1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giới thiệu về Học Viện Ngoại Giao

12 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 9,36 MB

Nội dung

Giới thiệu về Học Viện Ngoại Giao

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

N Ă N G Đ Ộ N G - S Á N G TẠ O - TẦ M N H Ì N

D I P L O M A T I C A C A D E M Y O F V I E T N A M

• Triển vọng nghề nghiệp

• Môi trường học tập

• Thế mạnh và phương hướng phát triển

• Các chương trình đào tạo

• Chỉ tiêu và điểm chuẩn các năm gần đây

Trang 2

Học viện Ngoại giao (DAV) tự hào với hơn 50 năm truyền thống phát triển vững vàng, là cơ sở hàng đầu trong cả nước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ làm công tác đối ngoại; nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; tham mưu, tư vấn chính sách đối ngoại cho Bộ Ngoại giao, Đảng và Nhà nước

Trang 3

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (Cựu sinh viên Học viện Ngoại giao

K11) và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bên lề Hội nghị thường

niên của Đại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, New York, tháng 6/2011

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

• Học viện Ngoại giao đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao xuất sắc, nhiều người đã trở thành các vị Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền đứng đầu các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài; trong số cựu sinh viên Học viện ngoại giao có những vị lãnh đạo hiện đang giữ trọng trách cao như:

Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (K11),

Ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung (K11)

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh (Phiên dịch 2-K9) Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh (K10) Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường (K11) Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (K14) Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung (K12)

• Sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao không chỉ có ưu thế khi tham gia kỳ thi tuyển dụng vào Bộ Ngoại giao mà còn có

cơ hội việc làm phong phú và đa dạng ở các Bộ, Ban, Ngành trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, các hãng thông tấn báo chí, phát thanh và truyền hình trên cả nước

• Trong khối doanh nghiệp, rất nhiều người trong số các cựu sinh viên ngoại giao cũng đã trở thành các doanh nhân thành đạt như Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam PVI (http://pvi.com.vn) Nguyễn Anh Tuấn (K13), Giám đốc Công ty TNHH An Cơ, Bình Dương Bùi Văn Cường (K16), Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Hàn Ngọc

Vũ (K17), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hóa An DHA Đinh Lê Chiến (K17)

Trang 4

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với sinh viên DAV (phục vụ hoạt động đối ngoại)

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

• Sinh viên DAV có nhiều cơ hội thực

hành và trải nghiệm thực tiễn công

tác đối ngoại thông qua việc tham

gia phục vụ các hoạt động đối ngoại

lớn của Đảng và Nhà nước, các hội

nghị quốc tế, các khóa học chuyên đề

ngắn hạn, các cuộc thi quốc tế, các

phiên tòa, hội nghị và hội thảo giả

định

• Hoạt động phong trào của sinh viên

phong phú tạo nhiều sân chơi hấp

dẫn để sinh viên khám phá, thể hiện

tài năng, trưởng thành và nâng cao

nhận thức thông qua các hoạt động

xã hội: các chương trình sinh viên tình

nguyện, các CLB (CLB Sife, CLB tiếng

Anh Etalent, CLB tiếng Trung, CLB

tiếng Pháp, CLB khiêu vũ DDC, CLB

Vovinam )

Gương mặt sinh viên DAV

Trang 5

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hilary Clinton với sinh viên DAV

Sinh viên tình nguyện DAV tham gia chương trình “Mùa hè Xanh” Buổi tập thường ngày của Câu lạc bộ Vovinam

Trang 6

Giám đốc Đặng Đình Quý và ông Clément Duhaime, Giám đốc Tổ chức Quốc

tế Pháp ngữ (OIF) trong Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa DAV và OIF (09/01/2012)

THẾ MẠNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

• Phát triển theo hướng đào tạo đa ngành (Quan hệ quốc tế,

Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, Ngôn ngữ

Anh) và lưỡng dụng (đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục

vụ mọi lĩnh vực liên quan đến công tác đối ngoại) Chú trọng

đào tạo các kỹ năng mềm (thuyết trình, làm việc độc lập, làm

việc nhóm ) và các kỹ năng nghề nghiệp (lễ tân, đàm phán,

tổ chức sự kiện ) Những kỹ năng này là một trong những thế

mạnh của sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao.

