Đặc điểm hệ tuần hoàn của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp (Trang 38 - 49)

4.2.2. Trị số huyết áp của từng nhóm tuổi và giới

4.2.2.1. Trị số huyết áp tâm thu

Kết quả huyết áp tâm thu ở bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy huyết áp tâm thu của trẻ nam tăng dần theo tuổi. Huyết áp tâm thu của các em nam dao động từ 101,58 ± 6,07mmHg đến 107,80 ± 10,21mmHg.

Nhóm trẻ có cùng một độ tuổi không có sự chệch lệch đáng kể giữa nam và nữ và không có ý nghĩa thống kê. Còn giữa các độ tuổi thì có sự khác biệt rõ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trẻ càng lớn thì huyết áp

càng cao 101,58 ± 6,07mmHg ở trẻ 6 tuổi và 107,80 ± 10,21mmHg ở trẻ 10 tuổi đối với trẻ nam. 101,09 ± 8,03mmHg ở trẻ 6 tuổi và 105,46 ± 9,05mmHg ở trẻ 10 tuổi đối với trẻ nữ. Điều này có thể giải thích được là do ở trẻ nhỏ thì lòng mạch máu của trẻ em tương đối rộng, trương lực kém. Trương lực thành mạch hoàn thiện dần qua các lứa tuổi cho đến trưởng thành và huyết áp của các em cũng sẽ tăng dần theo tuổi [12].

BẢNG NGANG

So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Quang Mai [12] và Mubulayi [32] thì kết quả của chúng tôi cao hơn Nguyễn Quang Mai nhưng thấp hơn Mubulayi ở tất cả các lứa tuổi. Chúng tôi nhận thấy, huyết áp dao động phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi nhưng không hoàn toàn phù hợp với công thức tính huyết áp tâm thu là 80 + 2n (n là số tuổi). Sự khác biệt này được giải thích là vì có thể do huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: cân nặng, dinh dưỡng, chiều cao ...

Bảng 4.3. So sánh huyết áp tâm thu theo độ tuổi với các tác giả khác

Tuổi Huyết áp tâm thu (mmHg)

Nguyễn Tấn Viên [20]

Chu Văn Tường [19] Phạm Hùng Lực [11] Chúng tôi 6 100 ± 15 103,8 ± 6,2 93 ± 9 101,33 ± 7,13 7 102 ± 15 103,2 ± 5,5 96 ± 9 101,85 ± 7,19 8 105± 16 104,6 ± 4,2 96 ± 9 103,04 ± 8,75 9 107 ± 16 104,6 ± 4,2 99 ± 10 103,92 ± 8,81 10 109 ± 16 104,3 ± 4,2 102 ± 10 105,84 ± 9,79

Kết quả của chúng tôi so sánh với các tác giả khác ở bảng 4.3 tương đương với Chu Văn Tường [19] và Nguyễn Tấn Viên [20]. Cao hơn của Phạm Hùng Lực [11].

Bảng 4.4. So sánh huyết áp tâm thu theo độ tuổi với các tác giả

Tuổi Huyết áp tâm thu (mmHg)

Hoàng Sa [14] Võ Thị Hiếu [6] Chúng tôi

6 95,2 ± 4,4 101,0 ± 7,5 101,33 ± 7,13

7 96,5 ± 6,6 102,4 ± 6,3 101,85 ± 7,19

8 96,3 ± 7,1 105,7 ± 8,2 103,04 ± 8,75

9 97,6 ± 7,6 109,0 ± 11,2 103,92 ± 8,81

10 100,8 ± 7,6 109,7 ± 10,4 105,84 ± 9,79

Ở bảng 4.4 khi so sánh với các tác giả nghiên cứu ở hai trường Thanh Long (2005) và Phú Hòa (2006) chúng tôi nhận thấy huyết áp tâm thu của chúng tôi cao hơn kết quả của Hoàng Sa ở các lứa tuổi. Tương đương với Võ Thị Hiếu ở độ tuổi 6 - 8. Riêng độ tuổi 9 - 10 thì chúng tôi thấp hơn. Nhưng chúng tôi nhận thấy một điều chung là huyết áp tâm thu của các em tăng dần theo tuổi và đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.

