TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC BỘ MÔN TÂM LÝ – XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÝ XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lương Văn Úc Giảng viên Phạm Thanh Nhàn Lớp : Tâm lý xã hội học lao động (111)_3 HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2011 MỤC LỤC PHẦN I 4 TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP 4 I. Phân tích các loại tính cách 5 1) Nhu mì và cương quyết 5 2) Tính thủ tục và hệ thống 8 3) Tính truyền thống và mỹ thuật 12 4) Khoa học và kỹ thuật 15 II. Tổng hợp tính cách 17 PHẦN II 19 THIẾT KẾ PHÒNG LÀM VIỆC CHO GIÁM ĐỐC 19 I. Căn cứ khoa học về tính hữu ích của việc thiết kế màu sắc phòng làm việc 20 II. Đặc điểm, vai trò của giám đốc Chức năng phòng làm việc của giám đốc 20 1) Đặc điểm và vai trò của giám đốc 20 2) Chức năng và yêu cầu của phòng làm việc của giám đốc 21 III. Thiết kế mặt cắt 22 IV. Trang bị cho phòng làm việc của giám đốc 25 1) Bàn làm việc 25 2) Kệ tủ 27 3) Hệ thống ánh sáng 29 4) Cửa sổ và rèm 30 5) Tranh trang trí 30 6) Cây xanh 30 V. Không gian màu 31 1) Màu sơn cho trần nhà, tường nhà và sàn nhà. 31 2) Màu sắc chủ đạo trong không gian phòng làm việc giám đốc. 31 VI. Phòng thư ký 32 1) Vai trò, nhiệm vụ của thư ký giám đốc 32 2) Chức năng của phòng thư ký 32 3) Thiết kế phòng thư ký 33 VII. Phòng họp 35 VIII. Khu vực khách ngồi chờ 36 PHẦN III 38 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG 38 I. Đặt ra các vấn đề 39 1) Tại sao chúng ta phải đi chọn nghề ? 39 2) Nghề nào trong xã hội? 39 3) Các em hiểu thế nào về nghề quản trị nhân lực? 39 4) Sau khi học QTNL, các bạn sẽ ra làm những việc gì? 39 II. Cần người như thế nào? 40 III. Cơ sở đào tạo 41 1) Giới thiệu chung về khoa 41 2) Giới thiệu về giảng viên 41 3) Giới thiệu về môn học 42 4) Động viên, khuyến khích học sinh vào học 45 PHẦN IV 46 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 46 I. Tình huống 1 47 II. Tình huống 2 49 III. Tình huống 3 51 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHẦN I TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP I. Phân tích các loại tính cách 1) Nhu mì và cương quyết a) Cơ sở lý thuyết i) Tính nhu mì: được hiểu là hiền lành, dịu dàng, mềm mỏng trong quan hệ đối xử với mọi người. Trong tư tưởng triết học và đạo đức Hylạp, người nhu mì có bốn đặc điểm sau đây: • Thứ nhất, tính tình trung dung, không quá nóng nảy hay giận dữ nhưng cũng không quá yếu mềm hay nhu nhược. Người nhu mì là người biết phản ứng một cách phải lẽ với mọi tình huống của đời sống. • Thứ hai, người nhu mì là người biết tự chủ, đặt mình dưới kỷ luật và vâng phục thẩm quyền. • Thứ ba là tâm tình khiêm nhường, chịu học hỏi hay dạy dỗ. Người có tâm tình nhu mì là người mong muốn học nơi người khác. Như thế trong trường hợp này tính nhu mì đi chung với tính khiêm nhường. Chính đức tính khiêm nhường trang bị cho con người chúng ta tính nhu mì. • Thứ tư, người nhu mì biết phục thiện, khi có ai chỉ khuyết điểm của mình thì vui vẻ nhận và cảm ơn chứ không thấy khó chịu, nóng mặt và chống chế. Người nhu mì thực sự không có nghĩa là yếu đuối, nhu nhược như nhiều người tưởng. Người nhu mì đôi khi có thể bị hiểu lầm là nhu nhược thì nhất định là yếu, người nhu nhược dễ nổi nóng và dễ giận, dễ hờn, dễ dỗi, hay dùng võ miệng để che dấu sự nhu nhược của mình. Người nhu mì nội tâm rất hiền hậu, dễ dàng chế ngự cơn giận, âm thầm làm việc, một loại