1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: thực trang công tác thẩm định tại BIDV pdf

15 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 331,17 KB

Nội dung

Đề tài: thực trang công tác thẩm định tại BIDV Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 1/14 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm: 1.1. Dự án đầu tư: Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian xác định. 1.2. Thẩm định dự án đầu tư: Là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện một số nội dung cơ bản liên quan đến dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi và khả năng hoàn trả vốn đầu tư của dự án để phục vụ cho việc xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn đầu tư dự án. 2. Những yêu cầu của một dự án đầu tư: Để một dự án đầu tư có tính thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau 2.1. Tính pháp lý: Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi trường, thuần phong mỹ tục của pháp luật Việt Nam, đồng thời các dự án phải phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng dự án. 2.2. Tính khoa học: Các dự án phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án phải hoàn toàn khách quan. Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Số liệu điều tra phải có phương pháp điều tra đúng đắn, số mẫu điều tra phải đủ lớn, Phưong pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu cần so sánh. Việc sử dụng đồ thị, bản vẽ kỹ thuật đảm bảo chính xác kích thước và tỷ lệ. Phương pháp lý giải phải chính xác logic, chặt chẽ các nội dung riêng lẽ của dự án. Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 2/14 2.3. Tính khả thi: Dự án có tính khả thi là dự án có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế. Vì vậy, muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu tư phải phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải được xác định đúng trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn 2.4. Tính hiệu quả: Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu thể hiện tính khả thi về mặt tài chính vàv các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại. Thông thường các dự án đảm bảo tính khoa học và tính khả thi thì sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế. 3. Mục tiêu của thẩm định dự án: - Giúp chủ đầu tư, các cấp ra quyết định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đầu tư mang lại. - Quản lý quá trình đầu tư dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, qui hoạch phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ. - Thực thi pháp luật và chính sách hiện hành. - Lựa chọn phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. - Góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân - Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế 4. Ý nghĩa của việc thẩm định: - Thông qua thẩm định giúp ta xác định lợi ích và tác hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt động trên các lĩnh vực: Pháp lý, công nghệ, môi rường tài chính và lợi ích kinh tế xã hội. - Giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với qui hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương hay của vùng và cả nước. - Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất. - Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về việc cho vay hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư. Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 3/14 - Qua thẩm định giúp xác định tư cách pháp nhân và khả năng tài chính sản xuất kinh doanh của các bên tham gia đầu tư. 5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Cần Thơ: 5.1. Quy trình: Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Chưa rõ Chưa đủ điều kiện thẩm định Chưa đạt yêu cầu Đạt Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra Sơ bộ hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định Thẩm định Lập báo cáo thẩm định Bổ sung, giải trình Kiểm tra, kiểm soát Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 4/14 5.2. Các bước thực hiện: 5.2.1. Xem xét đánh giá sơ bộ nội dung chính của dự án: Bao gồm: - Mục tiêu đầu tư của dự án - Sự cần thiết đầu tư dự án - Qui mô đầu tư - Qui mô vốn đầu tư. - Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án 5.2.2. Phân tích về thị trường và khả nang tiêu thu sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án: - Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án: Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; Định dạng sản phẩm của dự án, đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm đầu ra,; Tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm dịch vụ thay thế đế thời điểm thẩm định. - Đánh giá về cung sản phẩm: Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào; Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác; Đánh giá sản lượng nhập khẩu trong thời gian qua và dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới; Ảnh hưởng của chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam đến thị trường sản phẩm của dự án. - Đánh giá về thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với thị trường nội địa và thị trường nước ngoài về hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thị hiếu, giá cả ,… so với sản phẩm cùng loại trên thị trường - Đánh giá về phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của sản phẩm trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến tiêu thụ theo phương thức nào, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặt điểm của thị trường hay không,…… Lưu hồ sơ, tài liệu Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 5/14 - Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: về sản lượng suất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm, diễn biến giá cá sản phẩm,…. 5.2.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án: - Đánh giá nhu cầu về nguyên liệu đầu vào. - Nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào. - Biến động về giá cả đầu vào 5.2.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật: - Địa điểm xây dựng - Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án. - Công nghệ, thiết bị. - Quy mô, giải pháp xây dựng. - Môi trường, phòng cháy chữa cháy. 5.2.5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: - Xem xét rút kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư. - Xem xét nang lực, uy tín của nhà thầu - Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường biến đọng. - Nguồn nhân lực của dự án về số lượng, tay nghề, trình độ kỹ thuật. 5.5.6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn: - Tổng vốn đầu tư của dự án: Đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án hợp lý chưa, đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, bao gồm cả yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng. - Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: Xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn theo từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. - Nguồn vốn đầu tư: Rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia đầu tư, chi phí của từng loại nguồn vốn, điều kiện vay đi kèm,…. 5.2.7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính: Bao gồm: - Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ) - Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ (gồm 03 nguồn chính: Lợi nhuận sau thuế bằng 50-70%, khấu hao cơ bản, các nguồn hợp khác khác ngoài dự án). - Các chỉ tiêu tiêu chính: Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 6/14 a) Hiện giá thu hồi thuần – NPV: Là hiệu số của tổng hiện giá thu hồi tính cho cả thời hạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư, tức là tổng hiện giá tiền lời sau khi hoàn đủ vốn. NPV =    PCPV NPV =              n i n i i i i i r C r NPV 1 0 11 ititii aCaBNPV **    Trong đó: n: là thời hạn đầu tư (năm) PV: hiện giá thu nhập ròng PC: hiện giá vốn đầu tư   i ti r a   1 1 i: Lãi suất chiết khấu (%/năm) Dự án khả thi là dự án có NPV >0 * Ưu khuyết điểm của chi tiêu NPV: Ưu điểm: Chỉ tiêu NPV cho ta biết được tổng hiện giá của tiền lời, sau khi đã hoàn đủ vốn. Như vậy chỉ tiêu NPV đã khắc phục được khuyết điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T. + Nếu NPV > 0 thì dự án có lời + Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ + Nếu NPV = 0 thì dự án không có lời cũng không lỗ, tức là thu hồi chỉ vừa đủ trả lại vốn, tính trên quan điểm hiện giá. Khuyết điểm: + NPV chỉ cho ta biết dự án lời hay lời bao nhiêu, nhưng chưa cho ta biết mức độ sinh lợi (lãi suất) của bản thân dự án. Do đó, đôi khi dự án tuy có lời nhưng vẫn chưa nên đầu tư vì mức độ sinh lời thấp, Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 