1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phòng chống buôn người

37 380 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 6,08 MB

Nội dung

hướng dẫn đưa nội dung di cư an toàn cà phòng chống buôn người và chương trình đào tạo giáo viên tại các trường đại học và cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 1

HƯỚNG DẪN

ĐƯA NỘI DUNG DI CƯ AN TOÀN

VÀ PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

ĐƯA NỘI DUNG DI CƯ AN TOÀN

VÀ PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI VÀO

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trang 2

HƯỚNG DẪN

ĐƯA NỘI DUNG DI CƯ AN TOÀN

VÀ PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Tình hình buôn bán người tại Việt nam hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp Những kẻ buôn người ngày càng có nhiều thủ đoạn để lừa gạt và dụ dỗ các bạn trẻ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người Để tránh được nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người và nạn nhân của các hình thức ngược đãi

và bóc lột khác trong quá trình tìm việc làm sau khi rời ghế nhà trường, các em học sinh cần hiểu biết về phương thức, thủ đoạn và mục đích của bọn buôn người, có khả năng nhận biết các dấu hiệu nguy cơ và cạm bẫy Vì vậy, nhà trường, gia đình và cộng đồng cần giáo dục giúp các em phòng tránh nạn buôn bán người Bên cạnh việc trang bị kiến thức thì việc trang bị những kỹ năng sống cần thiết cũng hết sức quan trọng, những kỹ năng này không những sẽ giúp các em tránh được các nguy cơ, cạm bẫy mà còn giúp các

em tự tin hơn trong cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường

Giáo dục và trang bị những kỹ năng sống là công việc cần tiến hành thường xuyên và liên tục và từ nhiều phía, gia đình, nhà trường và cộng đồng Để hình thành những kỹ năng sống cho các em, nhà trường cần phải có nhiều hoạt động thường xuyên và liên tục và dưới nhiều hình thức khác nhau phối hợp cùng với gia đình và cộng đồng

Quỹ Châu Á cùng với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã thực hiện đưa các nội dung giáo dục di cư an toàn, phòng chống buôn bán người vào các trường khối trung học và trung tâm HTCĐ vùng ĐBSCL và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực Thông qua các hoạt động giáo dục này đã giúp các em có những kiến thức cần thiết, bước đầu hình thành các kỹ năng để di cư an toàn và có thể thành công trong cuộc sống Với mục đích duy trì và mở rộng các hoạt động này trong tương lai, việc lồng ghép và hướng dẫn các phương pháp dạy những kiến thức và kỹ năng này cho sinh viên sự phạm các trường ĐH, CĐ vùng ĐBSCL

là việc làm cần thiết

Trong thời gian từ năm 2009 đến 2011 với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa

Kỳ, Quỹ Châu Á đã cùng với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam thí điểm đưa các nội dung này vào các khoa

sư phạm của trường Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang, Đại học Đồng Tháp, Cao đẳng Cần Thơ và được giảng viên, sinh viên tiếp nhận tích cực Cuốn tài liệu này được biên soạn và tổng hợp dựa trên những thực tiễn các hoạt động đã thử nghiệm của các giảng viên ở các trường tham gia dự án Tài liệu này là tài liệu hỗ trợ giúp giảng viên trong việc thiết kế các bài giảng cho sinh viên sự phạm - những giáo viên tương lai và tổ chức các hoạt động giáo dục cho các em học sinh tại các trường phổ thông Ngoài ra, các giảng viên cũng

có thể tham khảo thêm thông tin tại trang web: http://dicuantoan.org

Tài liệu gồm các phần chính sau:

1 Giới thiệu: Căn cứ và lý do đưa các nội dung này vào các trường đào tạo giáo viên;

2 Phần kiến thức cơ bản: Nêu khái niệm cơ bản về buôn bán người và di cư mà các chương trình hiện nay ở Việt nam sử dụng trong các chương trình giáo dục và truyền thông Mối liên hệ giữa giáo dục về phòng chống buôn bán người và các kỹ năng sống cần thiết, các phương pháp giáo dục kỹ năng;

3 Các hoạt động hiệu quả đã tiến hành tại các nhà trường tại một số tỉnh;

4 Cách thức lồng ghép vào các học phần trong chương trình của các trường Đại học;

5 Phụ luc: Một số ví dụ mẫu các bài giảng của các giảng viên và một số ví dụ mẫu của các hoạt động đã tiến hành hiệu quả tại các nhà trường phổ thông;

Trang 4

Nhóm biên soạn:

- Lê Văn Hồng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Chủ biên)

- Nguyễn Thị Kim Dung, Viện KHGD Việt Nam

- Nguyễn Thị Chi, Viện KHGD Việt Nam

- Phạm Diệp Huệ Hương, Viện KHGD Việt Nam

- Tô Kim Liên, Quỹ Châu Á

- Trương Xuân Cảnh, Viện KHGD Việt Nam

- Vũ Thị Hằng, Trường ĐHSP Hà Nội

Tài liệu được biên soạn dựa trên các tài liệu tham khảo của Quỹ Châu Á và một số tổ chức khác, một số

mẫu bài giảng của các đơn vị trường học của tỉnh An Giang, Đồng Tháp và của các giảng viên đại học và

Cao đẳng đã tham gia chương trình:

- Lê Thanh Hùng, Trường ĐH An Giang

- Trần Lương, Trường ĐH Cần Thơ

- Lê Văn Nhương, Trường ĐH Cần Thơ

- Kiều Văn Tu, Trường ĐH Đồng Tháp

- Trần Thị Hải, Trường CĐ Cần Thơ

- Nguyễn Thị Bích Phượng, Trường CĐ Cần Thơ

MỤC LỤC

1 XUẤT XỨ 9

2 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI VÀ DI CƯ AN TOÀN 11

2.1 Thế nào là buôn bán người? 11

2.2 Thế nào là di cư? 11

2.3 Những kỹ năng sống cần thiết để di cư an toàn và thành công trong cuộc sống sau khi rời nhà trường: 11

2.3.1 Thế nào là kỹ năng sống? 11

2.3.2 Các loại kỹ năng sống 12

2.3.3 Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác 14

2.4 Ý nghĩa của kỹ năng sống đối với con người nói chung và đối với việc phòng chống buôn bán người nói riêng 14 2.5 Phương pháp giáo dục 15

2.5.1 Phương pháp động não 15

2.5.2 Phương pháp thảo luận nhóm 15

2.5.3 Phương pháp hoạt động nhóm nhỏ 16

2.5.4 Phương pháp đóng vai 16

2.5.5 Phương pháp nghiên cứu tình huống 17

2.5.6 Phương pháp trò chơi 17

3 CÁC HÌNH THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ ĐÃ THÍ ĐIỂM THÀNH CÔNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG THỜI GIAN QUA 18

4 ĐƯA NỘI DUNG DCAT VÀ PCBBN VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 20

4.1 Khả năng khai thác kiến thức DCAT và PCBBN vào một số học phần ở trường Đại học, Cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long 20

4.2 Các mức độ khai thác kiến thức DCAT và PCBBN vào một số học phần ở trường Đại học, Cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long 20

4.3 Lồng ghép nội dung DCAT và PCBBN vào một số hoạt động ở trường Đại học, Cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long 21

PHỤ LỤC 23 Phụ lục 1: Một số ví dụ lồng ghép nội dung GDDCANT và PCBBN vào chương trình đào tạo giáo viên

Phụ lục 2: Một số ví dụ đưa nội dung GDDCAT và PCBBN vào trường học Phụ lục 3: Một số ví dụ đưa nội dung GDDCAT và PCBBN vào hoạt động giáo dục ướng nghiệp Phụ lục 4: Một số ví dụ đưa giáo dục DCAT và PCBBN vào hoạt động giáo dục tập thể và HĐGLL

23 32 44 56

Trang 5

1 XUẤT XỨ

Từ đầu năm 2007, Quỹ Châu Á đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ giáo dục - Bộ Giáo dục & Đào tạo giới thiệu chương trình giáo dục di cư an toàn vào trường học ở Thanh Hoá và Nghệ An Giáo viên và đại diện Ban Giám hiệu của 46 trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên đã được tập huấn phương pháp lồng ghép nội dung di cư an toàn vào trong chương trình giảng dạy phổ thông và tổ chức các hoạt động của nhà trường Theo đó, một số trường đã thành lập câu lạc bộ di cư an toàn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về di cư an toàn cho học sinh Các giáo viên cũng đã lồng ghép kiến thức mới mẻ và bổ ích này vào trong những môn học phù hợp như Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, Giáo dục công dân và thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp cho hàng ngàn học sinh được trang bị kiến thức về di cư an toàn và rèn kỹ năng sống để chuẩn bị hành trang bước vào hành trình di cư kiếm sống sau khi rời ghế nhà trường

Tiếp nối thành công chương trình thí điểm ở 2 tỉnh miền Trung, vào cuối năm 2007, Quỹ Châu Á tiếp tục hỗ trợ Trung tâm Công nghệ giáo dục nhân rộng mô hình ra 2 tỉnh An Giang và Cần Thơ nhằm tiếp tục xây dựng một chương trình phù hợp với vùng đồng bằng sông Cửu Long Ngoài mô hình ở trường học chính quy, Trung tâm Công nghệ giáo dục còn mở rộng chương trình tới các trung tâm học tập cộng đồng, nơi phục vụ nhu cầu học tập tại chỗ, cần gì học nấy của người dân ở cộng đồng Nhóm thanh niên đang theo học tại các trung tâm học tập cộng đồng là nhóm có nguy cơ bị buôn bán cao vì họ thường phải nghỉ học giữa chừng để ra thành phố, khu công nghiệp tìm việc làm hoặc muốn đi xuất khẩu lao động; kết hôn với người nước ngoài; qua biên giới kiếm việc làm theo thời vụ

Từ năm 2007 đến nay đã có khoảng 60.000 học sinh và thanh niên ở cộng đồng được tiếp cận với các hoạt động giáo dục di cư an toàn và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em Nhận thức và hành vi của thanh, thiếu niên đối tượng tham gia di cư đông đảo nhất xã hội đã có những biểu hiện thay đổi rõ rệt Nhiều em đã tích cực tuyên truyền những kiến thức được tiếp nhận từ dự án cho gia đình, họ hàng, bà con lối xóm; đã chủ động liên hệ với giáo viên, với người thân

để xin lời khuyên và biết tiếp cận với những nhà tuyển dụng uy tín trước khi đưa ra các quyết định về việc chọn định hướng nghề nghiệp cho tương lai Một số em gái đã biết phân tích với gia đình về những mặt lợi và hại của việc kết hôn với người nước ngoài, đã chủ động liên hệ với các địa chỉ tin cậy, hợp pháp để tìm hiểu về đối tượng, phong tục, tập quán, nếp sống của nơi muốn đến và đăng ký học ngoại ngữ, bảo đảm các yếu tố cần thiết để có thể di cư được an toàn

Tháng 12 năm 2009, tiếp nối thành công của chương trình thí điểm, với sự tài trợ ngân sách của Cơ quan Hợp tác phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Quỹ Châu Á đã hợp tác với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam để triển khai dự án Phòng ngừa nạn buôn người và hỗ trợ nạn nhân ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua chương trình nâng cao nhận thức về giáo dục Di cư an toàn và phòng chống nạn buôn bán phụ nữ trẻ em Thời gian thực hiện Dự án từ tháng 1/2010 đến 30/07/2011 tại 88 đơn vị trường học và trung tâm học tập cộng đồng thuộc 3 tỉnh: Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp Tính đến năm 2011, Viện KHGDVN đã đưa nội dung này vào các đơn vị dưới đây:

- 23 trường tại tỉnh Nghệ An

- 23 tại tỉnh Thanh Hóa

- 29 trường và 22 trung tâm HTCĐ tại tỉnh An Giang

- 22 trung tâm HTCĐ tại tỉnh Cần Thơ

- 15 trường học ở tỉnh Đồng tháp và

- 10 trường học tại tỉnh Kiên Giang

Tử năm 2009 đến năm 2011, với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Hoa Kỳ (USAID), Quỹ Châu Á cùng với Viện KHGDVN tiếp tục hỗ trợ đưa giáo dục di cư an toàn (DCAT) và phòng chống buôn bán người (BBN) vào các trường học và các trung tâm HTCĐ tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, và Cần Thơ Để chương trình có thể duy trì và được nhân rộng, Quỹ và Viện KHGDVN cùng với đại diện các trường Đại học Cần Thơ, Cao đẳng Cần Thơ, Đại học An Giang, Đại học Đồng Tháp nghiên cứu phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục DCAT & PCBBN vào chương trình đào tạo giáo viên của các trường đại học, cao đẳng vùng ĐBSCL Quỹ hỗ trợ các Các giảng viên Đại học (khoa sự phạm) từ các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp tham gia học hỏi các hoạt động GD DCAT của các trường trong phạm vi dự án Sau đó Quỹ Châu á và Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục hỗ trợ họ xây dựng mô hình lồng ghép nội dung giáo dục DCAT vào trong chương trình đào tạo giáo viên Các giảng viên được chọn đã tham gia các hoạt động dự án để học hỏi cách thức tập huấn giáo viên thực hiện các môđun DCAT trong trường học Từ việc tham gia trực tiếp trong hỗ trợ tổ chức các chiến dịch và hoạt động tại trường học/cộng đồng, các giảng viên có thể tổng hợp quá trình thực hiện, các bài học kinh nghiệm và các môđun thành công để lồng ghép vào chương trình đào tạo sinh viên sư phạm

Đánh giá tác động của dự án sau 2 năm thực hiện tại An Giang, Đồng Tháp, và Cần Thơ, nhiều ý kiến cho rằng kể từ khi có các hoạt động của dự án tuyên truyền về di cư an toàn và buôn bán người, ở các xã tham gia dự án đã không còn xảy ra vụ bị mua bán nào mới đối với dân cư ở địa phương Những người trả lời đều cho rằng các hoạt động của dự án

đã giúp người dân ở mọi tầng lớp tại địa phương nhận thức rõ nét hơn về các vấn đề liên quan đến di cư an toàn và nạn buôn bán người như:

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Buôn bán người

Di cư an toàn

Giáo dục công dân

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Khoa học giáo dục

Kỹ năng sống Phòng chống buôn bán người

Trang 6

- Có ý thức tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng trước khi quyết định ra thành phố xin việc, đăng ký nộp hồ sơ đi xuất khẩu lao

động hay lấy chồng nước ngoài

- Có một số trường hợp đã đến trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương để xin ý kiến tư vấn trước khi đưa ra quyết

định

- Khoảng 30% các em trả lời rằng các hoạt động của dự án đã giúp các em nâng cao rõ rệt kỹ năng sống, ý thức cũng

như khả năng tìm kiếm/tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra quyết định về di cư cho chính bản thân mình

- Khoảng 90% các em trả lời rằng bản thân mình cũng đã thực hiện tuyên truyền lại những thông tin, kiến thức mà

mình thu nhận được từ các hoạt động của dự án cho những người quen biết chưa có cơ hội tham gia hoạt động của dự

án (như bạn bè, họ hàng và người quen)

Hầu hết các em học sinh tham gia phỏng vấn đánh giá dự án đều trả lời rằng kỹ năng sống của mình đã được hình

thành và cải thiện nhờ tham gia các hoạt động của dự án Tuy nhiên, số các em đưa ra được những ví dụ minh hoạ cụ

thể cho mức độ chuyển biến hay nâng cao kỹ năng sống của mình không cao (chỉ 25-30% đưa ra được những ví dụ cụ

thể) Khoảng 15% số em trả lời đã nêu được những ví dụ khá cụ thể của bản thân mình hay của những người mà mình

biết thể hiện được rõ nét sự chuyển biến về nhận thức cũng như kỹ năng sống của bản thân đối với các vấn đề về di cư

an toàn và buôn bán người (ví dụ: các em hiểu rõ được những vấn đề có khả năng gặp phải khi ra thành phố kiếm sống,

khi có lời mời về việc ra thành phố kiếm tiền thì cần phải tham vấn với ai/cơ quan nào để kiểm chứng thông tin, khi

quyết định ra thành phố làm việc thì cần phải khai báo/đăng ký với cơ quan nào để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết,

hiểu được dấu hiệu của hoạt động buôn bán người và cần phải gặp cơ quan nào để trình báo khi phát hiện những dấu

hiệu nghi ngờ, hiểu được thực tế và những khó khăn có thể gặp phải khi đi xuất khẩu lao động hoặc lấy chồng nước

ngoài, v.v…)

Những đánh giá trên khẳng định sự cần thiết phải duy trì và mở rộng việc giáo dục những kiến thức và kỹ năng liên

quan đến DCAT và phòng chống BBN cho học sinh và sinh viên tại các tỉnh đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) Việc

biên soạn cuốn tài liệu Đưa nội dung di cư an toàn và phòng chống buôn bán người vào Chương trình đào tạo giáo

viên các trường Đại học và Cao Đẳng vùng ĐBSCL nhằm:

- Hướng dẫn giảng viên khoa Sư phạm về cách thức khai thác, lồng ghép nội dung giáo dục DCAT và PCBBN vào

chương trình đào tạo giáo viên; kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục DCAT và PCBBN cho sinh viên sư phạm

- Thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục DCAT và PCBBN của giảng viên các khoa Sư phạm sẽ hình thành

cho sinh viên sư phạm: 1) những kiến thức cơ bản về DCAT, PCBBN; 2) kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục

DCAT và PCBBN cho học sinh phổ thông; 3) ý thức, thái độ và tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động

giáo dục DCAT và PCBBN cho học sinh phổ thông (khi các bạn sinh viên đi thực tập sư phạm và sau khi ra trường trở

thành các thầy cô giáo giảng dạy ở các trường phổ thông)

Mục tiêu cao hơn mà cuốn tài liệu mong muốn đạt được đó là sau khi tốt nghiệp các sinh viên sư phạm sẽ trở thành các

thầy cô giáo, và khi đó, với những kiến thức, kĩ năng và thái độ về vấn đề DCAT, PCBBN đã được hình thành trong

thời sinh viên, các thầy cô sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục DCAT và PCBBN nhằm hình thành ở các em học sinh

phổ thông những kiến thức, kĩ năng cần thiết để giúp các em di cư an toàn, phòng tránh được nạn buôn bán người;

giúp các em học sinh tự tin hơn và an toàn hơn để bước vào cuộc sống sau khi các em rời ghế nhà trường phổ thông

Ngoài ra giáo viên, sinh viên và các em học sinh có thể tham khảo thêm các thông tin liên quan tại trang web:

http://dicuantoan.org

2 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI VÀ DI CƯ AN TOÀN

2.1 Thế nào là buôn bán người?

Mua bán người là hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận

cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác

Hành vi mua bán người được cấu thành 3 yếu tố là phương thức, thủ đoạn và mục đích

- Phương thức: Tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, tiếp nhận người Thủ đoạn đe doạ hay sử dụng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa lọc, dối trá, lạm dụng quyền lực hay vị thế bị thương tổn hay cho nhận tiền hay lợi ích để đạt được sự chấp thuận của một người đóng vai trò kiểm soát người khác

- Mục đích: Kiếm chác lợi nhuận bằng tài chính hay hiện vật thông qua hình thức bóc lột (cụ thể với mục đích mại đâm, lấy bộ phận cơ thể, để đưa ra nước ngoài)

- Đối với hành vi mua bán trẻ em chỉ cần hai yếu tố là phương thức và mục đích

Các hành vi nếu có thêm các yếu tố tăng nặng hình phạt: có tổ chức, đối với nhiều người, và phạm tội nhiều lần

2.2 Thế nào là di cư?

Di cư là hiện tượng cá nhân hay một nhóm người (hoặc cộng đồng) di chuyển nơi cư trú từ đơn vị hành chính, lãnh thổ này tới một đơn vị hành chính, lãnh thổ khác thông thường trong một khoảng thời gian tương đối dài, gắn liền với việc tìm kiếm một điều kiện sống, công việc làm ăn tốt hơn

Thế nào là di cư an toàn ? Di cư không an toàn ?

- Di cư an toàn là những chuyến di cư trong đó người tham gia di cư phải được tư vấn về những điều kiện cần thiết, thậm chí bắt buộc phải có trước khi tiến hành di cư:

- Được cung cấp những địa chỉ tin cậy để xin tư vấn về di cư để tránh bị “cò”và “công ty ma” lừa đảo

- Hiểu biết về những thủ tục hành chính và các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết của người muốn di cư

- Nắm được những thông tin cơ bản về nơi cư trú mới

- Được đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp hoặc ngoại ngữ

- Được thông tin về những nguy cơ, cạm bẫy, tình huống có thể xảy ra, gặp phải trên con đường di cư, tại nơi cư trú mới

- Được trang bị một số kỹ năng sống để phòng ngừa và xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống để họ có thể tự bảo vệ bản thân trước khi nhờ đến các cơ quan luật pháp

- Di cư không an toàn là những chuyến di cư trong đó người tham gia di cư không được thực hiện những yêu cầu tối thiểu nêu trên.Vì vậy nguy cơ gặp rủi ro khá cao và chính hiện tượng này đã tạo điều kiện cho nạn buôn người ngày càng phát triển Thực tế cho thấy nhiều người di cư đã biết rõ con đường của mình không an toàn nhưng vẫn quyết định dấn thân và kết quả là thất bại, rơi vào đường dây buôn bán người Đối tượng này phần lớn là phụ nữ và trẻ em

2.3 Những kỹ năng sống cần thiết để di cư an toàn và thành công trong cuộc sống sau khi rời nhà trường: 2.3.1 Thế nào là kỹ năng sống?

Có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách khác nhau

1 Có quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày

2 Có quan niệm coi KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh Theo

Tổ chức y tế thế giới, đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác, để giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày

3 Có quan niệm khác lại cho rằng, KNS là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống

Các KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức- "cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm theo cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng

Trang 7

Khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở từng Quốc gia Ở một số nước, KNS được hướng vào giáo

dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh ở một số nước khác, GD KNS được hướng vào giáo dục hành vi, cách ứng xử,

giáo dục an toàn trên đường phố, bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hoà bình

KNS thường gắn với một bối cảnh để người ta có thể hiểu và thực hành một cách cụ thể Nó gắn liền với một nội dung

giáo dục nhất định, cho phép chúng ta trả lời những câu hỏi như: Chúng ta cần có thái độ tự khẳng định về điều gì ?

Chúng ta cần có quyết định liên quan đến điều gì?

KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội KNS mang tính cá nhân vì đó là năng lực của cá nhân KNS còn

mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có

những KNS thích hợp Chẳng hạn: KNS của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với KNS của các cá nhân trong cơ

chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập; KNS của người sống ở miền núi khác với KNS của người sống ở vùng biển,

KNS của người sống ở nông thôn khác với KNS của người sống ở thành phố…

2.3.2 Các loại kĩ năng sống

Có nhiều loại KNS và có nhiều cách phân loại KNS

Theo cách chia từ lĩnh vực sức khoẻ, KNS gồm 3 nhóm :

Kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết

định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị…

Kĩ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm : ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm

xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh,…

Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác bao gồm : giao tiếp; tính quyết đoán; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự thông

cảm, nhận thấy sự thiện cảm của người khác,…

Ngoài những KNS chung như 3 nhóm nêu trên, KNS còn thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống

xã hội như:

- Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng

- Các vấn đề về giới, giới tính, sức khoẻ sinh sản

- Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS

- Phòng tránh rượu, thuốc lá và ma tuý

- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro

- Hoà bình và giải quyết xung đột

- Gia đình và cộng đồng

- Giáo dục công dân

- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường

- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ

Với mục đích là giúp cho người học có những kĩ năng ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình,

trong giáo dục lại có cách phân loại KNS theo các mối quan hệ như sau:

Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm có:

- Kĩ năng tự nhận thức:

Mỗi người cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, những mặt mạnh, mặt yếu của mình Khi

con người càng nhận thức được khả năng của mình, thì càng có khả năng sử dụng các kĩ năng sống khác một cách có

hiệu quả, và càng có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xã hội mà họ sống

và với khả năng của bản thân

- Lòng tự trọng:

Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng khi con người nhận thức đựơc năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình

trong cộng đồng Điều này thể hiện qua sự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân, qua giá trị của mình và kiên

định giữ gìn những giá trị có ý nghĩa đối với mình trong các tình huống phải lựa chọn giá trị

- Sự kiên định:

Sự kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì mình muốn và tại sao lại muốn, và là khả năng tiến hành các bước

cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hoà được giữa quyền và nhu cầu của

mình với quyền và nhu cầu của người khác

Biết cách thể hiện tính kiên định trong mọi hoàn cảnh là quan trọng, song cách thể hiện sự kiên định đối với từng đối

tượng là khác nhau

- Đương đầu với cảm xúc:

Trong cuộc sống con người vẫn thường trải nghiệm những cảm xúc mang tính chủ quan như sợ hãi, tình yêu, phẫn nộ,

e thẹn và mong muốn được thừa nhận… Và con người thường hành động/ phản ứng để đáp ứng một cách tức thời với tình huống mà không dựa trên suy luận lô gic Những trải nghiệm xuất phát từ cảm xúc dễ đưa con người đến những hành vi mà sau này có thể họ phải hối tiếc

Cho nên việc xác định/ nhận biết được những cảm xúc của mình với những nguyên nhân cụ thể tiếp đến là có những quyết định không để cho những xúc cảm này chi phối, mặc dù có tính đến những cảm xúc đó - chính là kĩ năng đối phó/ đương đầu với những cảm xúc

- Đương đầu với căng thẳng:

Những căng thẳng như: đối với những vấn đề của gia đình, những mối quan hệ bị đổ vỡ, sự mất người thân, căng thẳng trong thi cử… là một phần hiển nhiên của cuộc sống

Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng có thể là một nhân tố tích cực, vì chính những sức ép sẽ buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình và hưởng ứng một cách thích hợp Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh huỷ diệt cuộc sống cá nhân nếu sự căng thẳng đó quá lớn và không giải toả nổi Do đó, cũng như với xúc cảm, con người cần phải có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả, cũng như biết cách khắc phục

2.3.3 Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác

- Kĩ năng quan hệ/ tương tác liên nhân cách:

Mỗi cá nhân phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn

có trong môi trường của mình

- Sự cảm thông:

Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân họ gây ra Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết định và đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất

- Đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè/ người khácĐứng trước áp lực tiêu cực của bạn bè/ người khác có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược của bạn bè cùng lứa/ của người khác

- Thương lượngThương lượng là một kĩ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhau Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cũng như khả năng thoả hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân Nó còn liên quan đến khả năng đương đầu với những hoàn cảnh đe doạ hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè…

- Giao tiếp có hiệu quảMột trong những kĩ năng sống quan trọng nhất là có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người Khả năng giao tiếp bao gồm cả kĩ năng lắng nghe và hiểu được người khác…

Các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả

- Tư duy phê phánCon người trong thời đại ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề, phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp… Để đưa ra được những quyết định phù hợp, con người cần có khả năng phân tích một cách phê phán

- Tư duy sáng tạoTiếp cận với các sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới được gọi là tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là kĩ năng sống quan trọng bởi vì chúng ta thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp

- Ra quyết địnhHàng ngày mỗi người đều phải ra nhiều quyết định, có những quyết định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc sống, nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ, tương lai cuộc sống, công việc v.v Do vậy, điều quan trọng cần phải làm là lường được những hậu quả trước khi đưa ra quyết định và phải lên kế hoạch cho những lựa chọn và quyết định này

Trang 8

- Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ năng ra quyết định và cần nhiều kĩ năng khác tương tự Qua thực hành việc ra

quyết định và giải quyết vấn đề giúp con người có thể xây dựng được những kĩ năng cần thiết đưa ra được sự lựa

chọn tốt nhất trong bất kì hoàn cảnh nào mà họ gặp phải trong cuộc sống

Lưu ý: Trên thực tế các kĩ năng sống thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau Ví

dụ:

- Khi cần ra quyết định một cách đúng đắn thì những kĩ năng sau đây thường được vận dụng :

+ Kĩ năng tự nhận thức

+ Kĩ năng thu thập thông tin

+ Kĩ năng tư duy phê phán

+ Kĩ năng tư duy sáng tạo

+ Kĩ năng xác định giá trị

- Để có thể giao tiếp một cách có hiệu quả cần phối hợp những kĩ năng sau:

+ Kĩ năng tự nhận thức

+ Kĩ năng thương lượng

+ Kĩ năng tư duy phê phán

+ Kĩ năng chia sẻ/ cảm thông

+ Kĩ năng kiềm chế

- Để đặt được mục tiêu cần phối hợp các kĩ năng sau:

+ Kĩ năng tự nhận thức

+ Kĩ năng tư duy phê phán

+ Kĩ năng giao tiếp

+ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

Những kỹ năng sống trên đây thường không được dạy một cách riêng biệt mà phải được thực hiện như một phần

không thể tách rời của các chương trình giáo dục đa dạng gắn với các bối cảnh cụ thể

2.4 Ý nghĩa của kỹ năng sống đối với con người nói chung và đối với việc phòng chống buôn bán người nói

riêng

Có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kỹ năng cần cho cuộc sống

mà ta thường gọi là kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống cũng giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con

người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế

Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh

Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc Họ thường thành

công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ

Đặc biệt, việc nâng cao các kĩ năng cá nhân và các kĩ năng xã hội của mỗi người là một phần quan trọng của chương

trình can thiệp nâng cao sức khoẻ cho chính mình cũng như cho mọi người trong cộng đồng Việc phòng ngừa sớm

những nguy cơ sẽ rất quan trọng đối với việc lành mạnh hoá xã hội, nhất là khi những tổn hại về mặt sức khoẻ đều bắt

nguồn từ hành vi cá nhân

Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ, xã hội và bảo vệ

quyền con người Các cá nhân thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội Giáo dục kỹ

năng sống có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội Như vậy, kĩ

năng sống giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm các vấn đề xã hội Giáo dục kỹ năng sống giúp con người sống

có an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hoá đa dạng và với nền kinh tế ngày càng

phát triển

Đặc biệt, đối với việc phòng chống buôn bán người, kĩ năng sống có một vai trò rất quan trọng Cụ thể:

- Kĩ năng tự nhận thức giúp cho các em biết nhận thức đúng về bản thân mình, không mặc cảm tự ti trong cuộc sống

- Kĩ năng xác định giá trị giúp họ biết được cái gì là quan trọng, là có giá trị mà họ cần suy nghĩ và hành động theo

những giá trị đó, biết giữ gìn nhân phẩm của mình, không chạy theo những cám dỗ vật chất để bị lừa, trở thành món

hàng của bọn buôn người

- Kĩ năng tư duy phân tích và phê phán giúp cho các em biết cảnh giác, tỉnh táo trước những thủ đoạn lừa gạt của bọn

buôn người

- Kĩ năng ra quyết định và kiên định giúp cho các em biết ứng xử phù hợp, kiên quyết từ chối khi bị rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo

vào những hành vi nguy cơ

- Kĩ năng giao tiếp và kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp các em biết được ai là những người có thể tin cậy và biết cách tìm đến các địa chỉ này khi cần giúp đỡ để chống lại những áp lực tiêu cực của kẻ xấu, để tìm đường quay về với gia đình, quê hương

- Kĩ năng đặt mục tiêu giúp các nạn nhân của tệ nạn buôn bán người biết vượt lên khó khăn, sớm hoà nhập với gia đình

và xã hội sau khi bị buôn bán và quay trở về

Tóm lại, các kĩ năng sống giúp các đối tượng tránh xa được các tình huống có nguy cơ bị buôn bán; giúp họ biết ứng xử phù hợp khi bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc khi đã bị buôn bán; giúp các nạn nhân biết tìm cách quay trở về nhà

và tố cáo những kẻ đã buôn bán họ với cơ quan pháp luật; kĩ năng sống cũng giúp họ nhanh chóng hoà nhập với gia đình và cộng đồng.

Cách tiến hành

Có thể tiến hành theo các bước sau :

- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm

- Khích lệ người học phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt

- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp

- Phân loại các ý kiến

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng

- Tổng hợp ý kiến của người học, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không

Yêu cầu sư phạm

- Phương pháp động não có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào, song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc sống của học viên

- Phương pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở

- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn

- Tất cả mọi ý kiến đều cần được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay

- Cuối giờ thảo luận giáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả lớp học

- Động não không phải là một một phương pháp hoàn chỉnh, mà chỉ là sự khởi đầu Một khi danh sách các câu trả lời

đã được hoàn thành, cần phải cho cả lớp dùng danh sách này để xác định xem câu trả lời nào là sai

2.5.2 Phương pháp thảo luận nhóm

Đặc tínhNhư bản thân tiêu đề của phương pháp đã ngụ ý, thực chất của phương pháp này là để học sinh bàn bạc trong nhóm nhỏ Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học viên tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho người học có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học

Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm đã chứng minh rằng, nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ mà:

- Kiến thức của học viên sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học;

- Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm;

- Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học viên, trở nên thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn

Cách tiến hànhThảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau :

- Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm

- Các nhóm tiến hành thảo luận

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến

- Giáo viên tổng kết các ý kiến

Trang 9

Yêu cầu sư phạm

- Có nhiều cách chia nhóm, có thể chia theo số điểm danh, theo giới tính, theo màu sắc, theo các mùa trong năm, theo

biểu tượng,

- Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tuỳ theo vấn đề thảo luận Tuy nhiên nhóm không nên quá đông để đảm bảo tất cả

học sinh có thể tham gia thảo luận tích cực; đồng thời nhóm cũng không nên quá ít để đảm bảo rằng nhóm không bao

giờ thiếu ý tưởng và không có gì để nói

- Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau

- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm

- Sẽ thuận lợi hơn nếu mỗi nhóm chọn một trong những thành viên trong nhóm làm trưởng nhóm Nhóm trưởng điều

khiển dòng thảo luận của nhóm, gọi tên các thành viên lên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp, đảm bảo

rằng mỗi người - bao gồm cả những cá nhân hay xấu hổ hoặc ngại phát biểu có cơ hội để đóng góp Đồng thời ở nhiều

trường hợp (nhưng không phải là tất cả) trong nhóm cần có một người ghi biên bản, sẽ ghi lại những điểm chính của

cuộc thảo luận để trình bày trước cả lớp Học viên cần được luân phiên nhau làm “nhóm trưởng” và “ thư kí” và luân

phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức : bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ trên giấy to, ; có thể

do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau,

- Trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ, giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của học viên Thỉnh

thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm Đối với những đề tài

nhạy cảm, thường có những tình huống mà học viên sẽ cảm thấy bối rối xấu hổ khi phải nói trước mặt giáo viên, trong

trường hợp này giáo viên có thể quyết định tránh không xen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận

2.5.3 Phương pháp hoạt động nhóm nhỏ

Đặc tính

Hoạt động nhóm nhỏ tương tự với những gì đã nói ở trên đối với phương pháp thảo luận nhóm, trừ một điều là giáo

viên mong muốn học viên thực hiện một số bài tập cụ thể hơn là thảo luận đề tài

Cách tiến hành

Thường thì trước tiên học viên cần phải thảo luận trước, sau đó mới làm bài tập và trình bày, giới thiệu sản phẩm hoạt

động

Yêu cầu sư phạm

- Nội dung, hình thức hoạt động nhóm phải phù hợp với chủ đề GD, phù hợp với nhu cầu và trình độ HV và các điều

kiện thực tế của lớp học

- Việc trình bày, thảo luận kết quả, sản phẩm hoạt động nhóm có thể dưới nhiều hình thức khác nhau

2.5.4 Phương pháp đóng vai

Đặc tính

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học viên thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống

giả định Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp HV suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự

kiện cụ thể mà họ quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà hơn thế điều quan

trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy

Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như :

- Học viên được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực

hành trong thực tiễn

- Gây hứng thú và chú ý cho người học

- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của người học

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng tích cực

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn

Cách tiến hành

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :

- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm Trong đó có quy định rõ thời

gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai

- Các nhóm lên đóng vai

- Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong

vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi sang thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng

minh

- Giáo viên kết luận

Yêu cầu sư phạm

- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề GD , phù hợp với đặc điểm người học và điều kiện, hoàn cảnh lớp học

- Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản”, lời thoại

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề

- Nên khích lệ tất cả học viên cùng tham gia

Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai

2.5.5 Phương pháp nghiên cứu tình huống

Đặc tínhNghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống “thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng catsset mà không phải trên dạng chữ viết Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính da dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản

Các bước tiến hànhCác bước nghiên cứu tình huống có thể là:

- Đọc (hoặc xem hoặc nghe) tình huống thực tế

- Suy nghĩ về nó

- Đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình huống (trong tài liệu viết hay từ giáo viên)

- Thảo luận tình huống thực tế

- Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế

Yêu cầu sư phạm

- Tình huống có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề

- Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như: Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ? Bạn

sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A ? nhân vật B ? Vấn đề này có thể đã được ngăn chặn như thế nào ? Lúc này cần phải làm gì để hạn chế tính trầm trọng của vấn đề ?

