CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 5.1 Phân tích môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần tam phong giai đoạn.doc (Trang 26 - 27)

5.1 Phân tích môi trường bên ngoài

5.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô gây tác động đến nhiều ngành nghề kinh doanh. Do đó sự biến động của môi trường này sẽ có thể mang lại cho ngành nhiều cơ hội hoặc thách thức. Chính vì thế cần phải tiến hành phân tích môi trường vĩ mô để có thể có định hướng kinh doanh cho phù hợp. Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố tác động với mức độ khác nhau bao gồm:

5.1.1.1 Ảnh hưởng về kinh tế

Sự biến đổi của nền kinh tế vĩ mô sẽ tác động nhiều đến ngành kinh doanh trong có ngành hàng nông sản. Tình hình trong nước từ những năm vừa qua chịu nhiều ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên cũng có nhiều biến động, thương mại có sự suy giảm nghiêm trọng tuy nhiên nông sản dù trải qua bao thăng trầm nhưng nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng mạnh. Qua đó cho thấy vai trò của xuất khẩu được đánh giá cao.

Đầu năm 2011 lại có nhiều dấu hiệu khởi sắc cho nông sản Việt Nam xuất khẩu. Hiện nay giá một số mặt hàng nông sản đã tăng cao như cà phê nhân đã tăng lên mức 45.000đ/kg tăng cao gấp đôi so với năm 2010 do thế giới mất mùa cà phê nghiêm trọng. Ngoài ra theo dự báo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì ngoài cà phê còn có hồ tiêu, cao su, chè, rau quả cũng sẽ tiếp tục được giá trong niên vụ 2011. Nguyên nhân chính của sự khởi sắc này là do thế giới mất màu nông sản, nhu cầu mặt hàng này cao, do đó tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu25.

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội đó thì các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều biến động của nền kinh tế:

Tỷ giá hối đối: việc ngân hàng nhà nước tăng mạnh tỷ giá USD so với VNĐ lên mức cao nhất từ trước đến nay tuy sẽ mạng lại giá trị xuất khẩu đồng việt nhiều hơn nhưng bên cạnh đó là vì nước ta là nước nhập siêu nên khi tỷ giá này tăng sẽ làm gia tăng giá đối với nguồn cung nguyên liệu đầu vào, tăng giá cả tiêu dùng. Với tỷ giá đang tăng ở mức khoảng 20.900 (tăng hơn 9%) so với trước mà theo các chuyên gia Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia nếu tăng tỷ giá hối đối 10% thì làm cho lạm phát tăng 1,35%. Từ đó cho thấy việc tăng tỷ giá lên hơn 9% thì việc lạm phát có thể xảy ra là rất lớn26.

Lạm phát Việt Nam tháng 1/2011 tăng 1.74%, tháng 2 chưa công bố nhưng khoảng 1,8% đến 2% . Điều này làm cho kỳ vọng lãi suất giảm ở quý I trở nên xa vời hơn. Với việc tỷ giá tăng, lãi suất chưa có điều kiện giảm, hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp và nên kinh tế tiếp tục có nhiều khó khăn. Do đó để đạt mục tiêu lạm phát 7% là việc làm đầy thách thức27.

Lãi suất và xu hướng lãi suất: trong những năm vừa qua do chịu sự tác động mạnh mẽ của biến động kinh tế nên lãi suất đã có xu hướng tăng dần trong các năm. Từ năm 2008 với lãi suất cho vay ngắn hạn dao động từ 15%- 18%/năm đã gây khó lớn cho các doanh ngiệp vì phải đối mặt với việc tăng chi phí của doanh nghiệp. Sang năm 2009 mức lãi suất tuy có nhiều đổi nhưng cũng vẫn ở mức cao như năm trước. Sang năm 2010 lãi suất này có khi lên tới mức trên 25 TheoThesaigontime. Ngày 09/02/2011.[trực tuyến].Đọc từ http://www.sctv.com.vn/showpage.aspx? pid=2&lid=1&eid=1392. đọc ngày 15/02/2011

