Giới thiệu về thông tấn xã Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam Trường Cao đẳng Truyền hình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------xxxxxx----------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Kính gửi: - Khoa Báo chí trường Cao đẳng Truyền hình ( huyện Thường Tín, Hà Nội) - Thầy Trần Tiến - trưởng khoa Báo chí Truyền hình - Thầy Nguyễn Tấn Anh – Giáo viên chủ nhiệm lớp CBC2D, trường Cao đẳng Truyền hình Tên em là: Nguyễn Thị Thuỳ Dương Hiện là sinh viên lớp CBC2D, trường Cao đẳng Truyền hình, khoá học 2006 -2009. Sau 3 năm học tại trường và được cung cấp kiến thức về các môn cơ sở ngành, trường Cao đẳng Truyền hình đã tạo điều kiện cho các bạn sinh viên khối Cao đẳng Báo chí khoá 2 tới thực tập tại các cơ quan báo chí. Đây là cơ hội cho các bạn sinh viên có thể học hỏi, bổ sung kiến thức, những kinh nghiệm cũng như làm quen với môi trường làm báo chuyên nghiệp. Thực hiện quy chế đào tạo của nhà trường, kể từ ngày 1/6/2009 đến ngày 1/8/2009 em đã về thực tập tại Trung tâm Nghe nhìn - Thông tấn xã Việt Nam, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Phan Hải Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Nghe nhìn. Sau khi kết thúc quá trình thực tập ở đây em xin báo cáo kết quả đạt được trong thời gian vừa qua với nội dung như sau: I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP: 1. Giới thiệu về thông tấn xã Việt Nam: Ngày 15/9/1945, Việt Nam Thông tấn xã, với tên viết tắt bằng tiếng Việt là VNTTX, bằng tiếng Anh là VNA và bằng tiếng Pháp là AVI đã phát đi toàn thế giới bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, ngày 15/9 trở thành Ngày truyền thống của ngành thông tấn. Sau ngày đất nước thống nhất, Thông tấn xã Giải phóng (thành lập ngày 12/10/1960) - cơ quan thông tin chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - đã hợp nhất với Việt Nam Thông tấn xã. Theo Nghị quyết số 84/UBTVQH ngày 12/5/1977 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) được đổi thành Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, TTXVN thực hiện chức năng thông tấn Nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối tượng có nhu cầu ở trong và ở nước ngoài. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, ngoài cơ quan Tổng xã tại Hà Nội, với các đơn vị giúp việc Tổng Giám đốc, các ban biên tập tin, ảnh, các tòa soạn báo, bản tin chuyên đề, các Trung tâm kỹ thuật- dịch vụ (kỹ thuật, dữ kiện- tư liệu, nghe-nhìn, bồi dưỡng nghiệp vụ và hợp tác quốc tế), Nhà xuất bản và các doanh nghiệp, TTXVN còn có các cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và tại thành phố Đà Nẵng cùng mạng lưới các phân xã trong nước đặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 27 phân xã ngoài nước được bố trí khắp 5 châu lục. TTXVN hiện có quan hệ hợp tác song phương và đa phương với 42 hãng thông tấn và tổ chức báo chí quốc tế, là thành viên Tổ chức Thông tấn xã các nước Không liên kết (NANAP), thành viên Tổ chức các thông tấn xã châu Á, Thái Bình Dương (OANA) và là Ủy viên Ban Chấp hành OANA, thành viên Tổ chức các hãng thông tấn thế giới . Trải qua hơn sáu thập kỷ hành trình cùng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày nay TTXVN đã trở thành một trung tâm thông tin quốc gia tin cậy của Đảng và Nhà nước, một hãng thông tấn có uy tín trong khu vực, hướng tới xây dựng thành tập đoàn truyền thông. TTXVN đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập Hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Thành đồng Tổ quốc hạng Nhất, Huân chương Giải phóng hạng Nhất và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và nước ngoài. TTXVN là cơ quan báo chí duy nhất ở Việt Nam được phong tặng hai danh hiệu Anh hùng: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến cứu quốc. BAN LÃNH ĐẠO CƠ QUAN Tổng Giám đốc TRẦN MAI HƯỞNG Phó Tổng Giám đốc HÀ MINH HUỆ Phó Tổng Giám đốc NGUYỄN ĐỨC LỢI Trụ sở chính tại Hà Nội 79 Lý Thường kiệt- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội Tel: (+84 4) 38255443 Fax: (+84 4) 38252984 Email:btk@vnanet.vn Cơ quan đại diện TTXVN tại TP Hồ Chí Minh Cơ quan đại diện TTXVN tại Đà Nẵng 116-118- 120 Nguyễn Thị Minh Khai- Quận 3 TP Hồ Chí Minh Tel: (+84 8) 38293921 Fax: (+84 8) 38231414 Email:vnahcm@fmail.vnn.vn 28 Lê Thánh Tông- Quận Hải Châu- Đà Nẵng Tel: (+84 511) 3895190 Fax: (+84 511) 3822046 Email:vpdanang@vnanet.vn 2. Tổ chức của Trung tâm Nghe nhìn: II. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP GĐ NGUYỄN HOÀI DƯƠNG PGĐ PHAN HẢI HÀ Thông tin Chuyên đề Bản tin Kinh tế Kỹ thuật - Dựng Bản tin Thời sự Tổng hợp Hành chính Tổng hợp Kỹ thuật Lưu trữ Kỹ thuật – Hoạ sỹ Kỹ thuật - Quay phim 1.Tuần 1: - Làm quen với các phòng ban - Tìm hiểu về Bản tin thời sự tổng hợp 2.Tuần 2: - Làm quen với trang thiết bị thu âm thanh, xử lý file âm thanh thu được - Biên tập tin thời sự trong nước, kinh tế trong nước, thể thao văn hoá, thời sự quốc tế, kinh tế quốc tế. 3.Tuần 3: - Tập đọc các bản tin - Xử lý các file âm thanh bằng wavelab 4. Tuần 4: - Tìm đề tài và lựa chọn đề tài( viết cho phát thanh) 2 tác phẩm : Bình luận ( Chuyện xăng và giá cả thị trường) Điều tra ( Những vi phạm trên sông Nhuệ) - Đi thu thập thông tin bằng cách ghi âm, ghi chép lại - Xử lý thông tin ghi âm được bằng wavelab 5. Tuần 5: - Viết text - Gửi Biên tập chỉnh sửa 6.Tuần 6: - Đọc bản text thông qua hệ thống thu âm - Chỉnh sửa sai sót bằng wavelab - Ghép lời thu âm tại hiện trường với lời thu âm bản text thành tác phẩm hoàn chỉnh - Gửi Biên tập nghe duyệt 7.Tuần 7: - Tìm và lựa chọn đề tài phóng sự truyền hình 3 tác phẩm phóng sự truyền hình: Tình trạng thiếu nước sạch ở Hà Nội Người lưu giữ hồi ức các bà mẹ Việt Nam anh hùng Xe buýt dành cho người khuyết tật - Lên kịch bản quay - Người tổ chức sản xuất duyệt - Đăng ký máy - Đi quay - Dựng - Đọc text, ghép với phần dựng được - Người tổ chức sản xuất chương trình duyệt 8.Tuần 8: Làm báo cáo thực tập III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, tạo điều kiện của ban lãnh đạo Trung tâm nghe nhìn thông tấn xã Viêt Nam và sự chỉ bảo ân cần, sự giúp đỡ tận tình của cô Phan Hải Hà cùng các anh chị trong phòng Bản tin thời sự tổng hợp. - Do được trang bị kiến thức nền tảng nên khi bước vào thực tế giảm bớt được sự bỡ ngỡ, giúp em bắt nhịp được với công việc nhanh hơn. 2. Khó khăn: - Do trang thiết bị hiện đại nên em phải mất 1 khoảng thời gian hơi dài mới sử dụng được thành thạo. -Thiếu 1 số trang thiết bị phục vụ cho việc làm báo như: máy ảnh, máy ghi âm. - Vốn từ chưa phong phú nên còn gặp chút khó khăn trong việc diễn đạt - Chưa tinh tế trong việc tiếp cận và nắm bắt nguồn tin 3. Bài học kinh nghiệm: Mặc dù còn gặp phải những khó khăn như vậy nhưng thiết nghĩ quá trình thực tập tại Trung tâm nghe nhìn – Thông tấn xã Việt Nam là khoảng thời gian học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước và rút ra được những điều bổ ích cho bản thân để có những điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình thực tập em đã có cơ hội học hỏi, thử sức mình và va chạm với cuộc sống, với nghề làm báo, nó giúp em đỡ nhút nhát, bỡ ngỡ và năng động hơn, sáng tạo hơn. IV. V. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ: • NHẬN XÉT: VI. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM BÁO CHÍ: . I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP: 1. Giới thiệu về thông tấn xã Việt Nam: Ngày 15/9/1945, Việt Nam Thông tấn xã, với tên viết tắt bằng tiếng Việt là. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) được đổi thành Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Là cơ quan sự nghiệp thuộc