7/14 + NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu i. Nếu i thay đổi thì NPV sẽ thay đổi theo. b) Suất thu hồi nội bộ IRR (Internet rate of Return)   12 21 1 1 * rr NPVNPV NPV rIRR    Với: R 1 : Tỷ lệ lãi suất thấp sao cho NPV 1 > 0 R 2 : Tỷ lệ lãi suất cao sao cho NPV 2 < 0 Suất thu hồi nội bộ hay còn gọi là tỷ suất doanh lợi nội bộ là suất thu hồi do bản thân dự án có thể tạo ra được, nó cho ta biết tỷ lệ sinh lời của bản thân dự án đang xét. Nó là trị số ước lượng nên để đảm bảo ước lượng có độ chính xác cao, thì khoảng ước lượng chỉ nên nhỏ hơn hoặc bằng 5% tức là r 1 - r 2 < 5% Ta có : r 1 < IRR = r < r 2 sao cho NPV = 0 IRR = r % chính là suất thu hồi mà bản thân dự án có thể tạo ra được, cũng tức là suất thu lợi của cơ hội đầu tư mà dự án đề xuất. Chính vì vậy, ta có thể đem nó so sánh với các suất thu lợi khác liên quan để xác định xem có nên đầu tư hay không. Trong đầu tư thường có vốn vay, gọi i là lãi suất vay, nếu: + IRR < i => Dự án sẽ không đủ tiền để trả nợ + IRR = i => Dự án sẽ đủ sức trả nợ, nhà đầu tư không có lợi gì. + IRR > i => Nhà đầu tư không những đủ tiền trả nợ mà còn có lời. Phương án nào có IRR lớn nhất là tốt nhất. Trong thẩm định, người ta xét chỉ tiêu NPV trước và cuối cùng là xét chỉ tiêu IRR. c) Thời gian hoàn vốn (Payback Period): Là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại đủ vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bằng tổng hiện giá vốn đầu tư.        tt CPVRPV r 1 : Thu hồi tại năm t Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 8/14 c i : Đầu tư thực hiện tại năm t     t t t t iCiR     11 i: Lãi suất chiết khấu r 1 : bằng lãi ròng + khấu hao tại năm t. * Ưu khuyết điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn: Ưu điểm: + Dễ xác định. + Độ tin cậy tương đối cao + Chỉ tiêu này cho biết chính xác thời gian vốn đầu tư sẽ được thu hồi. Dựa vào hiện giá có thể quyết định có nên đầu tư hay không. Khuyết điểm: Không cho biết thu nhập sau khi hoàn vốn. Đôi khi một phương án có thời gian hoàn vốn dài nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thu nhập giai đoạn trước thì vẫn là một phương án tốt. Do đó, không dựa vào chỉ tiêu thời gian hoàn vốn để kết luận rằng phương án này tốt hơn phương án kia. d) Điểm hoà vốn BEP (Break Even Point) Là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí. Có 03 loại điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn lý thuyết, điểm hoà vốn tiền tệ và điểm hoàn vốn trả nợ. @/ Điểm hoàn vốn lý thuyết (ĐHV lt ) Là điểm hoà vốn mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất (tại điểm này dự án chưa có lời nhưng cũng không bị lỗ) ĐVH B D lt   Ð Trong đó: + Đ: tổng chi phí cố định + B: Tổng biến phí (biến phí) + D: Doanh thu Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 9/14 Nhận xét về tính khả thi của dự án qua việc xét điểm hoà vốn + ĐHV > 1 => Đ + B > D => Dự án lỗ + ĐVH lt khác 0 + ĐVH lt >1 => D-B> D => Dự án bị lỗ + ĐVH lt = 0 => D-B =0 => Dự án bị lỗ. + 0 < ĐVH lt < 1 => D+B < D => Dự án có lợi nhuận @/ Điểm hoà vốn tiền tệ: Cách xác định cũng giống như ĐVH lt nhưng tử số bằng định phí trừ khấu hao tài sản cố định, mẫu số giống như mẫu số của điểm hoà vốn lý thuyết. Xác định ĐVH lt cho phép dự trù khả năng của dự án có tiền (kể cả dùng khấu hao cơ bản, tài sản cố định và giảm chi phí thành lập) để trả nợ vay. ĐVH B D KH tt    Ð Nếu so sánh giữa ĐVH tiền tệ và ĐHV lý thuyết thì ĐHV tiền tệ nhỏ hơn. @/ Điểm hoà vốn trả nợ: Tính tương tự như điểm hoà vốn tiền tệ nhưng điểm hoà vốn trả nợ bằng định phí của điểm hoà vốn tiền tệ cộng với nợ gốc vay trung hạn và dài hạn phải trả trong năm và thuế lợi tức phải đóng Điểm hoà vốn trả nợ cho phép biết từ điểm này trở đi dự án phải trả nợ tiền vay và đóng thuế. ĐVH B D TNKH tng tt      Ð N g : Nợ gốc dài hạn đến kỳ hạn phải trả T m : Thuế thu nhập doanh nghiệp Điểm hoà vốn càng nhỏ thì dự án trong năm đó càng tốt vì vùng lỗ hẹp, vùng lời rộng. [...]