Báo cáo thực hiện công khai của trường đại học quốc tế Hồng Bàng
Trang 1Bộ Giáo Dục và Đào Tạo CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /DHB
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2009
BÁO CÁO THỰC HIỆN CƠNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
Kính gửi: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ thơng tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về Ban hành quy chế thực hiện cơng khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống
giáo dục quốc dân
Căn cứ cơng văn số 9535/BGDĐT – KHTC ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về báo cáo các nội dung thực hiện quy chế cơng khai đối với các cơ sở giáo
dục đại học Đại học Quốc tế Hồng Bàng xây dựng báo cáo theo yêu cầu như sau:
1 Cơng khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế:
a Các chuẩn đầu ra:
Báo cáo sơ bộ chuẩn đầu ra các khoa, ban, ngành đào tạo (tiếp tục hồn thiện bổ sung
theo nhu cầu xã hội)
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA KHOA KỸ THUÂT Y HỌC
1 Giới thiệu ngành đào tạo
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Nhĩm ngành đào tạo: Khoa học sức khoẻ
- Ngành đào tạo: Cử nhân Kỹ thuật Y học chuyên ngành xét nghiệm
- Mã ngành đào tạo:302- Kỹ thuật Y Học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
- Giới thiệu tĩm tắt chương trình đào tạo:
+ Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo Cử nhân Kỹ Thuật y học chuyên ngành Xét nghiệm cĩ kiến thức khoa học cơ bản
vững; cĩ kiến thức và kỹ năng về chuyên ngành ở trình độ đại học, làm chủ được các kỹ
thuật xét nghiệm thuộc lãnh vực: Vi sinh, Ký sinh trùng, Hố sinh, Huyết học truyền máu,
Miễn dịch và Giải phẫu bệnh; cĩ khả năng tự học vươn lên, tham gia nghiên cứu khoa học,
tận tụy với sự nghiệp chăm sĩc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
+ Khối lượng kiến thức tồn khĩa (tính theo đơn vị học trình – ĐVHT):
Tổng số tuần học và thi : Tối đa 160 tuần (gồm các hình thức học tập)
Tổng số tuần thi và ơn tập : Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tổng số khối lượng kiến thức : 210 ĐVHT (tính theo đơn vị học trình)
Trang 2ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH
( TS )
Lý thuyết ( LT )
Thực hành ( TH )
Tỷ lệ (%)
1 Giáo dục đại cương (gồm các môn
học chung và các môn khoa học cơ
+ Chức danh khi tốt nghiệp: Cử nhân kỹ thuật Y học chuyên ngành xét nghiệm
+ Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các trường y, các viện, các bệnh viện trung ương,
thành phố, tỉnh, các trung tâm y tế và các cơ sở đào tạo y tế khác,
+ Bậc Sau đại học có thể tiếp tục học: Thạc sĩ, Tiến sĩ
2 Những nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp:
Cử nhân Kỹ thuật Y học chuyên ngành Xét nghiệm có các nhiệm vụ sau đây:
2.1 Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm:
- Pha chế các dung dịch chuẩn, các thuốc thử, thuốc nhuộm, môi trường, sử dụng các bộ
thuốc thử (Kit)
- Các kỹ thuật Xét nghiệm huyết học truyền máu và miễn dịch
- Các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh trùng
- Các kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh
- Các kỹ thuật xét nghiệm tế bào
2.2 Quản lý chuyên môn:
- Tham gia tổ chức và quản lý phòng xét nghiệm
- Trực tiếp quản lý một số trang thiết bị kỹ thuật cao và các hóa chất, sinh phẩm chuyên
dùng
- Đề ra các biện pháp thích hợp để đảm bảo chất lượng xét nghiệm và thục hiện kiểm
tra chất lượng
2.3 Tham gia phòng bệnh và giáo dục sức khỏe:
- Tham gia phòng chống dịch bằng cách thực hiện các xét nghiệm tương ứng
- Tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng
2.4 Đào tạo và nghiên cứu khoa học:
- Tự học vươn lên để cập nhật kiến thức
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho học viên và nhân viên xét nghiệm tuyến
dưới
- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học
Trang 33 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp:
Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
3.1 Về kiến thức
- Giải thích được nguyên lý và cơ chế các xét nghiệm thông thường
- Chỉ đạo thực hiện các xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng
