Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH NT (Trang 71 - 76)

Nam trong thời gian tới

1. D

ự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng trong thời gian tới

Dự báo trong năm 2009 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái, nhiều nước công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, một số nước EU có thể sẽ tăng trưởng âm. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, NIEs … không thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như trước. Do vậy mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chinh thế giới đến Việt Nam trong năm 2009 còn nặng nề trên nhiều phương diện như xuất khẩu, kiều hối, du lịch, FDI…

Về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, năm 2009 được dự báo tăng trưởng chỉ đạt cao nhất là 6% và lạm phát ở mức 10%. Khối doanh nghiệp có thể gặp khó khăn kéo dải đến hết năm 2009, tỷ lệ doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất, thua lỗ thậm chí phá sản có thể gia tăng, xuất khẩu gặp khó khăn điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tín dụng và khả năng huy động vốn trong nước.

Trong năm 2009 kinh tế Việt Nam sẽ yếu hơn rất nhiều so với sự tăng trưởng của các năm trước, điều này chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Đầu tiên là do xuất khẩu: Việt Nam đã rất thành công trong việc phát triển các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, nhưng trong năm nay nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu đã giảm mạnh. Việc xuất khẩu của các nước khu vực châu Á đã rơi xuống mức đáng báo động do người tiêu dùng ở Mỹ, châu Âu và các thị trường khác cắt giảm chi tiêu mạnh, nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản dự tính giảm khoảng 52% trong năm nay.

Thứ hai là do tiêu dùng. Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (vì những vấn đề phát sinh trong các khu vực sản xuất hàng xuất khẩu) và thu nhập bị giảm do lạm phát cao trong năm 2008, tiêu dùng cá nhân sẽ bi cắt giảm.

Thứ ba là vì đầu tư. Đầu tư phát triển mạnh trong những năm qua nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt chảy vào Việt Nam. Tuy nhiên với khủng hoảng tín dụng và sự suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, dòng vốn này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các công ty nước ngoài có nhiều tiền mặt sẽ hết sức thận trọng, trong khi những công ty thiếu tiền mặt sẽ phải xoay sở để huy động vốn.

Ngoài ra, rất nhiều khoản đầu tư đã được dành vào việc xây dựng các cơ sở mới phục vụ cho xuất khẩu, do vậy ý định xây dựng các nhà máy mới

sẽ giảm đi nhiều. Thị trường bất động sản đang đi xuống cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư.

Việt Nam sẽ đối mặt với một môi trường kinh tế đầy thách thức và đạt mức tăng trưởng thấp. Tuy nhiên trong trung và dài hạn, Việt Nam thể hiện là một điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Quá trình công nghiệp hóa đang tiếp diễn mạnh mẽ, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mức lương tăng, đời sống phồn vinh hơn, nền kinh tế tiếp tục được cải tổ, nguồn nhân lực trẻ là những lí do để chúng ta có thể lạc quan.

Tuy nhiên không thể bảo đảm một tương lai tươi sáng, vì điều này phụ thuộc vào việc Chính phủ Việt Nam theo đuổi các chính sách đúng đắn và tạo ra những nền tảng tốt cho việc kinh doanh phát triển một cách vững chắc. Những thách thức lớn nhất bao gồm cải thiện hệ thống giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng và cải cách các doanh nghiệp nhà nước.

Tất cả những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của NHNT, cụ thể là nó sẽ có tác động xấu tới hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới vì vậy NHNT nên có chuẩn bị biện pháp hợp lý để phát triển hoạt động tín dụng cho phù hợp.

2. P

hương hướng nhiệm vụ về chất lượng tín dụng trong thời gian tới

Trong năm 2009 mặc dù có nhiều khó khăn tuy nhiên NHNT cần phải giữ vững hoạt động tín dụng và gia tăng vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp cụ thể để phát triển tín dụng phải theo hướng đón đầu các giải pháp của Chính phủ về thúc đẩy sản xuất, kích cầu cũng như định hướng về chính sách tài khóa tiền tệ

vượt mức chỉ tiêu khống chế tỷ lệ nợ xấu đã xác định. Phải luôn quán triệt chủ trương của Chính phủ và NHNN là mở rộng nhưng không được hạ chuẩn, hạ thấp các điều kiện tín dụng theo quy định. Cùng với việc hạn chế phát sinh mới cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu nhất là các khoản đã được xử lý, xử lý các tài sản bảo đảm để tạo thêm nguồn, tăng thu nhập cho ngân hàng.

Ngoài ra NHNT cần chú ý áp dụng một số biện pháp sau:

Một là , tiếp tục đổi mới tư duy tín dụng theo nguyên tắc thương mại, thị trường, coi trọng hiệu quả bền vững trên cơ sở lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro là yêu cầu cơ bản nhất xuyên suốt quá trình hoạt động.

Hai là , xây dựng văn hoá tín dụng, có phát huy tinh hoa truyền thống, kết hợp với những kỹ năng, công nghệ tín dụng hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, với đặc trưng cơ bản là: Lợi ích của ngân hàng, chính là lợi ích của người lao động; Chủ động lựa chọn khách hàng trên cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng, khả năng trả nợ đúng hạn để cấp tín dụng; Tự giác tuân thủ cơ chế, chính sách và quy trình.

Ba là, thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhu cầu tín dụng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và tiện lợi người thực thi chính sách tín dụng. Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, thích ứng với môi trường kinh tế, trên cơ sở cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo triển vọng từng ngành hàng, sản phẩm. Phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng chuyên biệt và cải tiến các sản phẩm hiện có. Xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro. Thiết lập luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử để giảm thiểu thời gian giải quyết các khoản tín dụng vượt cấp.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ tốt nhất, phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng, để:

Đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như của toàn bộ danh mục tín dụng, trong mọi hoạt động tín dụng nội bảng và ngoại bảng.

Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin quản lý cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro và kiểm định các giới hạn rủi ro.

Thực hiện giám sát hiệu quả, liên tục diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường, cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Năm là, xây dựng hệ thống định giá tín dụng có điều chỉnh rủi ro trên cơ sở đánh giá chính xác chi phí sử dụng vốn, chi phí hoạt động, chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng.

Sáu là, đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế, theo đó thành lập bộ phận quản lý nợ để thực hiện giải ngân, thu nợ và quản lý dữ liệu trên hệ thống phần mềm. Để đạt được thành tựu như ngày hôm nay, có sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Chính Phủ, NHNN, nhưng cơ bản vẫn là sự nỗ lực phát huy nội lực của NHNT. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, chính sách tín dụng chỉ thực sự có hiệu quả nếu phù hợp với xu thế của nền kinh tế, môi trường pháp luật và thực trạng của chính mình. Đổi mới chính sách tín dụng là quá trình liên tục và lâu dài, có kế thừa và phát triển theo thông lệ quốc tế tốt nhất về quản lý khách hàng, quản trị rủi ro để tạo ra những bước đột phá của hoạt động tín dụng, không những tăng trưởng về quy mô, đảm bảo an toàn mà còn nâng cao khả năng sinh lời đã được điều chỉnh rủi ro trên mỗi đồng vốn, đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ

khác, đưa NHNT hội nhập sâu, rộng vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH NT (Trang 71 - 76)