nước chảy đá mòn. ii) Tính cương quyết: là theo đuổi mục đích cho tới cùng, dứt khoát không thay đổi ý định, lập trường cho dù có gặp phải trở lực gì. Người cương quyết có những đặc điểm sau: • Thứ nhất, người cương quyết thường quyết định rất nhanh, đã quyết là làm, là hành động và không quan tâm quá nhiều đến những điều gì khác ngoài điều mà họ cần phải đạt được. • Thứ hai, người cương quyết rất khó bị khuất phục, họ không chấp nhận bỏ cuộc hay sự hèn yếu. • Thứ ba, người cương quyết là người luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng, luôn luôn tiến lên và chỉ có tiến lên. Cương quyết không phải là xử lý vấn đề 1 cách nóng tính, cũng không xử lý theo kiểu thẳng tính, và không có nghĩa là cứ bực bội hoặc gặp chuyện là tranh luận, hoặc phải tranh cãi, hoặc “sử dụng ngay nắm đấm”. Mà cương phải hiểu là cứng rắn, kiên quyết, dựa trên lẽ phải. Người có tính nhu mì và người cương quyết có xu hướng đối lập nhau: Người nhu mì thường có tính khí trầm, tính cách mềm mỏng, giỏi giao tiếp và khéo léo trong các mối quan hệ; trong khi người cương quyết có tính khí nóng, quyết đoán trong đưa ra ý kiến và giải quyết vấn đề.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC BỘ MÔN TÂM LÝ – XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÝ XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lương Văn Úc Giảng viên Phạm Thanh Nhàn Lớp : Tâm lý xã hội học lao động (111)_3 HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2011 MỤC LỤC 2 PHẦN I TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP I. Phân tích các loại tính cách 1) Nhu mì và cương quyết a) Cơ sở lý thuyết i) Tính nhu mì: được hiểu là hiền lành, dịu dàng, mềm mỏng trong quan hệ đối xử với mọi người. Trong tư tưởng triết học và đạo đức Hy-lạp, người nhu mì có bốn đặc điểm sau đây: •Thứ nhất, tính tình trung dung, không quá nóng nảy hay giận dữ nhưng cũng không quá yếu mềm hay nhu nhược. Người nhu mì là người biết phản ứng một cách phải lẽ với mọi tình huống của đời sống. •Thứ hai, người nhu mì là người biết tự chủ, đặt mình dưới kỷ luật và vâng phục thẩm quyền. •Thứ ba là tâm tình khiêm nhường, chịu học hỏi hay dạy dỗ. Người có tâm tình nhu mì là người mong muốn học nơi người khác. Như thế trong trường hợp này tính nhu mì đi chung với tính khiêm nhường. Chính đức tính khiêm nhường trang bị cho con người chúng ta tính nhu mì. 3 •Thứ tư, người nhu mì biết phục thiện, khi có ai chỉ khuyết điểm của mình thì vui vẻ nhận và cảm ơn chứ không thấy khó chịu, nóng mặt và chống chế. Người nhu mì thực sự không có nghĩa là yếu đuối, nhu nhược như nhiều người tưởng. Người nhu mì đôi khi có thể bị hiểu lầm là nhu nhược thì nhất định là yếu, người nhu nhược dễ nổi nóng và dễ giận, dễ hờn, dễ dỗi, hay dùng võ miệng để che dấu sự nhu nhược của mình. Người nhu mì nội tâm rất hiền hậu, dễ dàng chế ngự cơn giận, âm thầm làm việc, một loại nước chảy đá mòn. ii) Tính cương quyết: là theo đuổi mục đích cho tới cùng, dứt khoát không thay đổi ý định, lập trường cho dù có gặp phải trở lực gì. Người cương quyết có những đặc điểm sau: •Thứ nhất, người cương quyết thường quyết định rất nhanh, đã quyết là làm, là hành động và không quan tâm quá nhiều đến những điều gì khác ngoài điều mà họ cần phải đạt được. •Thứ hai, người cương quyết rất khó bị khuất phục, họ không chấp nhận bỏ cuộc hay sự hèn yếu. •Thứ ba, người cương quyết là người luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng, luôn