1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp

49 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Đừng nghĩ rằng bệnh lý tim mạch chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, dưới đây là một số bệnh lý tim mạch thường thấy ở tuổi trẻ: Bệnh tim bẩm sinh: Đây là các dị tật bất thường trong tim và hệ m

Trang 1

Kh¶o S¸t HuyÕt ¸p Cña Häc SINH

Vµ T×m HiÓu KiÕn Thøc Cña Bè MÑ Häc SINH

Trang 2

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BMI (Body Mass Index) : Chỉ số khối cơ thể

Trang 3

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Vai trò chăm sóc sức khoẻ cộng đồng trong nước và trên thế giới 3

1.2 Sinh lý về mạch và huyết áp 4

1.2.1 Sinh lý về mạch 4

1.2.2 Sinh lý về huyết áp 6

1.3 Cơ chế điều hòa tim 8

1.3.1 Cơ chế Frank - Starling 8

1.3.2 Cơ chế thần kinh 8

1.3.3 Cơ chế thể dịch của hormon các tuyết nội tiết 10

1.4 Các bệnh lý về mạch và huyết áp 10

1.4.1 Bệnh lý liên quan về mạch 10

1.4.2 Các biểu hiện liên quan đến huyết áp 11

1.5 Các nghiên cứu về mạch huyết áp trong và ngoài nước 11

1.5.1 Trong nước 11

1.5.2 Thế giới 12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn 13

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.1 Đặc điểm chung 13

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu 14

2.2.3 Các kỹ thuật thực hiện 14

2.2.4 Xử lý số liệu 17

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

3.1 Tuổi và giới của học sinh trường tiểu học Thuận Thành 18

3.2 Đặc điểm hệ tuần hoàn của học sinh 19

3.2.1 Tần số mạch, tần số tim theo nhóm tuổi và giới 19

3.2.2 Trị số huyết áp của từng nhóm tuổi và giới 22 3.2.3 Trị số huyết áp tính theo cân nặng, chiều cao theo từng nhóm tuổi 25

Trang 4

4.2 Đặc điểm hệ tuần hoàn của nhóm nghiên cứu 29

4.2.1 Tần số mạch và tần số tim của từng nhóm tuổi và giới 29

4.2.2 Trị số huyết áp của từng nhóm tuổi và giới 32

KẾT LUẬN 40

KIẾN NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiệp hội American Heart Association (Mỹ) đã công bố cuộc điều tra mới đây, theo đó thì khi vòng eo của trẻ tăng thì huyết áp cũng tăng, các vấn đề về tim mạch sẽ xuất hiện Các nhà khoa học đã khảo sát dữ liệu của 7 cuộc thăm dò

do chính phủ Mỹ tiến hành từ năm 1963 đến năm 2007, đối với các em tuổi từ 8 đến 17

Họ khám phá cứ mỗi khi vòng bụng các em gia tăng thêm 0,4 inch thì huyết áp sẽ gia tăng thêm khoảng 10% và “tiền huyết áp cao” sẽ gia tăng khoảng 5%

Tăng huyết áp là căn bệnh của nhiều độ tuổi, ở Mỹ có 30% người lớn và gần 5% trẻ em và thanh thiếu niên bị tăng huyết áp Các chuyên gia cho rằng việc ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh này có thể liên quan đến việc tăng tỷ

lệ bệnh béo phì Tỷ lệ trẻ em thừa cân ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tăng từ 13.8% năm

1999 lên 16% năm 2004, và tỷ lệ này ở thanh thiếu niên từ 12 đến 19 tuổi tăng

từ 14% lên 18% [ ]

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, cao huyết áp là bệnh dành cho người cao tuổi, trẻ con thì không mắc chứng bệnh này Tuy nhiên, trên thực tế trẻ em cũng có thể bị chứng cao huyết áp và những hệ quả của căn bệnh “giết người thầm lặng” này với trẻ em là vô cùng lớn

Với những biểu hiện bệnh ở trẻ, ngay cả giới chuyên môn nhiều khi cũng lầm tưởng cao huyết áp với những căn bệnh khác Một số bệnh- thường là bệnh tim hoặc bệnh thận- có thể gây huyết áp cao ở trẻ em Đây gọi là chứng tăng huyết áp thứ cấp

Trước đây, giới bác sĩ cho rằng hầu hết chứng huyết áp cao ở trẻ em là thứ cấp (do các bệnh khác gây nên) Giờ đây họ biết là không phải thế Nhiều trẻ em