• Uy tín hàng đầu trong việc giảng dạy ngoại ngữ: Từ năm 2013

trở đi, sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao đều phải đạt

được chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Tiếng Anh: IELTS, TOELF,

TOEIC ; Tiếng Trung Quốc: HSK; Tiếng Pháp: DELF, TCF) với

những mức điểm do Học viện Ngoại giao quy định.

• Đội ngũ giảng viên: 5 PGS-Tiến sỹ, 16 Tiến sỹ, 69 Thạc sỹ, 80 Cử

nhân - được tuyển chọn khắt khe theo quy trình tuyển dụng

của Bộ Ngoại giao, phần lớn tu nghiệp ở Anh, Mỹ, Pháp, Úc ,

luôn có điều kiện cập nhật kiến thức chuyên môn và thực tiễn

nghiệp vụ ở nước ngoài Các thỉnh giảng viên là những chuyên

gia hàng đầu của các trung tâm nghiên cứu, các trường đại

học uy tín trên thế giới, các lãnh đạo và chuyên viên cao cấp

của ngành ngoại giao trong nước cũng như nước ngoài với

kiến thức chuyên môn gắn liền với thực tiễn công tác góp

phần làm sinh động và phong phú hoạt động giảng dạy

Trang 7

Ngành Quan hệ Quốc tế:

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

• Kiến thức chung ngành Quan hệ quốc tế: Lịch sử quan hệ quốc tế, Lý luận quan hệ

quốc tế, Chính trị quốc tế hiện đại, Phân tích sự kiện quốc tế, Kinh tế quốc tế, Công

pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Chính sách đối ngoại Việt Nam

• Kiến thức chuyên sâu: An ninh quốc tế (Lý thuyết về an ninh quốc tế, Xung đột quốc tế,

Cơ chế hợp tác an ninh đương đại ) và Khu vực học (Lịch sử hình thành và phát triển

của khu vực, Hệ thống chính trị khu vực, Chính sách đối ngoại của khu vực ).

• Kiến thức bổ trợ: ngành Luật quốc tế (Luật Hiến pháp các nước, Luật Kinh tế quốc tế,

Luật Điều ước quốc tễ, Luật Tổ chức quốc tế ); ngành Kinh tế quốc tế (Thương mại

quốc tế, Toán cao cấp ); ngành Truyền thông quốc tế (Truyền thông đại chúng và

phát triển xã hội, Quan hệ công chúng đại cương, Các thể loại báo chí, Quản lý nhà

nước, pháp luật về báo chí )

Ngành Luật Quốc tế:

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

• Kiến thức chung về Luật quốc tế: Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật Kinh tế

quốc tế, Luật Kinh doanh quốc tế

• Kiến thức chuyên sâu: Công pháp quốc tế (Luật Điều ước quốc tế, Luật Nhân quyền

quốc tế, Luật Tổ chức quốc tế, Luật Biển quốc tế, Luật Môi trường quốc tế, Giải quyết

tranh chấp quốc tế ) và Luật Kinh tế quốc tế (Luật Đầu tư quốc tế, Luật Thương mại

quốc tế, Luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, Giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế, Luật cạnh

tranh )

• Kiến thức bổ trợ: ngành Quan hệ quốc tế (Lịch sử Quan hệ quốc tế, Lý luận Quan hệ

quốc tế, Đại cương ngoại giao, Chính sách đối ngoại Việt Nam ); ngành Kinh tế quốc

tế (Lịch sử kinh tế quốc tế, Thương mại quốc tế ); ngành Truyền thông quốc tế (Truyền

thông và phát triển xã hội, Quản lý nhà nước, pháp luật về báo chí), Đại cương quan

hệ công chúng (PR) )

Khối thi A, D1 và D3

Khối thi A, A1, D1 và D3

Chương trình cử nhân (4 năm)

xem thêm phần Chương trình đào tạo các ngành tại website: http://www.dav.edu.vn CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Hội trường lớn

Những giây phút nghỉ ngơi

Trang 8

Ngành Kinh tế Quốc tế:

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

• Kiến thức chung ngành Kinh tế quốc tế: Quan hệ kinh tế quốc tế, Kinh tế đối ngoại

Việt Nam, Thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế, Lý thuyết thị trường tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Hội nhập khu vực và các tổ chức KTQT

• Kiến thức chuyên sâu: Thương mại quốc tế (Giao dịch thương mại quốc tế, Marketting

quốc tế, Các vấn đề thương mại quốc tế, Luật thương mại quốc tế ) và Tài chính quốc

tế (Đầu tư tài chính, Phân tích và thẩm định dự án đầu tư, Quản trị rủi ro tài chính, Các vấn đề tài chính quốc tế ).