... dài hạn khi thẩm định có hiệu quả nhưng khi đưa vào hoạt động, số dự án có hiệu quả thật sự như lúc thực hiện báo cáo thẩm định rất ít Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 12/14 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DÀI HẠN CỦA CHI NHÁNH BIDV CẦN THƠ - Khi thực hiện thẩm định dự án... & Phát triển Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hồ sơ thẩm định dự án không tuân thủ đúng qui trình, thực hiện theo ý muốn của khách hàng và người làm công tác thẩm định để có biện pháp xử lý vi phạm một cách nghiêm minh làm cái nôi cho những người làm công tác thẩm định sau này Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 14/14...CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH VÀ CHO VAY DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH BIDV CẦN THƠ 1 Thực trạng công tác thẩm định và cho vay dài hạn tại Chi nhánh BIDV Cần Thơ: Dư nợ tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cần Thơ trong những năm qua chiếm tỷ trọng thấp, trung bình từ 10% đến... chuyên sâu, mà chỉ thực hiện theo văn bản hướng dẫn của ngành ==> không có kiến thực trong việc đánh giá lĩnh vực đầu tư nên đánh giá hiệu quả của dự án sai lệch so với thực tế => Dự án khi vào thực tế không khả thi so với lúc ban đầu khi thực hiện thẩm định dự án - Do thiếu thông tin, nguồn thông tin không chính xác khi thực hiện thẩm định dự án: Nguồn thông tin thiếu: Cán bộ thẩm định chủ yếu thu thập... gian trả nợ hoặc thực hiện khoanh lãi cho khách hàng để tiếp tục cứu sống dự án đã đầu tư 2 Nguyên nhân: 2.1 Nguyên nhân chủ quan: - Do năng lực trình độ của cán bộ: Phần lớn cán bộ khi tuyển dụng đều đảm bảo đạt 01 trình độ nhất định, tuy nhiên cán bộ thực hiện công tác thẩm định đa số đều là trẻ nên thiếu kinh nghiệm nên không tích luỹ được thông tin liên quan đến các dự án thẩm định Hơn nữa, Năng... mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí - Tăng cường công tác đào tạo và phân công lại cán bộ: Chất lượng thẩm định muốn được nâng cao thì việc nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ thảm định là hết sức cần thiết Công việc này là việc làm thường xuyên Họ cần được trang bị kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ thẩm định và phân tích dự án, đánh giá năng lực thu hồi vốn của dự án Đặc... dài hạn của toàn địa bàn, tỷ trọng dự nợ trung dài hạn tại Chi nhánh chỉ chiếm 2% Thực tế trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP Cần Thơ tiếp cận rất nhiều dự án trung và dài Tổng số dự án thực hiện thẩm định trong 02 năm 2007-2008 là 20 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 1,000 tỷ đồng Tuy nhiên, khi thực hiện công tác thẩm định, số dự án đạt hiệu quả không nhiều do hiệu quả kinh... những thông tin cung cấp trên hồ sơ thẩm định dự án Trên lý thuyết, một dự án có tính khả thi nhưng trong hoạt động rủi ro thị trường, thị hiếu trong tương lai,… mà không đánh giá được và nhận biết được thì rủi ro đang chờ đón phía trước - Không thực hiện tái thẩm định dự án đầu tư: Theo qui định dự án khi đi vào hoạt động, Ngân hàng phải đánh giá và thẩm định lại các vấn đề liên quan về dự án đang đầu... doanh thấp Điều này đã ảnh hưởng đến qui mô tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh trong những năm qua Mặc dù, Ngân hàng đã từ bước cải thiện và đối mới để hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn bọc lộ nhiều yếu kém trong công tác thẩm định Cụ thể: Một số dự án khi thực hiện thẩm định có hiệu quả và Ngân hàng đã đồng ý đầu tư nhưng trong quá trình xây dựng và... chí: dự án phải có hiệu quả ngay từ năm đầu Bởi lẽ trên thực tế ít có dự án nào đầu tư dài hạn có mà có lãi ngay Đánh giá hiệu quả của dự án phải xác định trong thời gian dài, chú trọng đến thời gian thu hồi vốn và chu kỳ của sản phẩm để có quyết định đúng - Để có thông tin đáp ứng được cho công tác thẩm định, người nhận thông tin phải tiến hành thực hiện theo một quy trình: + Thu thập tổng hợp thông . Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 10/14 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH VÀ CHO VAY DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH BIDV CẦN THƠ 1. Thực trạng công tác thẩm định và cho vay dài hạn tại Chi nhánh BIDV. Đề tài: thực trang công tác thẩm định tại BIDV Nguyễn Thị Xuân Trang- Lớp Ngân hàng 4 –ngày 2 1/14 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN. dụng đều đảm bảo đạt 01 trình độ nhất định, tuy nhiên cán bộ thực hiện công tác thẩm định đa số đều là trẻ nên thiếu kinh nghiệm nên không tích luỹ được thông tin liên quan đến các dự án thẩm định.

Ngày đăng: 23/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w