Trang 6

có huyết áp cao hơn mà không rõ nguyên nhân Những em bé này được chẩn đoán là bị tăng huyết áp cơ bản hoặc vô căn

Ngày nay, đối với sự phát triển của xã hội trên mọi lĩnh vực đời sống, năng lượng cung cấp ở nhóm thừa cân đều vượt quá nhu cầu của cơ thể , nền kinh tế không ngừng được nâng cao nên những bệnh lý liên quan đến sự thừa năng lượng cần được quan tâm nhiều hơn Nước ta là một nước đang phát triển, trẻ em béo phì ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, tình hình mắc bệnhvà tiến triển của bệnh tim mạch rất cần thiết cho việc phòng ngừa và chăm sóc cộng đồng Do vậy, việc nghiên cứu huyết áp trẻ cần được quan tâm hơn Đồng thời

sự nhận thức của bậc bố mẹ, phụ huynh và cộng đồng vẫn chưa quan tâm về mối nguy cơ tăng huyết áp của con em mình

Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa trên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát

huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp”

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 HỆ TIM MẠCH

1.1.1 Cấu tạo hệ tim mạch

Là mạng lưới phân phối máu đến khắp các nơi trong cơ thể Bằng mỗi nhát đập của tim, máu đi đến từng nơi trên cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi khí (cung cấp oxy cho tế bào và lấy lại cacbonic) và trao đổi chất (cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào và thu gom chất thải từ tế bào) Có khoảng 7.571 lít máu chảy suốt chiều dài 96.500km qua lại các mạch máu mỗi ngày

Tim là cơ quan chính trong hệ tuần hoàn, tim nhận thông tin nhu cầu từ các bộ phận trong cơ thể và điều chỉnh

nhịp đập nhằm đáp ứng lượng máu cần

thiết Khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi, tim

vẫn đập nhưng chỉ đủ để cung cấp một

lượng oxy vừa đủ cho nhu cầu cơ thể

Các mạch máu dẫn máu có nhiều

khí oxy từ tâm thất trái đến nuôi các cơ

quan gọi là động mạch Tĩnh mạch có

chức năng thu hồi máu chứa nhiều khí

cacbonic từ các bộ phận đổ vào tâm nhĩ

Trang 8

lưới mao mạch là nơi rất quan trọng diễn ra quá trình trao đổi khí và trao đổi chất với tế bào

2.1.3 Một số bệnh lý thường gặp

Các bệnh lý tim mạch là những bệnh lý thường gặp và có tỷ lệ tử vong rất cao Đừng nghĩ rằng bệnh lý tim mạch chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, dưới đây là một số bệnh lý tim mạch thường thấy ở tuổi trẻ:

Bệnh tim bẩm sinh: Đây là các dị tật bất thường trong tim và hệ mạch

máu lớn ngay khi sinh ra Tim bẩm sinh hình thành từ khi còn ở trong bụng mẹ Tim bẩm sinh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể tử vong hoặc nhẹ hơn

là chậm phát triển thể chất

Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng tim đập bất thường, có thể do bẩm

sinh hoặc do mắc phải sau này Trong rối loạn nhịp tim, nhịp đập bất thường, không đều, nhanh quá hoặc chậm quá đều có thể xảy ra Hậu quả là ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông của máu có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng

Bệnh tim to: Đây là hậu quả sau một thời gian dài bệnh lý của các buồng

tim, sau đó làm hủy hoại tế bào cơ tim, cuối cùng là tình trạng suy yếu của cơ tim Nhiều trường hợp phải thay tim

Các bệnh lý mạch vành: bệnh thường phát triển do tình trạng xơ vữa

động mạch Sự tích tụ chất béo, chất Calci trong các tế bào chết gây ra các cục

Trang 9

máu đông trong lòng mạch máu gây ra tình trạng lấp tắc dòng chảy của mạch máu Hậu quả sau cùng của bệnh lý mạch vành là nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến tử vong

