Giáo án nghề làm vườn lớp 11 - Tiêt 13: Bài 7: PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Biết được ưu, nhược điểm của phương pháp giâm cành. - Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của giâm cành và kĩ thuật giâm cành. 2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng vào thực tế II. CHUẨN BỊ: - SGK. - Các mẫu vật, các loại cành có thể sử dụng phương pháp giâm cành. III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: H: Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt? 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GVH? Thế n ào là giâm cành? Giâm cành đư ợc thực hiện như thế nào? HS: I. KHÁI NIỆM: - Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính. - Thực hiện bằng cách: Sử dụng một đoạn cành tách ra khỏi cây mẹ trồng vào giá thể trong điều kiện môi trường thích hợp, cành ra rễ và sinh cành mới, tạo thành một cây hoàn chỉnh. GVH? Giâm cành có những ưu điểm gì? HS: GVH? Giâm cành có nhược điểm gì? HS: II. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH. 1/ Ưu điểm: - Cây con giữ được đặc tính, tính trạng của cây mẹ. - Cây trồng từ cành giâm sớm ra hoa, kết quả. - Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh. 2/ Nhược điểm: - Nếu sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm cành với quy mô lớn phải có vườn ươm được trang GVH? Muốn cho c ành giâm ra rễ tốt, cần phải chú ý những yếu tố nào? HS: bị hệ thống tưới phun, phun mù, quát gió, điều hòa… - Nhân giông bằng giâm cành qua nhiều thế hệ, nếu không thay đổi nguồn gốc từ cây mẹ dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa. III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA CÀNH. 1/ Yếu tố nội tại của cành giâm. a) Các giống cây. - Các giống cây leo (nho, lạc tiên, dưa leo…), các giống cây thân mềm dễ ra GVH? Để thỏa m ãn những điều kiện trên c ần những yêu cầu gì? HS: rễ hơn các giống cây thân gỗ cứng. - Những giống cây ưn quả dễ ra rễ: Mận, chanh, … - Những giống cây ăn quả khó ra rễ: Xoài, vải, nhãn… b) Chất lượng của cành giâm: - Cành phải có độ lớn, chiều dài, số lá thích hợp, đủ dự trự dinh dưỡng… - Cành phải lấy trên cây mẹ tốt: Giữa tầng tán, bánh tẻ, chiều dài (10- 15cm), đường kính 0,5cm, có 2 đến 4 lá 2/ Yếu tố ngoại cảnh. a) Nhiệt độ: Vừa phải b) Độ ẩm: Đảm bảo độ ẩm bão hòa trên mặt lá. c) Ánh sáng: Tránh ánh sánh trực xạ d) Giá thể giâm cành: Đảm bảo đủ oxi, đủ ẩm, không có mầm mống sâu bệnh. * Để thỏa mãn những yêu cầu trên cần: - Chọn thời vụ giâm cành thích hợp. - Làm nhà giâm cành có mái che. - Giữ ẩm mặt lá và đảm bảo giá thể giâm cành đủ ẩm. 3/ Yếu tố kĩ thuật: - Chuẩn bị giá thể. - Chọn cành, kĩ thuật cắt cành, xử lí cành, cắm cành, chăm sóc cành sau khi giâm. IV. SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG. (SGK) – T 43 4. CỦNG CỐ: - Tại sao người ta lại dùng phương pháp giâm cành để nhân giống? - Địa phương em đã sử dụng phương pháp giâm cành cho giống cây nào? 5. BTVN: Trả lời các câu hỏi SGK . Giáo án nghề làm vườn lớp 11 - Tiêt 13: Bài 7: PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Biết được ưu, nhược điểm của phương pháp giâm cành. - Hiểu được những. ra rễ của giâm cành và kĩ thuật giâm cành. 2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng vào thực tế II. CHUẨN BỊ: - SGK. - Các mẫu vật, các loại cành có thể sử dụng phương pháp giâm cành. III hợp. - Làm nhà giâm cành có mái che. - Giữ ẩm mặt lá và đảm bảo giá thể giâm cành đủ ẩm. 3/ Yếu tố kĩ thuật: - Chuẩn bị giá thể. - Chọn cành, kĩ thuật cắt cành, xử lí cành, cắm cành,