- Vấn đề trả lời các câu hỏi này phải được dùng để khái quát một tình huống rộng hơn

2.5.6 Phương pháp trò chơi

Đặc tínhPhương pháp trò chơi là tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó mà tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm

Phương pháp trò chơi có ưu điểm sau:

- Qua trò chơi, HV có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở

họ niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống

- Qua trò chơi, người học sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống

- Qua trò chơi, HV được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi

- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không khô khan, nhàm chán HV được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập

- Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HV với HV, giữa GV với HV

Yêu cầu sư phạm

- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề GD, với đặc điểm và trình độngười học, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học

- HV phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi

- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi

- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV, tạo điều kiện cho HV tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi

- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HV

- Sau khi chơi, GV cần tổ chức cho HV thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi

Trang 10

3 CÁC HÌNH THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ ĐÃ THÍ ĐIỂM THÀNH CÔNG Ở CÁC TRƯỜNG

PHỔ THÔNG TRONG THỜI GIAN QUA

Từ năm 2007 đến nay, được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID) và Quỹ Châu Á (TAF), Dự án

Nâng cao nhận thức về giáo dục di cư an toàn và phòng chống buôn bán người cho học sinh do Trung tâm Nghiên cứu

Công nghệ giáo dục thực hiện đã được thí điểm thành công tại các trường THCS và THPT ở Nghệ An, Thanh Hóa, An

Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp Phần trình bày dưới đây sẽ giới thiệu tóm tắt về cách thức, phương pháp và các

hoạt động hiệu quả về việc đưa nội dung giáo dục DCAT & PCBBN đã thí điểm thành công ở các trường học

Các nội dung giáo dục liên quan đến di cư an toàn và phòng chống buôn bán người có thể đưa vào lồng ghép hoặc kết

hợp trong các kiến thức và kỹ năng liên quan đến một số môn học chính khóa ở bậc trung học, cụ thể là là môn Giáo

dục công dân và Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Ngoài ra, các giáo viên cũng có thể lồng ghép để dạy các em các

kiến thức và kỹ năng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Đối với môn GDCD: việc khai thác nội dung giáo dục DCAT và PCBBN được thực hiện từ lớp 8 đến lớp 12 ở một số

bài học vốn có sẵn nội dung liên quan đến di cư, lao động, phòng chống các tệ nạn xã hội, luật pháp, quyền con người,

v.v Cụ thể xin xem thêm tài liệu hướng dẫn đưa nội dung này vào nhà trường

Đối với HĐGDHN: việc khai thác nội dung giáo dục DCAT & PCBBN được thực hiện từ lớp 9 đến lớp 12 qua một số

chủ đề của tháng (xin tham khảo thêm nội dung chi tiết tại tài liệu hướng dẫn đưa nội dung này và nhà trường.)

Hiện nay, giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp khác nhau đối với việc khai thác nội dung giáo dục DCAT và

PCBBPN qua môn GDCD và HĐGDHN ở cấp THCS và THPT, như Phương pháp động não; Phương pháp đóng vai;

Phương pháp điều tra theo nhóm; Phương pháp nghiên cứu tình huống

Lồng ghép nội dung giáo dục DCAT & PCBBN trong HĐGDNGLL

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động GDNGLL có thời lượng 2 tiết/tháng với các chủ đề hoạt động

cụ thể trong các tháng của năm học và thời gian hè Ngoài ra, hoạt động GDNGLL có thể tích hợp sang thực hiện ở

hoạt động giáo dục tập thể gồm chào cờ và sinh hoạt lớp

Hoạt động GDNGLL với hình thức phong phú và đa dạng là cách làm hiệu quả để giáo dục DCAT và PCBBPN đến

học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hấp dẫn Nội dung giáo dục này có thể được thực hiện thông qua một số hình

thức như sau:

- Tổ chức trò chơi giáo dục DCAT & PCBBPN

- Tổ chức cuộc thi kiến thức, thi xử lý tình huống

- Tổ chức chiến dịch Thi viết, vẽ, sưu tầm, sáng tác kịch bản, tranh ảnh có nội dung DCAT&PCBBPN

- Tổ chức thảo luận, giao lưu về chủ đề DCAT và PCBBPN

- Tổ chức các hoạt động nghệ thuật có chủ đề về DCAT và PCBBPN

- Lập chuyên mục phát thanh học đường để tuyên truyền kiến thức DCAT và thông tin thời sự về vấn nạn buôn người

ở địa phương, trong nước và quốc tế

- Tổ chức lồng ghép nội dung DCAT và PCBBPN vào chương trình của các ngày lễ: Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày

thành lập Đoàn thanh niên CS 26/3; ngày Quốc tế lao động 01/5; ngày Phụ nữ VN 20/10

Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở cấp trung học rất đa dạng và phong phú Để chuyển tải được nội dung giáo dục

DCAT và PCBBPN tới học sinh một cách hiệu quả, cần lựa chọn và vận dụng một cách hợp lý, và linh hoạt các

phương pháp Xin giới thiệu một số phương pháp cơ bản thường được sử dụng: Phương pháp trò chơi; Phương pháp

thảo luận nhóm; Phương pháp đóng vai; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu

Sau 2 năm tiếp tục hỗ trợ mở rộng các hoạt động giáo dục này ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, và Cần Thơ, Dự án

tiến hành khảo sát trên 480 học sinh trả lời (44% là nam và 56% là nữ) ở các trường tham gia dự án sau thời gian 2 năm

thực hiện dự án Kết quả đánh giá về mức độ tham gia, biến chuyển về nhận thức và hành vi cũng như hiểu biết về các

vấn đề liên quan đến di cư an toàn và buôn bán người của nhóm đối tượng này như sau:

- 98% số được hỏi trả lời đã tham gia các hoạt động của dự án ở trường (69% thông qua các buổi sinh hoạt lớp, 76%

thông qua các buổi sinh hoạt toàn trường, 27% thông qua các hoạt động hướng nghiệp)

- 54% trả lời thích các buổi sinh hoạt toàn trường và 45% thích các buổi sinh hoạt lớp về các nội dung của dự án

- 98% trả lời sẽ tiếp tục học lên các bậc học cao hơn

- Kết quả điều tra cho thấy nhận thức của các em học sinh về những vấn đề liên quan (di cư, buôn bán người, đặc biệt là

phụ nữ và trẻ em) khá tốt

- Tỷ lệ các em có ý thức tìm hiểu thông tin và tìm kiếm cơ hội thu nhập ở địa phương rất thấp (21% được hỏi trả lời là

đã tìm hiểu kỹ về các cơ hội tạo thu nhập ở địa phương)

- Hơn 90% học sinh đều trả lời có nhu cầu tìm kiếm thông tin và muốn hiểu biết hơn về các cơ hội việc làm ở thành

Cũng theo khảo sát đánh giá trên, khi được hỏi về suy nghĩ của mình khi “có một người quen ngỏ ý muốn giới thiệu

em lên thành phố làm cho một công ty với mức lương rất cao”, câu trả lời của các em được thống kê như sau:

- Không em nào (0%) cho rằng mình sẽ tin ngay lời giới thiệu này nếu như thông tin có được từ người lạ

- 14% trả lời rằng các em hoàn toàn không tin vào lời giới thiệu nghe quá hấp dẫn này

- 3% cho rằng các em sẽ tin nếu như thông tin được biết từ những người rất thân hay họ hàng hoặc người mà các em đã biết rất rõ

- 9% cho rằng các em sẽ cân nhắc và xem xét

- 12% cho rằng sẽ hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm hơn và tham vấn với nhiều nguồn khác nhau

- 3% không quan tâm vì các em có kế hoạch học tiếp lên cao hơn nữa trước khi đi làm

Phần lớn trong số những em trả lời: “không tin”, đều giải thích lý do mình hoàn toàn không tin vào lời đề nghị quá hấp dẫn là do 'đã từng biết trường hợp bị lừa gạt bán vào ổ mại dâm, buôn bán ma tuý ở ngay gần nhà mình hoặc là người thân của mình'

Về phía nhà trường, các ý kiến của thành viên ban giám hiệu các trường tham gia dự án đều cho rằng:

- Chương trình DCAT và phòng chống BBN là một chương trình cần thiết đối với hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học được sự đồng thuận của giáo viên và học sinh

- Chương trình đã làm phong phú thêm các hoạt động của nhà trường, đặc biệt giúp cho các em học sinh tự tin hơn trong con đường học vấn của mình

- Nhìn chung, các nội dung, phương pháp và cách thức hoạt động không ảnh hưởng gì đến hoạt động chung của nhà trường

- Đây là chương trình đầy tính nhân văn, có nội dung thiết thực, phù hợp thực tế địa phương góp phần nâng cao kiến thức kỹ năng cho giáo viên và học sinh

- Chương trình thí điểm đưa vào giáo dục di cư an toàn là cần thiết Nội dung và hình thức phải đa dạng, phong phú Hiệu quả từ dự án thí điểm mang lại rất lớn, từ nội dung, phương pháp….làm thay đổi nhận thức của các em rất nhiều,

kỹ năng ứng phó của học sinh được hình thành khá tốt

- Nội dung hoạt động phong phú; hình thức đa dạng (vẽ, sáng tác thơ, tiểu phẩm, báo cáo chuyên đề, tổ chức giảng dạy (lồng ghép) Trong từng điều kiện của nhà trường đều có thể tổ chức dễ dàng mà hiệu quả mang lại cao

- Qua hoạt động (DCAT và phòng chống BBN) đã giáo dục cho học sinh nhận thức được các kiến thức về kỷ năng ứng

xử, xử lý các tình huống trong cuộc sống các hoạt động này không ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường

- Các hoạt động của chương trình cần phải được duy trì ở trường Ban giám hiệu sẽ tích cực ủng hộ, hỗ trợ giáo viên để

có thể duy trì các hoạt động của dự án Tuy nhiên, việc tìm kiếm các nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động cũng là vấn đề mà ban giám hiệu cần phải nghiên cứu và tìm hướng giải quyết

Những đánh giá trên cho thấy sự cần thiết phải duy trì và mở rộng giáo dục kiến thức và kỹ năng giúp học sinh DCAT

và PCBBN trong các nhà trường và việc đưa nội dung này vào chương trình đào tạo giáo viên là một trong những biện pháp hiệu quả nhất

Trang 11

4 ĐƯA NỘI DUNG DCAT VÀ PCBBN VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

Việc nghiên cứu và đưa nội dung giáo dục DCAT và PCBBN vào các khoa Sư phạm của các trường Đại học và Cao

Đẳng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa, đem lại hiệu quả cao bởi tính

bền vững và mức ảnh hưởng rộng của nó, cụ thể:

- Tình trạng di cư không an toàn và nạn buôn bán người là một vấn đề nhức nhối của vùng ĐBSCL do tình trạng nghèo