Bệnh tăng mỡ máu: Quá nhiều Cholesteron trong máu gây ra các yếu tố

nguy cơ nghiêm trọng cho các bệnh lý tim mạch Trẻ béo phì rất nhiều khả năng

bị bệnh lý tim mạch vì chắc chắn lượng Cholesteron máu cao

Cao huyết áp: Là hậu quả của một số bệnh lý mắc phải, khi ấy gọi là triệu

chứng cao huyết áp Bệnh cao huyết áp là hậu quả của lối sống quá nhiều căng thẳng, hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều muối, nhiều mỡ, ít vận động Trẻ em thường

bị cáo huyết áp triệu chứng do hậu quả của các bệnh lý có sẵn ở tim, thận

Bệnh thấp tim: hay còn gọi là viêm tim dạng thấp Tình trạng thường xảy

ra sau một viêm nhiễm ở vùng họng Loại nhiễm trùng này gây ra vẫn đề mạn tính ở tim, thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 - 15 Nếu điều trị viêm họng đúng cách

có thể ngăn ngừa được chứng bệnh này

Tóm lại, tất cả các hoạt động của bạn, từ lối sống, chế độ ăn uống đến chế

độ vận động đều ảnh hưởng trực tiếp đến tim và hệ tuần hoàn Tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống, không hút thuốc lá, thăm khám sức khỏe đều đặn là những cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lý tim mạch

1.2 KHÁI NIỆM VỀ HUYẾT ÁP

1.2.1 Sinh lý về huyết áp

* Huyết áp (HA)

Là áp suất của máu trong mạch, do hai yếu tố chính tạo nên đó là sức co bóp của tim và sức cản của động mạch Khi tim co bóp HA trong động mạch lên đến mức cao nhất gọi là huyết áp tâm thu (hay HATT) Khi tim dãn ra HA tới mức thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương (hay HATTr).HA là chỉ số phản ảnh tương đối đầy đủ hoạt động của hệ thống tim mạch trẻ em Chỉ số này được chi

Trang 10

phối mạnh bởi hệ thống thần kinh thực vật Do vậy khi có một yếu tố tác động đến hệ thống thần kinh thực vật sẽî làm ảnh hướng đến HA

- Ở người lớn bình thường HATT khoảng 90 - 140 mmHg

đó là lực tâm thu suy giảm độ đàn hồi của động mạch và tiểu động mạch giảm

có sự tăng cường chống đỡ của mao mạch

- HA trung bình: là trị số HA mà nếu giữ nguyên giá trị không đổi trong suốt thời gian một chu kỳ tim thì có hiệu lực bơm máu bằng đúng một chu kỳ với HA biến động khi lên cao nhất là HATT và lúc xuống thấp nhất là HATTr Thường thì HATB = HATTr +Ġ HA hiệu số

Trong thực hành lâm sàng, thường trị số HA được ghi như sau:

HATT

mmHgHATTr

VD: 95/60 mmHg

Trang 11

* Các yếu tố ảnh hưởng đến HA

- Tuổi: tuổi càng cao thì HA càng cao

- Ngày đêm: ban đêm lúc ngủ HA giảm và thấp nhất của 3h ngày gần sáng

HA tăng dần và lên cao cho lúc 12h và buổi chiều Điều này được ghi nhận nhờ một máy đo HA tự động liên tục 24h trong ngày

- Thời tiết: Trời lạnh cơ thể co mạch làm HA tăng lên;

Trời nóng cơ thể dãn mạch làm HA giảm xuống;

- Tư thế: Ở tư thế đứng HA thấp hơn tư thế nằm

- Hoạt động: khi hoạt động tim sẽ tăng hoạt động bằng cách tăng tần số tim

và tăng sức co bóp của tim, do đó làm HA tăng lên và trở về bình thường lúc nghỉ ngơi

- Trạng thái tâm lý: Stress làm tăng tiết catecholamin gây tăng tần số tim và

co mạch đưa đến tăng HA

1.2.2 Các cơ chế điều hòa tim

1.2.2.1 Cơ chế thần kinh

- Vai trò của hệ thần kinh thực vật

+ Hệ phó giao cảm: Các sợi trước hạch theo dây X tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim, các sợi sau hạch tới nút xoang và nút nhĩ thất

* Đối với nhịp tim: kích thích liên tiếp tới cường độ vừa làm tim đập chậm lại, với cường độ cao làm tim ngừng đập nhưng sau một lúc tim đập trở lại mặc

dù vẫn tiếp tục kích thích gọi là hiện tượng thoát ức chế

* Đối với co bóp của tim: kích thích dây X làm giảm co bóp

* Đối với tốc độ dẫn truyền xung động trong tim: kích thích dây X làm giảm tốc độ dẫn truyền

