Các hoạt động hỗ trợ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần tam phong giai đoạn.doc (Trang 35 - 38)

32 http://www.hoangminhcorp.com/

5.2.2Các hoạt động hỗ trợ

5.2.2.1 Thu mua

Đây là hoạt động đầu tiên và giữ vai trò hỗ trợ cho tất cả các hoạt động khác trong chuỗi giá trị của công ty. Hoạt động thu mua bao gồm việc mua nguyên vật liệu, dịch vụ vận

chuyển, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, lao động. Và hầu như trong công tác này các công ty đều thực hiện như nhau.

5.2.2.2 Nghiên cứu và phát triển công nghệ

Hiện nay dù đã có phòng nghiên cứu nhưng do mới đầu tư nên công tác này chưa thực sự tốt lắm. Công ty cũng thường xuyên có chính sách tán dương khen thưởng cho những ý kiến đóng góp của nhân viên, và cải tiến để hoàn thiện hơn từ những góp ý của khách hàng. Đây là điểm yếu mà công ty đang khắc phục bằng cách đầu tư để đẩy mạnh công tác này.

5.2.2.3 Quản trị nguồn nhân lực

Công ty có phòng hành chính nhân sự để quản lý nhân sự để ổn định quá trình sản xuất kinh doanh. Tam Phong đang được lãnh đạo bởi những người giàu kiến thức chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nông sản. Thêm vào đó đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động, luôn nhiệt tình trong công việc. Dưới sự lãnh đạo có chuyên môn, kinh nghiệm kết hợp với sự nhiệt tình, năng động mà lại tận tụy trong công việc đã tạo cho công ty Tam Phong có một nguồn nhân lực mạnh tạo ưu thế cạnh tranh.

Với những bộ phận khác nhau trong công ty sẽ được bố trí những nhân viên tương ứng phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực trong quá trình làm việc để đạt được hiệu quả hơn trong công việc. Bên cạnh đó công ty còn có nhiều chế độ đãi ngộ lao động thích hợp nên giữ được nhiều nhân viên giỏi.

5.2.2.4 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất

Hiện tại ngoài một số kho dự trữ ở vùng nguyên liệu thì công ty còn có một nhà mày chế biến lương thực và nông sản xuất khẩu với dây chuyền hiện đại.

Tài chính

Theo số liệu thu thập được thì cơ cấu tài sản của Tam Phong qua các năm như sau:

Bảng 5.3 Cơ cấu tài sản công ty

(ĐVT: triệu đồng) Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % TSNH 8.152 48.948 114.059 40.796 600 65.111 233 TSDH 25.474 25.887 50.963 413 102 25.076 197 Tổng tài sản 33.626 74.835 165.022 41.209 223 90.187 221 Nguồn: phòng kế toán

Qua bảng thể hiện cơ cấu tài sản của công ty Tam Phong từ năm 2008-2010 cho thấy cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 giá trị tài sản ngắn hạn đã tăng lên 40.796 tỷ đồng so với năm 2008 tương đương với tỷ lệ tăng thêm là

600%. Đặc biệt tốc độ gia tăng tài sản này lại cao hơn rất nhiều ở năm tiếp theo từ 48,948 tỷ tăng lên 114,058 (tương đương tăng 233%). Tài sản dài hạn cũng tăng lên nhiều qua các năm đặc biệt từ năm 2009 đến năm 2010. Từ đó dẫn tới việc tăng tổng tài sản của công ty từ năm 2008 - 2010 đã tăng lên 4,9 lần với giá trị tăng thêm 131,396 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc gia tăng tổng tài sản này là do công ty đã đầu tư vào nhà máy chế biến lương thực và nông sản.

Một số chỉ số tài chính quan trọng

Bảng 5.4 Một số tỷ số tài chính quan trọng của công ty Tam Phong

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0.70 1.82 1.04

Tỷ số thanh toàn hiện hành Lần 0.25 1.79 0.97

Vòng quay các khoản phải thu Lần 39.1 236.2 11.7

Vòng quay hàng tồn kho Lần 4.8 83.9 4.1

Kỳ thu tiền bình quân Lần 9.3 1.5 31.7

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) % 6.19 4.36 3.04

Nguồn: phòng kế toán

Đối với khả năng thanh toán nhanh: tăng ở năm 2009 từ 0,7 lên 1,82 cho thấy khả

năng thanh toán lãi vay của công ty là rất tốt. Nhưng sang năm 2010 tỷ số này lại giảm xuống còn mức 1,04 tuy nhiên với tỷ số này vẫn cao hơn hơn so với năm 2008 thì công ty vẫn có khả năng thanh toán tốt.

Đối với khả năng thanh toán hiện hành: cũng có xu hướng tương tụ như khả năng

thanh toán nhanh tăng ở năm 2009 nhưng sau đó lại giảm ở năm 2010 nhưng nhìn chung thì sau ba năm vẫn tăng nhưng không nhiều với mức tăng 0,72 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối vòng quay các khoản phải thu, hàng tồn kho: thì đều tăng ở năm 2009 nhưng lại

giảm ở năm 2010.

Đối với kỳ thu tiền bình quân: giảm ở năm 2009 và lại tăng lên cao ở năm 2010 và có

xu hướng tăng. Nhưng do công ty muốn mở mộng thị trường nên thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng. Từ đó làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên.

Đối với tỷ số ROA: có xu hướng giảm sau ba năm. Với nguyên nhân chính của nó là do

công ty tăng tài sản do việc đầu tư mở rộng quy mô với mức tăng cao hơn mức tăng của lợi nhuận.

Nhìn chung thì các tỷ số tài chính cho thấy công ty Tam Phong hoạt động tăng trưởng từ năm 2008-2009 và giảm nhẹ từ năm 2009- 2010. Tuy nhiên do công ty đang muốn mở rộng quy mô nên các chỉ số tài chính chưa ổn định. Nhưng lợi nhuận hoạt động của công ty vẫn tăng ở mỗi năm và công ty vẫn có được sức mạnh năng lực về tài chính.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần tam phong giai đoạn.doc (Trang 35 - 38)