• Kiến thức bổ trợ: Lịch sử Quan hệ quốc tế, Lý luận quan hệ quốc tế, Chính sách đối

ngoại Việt Nam, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Đại cương ngoại giao, Đàm phán quốc tế

Khối thi A và D1

Ngành Truyền thông Quốc tế:

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

• Kiến thức chung ngành Truyền thông quốc tế: Đại cương Truyền thông quốc tế,

Phương pháp nghiên cứu truyền thông quốc tế, Các thể loại báo chí, Đại cương Quan

hệ công chúng (PR), Nhập môn Ngoại giao văn hóa

Kiến thức chuyên sâu: Truyền thông quốc tế (Lịch sử báo chí nước ngoài, Các chuyên

đề về truyền thông quốc tế, Công chúng của truyền thông quốc tế, Báo chí và thông tin đối ngoại, Ngôn ngữ báo chí trong truyền thông quốc tế ); Ngoại giao văn hoá (Văn hóa dân tộc Việt Nam, Giao thoa văn hoá, Các chuyên đề ngoại giao văn hóa, Toàn cầu hoá và văn hoá, Tôn giáo và quan hệ quốc tế ) và Quan hệ công chúng (Xây dựng chiến lược PR, Tổ chức sự kiện, Quản lý khủng hoảng, PR chính phủ, PR và quảng cáo )

• Kiến thức bổ trợ: Lịch sử Quan hệ quốc tế, Lý luận Quan hệ quốc tế, Chính sách đối

ngoại Việt Nam, Quan hệ kinh tế quốc tế, Đại cương ngoại giao, Đàm phán quốc tế

Khối thi A, D1 và D3

Ngành Ngôn ngữ Anh:

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

• Kiến thức chung về ngôn ngữ Anh: Kiến thức nền tảng về các cấp độ và bình diện của

tiếng Anh như ngữ âm, hình thái, cú pháp và dụng học; Nắm vững kiến thức ngôn

Khối thi D1 Điểm tiếng Anh nhân hệ số 2

Miss DAV 2010

Một buổi học phiên dịch

Trang 9

Phòng học máy tính

ngữ tiếng Anh ở trình độ tương đương ít nhất 6.0 IELTS, 80 TOELF (IBT) hoặc 215 TOELF

(CBT); Kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các nước

nói chung và các nước nói tiếng Anh nói riêng.

• Kiến thức chuyên sâu: Tiếng Anh Quan hệ quốc tế và Biên - Phiên dịch Tiếng Anh

• Kiến thức bổ trợ: Lịch sử Quan hệ quốc tế, Lý luận Quan hệ quốc tế, Chính sách đối

ngoại Việt Nam, Kinh tế quốc tế, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Đại cương Ngoại

giao, Đàm phán quốc tế

THỐNG KÊ CHỈ TIÊU

VÀ ĐIỂM CHUẨN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

CÁC NĂM GẦN ĐÂY

2010

Mã ngành Chỉ tiêu Các ngành đào tạo Khối Điểm chuẩn 2010

2011

Mã ngành Chỉ tiêu Các ngành đào tạo Khối Điểm chuẩn 2011

2009

Mã ngành Chỉ tiêu Các ngành đào tạo Khối Điểm chuẩn 2009

Trang 10

Chương trình đào tạo thạc sỹ

• Ngành đào tạo: Quan hệ Quốc tế

• Loại hình đào tạo: Chính quy

• Thời gian đào tạo: 02 năm

• Các môn thi tuyển:

- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Trung - trình độ C

- Môn cơ bản: Triết học

- Môn cơ sở chuyên ngành: Lịch sử QHQT và Chính sách đối ngoại Việt Nam

• Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế của Học viện Ngoại giao.