* Đối với trương lực cơ tim: kích thích dây X làm giảm trương lực cơ tim, biểu hiện là khi tâm trương tim dãn to hơn và mềm hơn

Trang 12

* Tính hưng phấn cơ tim: kích thích dây X, tính hưng phấn cơ tim sẽ thay đổi

+ Hệ giao cảm

Kích thích hệ giao cảm gây ra những tác dụng ngược lại với hệ phó giao cảm, làm cho tim đập nhanh, tăng lực co bóp của tim tăng tốc độ dẫn truyền xung động trong tim, thay đổi tính hưng phấn cơ tim

+ Cơ chế tác dụng của hệ TKTV (thần kinh thực vật)

Những sợi thần kinh tác dụng lên tim không phải trực tiếp mà gián tiếp qua các chất hóa học được tiết ra từ các đầu mút của sợi sau hạch, gọi là các chất hóa học trung gian Đối với hệ giao cảm chất hóa học trung gian Noradrenaline, hệ phó giao cảm là Acetyl-cholin

- Vai trò các phản xạ

Có nhiều phản xạ tham gia điều hòa hoạt động của tim

+ Phản xạ giảm áp: tăng áp suất ở quai động mạch chủ gây xung động theo dây thần kinh cyon về hành não, kích thích dây X làm tim đập chậm và HA giảm

+ Phản xạ tim - tim (Bain-dridge): khi máu dồn về tim nhiều, gốc tĩnh mạch chủ đỗ về nhĩ phải bị căng, làm phát sinh xung động theo những sợi cảm giác đi trong dây X về hành não ức chế dây X làm tim đập nhanh

+ Phản xạ mắt - tim: ép mạnh vào hai nhãn cầu, gây kích thích đầu mút dây

V, tạo xung động về hành não kích thích dây X làm tim đập chậm

+ Phản xạ Goltz: Đánh mạnh vào vùng thượng vị gây xung động theo dây tạng lên hành não, kích thích dây X làm ngừng tim

- Aính hưởng của võ não và trung tâm thần kinh khác: Những trạng thái hoạt động của võ não như cảm xúc, sợ hãi, lo lắng đều tác động làm thay đổi hoạt động của tim

Trang 13

1.2.2.2 Cơ chế thể dịch của hócmôn các tuyến nội tiết

- Hócmôn tủy thượng thận : Adrenalin làm tim đập nhanh, mạnh

- Hócmôn giáp : Thyroxin làm tim đập nhanh, ở người bị cường giáp nhịp tim nhanh và có thể đưa đến suy tim

- O2 và CO2: nồng độ CO2 máu tăng, nồng độ O2 máu giảm làm tim đập nhanh và ngược lại

- Ca++, K+: Ca++ máu tăng cao làm tăng trưởng lực cơ tim., K+ máu tăng cao làm giảm trương lực cơ tim

- pH máu giảm làm tim đập nhanh

2.2.4 Các biểu hiện liên quan đến huyết áp

Tổn thương do tăng huyết áp như phì đại thất trái, tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim, bệnh thận do tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim

Các bệnh lý nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp như tăng huyết áp do thuốc, do hẹp động mạch chủ, bệnh lý chủ mô thận do hẹp động mạch thận, u tuỷ thương thận

1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MẠCH HUYẾT ÁP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Trang 14

- Hoàng Sa, Bùi Thị Kim Oanh [14] khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim học sinh trường tiểu học Thanh Long - phường Phú Hoà - Thành phố Huế

- Võ Thị Hiếu, Nguyễn Thị Mỹ Anh [6], Khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim học sinh trường Tiểu học Phú Hoà - phường Phú Hoà - Thành phố Huế

- Nguyễn Quang Mai, Nguyễn Thị Ngọc Bích [12] nghiên cứu một số chỉ

số tuần hoàn và hô hấp của học sinh ở một số trường tiểu học tại tỉnh Nam Định 1.5.2 Thế giới

- M Mubulayi, S Diaysu (1997) [32] nghiên cứu huyết áp ở trẻ em từ 6 -

- Graves (2003) [23] nghiên cứu huyết áp bình thường ở trẻ em

- Sun (2003) [28] nghiên cứu những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp

Trang 15

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Là trẻ em độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đang học tập và sinh hoạt bình thường tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản, phường Thuận Thành, thành phố Huế gồm cả

