và cùng phương pháp như bản mặt cầu (như khuôn thường trực, cốt thép, bê tông)./