Chương trình đào tạo thạc sỹ “Pháp ngữ và toàn cầu hóa”

Chương trình liên kết đào tạo với Trường Đại học Jean Moulin Lyon 3 (Cộng hoà Pháp)

• Ngành đào tạo: Khoa học Chính trị - Quan hệ Quốc tế

• Loại hình đào tạo: Chính quy

• Thời gian đào tạo: 01 năm

• Đối tượng: sinh viên đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao (DAV) hoặc các trường cùng

ngành đào tạo với ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác, hoặc đã học 1 năm cao học tại DAV; cử nhân ngoại ngữ với ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác và chứng chỉ chuyển đổi kiến thức của DAV

• Ngoại ngữ: Tiếng Pháp, Chứng chỉ TCF đạt 400 điểm hoặc DEFL B1

• Nội dung chương trình (bao gồm 60 tín chỉ châu Âu (ECTS): Lịch sử và địa chính trị

Pháp ngữ; Các thể chế, các hình thức và hợp tác trong khuôn khổ Pháp ngữ; Lịch sử, thách thức và động lực của Toàn cầu hoá; Các hệ thống quốc tế và tổ chức quốc tế; Thách thức về văn hoá, bản sắc, tôn giáo và đoàn kết; Toàn cầu hoá kinh tế, trao đổi thương mại và các doanh nghiệp; Khủng hoảng quốc tế; Lý thuyết quan hệ quốc tế; Phương pháp nghiên cứu khoa học.

• Kiến thức bổ trợ: Hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam và Tiếng Pháp nâng cao

• Học viên tốt nghiệp được Đại học Lyon 3 cấp Bằng Thạc sỹ (Master 2)

Hội trưởng CLB SIFE DAV trả lời phỏng vấn

Trang 11

Chương trình đào tạo tiến sỹ

• Ngành đào tạo: Quan hệ Quốc tế

• Loại hình đào tạo: Chính quy

• Thời gian đào tạo: 03 - 04 năm

• Hình thức tuyển sinh: xét tuyển

• Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Tiến sĩ Quan hệ Quốc tế của Học viện Ngoại giao

Chương trình liên kết với Đại học Victoria (New Zealand)

Từ năm 2011, Học viện Ngoại giao triển khai chương trình liên kết giữa Học viện

Ngoại giao (DAV) và Đại học Victoria, Wellington, New Zealand (VUW) đào tạo

cử nhân ngành Quan hệ quốc tế Một năm rưỡi học tại Việt Nam (DAV) và một

năm rưỡi học tại New Zealand (VUW) Tuyển chọn sinh viên linh hoạt và thuận

tiện theo quy trình của Đại học Victoria.

Chương trình đào tạo do các giảng viên của Học viện Ngoại giao và Đại học

Victoria đã tốt nghiệp bậc sau đại học ở các trường đại học nổi tiếng trên thế

giới giảng dạy Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên được Đại học Victoria cấp

bằng Cử nhân Quan hệ quốc tế Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học thêm các

chuyên ngành đào tạo khác như: Chính sách công, Nghiên cứu phát triển để

được cấp song bằng khi tốt nghiệp

SV chương trình liên kết giữa Học viện Ngoại giao

và Đại học Victoria, Wellington, New Zealand

Trang 12

Trịnh Lê Anh, Biên tập viên, Dẫn chương trình, Đài Truyền hình Việt Nam, Phó chủ nhiệm khoa Du

lịch học, ĐHKHXHNV (Cựu SV K25) “Học viện Ngoại

giao cho mình những hành trang cơ bản giúp mình thành công, ngoại ngữ tốt, có phương pháp nghiên cứu khoa học và tiếp cận thông tin, môi trường học tập lành mạnh, cạnh tranh công bằng”

Nguyễn Thanh Vân, Biên tập viên, Dẫn chương

trình, Đài Truyền hình Việt Nam (Cựu SV K30) “Nếu

bạn muốn tìm một môi trường cởi mở, muốn khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong ngôn ngữ giao tiếp của chính mình thì hãy chọn Học viện Ngoại giao”

Nguyễn Quang Minh, Trưởng Ban Thời sự,

Đài Truyền hình Việt Nam (Cựu SV K21)

Để biết thêm thông tin về Học viện Ngoại giao, chương trình đào tạo, điều kiện tuyển sinh xin mời truy cập website của Học viện Ngoại giao trong các mục

như: Thực hiện công khai đối với các cơ sở đại học; Những điều cần biết khi dự thi vào Học viện Ngoại giao; hoặc liên hệ trực tiếp với Phòng Đào tạo qua số máy:

(84-4) 38344540 - máy lẻ 136; Hộp thư điện tử: hngdaotao@mofa.gov.vn

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội - Tel: (84-4) 38344540; Fax: (84-4) 38343543

Email: dav@mofa.gov.vn; Website: http://www.dav.edu.vn

Ngày đăng: 15/03/2013, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w