1. C
Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế
Chất lượng tín dụng góp phần phát triển chất lượng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Chất lượng tín dụng được bảo đảm, có nghĩa là ngân hàng đang trên đà phát triển tốt, nhờ vậy mà có điều kiện cấp
hàng. Mặt khác để bảo đảm chất lượng tín dụng thì ngân hàng tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn tín dụng của khách hàng qua đó cùng với khách hàng chấn chỉnh, phát hiện những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên thị trường thì NHTM thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng, cũng chính là NHTM đã tạo lòng tin ở khách hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn bất cứ một ngân hàng nào làm đối tác, điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng chỉ đến giao dịch khi NHTM đó thực sự tạo điều kiện, giúp đỡ họ thực hiện việc kinh doanh đat hiệu quả thông qua quan hệ tín dụng và các dịch vụ khác. Nhờ đó mà NHTM tăng thêm số lượng khách hàng, thu hút thêm nhiều nguồn vốn và mở rộng tín dụng, điều này là có lợi cho cả hai bên.
Việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, sản xuất lưu thông hàng hóa ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng đươc các nhu cầu giao dịch ngày càng nhiều của xã hội. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu.
Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho NH làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế: là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Góp phần điều hòa vốn trong xã hội, phân bổ vốn cho đầu tư được hợp lý, giúp cho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn cho nơi thiếu vốn, giải quyết tốt quan hệ cung cầu, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền tệ.
TDNH là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế. Do vậy chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ
góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội, giúp đầu tư đúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên lao động ; đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề trong khu vực.
Ngoài ra nâng cao chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại : Nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết và tất yếu bởi chất lượng tín dụng quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của hệ thống NHTM nói riêng và cho nền kinh tế -xã hội nói chung.Để thực hiện tốt công việc này chúng ta cần đi sâu phân tích, đánh giá để thấy rõ những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
2. C
Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển cho toàn hệ thống ngân hàng vì chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả cao vì vậy thu nhập của ngân hàng lớn, ngân hàng có thể mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực. Nhờ nâng cao chất lượng tín dụng, tình hình tài chính của ngân hàng được cải thiện tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh. Từ đó ngân hàng có thể thu hút thêm khách hàng làm cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và có được những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tư. Chất lượng tín dụng quyết
Nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro tổn thất có thể xảy ra, góp phần thúc đẩy phát triển các quan hệ tín dụng, ổn định tình hình tài chính, kinh tế xã hội.
Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
I. K
ết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1. V
ề huy động vốn
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với đặc trưng cơ bản là “ Huy động vốn để cho vay”, do đó nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng. Với ngân hàng ngoại thương Việt Nam cũng vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường hết sức khó
khăn trong năm 2008 ban lãnh đạo ngân hàng đã kiên quyết chỉ đạo tăng cường công tác huy động vốn đặt công tác huy động vốn lên trên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần chú ý phát triển. Vì vậy trong năm 2008 các chỉ tiêu tổng tích sản và huy động vốn từ nền kinh tế đã hoàn thành vượt mức không chỉ so với kế hoạch đã được điều chỉnh mà còn so với kế hoạch đã được thông qua từ đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2008 là 220.950 tỷ đồng cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch điều chỉnh (200.000 tỷ đồng) và chỉ tiêu kế hoạch được duyệt từ đầu năm (211.000 tỷ đồng) và tăng 12,7% so với năm 2007.
Phát huy vai trò là một ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không ngừng lớn mạnh từng ngày. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các năm.
Trong giai đoạn 2004-2006, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các TCTD trong nước gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và NHNT nói riêng.
Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay – huy động và chênh lệch lãi suất giữa các Chi nhánh; cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an...).
Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Đến năm 2006 thị phần huy động vốn của NHNT chiếm 18,2% tổng huy động vốn toàn ngành.
Vốn huy động năm 2006 đạt trên 152.000 tỷ VND, tăng 21,50% so với năm 2005 và 37,52% so với năm 2004. Năm 2006 cũng là năm tăng trưởng mạnh trong công tác huy động vốn từ kênh phát hành giấy tờ có giá (bao gồm các loại kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi), tăng hơn 66,87% so với năm 2005, góp phần làm sôi động thị trường các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn vốn là một phần không tách rời của thị trường tài chính. Tuy nhiên, đến năm 2006, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế và dân cư đã giảm xuống chỉ còn 46,45% vốn huy động; trong khi tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên 52,93% vốn huy động; tiền gửi khác (bao gồm tiền gửi của KBNN và TCTD) chiếm 0,62% vốn huy động.
Trong năm 2007 hoạt động huy động vốn của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chịu tác động nhiều do sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ, năm 2007 cũng là năm có nhiều biến động lớn trong mọi hoạt động kinh tế xã hội trong nước do việc Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO. Việc này cũng có tác động lớn đến tình hình huy động vốn của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt hơn, việc mở rộng quy mô, tăng lãi suất huy động, tung ra nhiều sản phẩm mới và các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng đều được các ngân hàng triển khai mạnh nhằm tăng thị phần trong thời kỳ hội nhập trước khi các ngân hàng nước ngoài tràn vào. Trong thời gian này hoạt động huy động vốn của ngân hàng Ngoại thương cũng gặp nhiều khó khăn do cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất trong khi tỷ giá bất lợi cho người giữ tiền do USD mất giá vì vậy hoạt động huy động USD gặp nhiều khó khăn do lãi suất USD có xu hướng giảm.