2 giới Tổng số trẻ nghiên cứu là: 700

- Gồm 96 bố mẹ có con em đang học tại trường Trần Quốc Toản

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn

- Tất cả các học sinh đều khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính, không bị

dị tật hoặc mắc cảm cúm trong vòng hai tuần trước khi khám, các em đều đồng ý với cuộc khám sức khỏe này

- Các bố mẹ > 20 tuổi không phân biệt giới tính, trình độ văn hoá, nghề nghiệp

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Chúng tôi không chọn các học sinh học sớm hoặc muộn so với tuổi trong cùng một lớp

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang

-Thời gian thực hiện trong các buổi sáng và chiều từ ngày 20/5/2008 đến 10/6/2009 Tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản, phường Thuận Thành, thành phố Huế

- Lập biểu mẫu “tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp” cho các phụ huynh

Trang 16

2.2.1 Đặc điểm chung:

- Giới: Nam và nữ

- Tuổi: từ 6 - 10 tuổi, chia theo lớp như sau:

Học sinh lớp 1 (6 tuổi) : 130 em Học sinh lớp 2 (7 tuổi) : 155 em Học sinh lớp 3 (8 tuổi) : 99 em Học sinh lớp 4 (9 tuổi) : 195 em Học sinh lớp 5 (10 tuổi) : 121 em

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu

- Ống nghe Nhật

- Máy đo HA đồng hồ Nhật

- Cân bàn đồng hồ sai số 100 g

- Thước dây Trung Quốc sai số dưới 0,1cm ,các dụng cụ đã được kiểm tra

kỹ trước khi tiến hành khám cho trẻ

2.2.3 Các kỹ thuật thực hiện ( đối với các em học sinh)

2.2.3.1 Kỹ thuật đo huyết áp (HA)

- Đo bằng máy đo HA đồng hồ với phương pháp của Korotkoff với kích thước bao hơi thích hợp:

Trẻ 6 - 7 tuổi: kích thước bao hơi 7cm x 13cm

Trẻ 8-10 tuổi: kích thước bao hơi 12cm x 20cm

Trang 17

hơi tăng cao và mạch không còn sờ được Vặn van xả hơi từ từ, kim đồng hồ bắt đầu tụt xuống Theo dõi đến khi thấy mạch đập trở lại lần đầu tiên đấy là HA tâm thu

+ Phương pháp nghe:

Loa ống nghe được đặt sát bờ dưới bao hơi và ngay trên động mạch Áp lực trong bao hơi khi bơm được nhanh chóng tăng cao tới 130 - 140, cao hơn mức HA tâm thu thực sự sau đó vặn van xả hơi cho áp suất trong bao hơi hạ dần xuống với tốc độ đều khoảng 2-3 mmHg/ giây, khi bắt đầu nghe được tiếng đập đầu tiên là HA tâm thu Tiếp tục xả hơi và khi nghe tiếng đập trở nên êm dịu và

mờ dần đi là HA tâm trương

Giai đoạn 1: tiếng đập đầu tiên nhẹ, khi xả hơi dần xuống

Giai đoạn 2: Tiếng thổi nhẹ, thay tiếng đập nhẹ

Giai đoạn 3: Tiếng thổi mạnh hơn

Giai đoạn 4: Tiếng thổi và đập yếu hẳn đi

Giai đoạn 5: Mất tiếng đập

Huyết áp tâm thu tương ứng với tiếng mạch đập đầu tiên tương ứng giai đoạn 1 của Korotkoff Khi tiếng đập mất hẳn tương ứng với HA tâm trương tức giai đoạn 5 của Korotkoff Trong trường hợp hạn hữu khi xả hết hơi mà tiếng đập vẫn còn nghe thấy thì ta lấy mốc ở giai đoạn 4 của Korotkoff (lúc tiếng thổi

và đập yếu hẳn đi) tương ứng với HA tâm trương

2.2.3.2 Cách đo chiều cao

Thước đo đã chia vạch sẵn, được treo trên tường phẳng và thẳng góc với nền nhà Trẻ đứng thẳng người, hai gót chân chụm lại,hai bàn chân mở ra một góc 60o, mắt nhìn thẳng Bốn điểm: chẩm, lưng, mông và gót áp sát vào thước đo

Người đo dùng êke đặt thẳng góc giữa đỉnh đầu và thước đo Đọc kết quả (tính bằng đơn vị cm) và sai số không quá 1cm