- Thực hiện những biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng xét nghiệm
- Tham gia tổ chức và quản lý hoạt động của một phòng xét nghiệm y sinh học ở mức tuyến tỉnh
- Sử dụng và bảo quản trang thiết bị phòng xét nghiệm, các hoá chất, sinh phẩm chuyên dùng
- Pha chế được các dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm, thuốc thử, môi trường nuôi cấy trong các lĩnh vực chuyên khoa, sử dụng được các bộ thuốc thử
- Làm được các xét nghiệm Huyết học truyền máu, Hoá sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Miễn dịch, Tế bào và Giải phẫu bệnh
3.2 Về kỹ năng
- Thực hiện tốt y lệnh của Bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với Bác
sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh
- Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật y học
- Lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình
- Tham gia làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ kỹ thuật
- Khiêm tốn học tập, chân thành hợp tác với đồng nghiệp
- Trung thực, khách quan, cẩn trọng trong công việc chuyên môn
3.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra và cam kết thực hiện của từng khoa:
- Thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy
- Thi cử nghiêm túc
- Tiếp tục liên hệ với sinh viên sau khi tốt nghiệp
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
1 Mục tiêu đào tạo:
Khoa Kỹ thuật Công trình đào tạo Kỹ sư Xây dựng có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, phục vụ và thực hiện các công tác tính toán, thiết kế và lập giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý, giám sát và chỉ đạo thi công các công trình Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp và Xây dựng Cầu đường
2 Trình độ, thời gian, chuyên ngành đào tạo và mã ngành:
Trang 4Đại học: 4,5 năm = 9 học kỳ, đào tạo 2 chuyên ngành:
- Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, mã ngành: 52.58.20
- Xây dựng Cầu đường, mã ngành: 52.58.21
Cao đẳng: 3 năm = 6 học kỳ, được liên thông lên đại học, đào tạo 2 chuyên ngành:
- Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, mã ngành: 52.58.20-C
- Xây dựng Cầu đường, mã ngành: 52.58.21-C
3 Chương trình đào tạo:
Đại học: 9 học kỳ, trong đó khối kiến thức đại cương 79 ĐVHT, khối kiến thức chuyên
ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp 134 ĐVHT, Xây dựng Cầu đường 140 ĐVHT
Cao đẳng: 6 học kỳ, trong đó khối kiến thức đại cương 79 ĐVHT, khối kiến thức
chuyên ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp 92 ĐVHT, Xây dựng Cầu đường 97 ĐVHT
4 Chuẩn năng lực của sinh viên sau khi Tốt nghiệp:
+ Thiết kế kỹ thuật về cấu tạo kiến trúc và kết cấu công trình xây dựng
+ Lập dự toán và thực hiện các công tác tính toán, đấu thầu
+ Quản lý và chỉ đạo thi công các công trình Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp và Xây dựng Cầu đường
+ Giám sát thi công, nghiệm thu công trình và hoàn công
+ Tư vấn thiết kế và thi công trong xây dựng
+ Học thêm ngoại ngữ, tin học, cao học hoặc nghiên cứu sinh để trở thành chuyên viên tại các viện nghiên cứu xây dựng hoặc giảng viên giảng dạy chuyên ngành xây dựng trong các trường đại học, cao đẳng
5 Cam kết thực hiện:
Cán bộ - Nhân viên – Giảng viên khoa Kỹ thuật Công trình đoàn kết, nhất trí, thực hiện tốt quy chế và chương trình, đào tạo sinh viên trở thành người cán bộ kỹ thuật có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, phục vụ trong các công trình xây dựng như mục tiêu đào tạo đã đề ra
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
1 Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo : Kỹ sư hệ chính qui
- Ngành đào tạo : Kỹ thuật Điện – Điện tử
- Chuyên ngành Điện tử viễn thông, mã đào tạo 525232
- Chuyên ngành Cơ khí tự động hóa, mã đào tạo 525242
- Đối tượng tuyển sinh:
• Hoặc có điểm thi tuyển sinh đại học bằng điểm sàn trở lên theo qui định của Bộ GD&ĐT và điểm sàn cụ thể theo qui định của trường ĐHQTHB;
• Hoặc đạt kỳ thi liên thông (từ Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng) do trường ĐHQTHB tổ chức
Trang 5- Thời gian đào tạo: 4 năm rưỡi (9 học kỳ) gồm 230 đơn vị học trình (hệ niên chế) hoặc
160 tín chỉ (hệ tín chỉ mới sắp được áp dụng)
2 Giới thiệu tóm tắt chương trình đào tạo:
Chương trình nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện và hiện đại về Điện tử -
Tự động hóa, chú trọng đến các kiến thức cơ sở, nhấn mạnh nền tản toán học, vật lý, tin học
và các quá trình kỹ thuật, đặc biệt chú ý đến phần thực hành, thực tập
Chương trình đào tạo gồm 2 khối (theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT): Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm hai phần: kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành
- Kiến thức giáo dục đại cương: Các môn về chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất và quốc phòng, ngoại ngữ, và các môn chuyên môn về toán – tin học – khoa học tự nhiên
- Kiến thức cơ sở ngành: Chung cho chuyên ngành Điện tử viễn thông và Cơ khí tự động hóa Một số môn tiêu biểu là điện kỹ thuật – đo điện, điện tử, kỹ thuật lập trình, hệ thống truyền thông, mạng máy tính
- Kiến thức chuyên ngành: Riêng cho mỗi chuyên ngành
• Chuyên ngành Điện tử viễn thông: Chuyên sâu vào lĩnh vực điện tử (điện tử dân dụng,
kỹ thuật âm thanh, thiết kế logic ) và truyền thông (truyền thông di động, mạng viễn thông, anten – truyền sóng ) Tuy nhiên không quá chuyên sâu về lý thuyết viễn thông và công nghệ mạng
• Chuyên ngành Cơ khí tự động hóa: Kiến thức cơ sở về cơ khí (cơ ứng dụng, thiết kế máy, kỹ thuật chế tạo, AutoCAD) và kiến thức chuyên sâu về tự động hóa (Vi điều khiển, PLC, lý thuyết điều khiển, điều khiển quá trình, kỹ thuật robot )
Ở mỗi chuyên ngành sinh viên còn đi tham quan, thực tập và làm đồ án tốt nghiệp Ngoài
ra ở giai đoạn kiến thức chuyên ngành còn có nhiều môn tự chọn đi vào nhiều hướng kỹ thuật công nghệ thực tế, hiện đại
3 Những nhiệm vụ chính sinh viên tốt nghiệp có thể đảm trách: Vận hành, bảo trì,
sửa chữa thiết bị và hệ thống Phân tích, thiết kế, mô phỏng Môi trường làm việc là cơ quan,
công ty, xí nghiệp, cơ sở thương mại dịch vụ về điện tử, viễn thông, cơ khí và tự động hóa;
- Giảng dạy ở các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề;
- Quản lý (sau một thời gian công tác);
- Làm việc ở các công ty nước ngoài (sử dụng tiếng Anh);
- Học lên cao học trong và ngoài nước
4 Chuẩn năng lực của sinh viên tốt nghiệp:
- Kiến thức: Kiến thức cơ bản và cơ sở rộng, kiến thức chuyên ngành đủ chuyên sâu;
- Kỹ năng: Kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng văn thể (tùy người);
- Thái độ công tác: Tôn trọng pháp luật, tổ chức và kỹ cương luật lệ Tinh thần hợp tác
và cầu tiến;
- Tin học: Khả năng sử dụng máy tính tương đối thành thạo (tin học văn phòng, tin học lập trình, hệ thống máy tính);
Trang 6- Ngoại ngữ: Anh văn TOEIC ở trình độ theo qui định chung của trường, thêm trình độ Anh văn chuyên ngành đọc hiểu, đàm thoại, viết báo cáo thông thường
5 Kế hoạch khoa phải thực hiện để bảo đảm chuẩn đầu ra:
Chương trình đào tạo phù hợp;
- Tăng cường đội ngũ giảng viên, phương tiện giảng dạy, phương pháp giảng dạy;
- Cân bằng giữa lý thuyết và thực hành;
- Tổ chức tham quan, thực tập ngoài trường để sinh viên hiểu biết thực tế hoạt động của
xã hội (sản xuất, tổ chức, quản lý );
- Hợp tác với các công ty, xí nghiệp để điều chỉnh chương trình, tạo địa bàn thực tập và thêm cơ hội đầu ra cho sinh viên;
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học trong cán bộ giảng dạy và sinh viên;
- Tổ chức câu lạc bộ sinh viên (điện tử - tự động hóa - robot);
- Tin học hóa việc quản lý đào tạo và sinh viên
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA KHOA HỌC XÃ HỘI
1 Ngành ngữ văn truyền thông:
1.1 Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo: Đại học, cao đẳng chính quy tập trung Tốt nghiệp theo quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Ngành đào tạo: Ngữ văn Truyền thông Đại chúng
- Mà ngành
- Đồi tượng người học và thời gian đào tạo:
• Đối tượng họ: xét tuyển nguyện vọng 2,3 các thí sinh thi vào các trường đại học dựa trên điểm sàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định
• Thời gian đào tạo: 4 năm ( 8 học kì)
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
• Toàn khóa 210 Đơn vị học trình
60% số ĐVHT học lí thuyết trên giảng đường
30% số ĐVHT làm bài tập thảo luận trên lớp