luôn tiến lên và chỉ có tiến lên. Cương quyết không phải là xử lý vấn đề 1 cách nóng tính, cũng không xử lý theo kiểu thẳng tính, và không có nghĩa là cứ bực bội hoặc gặp chuyện là tranh luận, hoặc phải tranh cãi, hoặc “sử dụng ngay nắm đấm”. Mà cương phải hiểu là cứng rắn, kiên quyết, dựa trên lẽ phải. Người có tính nhu mì và người cương quyết có xu hướng đối lập nhau: Người nhu mì thường có tính khí trầm, tính cách mềm mỏng, giỏi giao tiếp và khéo léo trong các mối quan hệ; trong khi người cương quyết có tính khí nóng, quyết đoán trong đưa ra ý kiến và giải quyết vấn đề. b) Xác định thang đo đánh giá 4 C: Mạnh – cương quyết B: Bình thường – pha trộn A: Nhu mì – nhút nhát Giải thích: Đáp án C: là mẫu người có tính cách mạnh, cương quyết, khá bảo thủ và độc đoán. Đáp án B: là mẫu người có tính cách cân bằng, là người pha trộn giữa hai tính cách nên rất linh hoạt, có tính cương quyết nhưng không bảo thủ, biết lắng nghe và thuyết phục mọi người. Đáp án A: là mẫu người có tính cách quá mềm yếu, quá nhu mì, nhút nhát, đôi khi là nhu nhược. c) Kết quả đánh giá Người trả lời trắc nghiệm: 1 sinh viên nữ năm thứ 3 chuyên ngành Quản trị Nhân lực trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Kết quả: 8A- 3B- 5C. Với đáp án này: 8A ( bao gồm các câu: 1, 2, 3, 4, 8, 10, 12, 15) Đặc tính tâm lý: o Tính khí: tính khí trầm ( mạnh-cân bằng-không linh hoạt) người này thường có tác phong khoan thai, điềm tĩnh, ít bị môi trường kích động, làm việc thường nguyên tắc nhưng không quá cứng nhắc trong mọi việc, ít sáng tạo. o Tính cách: luôn quan tâm đến người khác, sống tình cảm, thích chăm sóc mọi người, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Không thích gây ảnh hưởng chi phối đến ai. Không quá để ý hay soi mói nhiều. Sống khá nội tâm và hay suy nghĩ. o Năng lực: có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng làm những công việc liên quan đến con người nhiều hơn là công việc tính toán. 3B ( bao gồm các câu: 11, 13, 14) Đặc tính tâm lý: o Tính khí: tính khí hoạt (mạnh- cân bằng- linh hoạt) người có tính khí này tác phong khá tự tin, dễ thích nghi với môi trường biến đổi, lắm mưu mẹo. o Tính cách: khá linh hoạt và tự tin, không dễ bị chi phối bởi người khác, cầu toàn, thích sự cạnh tranh nhưng không quá cứng rắn. 5 o Năng lực: bạn có khả năng thương thuyết tốt, thích hợp với những công việc đòi hỏi tư duy cao, tiếp xúc nhiều. Có tài tổ chức, lãnh đạo. 5C ( 5, 6, 7, 9, 16) Đặc tính tâm lý: o Tính khí: nóng (mạnh-không cân bằng-linh hoạt), người có tính khí này thường khá hấp tấp, vội vàng, dễ bực nhưng không để bụng lâu. o Tính cách: đôi khi khá khuôn mẫu, bảo thủ và hơi áp đặt, không hay để bụng những chuyện bản thân cho là không cần thiết, khá thẳng thắn tuy nhiên dễ bực mình. o Năng lực: bạn có khả năng làm được loại công việc đòi hỏi việc đưa ra quyết định nhanh và quyết đoán. Bạn phù hợp với những công việc mang tính điều khiển. Kết luận - Đánh giá về nhân vật được phỏng vấn như sau: Bạn thiên nhiều về tính nhu mì nhưng không nhút nhát và nhu nhược, bạn biết quan tâm và tôn trọng người khác nhưng đôi khi cũng dễ bị những người bạn cho là thân thiết chi phối. Nhiều lúc bạn cũng khá bảo thủ và áp đặt với người khác nhưng bạn biết giới hạn, biết lắng nghe và biết cách ăn nói, giao tiếp khá tốt. Biết cách tư duy logic. Bạn coi trọng và có thể hoàn thành tốt nhiều loại công việc cho dù nó khá nhàm chán với bạn. Bạn