2.2.3.3 Cách cân trọng lượng:

Cân bàn đồng hồ được đặt trên nền xi măng bằng phẳng Trẻ được cân mặc quần áo mỏng, không đi giày dép, không đội nón mũ và các đồ dùng kèm theo,

Trang 18

đứng nhẹ nhàng lên giữa bàn cân Đọc kết quả khi kim đồng hồ cân đã đứng yên, kết quả tính bằng kg và sai số không quá 0,1kg

2.2.3.4 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo cân nặng và chiều cao

Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới

2.2.4 Lập “phiếu tìm hiểu” cho các phụ huynh các em học sinh

Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 20 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá Tiến hành điều tra 96 người ở phường Phú Hội, về nhận thức bệnh tăng huyết áp

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua phiếu thăm dò, chúng tôi phân tích,

xử lý theo các mục sau:

- Tuổi:

Phân thành các nhóm tuổi

+ ≤ 3 5 tuổi + 36 – 50 tuổi + > 50 tuổi

- Giới:

+ Nam + Nữ

- Nghề nghiệp

+ Cán bộ công nhân viên ( CBCNV) + Lao động

- Câu hỏi về nhận thức về bệnh tăng huyết áp

- Bệnh huyết áp có nguy hiểm không ?

- Bệnh huyết áp ở trẻ em có điều trị được không?

- Bệnh huyết áp ở trẻ em có thể phòng được không?

Trang 19

- Bệnh huyết áp ở trẻ em có di truyền không?

- Bệnh huyết áp ở trẻ em có liên quan đến những yếu tố nào sau đây ?

 Béo phì, ăn nhiều mỡ  Mất ngũ

- Bệnh huyết áp thường gặp ở những lứa tuổi nào

- Bệnh huyết áp thường gặp ở những giới nào

- Các em học sinh có được kiểm tra huyết áp thường xuyên ?

- Nếu có , thì ai kiểm tra ?

- Các học sinh có rèn luyện thể dục thường xuyên ?

- Bản thân phụ huynh có bi tăng huyết áp không

Trang 20

X X

X X

) (

1

x x n S

Trang 21

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Là trẻ em độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đang học tập và sinh hoạt bình thường tại Trường tiểu học Phú Hòa, phường Phú Hòa, thành phố Huế gồm cả 2 giới Tổng

số trẻ nghiên cứu là: 623

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn

Tất cả các học sinh đều khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính, không bị dị tật hoặc mắc cảm cúm trong vòng hai tuần trước khi khám, các em đều đồng ý với cuộc khám sức khỏe này

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Chúng tôi không chọn các học sinh học sớm hoặc muộn so với tuổi trong cùng một lớp

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang

Thời gian thực hiện trong các buổi sáng và chiều từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 11/2005

Tại Trường tiểu học Phú Hòa, phường Phú Hòa, thành phố Huế

Trang 22

- Thước dây Trung Quốc sai số dưới 0,1cm ,các dụng cụ đã được kiểm tra

kỹ trước khi tiến hành khám cho trẻ

2.2.3 Các kỹ thuật thực hiện

2.2.3.1 Kỹ thuật đo huyết áp [17] (HA)

- Đo bằng máy đo HA đồng hồ với phương pháp của Korotkoff với kích thước bao hơi thích hợp:

Trẻ 6 - 7 tuổi: kích thước bao hơi 7cm x 13cm

Trẻ 8-10 tuổi: kích thước bao hơi 12cm x 20cm

+ Phương pháp nghe:

Loa ống nghe được đặt sát bờ dưới bao hơi và ngay trên động mạch Aïp lực trong bao hơi khi bơm được nhanh chĩng tăng cao tới 130 - 140, cao hơn mức HA tâm thu thực sự sau đĩ vặn van xả hơi cho áp suất trong bao hơi hạ dần

Trang 23

xuống với tốc độ đều khoảng 2-3 mmHg/ giây, khi bắt đầu nghe được tiếng đập đầu tiên là HA tâm thu Tiếp tục xả hơi và khi nghe tiếng đập trở nên êm dịu và

mờ dần đi là HA tâm trương

Giai đoạn 1: tiếng đập đầu tiên nhẹ, khi xả hơi dần xuống

Giai đoạn 2: Tiếng thổi nhẹ, thay tiếng đập nhẹ

Giai đoạn 3: Tiếng thổi mạnh hơn

Giai đoạn 4: Tiếng thổi và đập yếu hẳn đi

Giai đoạn 5: Mất tiếng đập

Huyết áp tâm thu tương ứng với tiếng mạch đập đầu tiên tương ứng giai đoạn 1 của Korotkoff Khi tiếng đập mất hẳn tương ứng với HA tâm trương tức giai đoạn 5 của Korotkoff Trong trường hợp hạn hữu khi xả hết hơi mà tiếng đập vẫn còn nghe thấy thì ta lấy mốc ở giai đoạn 4 của Korotkoff (lúc tiếng thổi