26Theo Vef.vn.ngày 12/02/2011. [trực tuyến] .Đọc từ http://www.sctv.com.vn/showpage.aspx?pid=2&lid=1&eid=1401( đọc ngày 15/02/2011) pid=2&lid=1&eid=1401( đọc ngày 15/02/2011)

27Theo Vef.vn.ngày 12/02/2011. [trực tuyến] .Đọc từ http://www.sctv.com.vn/showpage.aspx?pid=2&lid=1&eid=1401( đọc ngày 15/02/2011) pid=2&lid=1&eid=1401( đọc ngày 15/02/2011)

20%/năm. Hiện nay mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp được áp dụng tại các ngân hàng thương mại khoảng 18% - 20% với mức lãi suất này thì nhiều doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng để kinh doanh. Ngoài ra với tình hình kinh tế đang biến động giá vàng và giá xăng dầu đang tăng ở mức cao điều này ảnh hưởng nhiều đến xu hướng của các nhà đầu tư. Khi giá xăng dầu tăng sẽ tăng chi phí vận chuyển và sẽ làm gia tăng nhiều chi phí phát sinh có liên quan.

5.1.1.2 Ảnh hưởng văn hóa – xã hội

Khi thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện thì các nhu cầu tinh thần ngày càng được người dân chú ý. Điều đó góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, đặt biệt là những sản phẩm có chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng cao. Vì con người luôn mong muốn có được cuộc sống sung túc tốt hơn.

Theo công bố của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thì thói quen tiêu dùng của người Việt đã có thay đổi. Nhiều nhóm hàng hoá sản xuất trong nước được người Việt Nam ưa chuộng hơn so với những năm trước đây như: sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép sản xuất trong nước có tới 80% người tiêu dùng ưa chuộng; thực phẩm, rau quả là 58%; các sản phẩm đồ gia dụng là 49%; vật liệu xây dựng, đồ nội thất là 38%; đồ chơi, dụng cụ học tập dành cho cho trẻ em là 34%; văn phòng phẩm là 33%; các sản phẩm điện tử, điện lạnh là 26%; thuốc men, dược phẩm, dụng cụ y tế là 26%; ô tô, xe máy là 18%; hoá mỹ phẩm là 10%28. Từ đó mở ra cơ hôi để các công ty thâm nhập thị trường nội địa.

5.1.1.3 Ảnh hưởng nhân khẩu học

Việt Nam là nước có dân số khá đông đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thêm vào đó An Giang lại là nơi có dân số trẻ, Hệ thống giáo dục đang được đầu tư lớn nên hàng năm lực lượng lao động được đào tạo đều đặn và tăng cao. Qua đó cho thấy nguồn cung lực lượng lao động là khá dồi dào.

5.1.1.4 Ảnh hưởng chính trị - pháp luật

Việt Nam là quốc gia có chính trị khá ổn định nên mang lại an tâm cho các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó với chính sách thu hút đầu tư và phát triển kinh tế luôn tìm cách hoàn thiện quy định pháp luật tạo điều kiện tuận lợi cho viêc kinh doanh. Việc chính phủ ban hành thông tư Thông tư 194/2010/TT-BTC không quy định thủ tục xác nhận thực xuất sẽ đẩy nhanh quá trình xuất khẩu hơn nhiều so với trước đây khi mỗi lần xuất hàng, và quy định này sẽ hiệu lực kể từ ngày 20/1/2011. Với quy định mới, doanh nghiệp chỉ cần nộp hợp đồng xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu có thuế và hàng hoá xuất khẩu theo yêu cầu quản lý chuyên ngành (trước đây, tất cả doanh nghiệp xuất khẩu khi làm hồ sơ hải quan đều phải nộp hợp đồng xuất khẩu), ngành hải quan không quy định thủ tục xác nhận thực xuất, mà đưa ra các căn cứ để xác định hàng hóa đã xuất khẩu. Điều này sẽ làm giảm nhiều thời gian hơn trước

thay vì phải 3-4 ngày mới có vận đơn. Khi có đủ giấy tờ, phải đi lại nhiều lần để xin xác nhận thực xuất. Do đó tạo nhiều thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu29.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước (NNNN) còn ban hành thông tư 03/2011/TT-NHNN về việc hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần tam phong giai đoạn.doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w