có khả năng tổ chức tốt, có năng lực quản lý và bạn có khả năng hòa hợp trong công việc cùng với nhiều kiểu người. - Qua phân tích ở trên, một số gợi ý về công việc tương lai cho bạn sinh viên đó là: các công việc liên quan đến tổ chức, lãnh đạo, quản lý. Bạn sinh viên này phù hợp với nghề Quản trị Nhân lực. 2) Tính thủ tục và hệ thống a) Cơ sở lí thuyết i) Tính thủ tục: là tính có thứ tự và được rập khuôn theo một lề thói, khuôn mẫu nhất định, bắt buộc phải thực hiện. Người có tính thủ tục là người làm việc theo một nguyên tắc, một khuôn mẫu nhất định. Trong mọi công việc, mọi tình huống người đó luôn ép bản thân phải giải quyết đúng tiến trình, đúng thứ tự. Đôi khi những người thuộc tuýp người này hơi thiên về xu hướng bảo thủ, máy móc và thiếu linh hoạt trong việc xử lí tình huống. 6 ii) Tính hệ thống: là tính có thứ tự và được sắp xếp theo một quy củ có tính logic chặt chẽ nhất định. Người làm việc có tính hệ thống là người thực hiện công việc một cách có logic, có thứ tự. Tuy nhiên mẫu người này có điểm khác với mẫu người có tính thủ tục ở chỗ cách thức thực hiện công việc của họ vẫn có thể linh động tùy theo tình huống và có sự logic, liên kết với nhau. 7 b) Xác định thang đo đánh giá Giải thích: Đáp án A: Đây là mẫu người có tính thủ tục. Người này luôn sống và làm việc theo khuôn mẫu một cách máy móc rập khuôn. Người này không hề có sự sáng tạo linh hoạt. Đáp án B : Đây là mẫu người trung hòa giữa tính thủ tục và tính hệ thống. Ở người này có sự cân bằng giữa 2 tính cách trên. Mẫu người này có khả năng tư duy logic và linh hoạt ứng phó với từng hoàn cảnh nhưng không hoàn toàn là phủ nhận các khuôn mẫu truyền thống. Đáp án C: Đây là mẫu người có tính hệ thống. Người này có khả năng tư duy logic và rất linh hoạt trong khả năng ứng biến. Tuy nhiên đôi khi người này lại thái quá trong việc bác bỏ cái khuôn mẫu, thủ tục truyền thống để tìm tòi cái mới. c) Kết quả đánh giá Người trả lời trắc nghiệm: 1 sinh viên nữ năm thứ 3 chuyên ngành Quản trị Nhân lực trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Kết quả: 5A - 3B - 8C 5A (bao gồm các câu: 1, 2, 8, 12, 15) Đặc tính tâm lí: o Tính khí: tính khí trầm (mạnh - không cân bằng - không linh hoạt) phản ứng với môi trường chậm, cứng nhắc, chậm chạp, khuôn mẫu, đôi khi thâm nho, bị cái “không linh hoạt” kìm nén và khi gặp một kích thích bất ngờ sẽ gây bùng nổ. o Tính cách: có tính thủ tục, làm việc một cách rập khuôn máy móc, đôi khi là đi theo lối mòn có sẵn, không thích sự thay đổi, luôn sống và làm việc một cách có quy củ, có tinh thần trách nhiệm cao, rất cẩn trọng trong mọi hành động. 8 C Logic, linh động (nhận thức lí tính) B Bình thường A Khuôn mẫu máy móc (nhận thức cảm tính) o Năng lực: Mẫu người này có đầu óc tổ chức tốt, tư duy rõ ràng, mạch lạc, có khả năng phân tích tốt. Thích hợp với những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính logic và tinh thần trách nhiệm cao. 3B (bao gồm các câu: 5, 9, 13) Đặc tính tâm lí: o Tính khí: tính khí hoạt (mạnh – cân bằng – linh hoạt) tính khí hoạt, luôn làm chủ được bản thân, tác phong tự tin, hoạt bát, vui vẻ, quan hệ rất phong phú, rộng rãi, dễ thích nghi với môi trường biến đổi, nhiều sáng kiến, lắm mưu mẹo, suy nghĩ logic nhưng linh động chứ không rập khuôn máy móc. o Tính cách: có sự hòa trộn giữa tính thủ tục và tính hệ thống. Mẫu người này khả năng chịu được áp lực công việc cao, có tinh thần trách nhiệm. Là