và đập yếu hẳn đi) tương ứng với HA tâm trương

2.2.3.2 Kỹ thuật nghe tần số tim:

Tư thế trẻ ngồi yên thoải mái, thầy thuốc đặt ống nghe ở gian sườn V trên đường trung đòn trái hoặc vào trong 1cm dùng đồng hồ bấm giây điện tử để đếm tần số tim trong vòng 1 phút, đơn vị đo là nhịp/phút

đo

Trang 24

Người đo dùng êke đặt thẳng góc giữa đỉnh đầu và thước đo Đọc kết quả (tính bằng đơn vị cm) và sai số không quá 1cm

2.2.3.5 Cách cân trọng lượng:

Cân bàn đồng hồ được đặt trên nền xi măng bằng phẳng Trẻ được cân mặc quần áo mỏng, không đi giày dép, không đội nón mũ và các đồ dùng kèm theo, đứng nhẹ nhàng lên giữa bàn cân Đọc kết quả khi kim đồng hồ cân đã đứng yên, kết quả tính bằng kg và sai số không quá 0,1kg

2.2.3.6 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo cân nặng và chiều cao

Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới

2.2.4 Xử lý số liệu

Dùng phương pháp thống kê y học qua máy vi tính theo chương trình Excel Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Ngày đăng: 24/07/2014, 04:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Hoàng Sa và cộng sự (2005), Khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim, học sinh trường tiểu học Thanh Long, Phường Phú Hoà, thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa, hệ 4 năm, Trường đại học Y Khoa Huế, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim, học sinh trường tiểu học Thanh Long, Phường Phú Hoà, thành phố Huế
Tác giả: Hoàng Sa và cộng sự
Năm: 2005
12. Lê Thiện Thuyết (2007), "Nghiên cứu tình hình rối loạn nhịp tim ở trẻ em tại phòng cấp cứu Nhi Bệnh viện Trung ương Huế", Y học thực hành, Hội nhi khoa học Y Dược, 50 năm thành lập 1957 - 2007 Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế, Huế, tr 82 - 88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình rối loạn nhịp tim ở trẻ em tại phòng cấp cứu Nhi Bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả: Lê Thiện Thuyết
Năm: 2007
13. Trần Đỗ Trinh (1992), "Nghiên cứu huyết áp ở trẻ em", Báo cáo kỹ thuật số 715 của Tổ chức Y tế thế giới, Nhà xuất bản Y học, tr 9 - 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu huyết áp ở trẻ em
Tác giả: Trần Đỗ Trinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1992
14. Lê Ngọc Trọng, Các giá trị sinh học về tim mạch, các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - Thế kỷ XX, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, tr 98 - 124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - Thế kỷ XX, Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
15. Chu Văn Tường (2002), "Cao huyết áp", Cấp cứu nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 98 - 105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao huyết áp
Tác giả: Chu Văn Tường
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2002
16. Chu Văn Tường (1997), "Huyết áp trẻ em Việt Nam", Chữa bệnh trẻ em, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 32 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyết áp trẻ em Việt Nam
Tác giả: Chu Văn Tường
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1997
17. Tô Thị Thuận, Võ Thị Hồng Hạnh (2006), Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc dinh dưỡng ở bệnh nhân tăng huyết áp tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa, hệ 4 năm, Trường đại học Y Khoa Huế, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc dinh dưỡng ở bệnh nhân tăng huyết áp tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế
Tác giả: Tô Thị Thuận, Võ Thị Hồng Hạnh
Năm: 2006
19. Phan Hùng Việt (2000), "Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em", Bài giảng sau đại học nhi khoa, trường Đại học Y khoa Huế, tr 1- 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em
Tác giả: Phan Hùng Việt
Năm: 2000
20. Võ Văn Uy, Nguyễn Ngọc Lợi (2007), Khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim, học sinh trường tiểu học Thuận Thành, Phường Thuận Thành, Thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y Khoa, hệ 4 năm, trường Đại học Y Khoa Huế, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim, học sinh trường tiểu học Thuận Thành, Phường Thuận Thành, Thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y Khoa, hệ 4 năm, trường
Tác giả: Võ Văn Uy, Nguyễn Ngọc Lợi
Năm: 2007