Tuy vậy trong năm 2007 ngân hàng Ngoại thương vẫn có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Kết thúc năm 2007 ngân hàng Ngoại thương đã thu hút được175.436 tỷ đồng tăng 17.2% so với năm 2006. Trong đó vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 144.810 tỷ đồng, chiếm 82.5% trong tổng vốn huy động. Vốn huy động VND đạt 71.975 tỷ đồng, vốn huy động ngoại tệ đạt 72.150 tỷ quy đồng, tăng 29% so với năm 2006.
Sau đây ta có bảng biểu về tình hình huy động vốn qua các năm của ngân hàng Ngoại thương việt nam:
Bảng 1: Nguồn vốn huy động qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm)
Ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng Ngoại thương liên tục tăng qua các năm. Có được sự tăng trưởng như vậy là do sự tăng trưởng chung của toàn bộ hệ thống chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc và công tác quản trị vốn, lãi suất linh hoạt của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Trong năm 2008 hầu hết các chi nhánh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đều có sự tăng trưởng huy động vốn so với năm 2007, đặc biệt phải kể đến chi nhánh Vũng Tàu, Sở Giao Dịch, Nam Sài Gòn, Thành Công.
Mặt khác hoạt động quản trị vốn, lãi suất được thực hiện hài hòa giữa các mục tiêu “ An toàn thanh khoản – Hiệu quả kinh doanh ”, trong năm 2008 mặc dù có những lúc nhu cầu vốn tăng rất lớn nhưng nguồn vốn tại NHNT luôn đảm bảo sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đảm bảo dự trữ bắt buộc tại NHNN.
Trong năm 2008 có thể nói NHNT là một trong những ngân hàng đã duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường trong giai đoạn căng thẳng, trong lúc tình trạng thiếu tiền đồng phổ biến đặc biệt là ở các NHTM cổ phần để thực hiện các chính sách tiền tệ của NHNN thì NHNT vẫn duy trì hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng với khối lượng lớn và thường xuyên đóng vai trò hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác. Cũng trong năm 2008 công tác quản trị lãi suất của NHNT cũng được điều hành linh hoạt theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và biến động lãi suất trên thị trường, vừa đảm bảo nguồn vốn ổn định, vừa đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng hợp lý trong từng thời kỳ đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra. Chính vì vậy hoạt động huy động vốn vẫn tăng trưởng ổn định và ngân hàng vẫn tạo ra được lợi nhuận cao.
2. H
Hoạt động tín dụng
Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của 1 ngân hàng, những sai lầm trong nghiệp vụ sử dụng vốn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí dẫn đến phá sản của một ngân hàng. Trong hoạt động sử dụng vốn chúng ta đi sâu tìm hiều hoạt động tín dụng của NHNT Việt Nam.
Xét về lĩnh vực hoạt động tín dụng chúng ta sẽ thấy sự bất ngờ trong sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHNT trong những năm trước. Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng
Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của NHNT hiện được phân bổ khá hợp lý: (i) dư nợ theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của NHNT chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có mặt hàng/lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%; (ii) khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển; (iii) mảng tín dụng bán lẻ được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư…
Giai đoạn 2004-2006: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHNT thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn.
Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.
Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả.
Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định.
Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.
Đây được coi là giai đoạn mà NHNT thực hiện một bước đột phá trong hoạt động tín dụng. Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, NHNT chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng kể từ năm 2007 vì vậy hoạt động tín dụng lại tăng trưởng với tốc độ cao.
Bảng 2: Dư nợ tín dụng qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Dư nợ tín dụng 53.603 61.044 67.742 97.532 111.642
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm)
Với bước ngoặt năm 2006 tạo ra động lực phát triển hoạt động tín dụng cho năm 2007 và năm 2008 vì vậy hoạt động tín dụng của NHNT trong năm 2007 khá thuận lợi. Tỷ trọng sử dụng vốn cho tín dụng tăng từ 39% năm 2006 lên 49% năm 2007; tổng dư nợ tín dụng trong năm 2007 đạt 97,532 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại tăng từ 2.66% năm 2006 lên 3,87% năm 2007 và 3,5% năm 2008 do tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
trên thị trường thường xuyên biến động phức tạp làm tăng chi phí vốn đồng thời làm gia tăng tỷ giá của doanh nghiệp, hiệu quả đầu tư không cao do vậy các doanh nghiệp khó khăn trong việc đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng NHNT vẫn áp dụng nhiều chính sách tăng trưởng tín dụng hợp lý theo sự chỉ đạo của Chính phủ vì vậy ngân hàng thực hiện chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng. Vì vậy trong năm 2008 NHNT đã hai lần điều chỉnh tỷ tiêu tăng trưởng tín dụng và giữ mức tăng trưởng ở 15% ( thực tế năm 2008 tăng trưởng là 16,4%). Là một ngân hàng chủ lực có tầm ảnh hưởng lớn trong thị trường tài chính của Việt Nam, dưới