1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

HIỆP HỘI RAU QUẢ VIỆT NAM

26 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 661 KB

Nội dung

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 1

HIỆP HỘI RAU QUẢ VIỆT NAM

(VIETNAM FRUIT & VEGETABLES ASSOCIATION)

24 Trương Định - Phường 6 - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh - Việt Nam

Tel : (84-8) 3 9330665; Fax : (84-8) 3 9330664; HP:0903832499

Email : vinafruit@hcm.vnn.vn

Website : http://www.vinafruit.com

Trang 2

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ

VIỆT NAM HIỆN NAY

Huỳnh Quang ĐấuPhó chủ tịch Hiệp Hội Rau Quả Việt Nam

TP HỒ CHÍ MINH 14.12.2011

Trang 3

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, 70% dân

số làm nghề nông và diện tích canh tác rau quả khoảng 1.500.000 Ha, Việt Nam có tiềm năng phát triển ổn định lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau quả khi có một chiến lược phát triển ngành tầm quốc gia

Trang 4

I - NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

XUẤT KHẨU RAU QUẢ

1 Những yếu tố thúc đẩy:

- Nhu cầu thị trường thế giới về rau quả vẫn tăng

- Các hiệp định thương mại song phương và đa phương

- Năng lực cạnh tranh của Việt nam

- Có chiến lược đúng về sản xuất và thị trường

Trang 5

- Giá trị tăng thêm trong sản phẩm.

- Công nghệ chế biến và sau thu hoạch

- Các hiệp định về bảo vệ thực vật

Trang 6

I - NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

XUẤT KHẨU RAU QUẢ

2 Những yếu tố hạn chế:

- Nguồn cung ứng manh mún, hệ thống kho lạnh

và quản lý chất lượng bị giới hạn

- An toàn vệ sinh thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc, dự lượng thuốc bảo vệ thực vật, bản quyền sở hữu trí tuệ

Trang 7

- Các qui định về bảo vệ thực vật của một số nước nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật.

- Hao hụt và tổn thất

Trang 8

Theo đánh giá của chuyên gia nước

ngoài, Việt Nam là quốc gia sản xuất rau quả đạt sản lượng lớn đứng thứ 5 ở

châu Á.

Trang 9

II - TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

- Năm 2011 kim ngạch XK tiếp tục tăng, 10 tháng đầu năm đạt 515 triệu USD, tăng 40,6 % so với cùng kỳ (10 tháng đầu năm 2010 đạt 366 triệu USD) và đạt 109,5% kế hoạch năm 2011 (470 triệu USD)

- Dự kiến năm 2011 kim ngạch đạt khoảng 600 triệu USD

Trang 10

Kim ngạch XK rau quả của Việt nam vào 5 thị trường lớn

10 tháng đầu năm 2011

Trang 11

1 Mặt mạnh

- Trái cây tươi Việt Nam thâm nhập vào được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

- Nhà xuất khẩu đã chịu đầu tư mở rộng tìm kiếm nghiên cứu thị trường xuất khẩu Đến nay, sản phẩm rau quả đã có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới

Trang 13

1 Mặt mạnh

- Doanh nghiệp cũng có nhiều kinh nghiệm, quen dần tập quán mua bán hàng hoá của các thị trường chính: EU, Hoa Kỳ, Trung Đông

- Sản phẩm rau quả VN xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn (đông lạnh IQF, xuất tươi, đóng hộp…)

Trang 14

2 Mặt yếu

- Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá đều nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

- Rau quả chưa phải là một trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nên ít được nhà nước, các ban ngành quan tâm so với các sản phẩm khác như gạo, thủy hải sản, cao su, trà, cà phê…

Trang 15

2 Mặt yếu

- Chưa đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn trong khi năng lực chế biến của doanh nghiệp còn thừa rất nhiều

- Được mùa rớt giá, mất mùa được giá Có nơi vùng nguyên liệu tập trung giảm do xu hướng chuyển dịch cây trồng khác hoặc đô thị hoá, xây dựng khu công nghiệp…

Trang 16

2 Mặt yếu

- Còn bị khiếu nại về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ruồi đục quả, dư lượng thuốc sâu, hàm lượng kim loại nặng, bao bì không đảm bảo…)

- Rất ít đầu tư FDI vào lĩnh vực rau quả do có nhiều rủi ro, thiếu khuyến khích, ưu đãi

Trang 17

2 Mặt yếu

- Doanh nghiệp chế biến rau quả đòi hỏi sử dụng nhiều nhân công, chủ yếu là lao động tay chân