21. Trần Thị Vui, Hoàng Thị Quý (1994), "Kết quả điều tra huyết áp trong cộng đồng dân cư thành phố Huế", Tập san nghiên cứu khoa học số 5, Bộ y tế Bệnh viện Trung ương Huế.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra huyết áp trong cộng đồng dân cư thành phố Huế
Tác giả: Trần Thị Vui, Hoàng Thị Quý
Năm: 1994
22. Graves (2003), "Distribution" of 24h ambulatory blood pressure in chidren: normalized refferencr values and role of body dimensions", J - Hypertens. 2002 Oct: 20 (10): 1939 - 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Distribution" of 24h ambulatory blood pressure in chidren: normalized refferencr values and role of body dimensions
Tác giả: Graves
Năm: 2003
23. Kelley (2003), "The effects of exercise on resting blood pressure in children and adolescents: a meta - analysis of randomized controlled trials", Prev - Cardiol. 2003 winter; 6 (1): 8 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of exercise on resting blood pressure in children and adolescents: a meta - analysis of randomized controlled trials
Tác giả: Kelley
Năm: 2003
24. Mary Ellen Avery, M.D.Lewis R.First, M..D.. (1993), "Diagnostic Tools", Pedatric Medicine, Williams and Wilkins, p. 301 - 306 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnostic Tools
Tác giả: Mary Ellen Avery, M.D.Lewis R.First, M..D
Năm: 1993
25. Nelson (2000), "Cardiovascular", Textbook of Pediatrics, Sixteenth Edition, Saunders Company, p.1347 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cardiovascular
Tác giả: Nelson
Năm: 2000
26. Somu (2003), "Early detection of hypertension in general practice", Arch-Dis - Child Sách, tạp chí
Tiêu đề: Early detection of hypertension in general practice
Tác giả: Somu
Năm: 2003
27. Sun (2003), "Study of the risk factors of blood pressure in children", Hunan - Yi - Ke - Da - Xue - Xue - Bao; 25 (3): 238-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study of the risk factors of blood pressure in children
Tác giả: Sun
Năm: 2003
28. Redon (2003), "Overview of ambulatory blood pressure monitoring in chldhood and pregnancy", Blood - Press - Monit; 6(6): 317 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Overview of ambulatory blood pressure monitoring in chldhood and pregnancy
Tác giả: Redon
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Số lượng học sinh phân bố theo tuổi và giới - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.1. Số lượng học sinh phân bố theo tuổi và giới (Trang 25)
Bảng 3.2. Huyết áp tối đa theo nhóm tuổi và giới - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.2. Huyết áp tối đa theo nhóm tuổi và giới (Trang 26)
Bảng 3.3. Huyết áp tối thiểu theo nhóm tuổi và giới - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.3. Huyết áp tối thiểu theo nhóm tuổi và giới (Trang 27)
Bảng 3.4. Phân bố huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu theo giới và từng - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.4. Phân bố huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu theo giới và từng (Trang 28)
Bảng 3.6. Huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và cân nặng theo từng nhóm - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.6. Huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và cân nặng theo từng nhóm (Trang 30)
Bảng 3.8. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và chiều cao theo từng - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.8. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và chiều cao theo từng (Trang 32)
Bảng 3.10. Đặc điểm chung - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.10. Đặc điểm chung (Trang 34)
Bảng 3.13. Tuổi thường gặp của bệnh HA - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.13. Tuổi thường gặp của bệnh HA (Trang 35)
Bảng 3.14. Giới thường gặp của bệnh HA - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.14. Giới thường gặp của bệnh HA (Trang 36)
Bảng 3.15. Tỷ lệ trẻ được kiểm tra HA - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.15. Tỷ lệ trẻ được kiểm tra HA (Trang 36)
Bảng 3.18. Tỷ lệ trẻ bị áp lực trong học tập - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 3.18. Tỷ lệ trẻ bị áp lực trong học tập (Trang 37)
Bảng 4.4. So sánh huyết áp tâm thu theo độ tuổi với các tác giả - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng 4.4. So sánh huyết áp tâm thu theo độ tuổi với các tác giả (Trang 40)
Bảng ngang - Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp
Bảng ngang (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w