đói, thiếu việc làm và trình độ dân trí chưa cao của vùng

- Số lượng sinh viên sư phạm của các trường đại học, cao đẳng vùng ĐBSCL là tương đối lớn Lượng sinh viên này

sau khi ra trường sẽ trở thành các thầy cô giáo giảng dạy ở các trường phổ thông của khắp vùng ĐBSCL, khi đó các

thầy cô giáo sẽ ý thức được ý nghĩa, có trách nhiệm và có kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho

các thế hệ học sinh những kiến thức và kĩ năng cần thiết để DCAT và phòng tránh khỏi nạn BBN

4.1 Khả năng khai thác kiến thức DCAT và PCBBN vào một số học phần ở trường Đại học, Cao đẳng vùng

Đồng bằng sông Cửu Long

Giáo dục DCAT và PCBBN đã được xác định là nội dung giáo dục quan trọng và nên đưa vào trong chương trình đào

tạo, giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên, đưa nội dung này vào

chương trình như thế nào để không bị quá tải và hấp dẫn là một vấn đề không dễ Ở thời điểm hiện nay thì việc khai

thác kiến thức của bài học có nội dung liên quan DCAT và PCBBN vào một số học phần ở bậc Đại học và Cao đẳng

của vùng sẽ thích hợp nhất và có tính khả thi

Khai thác kiến thức DCAT và PCBBN vào một số học phần thực chất là sự hòa trộn nội dung DCAT và PCBBN vào

nội dung của học phần thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau Vì thế, trên cơ sở những kiến thức đã

được xác định trong khung chương trình đào tạo đã có của trường Đại học, Cao đẳng ở một số học phần có nhiều cơ

hội khai thác thì giảng viên thể vận dụng, liên hệ, khai thác những kiến thức DCAT và phòng chống BBN vào nội

dung của một số bài của một số học phần Giảng viên sẽ tự xác định những “địa chỉ”, bài học cụ thể, có thể đưa một

phần, liên hệ hoặc toàn bộ bài học để làm sáng rõ vấn đề DCAT và phòng chống BBN, giúp sinh viên có những kiến

thức, kỹ năng tốt về DCAT và phòng chống BBN, định hướng rõ ràng và không lệch hướng trong các hoạt động sống,

học tập ở hiện tại và phát triển nghề nghiệp trong tương lai Thông qua việc khai thác những kiến thức đó sẽ góp phần

giáo dục cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kỹ năng sống tốt và bền

vững, hạn chế những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội tiến tới một xã hội hạnh phúc, bình yên và an toàn

Tuy nhiên, khi khai thác nội dung DCAT và phòng chống BBN vào một số học phần ở trường Đại học, Cao đẳng thì

giảng viên cũng không nên quá gượng ép hoặc cố đưa kiến thức DCAT và phòng chống BBN vào bài học ở những học

phần không có kiến thức liên quan hoặc khai thác quá nhiều nội dung DCAT và phòng chống BBN, không nên biến

bài học đó thành bài học về DCAT và phòng chống BBN, như thế mục tiêu của bài học không đạt yêu cầu

Tùy thuộc vào khung chương trình của từng trường Đại học và Cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà có thể

vận dụng một cách linh hoạt khi khai thác DCAT và phòng chống BBN cho phù hợp Dưới đây, chúng tôi xin gợi ý

một số học phần có nhiều cơ hội để khai thác DCAT và phòng chống BBN

- Học phần Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ngành đào tạo Địa lí, Sinh, Tâm lý…)

- Học phần Giáo dục hướng nghiệp (ngành đào tạo Tâm Lý)

- Học phần Giáo dục kĩ năng sống (ngành đào tạo Giáo dục công dân, Công tác xã hội, Tâm lý… )

- Học phần Công tác phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm (ngành đào tạo Công tác xã hội…)

- Học phần Phương pháp tổ chức, giáo dục thực hành pháp luật (ngành đào tạo Giáo dục công dân…)

- Thực tập Sư phạm…

4.2 Các mức độ khai thác kiến thức DCAT và PCBBN vào một số học phần ở trường Đại học, Cao đẳng vùng

Đồng bằng sông Cửu Long

Việc khai thác các kiến thức có liên quan đến nội dung DCAT và phòng chống BBN phải hết sức tự nhiên, phù hợp với

nội dung bài học, làm cho bài học sinh động, gắn liền với thực tế của cuộc sống, đạt được các mục tiêu giáo dục trong

trường Đại học, Cao đẳng

Phương pháp dạy của các bài khai thác nội dung DCAT và phòng chống BBN phải phát huy được tính tích cực, tự

giác, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong học tập

Tùy thuộc vào nội dung kiến thức của bài học của học phần có khả năng khai thác nội dung DCAT và phòng chống

BBN mà giảng viên có thể lựa chọn và quyết định các mức độ khai thác dưới đây

- Mức độ 1: Nội dung DCAT và phòng chống BBN trùng phần lớn hay hoàn toàn với nội dung của bài học của học

phần đã được xác định có khả năng khai thác

- Mức độ 2: Một số đơn vị tri thức của nội dung DCAT và phòng chống BBN được đưa vào nội dung bài học của học phần đã được xác định có khả năng khai thác và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học

- Mức độ 3: Các kiến thức DCAT và phòng chống BBN không được nêu rõ trong bài học của học phần đã được xác định có khả năng khai thác, nhưng dựa vào kiến thức bài học, giảng viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức DCAT

và phòng chống BBN vào bài giảng

4.3 Lồng ghép nội dung DCAT và phòng chống BBN vào một số hoạt động ở trường Đại học, Cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng về DCAT và phòng chống BBN cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua một số bài học ở một số học phần có nhiều cơ hội khai thác thì các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường cũng chiếm một vị trí quan trọng để hình thành nhận thức, kỹ năng sống và đặc biệt là trong việc định hướng cho tương lai theo xu hướng tích cực

Ngoài việc tiếp thu những kiến thức cơ bản theo chương trình chính trên giảng đường, thì sinh viên có nhiều các hoạt động giáo dục khác nhằm trang bị thêm các kiến thức về xã hội, cuộc sống cũng như tạo cơ hội để tự rèn luyện bản thân thích ứng với sự thay đổi, phát triển của thời đại Tùy thuộc vào mỗi trường Đại học và Cao đẳng…

Để giáo dục DCAT và phòng chống BBN cho sinh viên thì việc lồng ghép nội dung này vào một số hoạt động trong trường Đại học, Cao đẳng có thể kết hợp cùng một hoạt động nhưng đạt được nhiều mục tiêu giáo dục khác nhau Dưới đây là một số gợi ý cho giảng viên có thể lồng ghép giáo dục DCAT và phòng chống BBN vào một số hoạt động như:

Lồng ghép Giáo dục DCAT và PCBBN vào hoạt động tham quan, thực địa cho sinh viênTrong chương trình đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng đều có các hoạt động tham quan thực tế, thực địa Tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo của mỗi trường, mỗi khoa mà có thể kết hợp, lồng ghép nội dung giáo dục DCAT và PCBBN vào những hoạt động trên Ví dụ như đối với ngành đào tạo Công tác xã hội, khi cho sinh viên đi tham quan thực tế tại địa phương có thể đưa sinh viên đến các khu dân cư, hội phụ nữ tìm hiểu về những nạn nhân của buôn bán người… Đối với ngành đào tạo Tâm lý thì có thể cho sinh viên tham quan thực tế tại trường học để tìm hiểu về những khó khăn, cơ hội của học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp và định hướng cho tương lai…

Lồng ghép Giáo dục DCAT và phòng chống BBN các hoạt động sinh hoạt của Đoàn thanh niên, Hội sinh viênĐoàn thanh niên, Hội sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng luôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ sinh viên trong mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt trong việc rèn luyện các kĩ năng sống Thông qua các hoạt động của Đoàn, Hội thì có thể lồng ghép nội dung giáo dục về DCAT và phòng tránh BBN cho sinh viên trong các hoạt động văn, thể mĩ…

Vào các ngày 9/1, 8/3, 26/3 và 20/10 hàng năm các trường Đại học, Cao đẳng đều có các hoạt động do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức, đây là cơ hội tốt để đưa kiến thức và kĩ năng về DCAT và phòng tránh BBN thông qua các hoạt động như nghe nói chuyên gia nói chuyện, tổ chức trò chơi, thi tìm hiểu, diễn tiểu phẩm…

Lồng ghép Giáo dục DCAT và phòng tránh BBN vào hoạt động kiến tập, thực tập sư phạmĐối với những trường Đại học có ngành đào tạo sư phạm và trường Cao đẳng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm là nhiệm vụ bắt buộc nhằm rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp cho các giáo sinh trước khi trở thành giáo viên ở các trường phổ thông Trong nội dung kiến tập, thực tập sư phạm, các giáo sinh sẽ phải thực hiện hai nhiệm vụ: đó là thực tập công tác chủ nhiệm lớp và thực tập giảng dạy theo đúng chuyên môn đã được đào tạo Để có thể lồng ghép nội dung giáo dục DCAT và PCBBN vào hoạt động này thì ngay trước khi giáo sinh xuống trường phổ thông thực tập, các trường, khoa sư phạm phải có kế hoạch tập huấn trước cho sinh viên về kiến thức, kĩ năng DCAT và PCBBN hoặc định hướng cho sinh viên lồng ghép nội dung này trên cơ sở giáo sinh đã được học thông qua một số học phần mà các giảng viên đã khai thác ở một số bài học Khi đó, giáo sinh có thể làm tốt công việc lồng ghép này với gợi ý dưới đây:

- Đối với thực tập công tác chủ nhiệm lớp:

Giáo sinh có thể tổ chức các hoạt động trò chơi, diễn tiểu phẩm, thi tìm hiểu kiến thức về DCAT và PCBBN cho học sinh phổ thông trong các giờ sinh hoạt lớp hàng tuần, trong các ngày lễ 8/3 và 26/3 và hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo

- Đối với thực tập giảng dạy:

Giáo sinh dạy các môn Giáo dục công dân, Địa lí có nhiều cơ hội nhất để khai thác kiến thức DCAT và PCBBN ở một

số bài học Tuy nhiên, giáo sinh cũng phải được trang bị tốt về phương pháp giảng dạy bên cạnh việc đã nắm vững kiến thức DCAT và PCBBN vì nếu khai thác không tốt sẽ bị gượng ép hoặc thiếu thời gian vì chưa cho nhiều kinh nghiệm giảng dạy

Trang 12

Lồng ghép Giáo dục DCAT và PCBBN thông qua các hoạt động tình nguyện của sinh viên tại cộng đồng

Ngoài nhiệm vụ học tập trên giảng đường và tham gia các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường thì hoạt động tình

nguyện luôn được Lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng và sinh viên quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm

vụ chính trị quan trọng nhằm giúp đỡ cộng đồng, mang lại những lợi ích xã hội cho nhiều người Thông qua các hoạt

động tình nguyện của sinh viên (theo chương trình, theo kỳ hay vào kì nghỉ hè) thì sinh viên ở vùng đồng bằng sông

Cửu Long có thể lồng ghép nội dung giáo dục DCAT và PCBBN vào một số hoạt động tình nguyện tại cộng đồng như

tham vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp các kiến thức, kĩ năng để phòng tránh bị buôn bán người hay mắc phải

các tệ nạn xã hội khác…

Một số ví dụ lồng ghép nội dung GDDCAT và PCBBN vào chương trình đào tạo giáo viên: Xin xem trong Phụ lục 1

Một số ví dụ đưa nội dung GDDCAT và PCBBN vào trong trường học: Xin xem trong Phụ lục 2

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ VÍ DỤ LỒNG GHÉP NỘI DUNG GDDCAT VÀ PCBBN VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

Ví dụ 1: Tìm hiểu kiến thức và những kỹ năng cần thiết để DCAT và PCBBN Trần Lương ĐH Cần Thơ

1 Mục tiêu

Giúp người học:

- Biết được các kiến thức về di cư an toàn và phòng chống buôn bán người

- Biết được những kỹ năng nào là cần thiết để di cư an toàn và phòng chống buôn bán người

- Tự tin, cảnh giác, thận trọng và có trách nhiệm trong quá trình di cư

- Một số đạo cụ để đóng kịch: Áo quần, túi xách, bàn ghế,

- Tài liệu đọc thêm

- Quà dành cho người tham gia,

5 Các hoạt động Hoạt động 1 Thi tìm hiểu kiến thức về di cư

Các bước tiến hành:

- Người điều khiển thành lập 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 SV

- Người điều khiển lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm va các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 Di cư là quá trình cá nhân hay một nhóm người di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn

a.Đúngb.SaiCâu 2 Quá trình con người tự phát, tự nguyện di chuyển đến nơi cư trú mới và không bị coi là hợp pháp gọi là:

a Di cư có tổ chức

b Di cư tạm thời

c Di cư lâu dài

d Di cư tự doCâu 3 Quá trình con người được tiến hành theo chương trình, kế hoạch của nhà nước gọi là:

a Di cư có tổ chức

b Di cư tạm thời

c Di cư lâu dài

d Di cư tự doCâu 4 Quá trình con người di cư đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc được gọi là:

a Di cư hợp pháp

b Di cư có tổ chức

c Di cư tự do

d Di cư an toàn

Trang 13

Nội dung cho hoạt động 2

- Một số thủ đoạn của bọn lừa đảo, buôn người:

- Thời gian chuẩn bị: 15 phút

- Thời gian trình diễn: 10 phút

- Sau khi diễn kịch, người điều khiển và SV phân tích, đánh giá nội dung các vở kịch, kết luận và trao quà cho các nhóm chơi

Hoạt động 4 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến di cư không an toàn và làm thế nào để di cư an toàn

Cách tiến hành:

- Phát cho SV các phiếu học tập

- Yêu cầu SV liệt kê các nguyên nhân dẫn đến di cư không an toàn và các việc làm cần thiết để di cư an toàn

- Sau khi đã gi lại kết quả, SV bỏ phiếu vào thùng phiếu

- Gọi một số SV lên bốc phiếu và đọc nội dung trong phiếu Sau đó hỏi xem cả lớp có đồng ý với ý kiến trong phiếu hay không? Tại sao?

- Người điều khiển gi lại kết quả và bổ sung các nguyên nhân và các biện pháp còn thiếu sót

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

- Người dẫn chương trình tổng kết số điểm, kết luận và phát quà cho các nhóm chơi

Nội dung cho hoạt động 1:

Di cư là quá trình con người di chuyển nơi cư trú từ đơn vị hành chính, lãnh thổ này tới một đơn vị hành chính, lãnh thổ

khác trong một thời gian tương đối dài, gắn liền với việc tìm kiếm điều kiện sống và công việc làm ăn tốt hơn

Các hình thức di cư:

+ Di cư tự do:

+ Di cư tự do là di cư tự phát, tự nguyện di chuyển đến nơi cư trú mới của người dân và không bị coi là phạm pháp Đối

tượng của dạng di cư này rất đa dạng bao gồm: Nam giới, nữ giới, người cao tuổi, trẻ em, người có học vấn cao, người

có học vấn thấp, người có tay nghề, người không có nghề nghiệp, Có người đến định cư lâu dài; có người chỉ đến

nhằm mục tiêu kiếm sống một thời gian ngắn; học sinh, sinh viên đi học, đi ôn thi, đi thi,

+ Đối tượng tham gia di cư tự do đông nhất và có tỷ lệ rủi ro cao hiện nay vẫn là người dân lao động nghèo ở nông

thôn, vùng sâu vùng xa có trình độ văn hóa thấp, ít hoặc không được tiếp cận với những thông tin về việc làm nên dễ bị

lừa gạt, dụ dỗ và trở thành nạn nhân trong đường dây buôn bán người

+ Di cư có tổ chức: Di cư có tổ chức là di cư tiến hành theo chương trình, kế hoạch của nhà nước như: Xuất khẩu lao

động, xây dựng khu kinh tế mới, di cư để xây dựng công trình công cộng quy mô lớn

Tiêu chí xác định cuộc di chuyển của con người là di cư:

+ Một là, di chuyển ra khỏi đơn vị hành chính, lãnh thổ này sang đơn vị hành chính, lãnh thổ khác (xã, huyện, phường,

tỉnh, thành phố hoặc quốc gia khác)

+ Hai là, Cư trú ở nơi mới đến trong khoảng thời gian tương đối dài ( vài ba tháng trở lên)

+ Ba là, Tới ở chỗ mới với mục đích rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình

Di cư an toàn và di cư không an toàn:

+ Di cư an toàn: Di cư an toàn là quá trình con người di cư một cách an toàn, chất lượng cuộc sống được nâng cao và

hạnh phúc

+ Di cư không an toàn: Di cư không an toàn là quá trình con người di cư gặp nhiều nguy cơ, rủi ro, thất bại, rơi vào

đường dây buôn bán người

Hoạt động 2 Nhận diện thủ đoạn của bọn lừa đảo, buôn người thông qua trò chơi giải đáp ô chữ

Các bước tiến hành:

- Người điều khiển giới thiệu luật chơi: Ô chữ gồm có 15 hàng ngang, mỗi hàng ngang chứa 1 chữ cái của từ khóa, mỗi

hàng ngang đều có câu gợi ý SV được tự do lựa chọn ô chữ hàng ngang SV nào trả lời đúng từ hàng ngang sẽ nhận

được 1 món quà, trả lời đúng từ khóa được hai món quà

+ Đối tượng chơi: tất cả các sinh viên

+ Gợi ý cho các câu hỏi hàng ngang:

1) Các “công ty ma” hay sử dụng hình thức này để bán người ra nước ngoài

2) Bọn buôn người thường dùng lời lẽ như thế nào để lừa gạt người nhẹ dạ cả tin?

3) Sau khi làm việc này xong thì các cô gái bị bán vào các nhà thổ

4) Trước khi được nhận làm con nuôi hoặc lấy chồng bọn buôn người thường hứa hẹn điều gì?

5) Bọn buôn người thường nói như thế nào để người lao động tin theo?

6) Sử dụng công việc này, bọn “ma cô” thường biến chị em phụ nữ trở thành kẻ nô lệ tình dục

7) Sau khi qua khỏi biên giới, các cô gái bị bán từ chủ chứa này sang chủ chứa khác gọi là nạn gì?

8) Bọn buôn người thường có những lời lẽ nào để thuyết phục người ta đi lao động, lấy chồng?

9) Bị bắt buộc phải bán thân hoặc lao động còn được gọi là gì?

10) Khi bị bóc lột sức lao động, người lao động thường làm gì để khỏi bị đánh?

11) Bọn buôn người thường dùng gì để trấn áp, ép buộc người khác?

12) Lúc đầu, bọn buôn người hứa cho người ta đi du lịch, làm công việc lương cao, cho đi học nhưng sáu đó lại bán họ

vào các ổ mại dâm gọi là hành động gì?

13) Thông qua hình thức này, bọn “ ma cô” đưa người qua biên giới để bán

14) Bọn buôn người thường hứa hẹn điều gì để tạo sự hấp dẫn cho người lao động?

15) Những người nhẹ dạ cả tin thường trở thành như thế nào của bọn buôn người?

Sau khi giải đáp xong các từ hàng ngang và từ khóa, người điều khiển yêu cầu SV rút ra thông điệp của trò chơi

Trang 14

Nội dung cho hoạt động 4

- Nguyên nhân di cư không an toàn:

- Thiếu thông tin về xuất khẩu lao động, về nơi cư trú, không biết về những thủ tục hành chính, các loại hồ sơ giấy tờ

cần thiết của người muốn di cư, không có thông tin về những những nguy cơ, cạm bẫy, tình huống, có thể xẩy ra,

gặp phải trên con đường di cư, tại nơi cư trú mới,

- Thiếu kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, …

- Chủ quan, nóng vội, nhẹ dạ cả tin,…

Một số biện pháp di cư an toàn:

Để di cư an toàn, người tham gia di cư cần phải:

- Đến những địa chỉ tin cậy để xin tư vấn về di cư để tránh bị “cò”, “công ty ma” và lừa đảo

- Biết về những thủ tục hành chính và các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết của người muốn di cư

- Nắm được những thông tin cơ bản về nơi cư trú mới

- Nắm được thông tin về những nguy cơ, cạm bẫy, tình huống, có thể xẩy ra, gặp phải trên con đường di cư, tại nơi

cư trú mới,

- Có trình độ chuyên môn nghề nghiệp hoặc ngoại ngữ

- Trang bị một số kỹ năng sống để phòng ngừa và xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống để có thể tự bảo

vệ bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, …

- Thận trọng, tỉnh táo, bình tĩnh, …trong quá trình di cư

Hoạt động 5 Tổng kết

Người điều khiển yêu cầu SV nêu lên:

- Những thông điệp nào được rút ra từ chủ đề này?

- Những kỹ năng sống nào được sử dụng trong chủ đề này?

Sau đó người điều khiển chốt lại:

- Trong cuộc sống, chúng ta phải tiến hành những cuộc di cư nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Muốn vậy chúng ta

cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng sống cơ bản để di cư an toàn và không bị rơi vào cạm bẫy của bọn

buôn bán người

- Những kỹ năng sống được sử dụng trong chủ đề này: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,

kỹ năng kiên định, …

Ảnh minh họa của DSC - 0323

Ví dụ 2: Tập huấn kỹ năng sống, học tập và làm việc tại thành phố cho sinh viên Kiều Văn Tu - Đại học Đồng Tháp

1 Mục tiêu

Giúp người học:

- Có được bầu không khí học tập thân thiện và cởi mở

- Hiểu rõ được các khái niệm kỹ năng sống, các nhóm kỹ năng sống, những kỹ năng cần thiết để sống, học tập và làm việc tại các thành phố lớn

2 Thời gian

- 160 phút

3 Thông điệp

- Nên tìm hiểu kỹ thông tin và việc làm khi nhận được lời mời làm việc hấp dẫn

- Nên nghi ngờ bất cứ ai, kể cả người thân quen nếu hứa hẹn việc làm nhàn hạ với mức lương cao

- Cần tìm hiểu thêm thông tin về lối sống, sinh hoạt và văn hóa ở nơi bạn đến để lường trước các khó khăn, chủ động vượt qua

- Các bạn gái nên học kỹ năng từ chối, kỹ năng thương lượng trước khi rời quê hương tìm việc làm

- Cần tìm hiểu về luật lao động Việt Nam để tự bảo vệ mình

4 Phương tiện

- Tấm bìa cứng ghi tên tham dự viên

- Bút dạ, băng dính, giấy Ao, thẻ màu

- Mục tiêu khoá tập huấn (viết sẵn trên giấy A0 hoặc đánh máy trên giấy trong)

- Máy chiếu overhead hoặc máy projecter (nếu có)

5 Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1 Tìm hiểu một số khái niệm

- Thời gian: 30 phút

- Số lượng tham dự: 30 40 người

- Mục tiêu

- Giúp SV tìm hiểu khái niệm kỹ năng sống, phân loại kỹ năng sống

- Giúp SV tiếp cận với những quan điểm/nhận thức hiểu đúng đắn khái niệm kỹ năng sống, phân loại kỹ năng sống

Các bước thực hiện

GV giới thiệu luật chơi: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang sống tại một nơi rất nguy hiểm có nhiều con thú có thể bắt chúng ta bất cứ lúc nào Và bạn cần làm gì để không bị thú ăn thịt chúng ta

Tên trò chơi: Bắt Thú

- SV sẽ được chia thành các nhóm nhỏ có số người bằng nhau (từ 5-7 người)

- Mỗi nhóm tự đặt tên cho mình là tên của một con thú (mèo, chó, hổ, sư tử, …)

- Các SV đứng về nhóm của mình và hát một bài hát (Bài hát cả lớp đều biết) Khi quản trò hô: “Bắt thú, bắt thú” thì tất

cả SV phải hô “bắt gì, bắt gì?”, lúc này tất cả thành viên của nhóm phải đứng và cầm chặt tay nhau Quản trò hô “bắt con …” (ví dụ như “bắt con mèo” thì các thành viên của các nhóm đến và tìm các thành viên của nhóm “con mèo” và bắt mang về nhóm mình, trong thời gian khoảng 10 giây sẽ kết thúc, nhóm nào bắt được nhiều sẽ dành chiến thắng Lưu ý, các nhóm bị bắt phái cầm chặt tay nhau để các nhóm khác không bắt được, các thành viên trong nhóm bảo vệ các thành viên nhóm mình Trong quá trình bắt thú như vậy quản trò có thể thay đổi “bắt thú” để sôi động hơn

- Quản trò hướng dẫn cho mọi người chơi thử một lượt để đảm bảo mọi người nắm được luật chơi rồi xé nháp và chơi thật, xong lần thứ nhất thì đề nghị các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình lại và tiếp tục chơi lần thứ hai

Kết thúc trò chơi, quản trò điều hành nhóm đứng thành vòng tròn để SV lần lượt trao đổi các câu hỏi:

- Các thành viên bị bắt về các nhóm khác cảm thấy như thế nào? Ý nghĩa của trò chơi này là gì?