5% số ĐVHT thực tập kĩ năng nghiệp vụ tại các cơ quan truyền thông
5% số ĐVHT nghiên cứu đề tài tốt nghiệp
• Tóm lược chương trình đào tạo
Trang 7 Anh văn chuyên ngành
• Hệ cao đẳng phải qua kì thi về kiến thức và kĩ năng nêu trên để liên thông đại học học thêm về Tùy viên truyền thông, báo điện tử, trang web, anh văn chuyên ngành
- Những nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp:
Có thể đảm trách:
• Phóng viên, nhiếp ảnh cho báo
• Chọn tin trên mạng
• Cán bộ truyền thông một cơ quan, tổ chức
• Tư vấn về báo chí cho một doanh nghiệp, cá nhân nổi tiếng
1.2 Chuẩn năng lực cho người tốt nghiệp:
Sau khi học xong chương trình này người học có khả năng:
- Về kiến thức
• Quan điểm nhà nước về truyền thông
• Văn học, văn minh, văn hóa Việt Nam và thế giới
• Tổ chức chức năng truyền thông ở cơ quan, báo , đài
- Về kỹ năng
• Săn viết tin, dàn trang, chụp ảnh, dẫn chương trình, cán bộ PR
• Quản lí trang Web, phục vụ quảng cáo
- Về thái độ
• Nghệ thuật giao tiếp tốt
• Khả năng làm việc nhóm cao
• Tôn trọng luật pháp
• Chia sẻ quan điểm cộng đồng và cá nhân
- Về ngoại ngữ
Anh văn đạt trình độ TOIEC 450
- Công nghệ thông tin:
Khoa Quản lý Đô thị đào tạo ở hai trình độ: Đại học và Cao đẳng
2.1.2 .Ngành đào tạo: Quản lý Đô thị 2.1.3 .Mã ngành đào tạo:
Trang 82.1.4 .Đối tượng người được học và thời gian đào tạo Đối tượng tuyển sinh: người đã tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông Thời gian đào tạo:
- Bậc Đại học: 4 năm
- Bậc Cao đẳng: 3 năm
2.2 Giới thiệu tóm tắt mục tiêu đào tạo
Chương trình nhằm đào tạo những nhà quản lý đô thị am hiểu về sự vận động của đô thị, biết cách tổ chức và quản lý có hiệu quả các vấn đề đặt ra trong việc xây dựng và phát triển đô thị, đề ra những phương án hợp lý trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình cũng như xây dựng nếp sống đô thị văn minh, hiện đại
2.3 Những nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp:
Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, các Ban quản
lý dự án, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan đến đô thị, đồng thời có khả năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng các thể chế chính sách liên quan đến việc điều hành và quản lý đô thị Cụ thể, người tốt nghiệp chuyên ngành này có thể trở thành:
- Chuyên viên hoạt động trong ngành quản lý đô thị nói chung
- Chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực qui hoạch đô thị
- Chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực quản lý hạ tầng cơ sở đô thị
- Chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực quản lý xây dựng
- Chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội tại đô thị
- Chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực quản lý văn hóa tại đô thị
2.4 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp:
Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
a/ Về mặt kiến thức: Có kiến thức hệ thống về đô thị và quản lý đô thị Cập nhật và phân
tích những vấn đề của đô thị và quản lý đô thị
b/ Kỹ năng: Có kỹ năng quản lý đô thị nói chung và các lĩnh vực cụ thể trong quản lý đô
thị nói riêng (hành chính, hạ tầng vật chất, hạ tầng xã hội, môi trường, các vấn đề xã hội, văn hóa…)
c/ Thái độ và đạo đức nghề nghiệp: Thái độ tích cực, nhiệt tình trong công việc, yêu
nghề và có chí phát triển nghề nghiệp phù hợp với thực tiễn Tuân theo đạo đức nghề nghiệp
“Độc lập, khách quan và chính trực”
d/ Về tiếng Anh: Có khả năng giao tiếp tốt với các chuyên gia quốc tế và đọc hiểu các tài
liệu chuyên ngành về quản lý đô thị
e/ Về công nghệ thông tin: Sử dụng tốt máy tính hỗ trợ công việc quản lý hằng ngày
(Microsoft word, Exel, Power point, Internet,…); kỹ năng phân tích bản đồ không gian Gis;
kỹ năng vẽ các bản vẽ kỹ thuật với phần mềm AutoCad
2.5 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra và cam kết thực hiện:
Chương trình đào tạo theo học chế niên chế với khối lượng kiến thức là 205 đơn vị học trình (ĐVHT) Nội dung giảng dạy gồm 2 phần chính:
- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 75 ĐVHT
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 130 ĐVHT