- Còn lệ thuộc nhập khẩu nhiều vật tư đầu vào

- Chi phí vận chuyển đường biển, đường hàng không vẫn còn cao hơn so với Thái Lan và Trung Quốc Từ đó giảm sức cạnh tranh với một số nước trong khu vực

Trang 18

III - MỤC TIÊU

Theo Quyết Định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/06/2007 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020, một số mục tiêu cần đạt được cho đến năm 2020 như sau:

1 Diện tích:

- Cây ăn quả: 1,3 triệu ha

- Rau các loại: 750 ngàn ha

2 Kim ngạch xuất khẩu:

Phấn đấu đến năm 2020, tổng kim ngạch XK rau hoa quả đạt mục tiêu 1,2 tỷ USD

Trang 19

IV - GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ XUẤT KHẨU

Các giải pháp chủ yếu đã được các Bộ ban ngành TW

nêu ra như:

- Giải pháp về qui hoạch vùng sản xuất trái cây tập trung, chế biến bảo quản, Khoa học Công nghệ và khuyến nông, Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, Chính sách

hỗ trợ.

- Nông dân sản xuất đạt tiêu chuẩn Global GAP.

- Doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi để đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản.

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên.

- Tăng cường liên kết giữa nhà vườn với doanh nghiệp

Trang 20

IV - GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ XUẤT KHẨU

Hiệp hội đề xuất thêm một số giải pháp như sau:

Quan điểm chủ đạo:

- Để tăng giá trị, cần ưu tiên cơ cấu rau quả xuất khẩu theo thứ tự: tươi - chế biến đông lạnh - chế biến đóng hộp - chế biến nước ép và sấy khô.

- Phát triển xuất khẩu đi đôi với phát triển thị trường nội địa Thị trường nội địa là chỗ dựa cho thị trường xuất khẩu khi gặp khó khăn.

- Công nghiệp chế biến bảo quản giải quyết khó khăn đầu ra mỗi khi thời vụ rộ.

- Tận dụng đất đai manh mún của nông dân để hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung sản xuất lớn đủ sức cung ứng ổn định cho doanh nhiệp.

Trang 21

IV - GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ XUẤT KHẨU

1 Có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn đặc biệt đối với các loại cây xuất khẩu vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tạo an tâm và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp khi đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài

2 Cần có chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả, nhất

là đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng

Trang 22

IV - GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ XUẤT KHẨU

3 Khuyến khích, hỗ trợ hình thành nhiều HTX, nhiều

cơ sở xuất khẩu theo vùng trên cơ sở liên kết quyền lợi chặt chẽ giữa những người trồng rau quả, tăng cường mối quan hệ liên kết 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp).

4 Tổ chức nhiều khoá tập huấn nâng cao nhận thức và các kỹ năng về tiếp thị, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, canh tác và công nghệ sau thu hoạch, kỹ thuật canh tác trái mùa… đối với nhà xuất khẩu, nhà chế biến và nhà vườn.

Trang 23

IV - GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ XUẤT KHẨU

5 Có chính sách và cơ chế hỗ trợ nhà vườn khi chuyển đổi giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng ưu việt hơn theo quy hoạch chung

6 Tiếp tục hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu Đối với thị trường nội địa cần quảng bá, hướng dẫn thị hiếu và tạo nhu cầu, thói quen tiêu dùng sản phẩm rau quả Việt nam

Trang 24

IV - GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ XUẤT KHẨU

7 Đề nghị các ngành Trung ương làm việc với hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam, Các hãng vận tải có chương trình hỗ trợ để ngành rau quả Việt Nam có giá cước tốt hơn khi vận chuyển rau quả từ Việt nam đi các thị trường trọng điểm như

EU, Hoa Kỳ để tăng tính cạnh tranh cũng như tăng

về sản lượng hàng hóa xuất khẩu

Trang 25

IV - GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỀ XUẤT KHẨU

Ngành rau quả Việt Nam có nhiều khó khăn, thách thức như trên, nhưng tiềm năng và triển vọng xuất khẩu còn rất lớn Với những giải pháp kiến nghị nêu trên Hiệp hội rau quả Việt Nam quyết tâm cùng các ngành, các cấp, nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam khai thác tiềm năng, phát huy tối đa lợi thế để rau quả Việt Nam đạt chỉ tiêu phát triển kim ngạch xuất khẩu đến 2020 và trở thành nước xuất khẩu rau quả mạnh trong khu vực và thế giới.

Trang 26

Xin chân thành cám ơn quý vị

Trân trọng kính chào

Ngày đăng: 15/03/2013, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w