Các giải pháp thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần tam phong giai đoạn.doc (Trang 47 - 49)

34 Huỳnh Phú Thịnh.2009 Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh Khoa kinh tế Quản trị Kinh doanh Trường đại học An Giang.

6.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược

Chiến lược phát triển thị trường

Cách thực hiện: tìm thêm những khách hàng mới ở thị trường nước ngoài để tiêu thụ

sản phẩm. Sẽ lập nhóm ba người để nghiên cứu và phát triển thêm thị trường mới chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Ngoài chế độ lương hưởng bình thường thì nhóm này sẽ nhận thêm tiền thưởng với tỷ lệ 3% trên giá trị sản phẩm bán được đối với các hợp đồng của khách hàng mới. Từ đó có thể động viên nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. Để tìm kiếm thị trường mới và mục tiêu của công ty lúc này là tăng sản lượng tiêu thụ nông sản nên có thể không chú trọng nhiều vào yếu tố lợi nhuận mà chủ yếu là mở rộng kênh phân phối mới.

Giải pháp để thực hiện chiến lược

Bộ phận sản xuất: chuẩn bị sẵn sàng đẩy mạnh sản lượng sản xuất nếu chiến lược thực hiện có hiệu quả.

Bộ phận tài chính: Sẵn sàng nguồn tài chính để có thể mua thêm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tuyển dụng nhân sự, chi phí cho phòng marketing.

Bộ phận marketing: đây là bộ phận rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường. Để có thể tìm thêm khách hàng mới bộ phận này phải thu thập thông tin về thị trường tìm hiểu nhu cầu khách hàng, và tìm kiếm khách hàng mới tại các quốc gia đã có sản phẩm công ty xuất khẩu. Từ những thông tin thu thập được sẽ liên kết với các phòng ban thực hiện chiến lược. Đầu tư xây dựng nâng cấp website của công ty cho khách hàng dễ tiềm kiếm thông tin về công ty cũng như sản phẩm kinh doanh và qua đó cũng làm tăng thêm hình ảnh, uy tín thương hiệu của công ty.

Bộ phận nhân sự: tuyển thêm nhân viên có kinh nghiệm cho phòng marketing. Bên cạnh đó tổ chức phối hợp điều tiết nhân sự trong công ty cho phù hợp nếu cần thiết phải tuyển thêm nhân sự.

Chiến lược tích hợp dọc về phía trước

Cách thực hiện: xây dựng kênh phân phối trực tiếp ở nước nhập khẩu. Lập văn phòng

đại diện của công ty ở nước ngoài để có thể phân phối trực tiếp cho các đại lý, người tiêu dùng. Để làm được việc này phải thu thập thông tin về thị trường: nhu cầu, quy định, giá cả đang biến động, những đối thủ cạnh tranh phải đối mặt. Có thể thực hiện chiến lược giảm giá sản phẩm, tăng chiết khấu nhằm đảm bảo sản lượng tiêu thụ tại thị trường này tăng lên.

Giải pháp để thực hiện chiến lược

Bộ phận tài chính: đối với chiến lược này đòi hỏi công ty phải có nguồn tài chính vũng mạnh để có thể tài trợ ổn định cho việc thực hiện chiến lược. Công ty phải tiếp tục ổn định và xây dựng sức mạnh tài chính vũng chắc.

Bộ phận marketing: đây là bộ phận rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược tích họp dọc về phía trước. Để có thể tìm thêm kênh phân phối mới thì công ty phải đầu tư đẩy mạnh công tác marketing phải đảm bảo đủ năng lực, tài chính cung cấp cho bộ phận này.

Bộ phận nhân sự: nếu cần thiết sẽ tuyển thêm, đào tào nhân viên đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh công tác marketing và ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

Kinh phí dự trù cho việc thực hiện chiến lược đã đề xuất

Kinh phí để đầu tư cho việc thực hiện hai chiến lược đã đề xuất bao gồm việc đầu tư để phát triển thêm nguồn nhân lực và kinh phí đầu tư mua sắm các trang thiết bị và những chi phí cần thiết khác.

Đầu tư vào nguồn nhân lực

Bảng 6.6 Kinh phí đầu tư vào nguồn nhân lực

(ĐVT: 1.000 đồng)

Để có thể thực được hai chiến lược đã đề xuất thì cần đầu tư thêm nguồn nhân lực cần thiết. Tuyển dụng thêm những chuyên viên về quản trị, marketing, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin và sẽ phân bổ thêm 8 người vào các vị trí như đã đề xuất ở bảng 6.6

Đầu tư thiết bị và chi phí cần thiết khác

Bảng 6.7 Kinh phí đầu tư trang thiết bị và các chi phí cần thiết

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Tiêu chí Số tiền

Chi phí mua sắm trang thiết bị, thuê văn phòng 150.000

Chi phí tuyển dụng 10.000

Chi phí marketing 120.000

Chi phí tham khảo chuyên gia 40.000

Chi phí nghiên cứu và phát triển 80.000

Chi phí quản lý thông tin 90.000

Chi phí khác 60.000

Tổng 550.000

Tổng chi phí để đầu tư thêm trang thiết bị và các chi phí cần thiết khác là là 550.000.000 đ. Do đó tổng kinh phí cần thiết để có thể thực hiện được hai chiến lược đã đề xuất là 596.100.000đ.

GVHD: ThS. Trần Minh Hải 40 SVTH: Nguyễn Văn Tính

Bộ phận Số lượng (người) Lương (người/tháng) Tổng lương (người/tháng) Quản trị 1 8.500 8.500 Marketing 4 5.600 22.400

Nghiên cúa và phát triển 2 5.600 11.200

Công nghệ thông tin 1 5.000 5.000

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần tam phong giai đoạn.doc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w