Trang 9Kế hoạch giảng dạy gồm 8 học kỳ đối với hệ đào tao Đại học và 6 học kỳ đối với hệ
đào tạo Cao đẳng:
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học 4
4 Quản lý học đại cương 3
8 Soạn thảo văn bản 2
1 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 5
6 Quản lý nhà nước về văn hóa ở Đô thị 3
Trang 101 Tin học và hệ thống thông tin địa lý (GIS) 5
3 Quản lý hạ tầng kỹ thuật Đô thị 5
4 Quản lý và phát triển cộng đồng có sự tham gia 3
6 Tổ chức giao thông Đô thị 3
7 Hành chính Đô thị và quản lý hành chính Đô thị 4
2 Bảo tồn và quản lý di sản kiến trúc 4
4 Quản lý cơ sở hạ tầng xã hội Đô thị (y tế - giáo dục) 4
5 Thẩm định và giám sát dự án đầu tư xây dựng 5
6 Luật Đô thị và trật tự Đô thị 3
1 Dịch vụ Đô thị và quản lý dịch vụ Đô thị 4
2 Quản lý xây dựng Đô thị 5
3 Quản lý môi trường Đô thị 3
5 Văn hóa và văn minh Đô thị 4
6 Nhà ở và quản lý, tổ chức môi trường ở tại Đô thị 4
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA QUAN HỆ QUỐC TẾ
1 Giới thiệu ngành đào tạo
- Trình độ đào tạo: đại học
- Ngành đào tạo: : Quan hệ quốc tế
- Mã ngành đào tạo : 450901
- Đối tựợng người học : học sinh tốt nghiêp PTTH
- Thời gian đào tạo: 04 năm
Trang 11- Giới thiệu tóm tắt chương trình đào tạo:
- Mục tiêu đào tạo cử nhân thuộc lãnh vực ngọai giao, quan hệ quốc tế Nội dung cốt lõi sinh viên TN có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức cơ bản về chuyên môn thuộc chuyên ngành ngọai giao, kinh tế, xã hội
2 Những nhiệm vụ chính của người TN:
- Làm công tác đối ngọai trong các công ty, xí nghiệp, cơ quan ngọai giao
- Sọan thảo các văn bản, thư tín về thương mại
- Tồ chức , điều hành các hội thảo
- Làm PR cho các công ty , xí nghiệp
- Biên – phiên dịch tiếng Anh thuộc các lãnh vực kinh tế, luật pháp
Ghi chú:
- Sinh viên TN bước đầu có khả năng thực hiện các nhiệm vụ liệt kê trên ở mức độ trung bình
3 Chuẩn năng lực của của sinh viên TN:
Sau khi TN sinh viên có khả năng:
- Ứng dụng các kiến thức lý thuyết đã tiếp thu ở trừơng
- Kỹ năng thực hành thuộc các lãnh vực giao tiếp thông thường, thương thảo đàm phán,
ký kết hợp đồng, tổ chức tốt các hội thảo, sự kiện
- Thái độ tự tin trong giao tiếp
- Dùng tiếng Anh trong giao tiếp thông thường, trong hội thảo chuyên đề
- Sọan văn bản theo Microsoft Office va Excel
4 Kế hoạch thực hiện:
- Thiết lập chương trình đào tạo theo chương trình khung do Bộ GD& ĐT ban hành
- Thực hiện chương trình đào tạo theo sự chỉ đạo của nhà Trường
- Đổi mới phương pháp giảng dạy
- Thiết kế trang trí nội ngoại thất
Đào tạo họa sĩ thiết kế cảnh quan trong và ngoài trong kiến trúc đô thị
- Thiết kế Đồ hoạ và quảng cáo: Đào tạo họa sĩ thiết kế các thương hiệu, quảng bá sản phẩm từ những phần thiết kế như Logo, Brochure, bìa sách, tạp chí, ấn phẩm, poster…dàn trang,chế bản…
- Thiết kế thời trang và kinh doanh sản phẩm từ thời trang
Đào tạo họa sĩ thiết kế các loại hình trang phục và sáng tác mẫu mã cho phụ liệu của thời trang
- Thiết kế tạo dáng sản phẩm công nghiệp
Trang 12Đào tạo họa sĩ thiết kế dáng dấp sản phẩm phục vụ cho xã hội công nghiệp, sản xuất hàng loạt
- Nghệ thuật tạo hình: Đào tạo họa sĩ chuyên nghiệp sáng tác tranh nghệ thuật Chuẩn:
- Tốt nghiệp loại giỏi của chuyên ngành
- Có khả năng ngoại ngữ giỏi
- Có khả năng sử dụng các phần mềm đồ họa từng chuyên ngành
- Quan hệ quần chúng rộng rãi, có khả năng ứng xử nhanh nhẹn
2 MTHĐ ĐTT có 2 ngành:
• Hoạt hình Nhật và Mỹ 2D
• Kỷ xảo điện ảnh 3D
- Hoạt hình Manga ( Nhật) và Cartoon ( Mỹ)
Đào tạo họa sĩ vẽ truyện tranh theo phong cách Nhật và Mỹ
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH ĐIỀU ĐƯỠNG ĐA KHOA
Trình độ đào tạo : Đại học
Loại hình đào tạo : Chính quy
Ngành đào tạo : Điều dưỡng
Tên tiếng Anh : Nursing
Mã ngành : 527234
Chuyên ngành : Điều dưỡng đa khoa
(Ban hành theo Quyết định số: ………, Ngày ………của Hiệu trưởng Đại học Quốc Tế Hồng Bàng )
1 Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ đúng đắn, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ ở trình độ cử nhân để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh và phục hồi sức khỏe người bệnh cũng như người khỏe mạnh, có khả năng tham gia tổ chức và quản lý các hoạt động điều dưỡng, nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo Khi làm việc, điều dưỡng có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, có tác phong công nghiệp, dễ thích ứng với môi trường làm việc, có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tốt , có kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng
2 Mục tiêu cụ thể :
a Về thái độ :
Trang 13- Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục
- Những quy luật cơ bản về :
+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý
+ Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ
- Những nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh
- Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân
- Phương pháp luận khoa học trong công tác chăm sóc, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học
c Về kỹ năng :
− Thực hiện tốt y lệnh của Bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với Bác
sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh
− Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng
− Lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng
− Tham gia làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và nhân viên y tế
− Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh
− Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch
− Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng
− Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ
− Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn
Sau khi tốt nghiệp,:
Cử nhân điều dưỡng có thể làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh ở các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế
QUỸ THỜI GIAN:
* Tổng số tuần học và thi : Tối đa 160 tuần
gồm các hình thức học tập)
* Tổng số tuần thi và ôn tập : Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
* Tổng số khối lượng kiến thức : 210 ĐVHT
(tính theo đơn vị học trình)
Trang 14Giáo dục đại cươ ng
(gồm các môn học chung và các môn khoa học
cơ bản)
2
Giáo dục chuyên nghiệp
(gồm các môn cơ sở và các môn chuyên
* 01 đơn vị học trình tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tế tại cộng đồng, quân sự và thể dục
** Phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành được thể hiện trong chương trình chi tiết
5 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra và cam kết thực hiện của từng khoa:
- Thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy
- Thi cử nghiêm túc
- Tiếp tục liên hệ với sinh viên sau khi tốt nghiệp
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1 Giới thiệu ngành đào tạo
- Trình độ đào tạo: Hệ Đại học chính qui – Học chế tín chỉ
- Ngành đào tạo: Kiến trúc Công trình
- Mã ngành đào tạo: 52.08.01.05
- Đối tượng người học và thời gian đào tạo: Tốt nghiệp Trung học Phổ thông và
được xét tuyển theo nguyện vọng 2, 3 của kết quả tuyển sinh đại học quốc gia hằng năm
Trang 15- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng
trong 10 học kỳ với 158 tín chỉ, bao gồm 38 tín chỉ các môn học cơ sở ngành (Hội hoạ, Điêu khắc, Tin học, Hình học Hoạ hình, Cơ học, Kết cấu, Điện Nước, Kinh tế Xây dựng, Anh văn Chuyên ngành), 93 tín chỉ các môn học chuyên ngành (Kiến trúc Nhập môn, Cơ sở Kiến trúc, Nguyên lí Thiết kế Kiến trúc, Nguyên lí Thiết kế Qui hoạch, Nguyên lí Thiết kế Kiến trúc Công nghiệp, Cấu tạo Kiến trúc, Kỹ thuật Mô hình, Vật lí Kiến trúc, Đồ án Công trình Nhà
ở, Công trình Công cộng, Công trình Công nghiệp, Trang trí nội ngoại thất, Thiết kế nhanh, Chuyên đề), 12 tín chỉ các môn học tự chọn (Giao thông, San nền, Vật liệu Xây dựng, Cây xanh, Xã hội học Đô thị, Cảnh quan, Phong thuỷ, Trắc địa, Thi công, Nghệ thuật học, Triết học Phương đông, Toán xác xuất)
2 Những nhiệm vụ chính
- Nhiệm vụ chính mà người tốt nghiệp có thể làm được: Sau khi tốt nghiệp, Kiến trúc
sư có thể tham gia và chủ trì thiết kế công trình kiến trúc, có thể làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, các Ban quản lí các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ xây dựng và các cơ sở đào tạo kiến trúc, xây dựng
- Yêu cầu kết quả thực hiện nhiệm vụ: Công việc thiết kế công trình kiến trúc xây dựng
đòi hỏi đạt kết quả cụ thể, chính xác, vận dụng được thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến,