4.2.2.2. Trị số huyết áp tâm trương

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6, huyết áp tâm trương của trẻ nam và nữ trong cùng một độ tuổi có sự chênh lệch, nhưng sự chênh lệch quá nhỏ không có ý nghĩa thống kê (với p > 0.05).

bảng ngang

So sánh các nghiên cứu của các tác giả ở bảng 4.5 kết quả nghiên cứu huyết áp tâm trương ở nhóm tuổi của chúng tôi cao hơn Nguyễn Quang Mai [12] và Mubulayi [32] cả trẻ nam và nữ. Song kết quả huyết áp tâm trương của chúng tôi tăng dần theo tuổi 62,42 ± 5,31mmHg ở nhóm 6 tuổi và 68,88 ± 8,63mmHg ở nhóm 10 tuổi. Điều này cũng phù hợp với các tác giả trên.

Bảng 4.6. So sánh huyết áp tâm trương theo độ tuổi với các tác giả khác

Tuổi Huyết áp tâm trương

Nguyễn Tấn Viên [20] Chu Văn Tường [19] Chúng tôi

6 56 ± 8 63,6 ± 4,7 62,42 ± 5,31

7 56 ± 8 63,5 ± 6,4 63,48 ± 5,55

8 57 ± 9 62,5 ± 4,9 64,60 ± 5,62

9 57 ± 9 62,5 ± 4,9 65,55 ± 9,40

10 58 ± 10 63 ± 5,5 68,88 ± 8,63

Ở bảng 4.6 kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Nguyễn Tấn Viên và tương đương với Chu Văn Tường theo từng độ tuổi. Song có một điều chung phù hợp với các tác giả đó là huyết áp tâm trương tăng dần theo tuổi và nằm trong giới hạn bình thường.

Bảng 4.7. So sánh huyết áp tâm trương theo độ tuổi với các tác giả khác

Tuổi Huyết áp tâm trương

Hoàng Sa [14] Võ Thị Hiếu [6] Chúng tôi

6 60,3 ± 3,6 62,9 ± 4,9 62,42 ± 5,31

7 62,6 ± 7,2 63,7 ± 4,8 63,48 ± 5,55

8 62,1 ± 3,7 67,0 ± 6,4 64,60 ± 5,62

9 64,3 ± 7,0 66,6 ± 8,9 65,55 ± 9,40

Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy ba thời điểm khác nhau, đặc điểm của học sinh từng trường khác nhau, như trương Thanh Long trẻ em đa số là dân vạn đò, đời sống kinh tế khó khăn hơn hai trường Thuận Thành và Phú Hòa nhưng huyết áp tâm trương theo độ tuổi ở 3 trường tiểu học của Thành phố Huế trong 3 năm 2005 - 2006 - 2007 là tương đương nhau và phù hợp với chỉ số sinh lý bình thường của trẻ tiểu học.

4.2.2.3. Cân nặng theo từng nhóm tuổi

Kết quả ở bảng 3.8 về cân nặng ở các nhóm tuổi, so sánh với tiêu chuẩn về dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới thì các em đều có cân nặng bình thường theo nhóm tuổi đạt trên 80% trọng lượng chuẩn.

4.2.2.4. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và cân nặng theo từng nhóm của nam và nữ

Kết quả ở bảng 3.9 và bảng 3.10 về cân nặng, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương theo từng nhóm tuổi, chúng tôi nhận thấy huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của trẻ tăng dần theo tuổi và tỷ lệ thuận với cân nặng. Nghĩa là khi cân nặng trẻ tăng thì huyết áp trẻ cũng tăng lên. Theo Trần Đỗ Trinh [16] đa số các nghiên cứu theo chiều ngang ở trẻ em đã cho biết có một mối liên quan chặt chẽ giữa huyết áp và trọng lượng, chiều cao và những chỉ số khác cho toàn bộ cơ thể. Trọng lượng cơ thể cũng là dấu hiệu để tiên đoán mức gia tăng của huyết áp trong các nghiên cứu theo dõi ở trẻ em.

Theo nghiên cứu của Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự [11], thì huyết áp trẻ em tăng dần theo tuổi, khi trẻ có cân nặng tăng thì huyết áp cũng tăng. Như vậy, cân nặng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến huyết áp.

Theo nghiên cứu của Mubulayi [32], chiều cao và cân nặng trung bình của từng nhóm tuổi từ 6 đến 10 tuổi là ± 1SD (độ lệch chuẩn), huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng dần theo từng nhóm tuổi.