- Vì sao có thành viên bị bắt và có thành viên không bị bắt về nhóm khác?Họ dùng những kỹ năng gì để không bị bắt?

SV liên hệ ý nghĩa trò chơi với hoạt động hằng ngày của chúng ta khi xung quanh có nhiều khó khăn, nguy hiểm chẳng hạn sống ở thành phố lớn thì chúng ta cần phải có những kỹ năng gì? Vậy kỹ năng sống là gì? Có những loại kỹ năng sống nào?

SV cho các nhóm sẵn có thảo luận khoảng 3 phút và chọn 1-2 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung

Sau đó GV kết luận trên máy chiếu (nội dung theo phụ lục 1)

Trang 15

Hoạt động 2: Thực hành các nhóm kỹ năng sống

- Thời gian: 60 phút

- Số lượng tham dự: 30 40 người\

- Mục tiêu :

- Giúp SV tìm hiểu và phân loại được các kỹ năng sống

- Giúp SV thực hành được các kỹ năng sống để vận dụng vào thực tế

Các bước thực hiện:

- Bước 1: GV chia nhóm từ 5 7 người và yêu cầu các nhóm chọn một trong những kỹ năng mà nhóm mình thích nhất

để trình bày GV có thể gợi ý, hỗ trợ cho các nhóm chọn các kỹ năng để thực hành

- Hình thức trình bày là sắm vai để thực hiện kỹ năng của nhóm mình

- Bước 2: Các nhóm lần lượt trình bày

- Bước 3: Nhóm cho nhận xét về việc trình bày và thực hành các kỹ năng của các nhóm Sau đó GV kết luận và nhận

xét (nội dung theo phụ lục 2)

Hoạt động 3: Phân tích những thách thức khi sống, học tập, làm việc tại thành phố lớn

Thời gian: 60 phút

- Số lượng tham dự: 30 40 người

- Mục tiêu:

- Giúp SV tìm hiểu những thách thức khi làm việc tại thành phố lớn

- Giúp SV biết được các cơ quan tổ chức xã hội nào có thể giúp đỡ khí chúng ta gặp khó khăn, nguy hiểm tại thành phố

lớn Và biết được cách thức liên hệ với các tổ chức xã hội này

Các bước thực hiện:

- Bước 1: GV chia nhóm từ 5 7 người và yêu cầu các nhóm thảo luận tình huống (GV có thể đưa ra các tình huống

khác trong thực tế mà mình biết) GV có thể gợi ý, hỗ trợ cho các nhóm trong việc giải quyết tình huống này Hình

thức trình bày là viết lên giấy A0 Nội dung của tình huống: T là con gái, năm nay 14 tuổi, gia đình ở vùng quê nghèo,

được giới thiệu lên thành phố giúp việc cho một nhà hàng Karaoke ở thành phố Hồ Chí Minh, công việc hằng ngày là

phục vụ các món ăn, uống của nhà hàng

+ T cần có những kỹ năng gì để có thể sống và làm việc ở đây?

+ T có những nguy cơ nào khi làm việc tại đây?

+ T cần có những kỹ năng gì để tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy cơ?

- Bước 2: Các nhóm lần lượt trình bày

- Bước 3: Nhóm cho nhận xét về việc trình bày và thực hành các kỹ năng của các nhóm Sau đó GV kết luận và nhận

xét (nội dung theo phụ lục 3)

- SV biết được một số khó khăn, điều kiện bất lợi khi đi tìm việc hoặc làm việc xa nhà

- Góp phần nâng cao nhận thức của SV về nội dung DCAT và PCBBN

- SV được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, rèn luyện tư duy sáng tạo

2 Thời gian: 15 phút

3 Chuẩn bị

- Nội dung trò chơi

- Các từ/ cụm từ có nội dung Di cư an toàn và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em cần giải thích: có 2 bộ từ/cụm từ

khác nhau được giải thích để cho 2 đội chơi (ở mỗi một bộ gồm: 1 bản được in dưới dạng danh sách theo số thứ tự các

từ/cụm từ được giải thích để phát cho người giải thích, các bản còn lại là các từ/cụm từ đó được sắp xếp lộn xộn, không

đánh số thứ tự) Mỗi 1 bộ có khoảng 10 từ/cụm từ được giải thích

- Bàn ghế, giấy bút và phần thưởng cho đội chơi (nếu có)

Ví dụ 3: Một số trò chơi

4 Các bước tiến hành

- GV chia lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi+ Mỗi đội cử 1 bạn lên giải thích các từ/cụm từ lần lượt theo số thứ tự trong bản danh sách được phát, các bạn còn lại

có nhiệm vụ tìm ra từ mà bạn mình vừa giải thích là từ gì và đánh dấu lại lần lượt theo số thứ tự

+ GV sẽ phát cho bạn giải thích 1 bản các từ/cụm từ được in dưới dạng danh sách theo số thứ tự từ 1 cho đến 10 (có 10 từ/cụm từ được giải thích) và phát cho các bạn còn lại của đội chơi đó, mỗi bạn một bản các từ/cụm từ được xếp lộn xộn, không đánh số thứ tự

+ Người giải thích cần giải thích một cách dễ hiểu nhất các từ/cụm từ để các bạn chơi trong đội mình dễ dàng tìm ra từ/cụm từ đó (người giải thích phải giải thích các từ/cụm từ lần lượt theo số thứ tự trong bản được phát và không được

vi phạm lặp từ, sử dụng tiếng nước ngoài, tiếng địa phương… ) Những từ đã bỏ qua do không giải thích được sẽ không được giải thích lại dù vẫn còn thời gian Những người chơi còn lại nghe bạn mình giải thích đến đâu thì phải đánh số thứ tự đến đó vào từ/cụm từ mà mình cho là đúng

+ Thời gian dành cho mỗi đội chơi là 5 phút+ Đánh giá 2 đội chơi bằng cách: tính tổng số lượt từ/cụm từ mà mỗi đội tìm ra không đúng (Ví dụ ở đội 1: người 1 sai

2 từ/cụm từ, người 2 sai 1 từ/cụm từ, ….như vậy ta sẽ tính được toàn đội 1 sẽ có bao nhiêu lượt từ/cụm từ sai, tương tự với đội 2) Đội thắng cuộc là đội bị sai ít hơn

- Đại diện 2 đội rút thăm xem đội nào chơi trước

- Trao quà cho 2 đội chơi

5 Gợi ý cho người sử dụng

- Có thể thêm hay bớt số người chơi ở mỗi đội tùy thuộc vào phạm vi tổ chức trò chơi và có thể đưa ra nhiều hay ít hơn các từ/cụm từ cho các đội chơi giải thích

- Một số từ, cụm từ có thể sử dụng cho trò chơi: Ngoại ngữ, Buôn bán người, Ngược đãi, Đánh đập, Phong tục tập quán, Cò mồi, Lừa gạt, Tiền lương, Tai nạn, Tệ nạn, Bóc lột sức lao động, Quấy rối tình dục, Coi mặt, Chịu đựng, Bóc lột, Môi giới, Công ty ma, Cả tin, Bệnh tật, Cô đơn, Cạnh tranh, thủ đoạn, lừa gạt…

Ảnh minh họa của Bùi Mỹ Liên - 11°5 Bui Văn Thanh

Trang 16

Trò chơi 2: Tránh vật cản

Vũ Thị Hằng - Đại học Sư phạm Hà Nội

1 Mục tiêu

- Nâng cao nhận thức của sinh viên về các cạm bẫy trong xã hội

- Rèn luyện kỹ năng phòng tránh các cạm bẫy trong xã hội

- Hình thành thái độ và hành vi đúng trong việc định hướng của cuộc sống hiện tại và trong tương lai

2 Thời gian: 30 phút

3 Chuẩn bị

- Quản trò xác định số sinh viên tham gia trò chơi: khoảng 5 đến 7 người chơi, 1 người hướng dẫn người chơi

- Chuẩn bị 10 15 hộp giấy (làm vật cản) bên ngoài của các hộp giấy được ghi các vật cản (là các cạm bẫy của xã hội

mà người chơi phải tránh khi thực hiện trò chơi) như: cờ bạc, trung tâm môi giới hôn nhân trá hình, quán bia ôm, ma

túy, quán karaoke trá hình, mại dâm……

- Chuẩn bị khăn để bịt mắt người chơi

4 Các bước tiến hành

- Quản trò nêu ý nghĩa của trò chơi: Trong quá trình sống, học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên sẽ gặp

không ít khó khăn, có thể sẽ va vào các cạm bẫy, tệ nạn xã hội Nếu sinh viên không kiên định và có định hướng tốt thì

sẽ dễ dàng mắc phải và gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống Vì thế, nếu sinh viên tránh được các cạm bẫy đó thì hạnh

phúc, sự bình yên sẽ đến với mỗi chúng ta

- Quản trò công bố luật chơi:

+ Các vỏ họp giấy sẽ được đặt so le nhau với khoảng cách khoảng 60 cm 80 cm

+ Người tham gia chơi sẽ bị bịt mắt bằng khăn để không thể nhìn thấy gì bên ngoài Người hướng dẫn sẽ giúp người

chơi bị bịt mắt bò hoặc đi theo sơ đồ hộp giấy đã xếp so le rẽ trái, rẽ phải hay đi thẳng để làm sao tránh chạm vào các

hộp giấy, nếu người chơi chạm vào bất kỳ hộp giấy nào thì coi như thua cuộc và phải ra để người khác vào chơi Nếu

người chơi bò về đến đích mà không chạm vào hộp giấy nào thì trở thành người thắng cuộc

+ Sau khi kết thúc trò chơi, người thắng cuộc sẽ được thưởng, người thua cuộc sẽ phải chịu phạt (hình thức phạt có thể

rất linh hoạt như người thua cuộc phải nhảy lò cò, hát…)

- Quản trò và sinh viên rút kinh nghiệm sau khi kết thúc trò chơi

5 Gợi ý cho người sử dụng

Đối với trò chơi này, chúng ta có thể đánh giá sự thành công qua việc theo dõi và sự hưởng ứng nhiệt tình của sinh

viên khi tham gia trò chơi

Trò chơi này giảng viên hoặc quản trò có thể sử dụng trong lớp học, các chuyến thăm quan, dã ngoại, các hoạt động

văn thể mĩ khác trong trường Đại học, Cao đẳng

Trò chơi 3: Tôi là ai

Vũ Thị Hằng - Đại học Sư phạm Hà Nội

1 Mục tiêu

- Nhận biết được ai, tổ chức, loại hình kinh doanh nào trong xã hội thông qua các thông tin

- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi và câu trả lời có hoặc không cho sinh viên

- Định hướng nghề nghiệp và cuộc sống cho sinh viên

2 Thời gian: 15 phút

3 Chuẩn bị

- Giảng viên/ quản trò chuẩn bị các tờ giấy màu khác nhau trên đó có ghi tên các cơ quan, tổ chức, loại hình kinh doanh

hoặc nghề nghiệp của con người như: Trung tâm cứu trợ nạn nhân bị buôn bán, cò môi giới hôn nhân, hội phụ nữ, gái

mại dâm, trung tâm môi giới hôn nhân với người nước ngoài, nhà hàng trá hình, quán gội đầu thư giãn