có hiệu quả kinh tế cao và đem lại được lợi ích thiết thực, lâu dài cho xã hội
3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:
- Về kiến thức: có kiến thức cơ bản vững chắc, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, tiên
tiến ngang tầm khu vực và tiến tới hội nhập quốc tế
- Về kỹ năng: có kỹ năng nghiên cứu khoa học, thiết kế công trình kiến trúc đa dạng,
tham gia thiết kế qui hoạch đô thị, thành thạo vẽ tay, vẽ máy, có năng lực tham gia quản lí xây dựng, giám sát kỹ thuật công trình các cấp
- Về thái độ: có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần làm việc độc lập sáng tạo và cộng tác tập thể
- Về đáp ứng nhu cầu xã hội: biết xem xét, nắm bắt và luôn nghiên cứu nâng cao trình
độ nghề nghiệp kịp thời đáp ứng các yêu cầu xu thế phát triển của xã hội
- Về Tiếng Anh: có trình độ giao tiếp cơ bản và có năng lực đọc, nghiên cứu tài liệu học
thuật chuyên môn
- Về công nghệ thông tin: thành thạo tin học cơ bản và tin học chuyên ngành liên quan
ngành nghề
4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra và cam kết thực hiện
Trang 16- Kế hoạch thực hiện: Khoa đã xây dựng hoàn tất và bắt đầu áp dụng chương trình đào
tạo theo học chế tín chỉ cho niên khoá 2009 – 2010 với cấu trúc chương trình theo 10 học kỳ chính và 3 học kỳ hè Khoa đang tiến hành đào tạo gần 400 Sv khoá KC.08 theo niên chế và
sẽ chuyển đổi sang học chế tín chỉ trong niên khoá 2010 – 2011; riêng khoá KC.09 với hơn
220 Sv đang theo học HK.1 năm thứ nhất với học chế tín chỉ Ngoài việc xây dựng các hoạ thất theo mô hình làm việc cộng tác theo nhóm đồng thời phát huy năng lực sáng tạo của cá nhân, Nhà trường và Khoa đang ra sức xây dựng phòng máy thực hành tin học chuyên ngành, thực nghiệm thiết kế kiến trúc công trình, tạo dựng mô hình, sa bàn qui hoạch, mạng truy cập
dữ liệu, khai thác công cụ giao tiếp thể hiện đa phương tiện, trưng bày quảng bá các đồ án xuất sắc, các thành tựu khoa học công nghệ kiến trúc xây dựng tiên tiến nhất, …, cũng như luôn vận động và tích cực tham gia các cuộc thi chuyên ngành sáng tạo phương án thiết kế
kiến trúc công trình, qui hoạch đô thị
- Cam kết thực hiện: Toàn thể cán bộ công nhân viên, giảng viên, sinh viên Khoa Kiến
Trúc luôn ra sức làm việc, nghiên cứu, giảng dạy, học tập, hoạt động và quyết tâm gặt hái những kết quả tốt nhất như kế hoạch đã đề ra dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, lảnh đạo của Khoa, các phòng ban , các tổ chức Đoàn, Hội, … của Trường Đại học Quốc Tế Hồng
Bàng Tp.Hcm
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA PHÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
1 Ngành Quản trị kinh doanh (Hệ đại học):
1 1 Kiến thức:
1.1.1 Kiến thức bổ trợ:
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp theo chuẩn TOEIC đạt từ 450 trở lên
- Trình độ công nghệ thông tin: tương đương trình độ B Quốc gia
- Nhận thức chính trị: Đi học đầy đủ và thi kiểm tra cuối môn phải đạt điểm 5/10 trở lên cho các học phần lý luận chính trị bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-LêNin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Kiến thức đại cương: đi học đầy đủ và dự thi kiểm tra cuối kỳ và đạt điểm từ 5/10 trở lên cho các học phần thuộc môn học đại cương
1.1.2 Kiến thức chuyên ngành: đi học dầy đủ và dự thi kiểm tra cuối môn và
đạt điểm từ 5/10 trở lên cho 20 môn học kiến thức ngành (được nêu rõ trong chương trình
đào tạo về kiến thức ngành)
1.2 Kỹ năng chuyên môn:
Trang 17Kỹ năng mềm : Được học thông qua diễn đàn, thực hành và kiểm tra đạt yêu cầu về những kỹ năng mềm trong quá trình đào tạo như sau :
- Kỹ năng xin việc và phỏng vấn
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thuyết trình và truyền đạt thông tin
- Kỹ năng viết báo cáo và tổ chức công việc
- Kỹ năng giao tiếp, thương lượng và đàm phán trong kinh doanh
+ Điểm rèn luyện phải trên trung bình trong suốt 4 năm học
+ Tuân thủ nghiêm ngặt mọi nội qui của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước
+ Tích cực tham gia các phong trào : văn nghệ, thể dục thể thao, mùa hè xanh…và các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, giúp đỡ nạn nhân chốc độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