người thực tế với suy nghĩ logic, luôn thích sự mạch lạc, rõ ràng, cụ thể. Trong công việc luôn sắp xếp và lên kế hoạch trước khi bắt tay vào làm. o Năng lực: Mẫu người này có đầu óc tư duy logic tốt, có khả năng ứng biến tương đối linh hoạt. Có lúc thì rập khuôn thủ tục, thích công việc truyền thống nhưng có lúc lại nảy ra nhiều phương pháp mới, linh hoạt hơn, phù hợp với hoàn cảnh hơn. Người này thường có tài tổ chức, lãnh đạo. 8C (bao gồm các câu: 3, 4, 6, 7, 10, 11, 14, 16) Đặc tính tâm lí: o Tính khí: tính khí nóng (mạnh – không cân bằng – linh hoạt) nhiệt huyết nhưng đôi lúc không làm chủ được bản thân, nóng tính và thất thường, có khi bốc đồng. Tác phong thường mạnh bạo, vội vàng, sôi động. o Tính cách: Đây là người có tính hệ thống. Suy nghĩ của người này logic nhưng đôi khi thái quá và phá vỡ những thủ tục truyền thống, thích sự đổi mới. Mẫu người này thường thích sự thay đổi, thích áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Tuy nhiên mẫu người này có khả năng lập luận tốt, có khả năng khiến người khác tuân theo ý mình. o Năng lực: có khả năng tư duy logic tốt, linh hoạt, khả năng hùng biện tốt. Có khả năng ứng biến linh động tốt. Kết luận - Đánh giá về nhân vật được phỏng vấn như sau: Bạn sinh viên này thiên về tính hệ thống tuy nhiên người này không hoàn toàn là thiên về tính hệ thống mà vẫn có khá nhiều tính thủ tục trong đó. Như vậy mẫu người này tương đối cân bằng, không phải là người thái quá, cực đoan. 9 - Qua phân tích ở trên, một số gợi ý về công việc tương lai cho bạn sinh viên đó là: các công việc liên quan đến tổ chức, lãnh đạo, sắp xếp, bố trí Bạn sinh viên này phù hợp với chuyên ngành Quản trị Nhân lực. 3) Tính truyền thống và mỹ thuật a) Cơ sở lý thuyết i) Tính truyền thống: là tính lối mòn, xưa cũ, cổ điển và không thích đổi mới, hiện đại. Người có tính truyền thống là người làm việc theo phong cách lối mòn, theo khuôn mẫu. Trong mọi công việc, người này không thích phải đổi mới hay cải tiến công việc mà chỉ chăm chăm làm theo khuôn mẫu đã định sẵn. ii) Tính mỹ thuật: là tính nghệ thuật, vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài. Người có tính mỹ thuật là người có óc thẩm mỹ cao, thích sáng tạo ra cái đẹp, biết nhìn nhận cái đẹp. Trong công việc người này thường phát huy tính sáng tạo và sở trường về nghệ thuật của mình để làm công việc thêm mới mẻ và hấp dẫn và đạt được sự đánh giá cao của mọi người. Người mang tính mỹ thuật khác với người mang tính truyền thống ở chỗ họ vẫn giữ vững truyền thống trên nền tảng nhưng có tính sáng tạo và sự thăng hoa phá vỡ khuôn mẫu trên tình cảm. b) Xác định thang đo đánh giá 10 [...]... lương, trả công cho người lao động để duy trì đời sống của người chức lao động - Các quyết định về phúc lợi xã hội - Xác định các mức lao động - Đảm bảo an toàn lao động trong các doanh nghiệp để bảo vệ người lao động - Đào tạo lao động đạt được trình độ cao - Xác lập quan hệ lao động: kí hợp đồng làm việc hay chấm dứt hợp đồng - Quản lý các vấn đề thi đua, khen thưởng và quản lý sức khỏe Như vậy, quản... tạo về nghề này như: đại học Công đoàn, đại học Lao động - xã hội, … tuy nhiên nổi lên hàng đầu vẫn là khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực của trường đại học Kinh tế Quốc dân 1) Giới thiệu chung về khoa Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực được thành lập từ năm 1961 với tên gọi là khoa Kinh tế Lao động Năm 1990, Khoa Kinh tế