- Kim băng hoặc băng dính để gắn các tờ giấy đã ghi tên các cơ quan, tổ chức, loại hình kinh doan lên lưng người

chơi

4 Các bước tiến hành

Yêu cầu sinh viên đứng thành vòng tròn (khoảng 8 đến 10 sinh viên) Một sinh viên đứng vào giữa vòng tròn và một

sinh viên khác lấy một tờ giấy đã được giảng viên/quản trò chuẩn bị từ trước gắn vào lưng của sinh viên đứng ở giữa

vòng tròn

Cần bảo đảm rằng sinh viên đứng giữa vòng tròn không biết thông tin đã được gắn lên lưng mình là gì Sinh viên đứng giữa vòng tròn đi xung quanh vòng tròn để các sinh viên khác có thể nhìn rõ thông tin đã được ghi trên giấy (tất cả sinh viên giữ im lặng) Sau đó sinh viên này đặt 5 hoặc 10 câu hỏi cho các bạn mình để tìm ra mình là ai, tổ chức, loại hình kinh doanh gì đã được ghi trên giấy Các sinh viên khác chỉ được trả lời có hoặc không Giảng viên/quản trò có thể giảm số lượng câu hỏi mà sinh viên có thể hỏi để trò chơi mang tính thử thách cao hơn Hết số câu hỏi quy định mà sinh viên này không đoán được mình là ai thì phải đứng vào vòng tròn cho bạn khác thay vị trí của mình

Giảng viên/Quản trò và sinh viên rút kinh nghiệm sau khi kết thúc trò chơi về cách đặt câu hỏi và các thông tin đã được đưa vào trong trò chơi

5 Gợi ý cho người sử dụng

Trò chơi này giảng viên/quản trò có thể sử dụng trong lớp học, các chuyến thăm quan, dã ngoại, các hoạt động văn thể

mĩ khác trong trường Đại học, Cao đẳng

Ảnh minh họa của Đỗ Thu Hà - 8A1 - Nguyễn Văn Trỗi - Thanh Hóa

Ảnh minh họa của Đoàn Thị Diệp - 7A1 - Nguyễn Huệ

Trang 17

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ VÍ DỤ ĐƯA NỘI DUNG GDDCAT VÀ PCBBN VÀO TRƯỜNG HỌC

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Ví dụ 1: Lớp 8 - Bài 3 Tôn trọng người khác

Trường THCS Bình Thạnh Đông An Giang

Các bước tiến hành

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên đặt câu hỏi: Thế nào là cuộc sống liêm khiết? Ý nghĩa của cuộc sống liêm khiết?

Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề:

- Nhận xét về cách cư xử thái độ việc làm của Mai?

- Nhận xét về cách ứng xử và thái độ của Hải?

- Nhận xét về cách cư xử việc làm của Quân và Hùng?

- Theo em những hành vi nào đúng để cho chúng ta học tập? Hành vi đó thể hiện điều gì?

Các nhóm thảo luận

Đại diện nhóm lên trình bày:

- Mai: Không kiêu căng, lễ phép, sống chan hòa, cởi mở, gương mẫu

- Hải: Học giỏi, tốt bụng, tự hào về nguồn gốc của mình

- Quân và Hùng: Cười trong giờ học, làm việc riêng trong lớp

- Hành vi để chúng ta học tập: Hành vi của Mai và Hải đó là tôn trong người khác

GV hỏi: Tôn trọng người khác là gì?

HS: Trả lời

GV sơ kết: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể

hiện lối sống có văn hóa của mỗi người

Hoạt động 3: Tìm biểu và xử lý tình huống pháp luật

GV cho HS đọc mẩu tin trên trang Web:

“Sáng sớm 18-6, Xuân và Hoa dẫn 5 cô gái trẻ gồm: Vi Thị M, SN 1990; Quàng Thị K, SN 1991; Hoàng Thị H, SN 1989; Lò Thị P, SN 1990 và Lữ Thị N, SN 1987 cùng có HKTT tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An rời quê hương

và bắt đầu chuyến hành trình sang bên kia biên giới Hai “mẹ mìn” thuê một chiếc ôtô 7 chỗ với giá 5,5 triệu đồng để đưa cả nhóm cùng đi Rất may cho 5 cô gái trẻ, trên đường đi, người lái xe đã nhận thấy những biểu hiện nghi vấn của Hoa và Xuân Trưa hôm ấy, khi mọi người dừng lại ở địa phận huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn để ăn cơm, mặc dù bữa cơm trưa ấy chỉ mất có hơn 400 ngàn đồng, tiền do hai phụ nữ thuê xe trả nhưng anh lái xe vẫn một mực kêu đắt và gây lộn với chủ quán

Sau khi nhận được thông tin của nhân dân về lái xe ô tô nói trên đang có hành vi gây rối, trên xe có chở một số phụ nữ

có dấu hiệu nghi vấn, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với công an huyện Hữu Lũng khẩn trương tới hiện trường, yêu cầu những người trên xe về trụ sở công an làm việc Tại cơ quan công an, bộ mặt thật của hai “mẹ mìn” đã bị vạch trần 5 cô gái trẻ nói trên được một phen hú vía khi biết mình suýt bị bán sang Trung Quốc”

HS đọc to, rõ ràng

GV hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của Xuân và Hoa?

HS trả lời: Thiếu tôn trọng con người, can tội buôn bán người, vi phạm pháp luật

GV hỏi: Nếu phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em thì sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

- Cảnh giác với môi giới hôn nhân

GV hỏi: Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào?

HS trả lời và đọc ý nghĩa trong SGK

Hoạt động 4: Luyện tập

GV: Hướng dẫn HS giải quyết các bài tập trong SGK

- Bài tập 1: Hành vi thể hiện tôn trọng người khác: a, g, i

- Bài tập 2: Ý kiến a sai; ý kiến b, c đúng (Dựa vào khái niệm để lý giải)

Hoạt động 5: Củng cố dặn dò

- HS: Nhắc lại nội dung bài học

- Làm bài tập còn lại trong SGK

- Học bài cũ chuẩn bị bài mới: Giữ chữ tín

Gợi ý cho người sử dụng

-GV có thể lựa chọn nhiều tình huống có liên quan đến tệ nạn buôn bán người khác nhau để các

em HS thảo luận theo nhóm và nhận diện các loại hình buôn bán người

và cách phòng tránh

Ảnh minh họa của Lê Nguyễn Vân Anh - 8A1 - Nguyễn Huệ

Trang 18

- Nhóm 3,4: Trong thời kì ngày nay, thanh niên đã tham gia tích cực, năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực học tập, sản xuất, hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như: Lê Vũ Hoàng, thanh niên tình nguyện mùa hè xanh, các anh

bộ đội bảo vệ biên cương đất nước, Lý tưởng của họ là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”

- Nhóm 5,6: Lý tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát đạt được Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi vì lợi ích chung của xã hội, của dân tộc, của nhân loại

GV tóm lại phần đặt vấn đề:

- Khi đất nước chưa độc lập, thống nhất, lý tưởng sống của thanh niên là “giải phóng dân tộc”

- Trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước ngày nay, lý tưởng sống của thanh niên là “xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Hoạt động 4: Tìm hiểu thế nào là lý tưởng sống, những biểu hiện của lý tưởng sống

GV hỏi: Em hiểu thế nào là lý tưởng sống?

HS trả lời: Lý tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát đạt được

GV hỏi: Em có dự định, ước mơ gì trong tương lai? Vì sao em có dự định đó?

HS trả lời:

- Em sẽ học giỏi, thành đạt để làm giàu cho mình, gia đình và xã hội

- Em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người (gia đình, họ hàng, bạn bè, người nghèo khổ)

- Em muốn trở thành kĩ sư, cô giáo, để giúp ích cho xã hội

GV kết luận: Có lý tưởng sống đúng thì sau này khi các em rời ghế nhà trường để tìm kiếm việc làm các em sẽ tránh được những nguy cơ bị lường gạt, dụ dỗ, không sa ngã vào con đường vi phạm pháp luật Nhất là đối với các em nữ phải có lý tưởng sống tốt không nên đua đòi, bon chen vì đây là cơ hội để bọn buôn người lợi dụng bằng thủ đoạn dụ

dỗ, hứa kiếm việc làm có tiền nhiều dẫn đến hiện tượng nhiều em HS nữ khi rời ghế nhà trường đã bị bọn buôn bán người bán ra nước ngoài làm gái mại dâm ảnh hưởng đến tương lai của các em

- GV ra bài tập: Nêu những biểu hiện sống có lý tưởng và thiếu lý tưởng của thanh niên?

HS trả lời: Biểu hiện của lý tưởng sống:

- Vượt khó trong học tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

- Năng động, sáng tạo trong công việc

- Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình, xã hội

- Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội

- Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp, xã hội

Nội dung Sống có

lý tưởng

Sống không

có lý tưởng

Vượt khó trong học tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

Ăn chơi, cờ bạc, nghiện ngập, đua xeSống thờ ơ với mọi ngườiNăng động sáng tạo trong công việcPhấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình, xã hộiSống vì tiền tài, danh vọng, lãng quên quá khứĐấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội

Không có hoài bão, ước mơTích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, xã hội

Ví dụ 2: Lớp 9 Bài 10 Lý tưởng sống của thanh niên (tiết 1)

Trường THCS Phong Hòa Đồng Tháp

Các bước tiến hành

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

GV hỏi:

- Câu 1: Thế nào là làm việc năng suất, chất lượng và hiệu quả?

- Câu 2: Em đồng ý với ý kiến sau không? Vì sao? “Người lao động làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan

tâm đến chất lượng sản phẩm”

HS trả lời:

- Câu 1: Là tạo ra những sản phẩm có giá trị về nội dung và hình thức trong thời gian nhất định

- Câu 2: Không đồng ý Vì nếu như người lao động chỉ chú ý đến năng suất, tức là số lượng mà không quan tâm đến

chất lượng thì sản phẩm đem ra thị trường sẽ không tiêu thụ được và không đạt hiệu quả trong kinh doanh

Hoạt động 2: Giới thiệu bài

GV giới thiệu bài mới bằng cách trích dẫn câu nói của Bác Hồ: “Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột

bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành ” Đây là lý tưởng của

Bác Hồ, còn chúng ta những thanh niên trong thời đại mới, chúng ta có những lý tưởng gì? Cả lớp cùng tìm hiểu bài

học “Lý tưởng sống của thanh niên”

Hoạt động 3: Tìm hiểu phần đặt vấn đề trong SGK

GV chia nhóm cho HS thảo luận câu hỏi trong SGK

- Nhóm 1,2: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì? Em hãy nêu ví dụ và cho biết lý

tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó?

- Nhóm 3,4: Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? Em hãy nêu ví dụ và cho

biết lý tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì?

- Nhóm 5,6: Theo em, lý tưởng sống là gì? Và người có lý tưởng sống cao đẹp là người như thế nào?

GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trả lời

- Nhóm 1,2: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có hàng triệu con người ưu tú,

hầu hết ở tuổi thanh xuân sẵn sàng hy sinh vì đất nước như: Lý Tự Trọng; Nguyễn Thị Minh Khai; Nguyễn Văn Trỗi;

Võ Thị Sáu; La Văn Cầu; Nguyễn Thị Chiên, Lý tưởng của họ là “giải phóng dân tộc”

Giúp học sinh:

- Hiểu được lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà con người phải hướng tới Mục đích của mỗi cá nhân phải phù hợp, gắn liền với mục đích của dân tộc và năng lực mỗi người

- Biết bày tỏ và trao đổi quan điểm sống với mọi người để có nhận thức đúng lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay

- Có thái độ trân trọng với những biểu hiện sống có lí tưởng trong sáng, biết phê phán, lên án những hiện tượng sống thiếu lành mạnh, thiếu lí tưởng

Ngày đăng: 15/03/2013, 08:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tổ chức nhẹ nhàng như tổ chức trò chơi tập thể cho các em tạo không khí thoải mái, vui vẻ để có một tiết  hoạt động không khô cứng, tạo một môi trường thân thiện cho các em. - phòng chống buôn người
Hình th ức tổ chức nhẹ nhàng như tổ chức trò chơi tập thể cho các em tạo không khí thoải mái, vui vẻ để có một tiết hoạt động không khô cứng, tạo một môi trường thân thiện cho các em (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w