4.2.2.5. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trƣơng và chiều cao theo từng nhóm tuổi

Kết quả ở bảng 3.11 huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của trẻ tăng dần theo tuổi và tỷ lệ theo chiều cao.

Chiều cao là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến huyết áp trẻ em thường dùng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) để đánh giá sự ảnh hưởng của chỉ số này tới huyết áp trẻ em nhưng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tuổi từ 6 - 10 không thể dùng chỉ số khối cơ thể cho trẻ dưới 9 tuổi.

Theo Roche [30] và Wuhl [31] nghiên cứu về huyết áp trẻ em cũng so sánh các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữa các nhóm tuổi theo cân nặng và chiều cao của trẻ.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu 691 học sinh trường Tiểu học Thuận Thành phường Thuận Thành, thành phố Huế. Chúng tôi có những kết luận sau:

1. Tần số mạch, huyết áp, tần số tim

- Tần số mạch của học sinh tiểu học tỷ lệ nghịch với lứa tuổi, từ 97,27 ±10,89 lần/phút ở 6 tuổi xuống 90,34 ± 8,81 lần/phút ở 10 tuổi.

- Tần số tim trùng với tần số mạch. Không có sự khác biệt đáng kể về tần số tim và tần số mạch giữa trẻ nam và trẻ nữ trong cùng một độ tuổi.

- Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của các em có liên quan rất rõ với độ tuổi, tăng dần theo tuổi và tỷ lệ thuận với tuổi.

- Huyết áp trung bình tỷ lệ thuận với cân nặng và chiều cao của trẻ.

- Các trị số về mạch, nhịp tim và huyết áp của các em học sinh tiểu học đều trong giới hạn bình thường theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.

2. So sánh với học sinh tiểu học trƣờng Thanh Long và trƣờng Phú Hòa

- Tần số tim và tần số mạch của nhóm chúng tôi tương đương và phù hợp với hai trường tiểu học Thanh Long và Phú Hòa.

- Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của các em trường tiểu học Thuận Thành tương đương với các học sinh của hai trường nói trên và đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng cách phát hiện sớm bệnh lý trẻ em để có kế hoạch theo dõi chăm sóc và điều trị.

2. Tần số tim và huyết áp là hai trong các thông số có giá trị để theo dõi sức khoẻ, bệnh tật. Do đó chúng cần phải được kiểm tra thường xuyên để có biện pháp dự phòng và điều trị thích hợp nhằm ngăn ngừa các biến chứng đáng tiếc của bệnh tăng huyết áp và các biến chứng của loạn nhịp gây ra.

3. Tăng cường các chương trình thông tin, đại chúng và giáo dục sức khoẻ thường xuyên về các bệnh thường gặp ở trẻ em và các nguy cơ đưa đến bệnh tim mạch, nhất là bệnh tăng huyết áp.

4. Cần phối hợp chặt chẽ giữa y tế học đường với các trường tiểu học để củng cố các buổi khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh.

TIẾNG VIỆT

1. Bộ y tế và Đào tạo, Trường Đại học Y Khoa Huế, Đại học Huế (2002),

Giáo trình giảng dạy Bác sỹ Đa khoa hệ 4 năm, Block 3, Tim mạch cơ sở, Huế, tr 36 - 51.

2. Trịnh Bỉnh Dy (2001), "Sinh lý tuần hoàn", Sinh lý học tập I, Nhà xuất

bản Y học Hà Nội, tr 176 - 211.

3. Trịnh Bỉnh Dy (2004), "Sinh lý tuần hoàn", Sinh lý học tập I, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 176 - 216.

4. Võ Thị Hiếu, (2006), Khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim, học sinh trường tiểu học Phú Hòa, Phường Phú Hòa, Thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y Khoa, hệ 4 năm, trường Đại học Y Khoa Huế, Đại

học Huế, Huế.

5. Hà Huy Khôi (1997), "Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng", Phương

pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 97 - 240.

6. Hoàng Trọng Kim (2004), "Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em", Bài giảng Nhi khoa tập II, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr 9 - 13.

7. Hoàng Trọng Kim (2006), "Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá giai đoạn 2006 - 2010", Hội tim mạch học Việt Nam, Nhà

xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

8. Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn Bàng (2001),

"Loạn nhịp tim ở trẻ em", Hồi Sức cấp cứu và gây mê trẻ em, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr 118 - 131.

9. Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2002), "Nghiên cứu chỉ số huyết áp trẻ em ở độ tuổi 6 - 15 tại Cần Thơ", Tạp chí y học dự phòng tập XII, số 1, tr 19 -22.

Định", Tạp chí sinh lý học, Tổng Hội Y dược học Việt Nam, Hội sinh lý học Việt Nam, tr 14 - 17.

11. Hoàng Sa và cộng sự (2005), Khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim, học sinh trường tiểu học Thanh Long, Phường Phú Hoà, thành phố Huế,

Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa, hệ 4 năm, Trường đại học Y Khoa Huế, Đại học Huế, Huế.

12. Lê Thiện Thuyết (2007), "Nghiên cứu tình hình rối loạn nhịp tim ở trẻ em tại phòng cấp cứu Nhi Bệnh viện Trung ương Huế", Y học thực hành,

Hội nhi khoa học Y Dược, 50 năm thành lập 1957 - 2007 Trường Đại học

Y Dược Huế, Đại học Huế, Huế, tr 82 - 88.

13. Trần Đỗ Trinh (1992), "Nghiên cứu huyết áp ở trẻ em", Báo cáo kỹ

thuật số 715 của Tổ chức Y tế thế giới, Nhà xuất bản Y học, tr 9 - 46.

14.Lê Ngọc Trọng, Các giá trị sinh học về tim mạch, các giá trị sinh học

người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - Thế kỷ XX, Bộ Y tế, Nhà xuất

bản Y học, tr 98 - 124.

15.Chu Văn Tường (2002), "Cao huyết áp", Cấp cứu nhi khoa, Nhà xuất

bản Y học Hà Nội, tr 98 - 105.

16. Chu Văn Tường (1997), "Huyết áp trẻ em Việt Nam", Chữa bệnh trẻ em, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 32 - 34.

17. Tô Thị Thuận, Võ Thị Hồng Hạnh (2006), Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc dinh dưỡng ở bệnh nhân tăng huyết áp tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa, hệ 4 năm, Trường

thứ 1, Bộ y tế xuất bản, tr 75 -78.

19. Phan Hùng Việt (2000), "Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em", Bài giảng sau

đại học nhi khoa, trường Đại học Y khoa Huế, tr 1- 6.

20. Võ Văn Uy, Nguyễn Ngọc Lợi (2007), Khảo sát mạch, huyết áp, tần số

tim, học sinh trường tiểu học Thuận Thành, Phường Thuận Thành, Thành phố Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y Khoa, hệ 4 năm, trường Đại học

Y Khoa Huế, Đại học Huế, Huế.

21. Trần Thị Vui, Hoàng Thị Quý (1994), "Kết quả điều tra huyết áp trong cộng đồng dân cư thành phố Huế", Tập san nghiên cứu khoa học số 5, Bộ

y tế Bệnh viện Trung ương Huế.

TIẾNG ANH

22. Graves (2003), "Distribution" of 24h ambulatory blood pressure in chidren: normalized refferencr values and role of body dimensions", J - Hypertens. 2002 Oct: 20 (10): 1939 - 40.

23. Kelley (2003), "The effects of exercise on resting blood pressure in children and adolescents: a meta - analysis of randomized controlled trials", Prev - Cardiol. 2003 winter; 6 (1): 8 - 16.

24. Mary Ellen Avery, M.D.Lewis R.First, M..D.. (1993), "Diagnostic Tools", Pedatric Medicine, Williams and Wilkins, p. 301 - 306.

25. Nelson (2000), "Cardiovascular", Textbook of Pediatrics, Sixteenth Edition, Saunders Company, p.1347.

26. Somu (2003), "Early detection of hypertension in general practice", Arch-Dis - Child.

27. Sun (2003), "Study of the risk factors of blood pressure in children",

Hunan - Yi - Ke - Da - Xue - Xue - Bao; 25 (3): 238-40.

28. Redon (2003), "Overview of ambulatory blood pressure monitoring in chldhood and pregnancy", Blood - Press - Monit; 6(6): 317 - 21.

report”, Clin-Endocrinol-( Oxf). 2003 May; 58(5): 589-96.

Một phần của tài liệu Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)