Lao động được đổi tên thành Khoa Kinh tế Lao động và Dân Số với 3 chuyên... nhà tâm lí lao động đã sử dụng phối màu nhằm tạo ra kích thích tâm lí để nâng cao năng suất lao động Sử dụng màu sắc thích hợp đã gây được hứng thú trong sản xuất, kích thích khả năng làm việc cao, làm cho tăng năng suất lao động khoảng 20% và có khi hơn thế Màu sắc đã tạo ra kích thích tâm lí của con người cả về 2 phía tích cực và tiêu cực Thiết kế màu sắc cho phòng làm việc của giám đốc hợp lý sẽ làm... vậy, quản trị nhân lực là quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến con người Vì vậy nó là vấn đề trung tâm, hàng đầu trong các doanh nghiệp Quản lý càng tốt thì hiệu quả càng cao và ngược lại Thực tế ở Việt Nam, vấn đề quản trị nhân lực còn kém, hiệu suất lao động không cao Vì vậy, chúng tôi rất mong các em vào học ngành này, tương lai sẽ đưa nó vào vị trí đúng trong xã hội II Cần người như thế nào?... giữa người lao động và người sử dụng lao động vì thế các em cần có những tố chất trong kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống để linh hoạt, chủ động trong việc dàn xếp các vấn đề, các xung đột mâu thuẫn về tính cách giữa các nhân viên 35 Có tầm nhìn chiến lược về định hướng phát triển của công ty, nhạy bén trong việc phát hiện, đầu tư phát triển tài năng nhân lực Kỷ luật: các em luôn làm bài tập, chấp... chính-nhân sự Với quy mô lớn thì nó sẽ được gọi là phòng lao động tiền lương 4 Sau khi học QTNL, các bạn sẽ ra làm những việc gì? - Tổ chức ra bộ máy quản lý: tức là xác định cơ cấu tổ chức như thế nào, cách thức quản lý ra sao 34 - Tuyển dụng con người cho tổ chức để đáp ứng vấn đề về nhân lực cho tổ - Lập kế hoạch lao động hằng năm đảm bảo nhu cầu hoạt động của tổ chức - Tổ chức phân tích, đánh giá công... quản trị nhân lực là nghề quản lý con người trong các tổ chức; do con người là chủ thể chính trong các công việc của tổ chức, nó đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý để duy trì các hoạt động liên quan đến con người Nhưng chúng ta quản lý bằng cái gì? Quản lý bằng giao việc, trả lương, duy trì công việc đảm bảo đời sống Quản trị nhân lực là một bộ phận nằm trong các phòng lao động tiền lương hoặc phòng hành... cứu tâm lý và sinh lý học hiện đại cho rằng con người thu nhận được một khối lượng các ấn tượng nhiều nhất thông qua thị giác Theo AX.Đovơrơkin và RP Polilâycơ (1966) thì con người tiếp nhận đến 90% thông tin từ bên ngoài qua thị giác Do vậy phải tạo ra môi trường xung quanh con người với sự phối màu hợp lí sẽ tạo ra tâm lí tốt thông qua việc tiếp nhận của thị giác Trong thực tế sản xuất, các nhà tâm. .. xác cao Phù những công việc nghiên cứu Kết luận Đánh giá về bạn sinh viên như sau: Bạn này thiên về tính khoa học, tính khoa học trội hơn rất nhiều so với tính kỹ thuật Như vậy người này sẽ gần như hội tụ đầy đủ tính cách, tính khí và năng lực để làm các công việc liên quan đến khoa học xã hội Bạn sinh viên này phù hợp với chuyên ngành Quản trị Nhân lực II Tổng hợp tính cách Qua những phân tích ở... tương lai sau này của các em 2 Nghề nào trong xã hội? Trong xã hội hiện nay có rất nhiều ngành nghề phong phú và đa dạng; có sự vận động và phát triển thường xuyên liên tục: những nghề cũ lạc hậu mất đi, những nghề mới xuất hiện Trên thế giới thì ở những nước phát triển có hàng vạn nghề với hàng chục vạn chuyên môn khác nhau, còn ở Việt Nam thì có khoảng 50 nhóm nghề với vài nghìn chuyên môn từ đơn giản