+ Tự giác học tập, tôn trọng tập thể, có tinh thần vươn lên, ham học hỏi
+ Biết giúp đỡ và phối hợp với bạn trong học tập
+ Tôn trọng thầy cô, bạn bè và CBCNV trong Khoa và Trường
1.4 Lĩnh vực làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong Phòng Marketing ( quảng cáo , bán hàng, nghiên cứu thị trường và PR), Phòng kinh doanh và Phòng Nhân sự của tất cả các loại hình công ty sản xuất và dịch vụ
-Ngoài ra, kết hợp với một số khoá học ngắn hạn , sinh viên cũng có thể làm việc ở lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán
1.5 Thời gian và đối tượng áp dụng:
Chuẩn đầu ra này áp dụng cho mọi sinh viên học hệ đại học chính qui Ngành quản trị kinh doanh ,Phân Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng kể từ Khoá
sinh viên bắt đầu nhập học từ năm 2009 trở về sau cho đến khi có cập nhật mới
2 Ngành Ngoại thương (Hệ đại học):
2.1 Kiến thức
2.1.1 Kiến thức bổ trợ:
Trang 18- Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp theo chuẩn TOEIC đạt từ 450 trở lên
- Trình độ công nghệ thông tin: tương đương trình độ B Quốc gia
- Nhận thức chính trị: Đi học đầy đủ và thi kiểm tra cuối môn phải đạt điểm 5/10 trở lên cho các học phần lý luận chính trị bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-LêNin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Kiến thức đại cương: đi học dầy đủ và dự thi kiểm tra cuối môn và đạt điểm từ 5/10 trở lên cho các học phần thuộc môn học đại cương
2.1.2 Kiến thức chuyên ngành: đi học đầy đủ và dự thi kiểm tra cuối kỳ và
đạt điểm từ 5/10 trở lên cho 19 môn học kiến thức ngành (được nêu rõ trong chương trình
đào tạo về kiến thức ngành)
2.2 Kỹ năng chuyên môn:
Kỹ năng mềm : Được học thông qua diễn đàn, thực hành và kiểm tra đạt yêu cầu về những kỹ năng mềm trong quá trình đào tạo như sau :
- Hiểu được quy trình xuất nhập khẩu, khai báo hải quan và thanh toán quốc tế
- Lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế
- Quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế
- Kỹ năng xin việc và phỏng vấn
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thuyết trình và truyền đạt thông tin
- Kỹ năng viết báo cáo và tổ chức công việc
- Kỹ năng giao tiếp với đối tác nước ngoài, thương lượng và đàm phán trong ngoại thương
- Kỹ năng viết thư thương mại và hợp đồng kinh doanh quốc tế
+ Điểm rèn luyện phải trên trung bình trong suốt 4 năm học
+ Tuân thủ nghiêm ngặt mọi nội qui của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước
+ Tích cực tham gia các phong trào : văn nghệ, thể dục thể thao, mùa hè xanh…và các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, giúp đỡ nạn nhân chốc độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
+ Tự giác học tập, tôn trọng tập thể, có tinh thần vươn lên, ham học hỏi
Trang 19+ Biết giúp đỡ và phối hợp với bạn trong học tập
+ Tôn trọng thầy cô, bạn bè và CBCNV trong Khoa và Trường
2.4 Lĩnh vực làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, hải quan, logistics, đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, cảng biển…
2.5 Thời gian và đối tượng áp dụng:
Chuẩn đầu ra này áp dụng cho mọi sinh viên học hệ đại học chính qui Ngành ngoại thương ,Phân Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng kể từ Khoá sinh viên bắt đầu nhập học từ năm 2009 trở về sau cho đến khi có cập nhật mới
3 Ngành Luật kinh doanh (Hệ đại học):
3.1 Kiến thức
3.1.1 Kiến thức bổ trợ:
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp theo chuẩn TOEIC đạt từ 450 trở lên
- Trình độ công nghệ thông tin: tương đương trình độ B Quốc gia
- Nhận thức chính trị: Đi học đầy đủ và thi kiểm tra cuối môn phải đạt điểm 5/10 trở lên cho các học phần lý luận chính trị bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-LêNin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Kiến thức đại cương: đi học dầy đủ và dự thi kiểm tra cuối kỳ và đạt điểm từ 5/10 trở lên cho các học phần thuộc môn học đại cương
3.1.2 Kiến thức chuyên ngành: đi học đầy đủ và dự thi kiểm tra cuối môn và
đạt điểm từ 5/10 trở lên cho 24 môn học kiến thức ngành (được nêu rõ trong chương trình
đào tạo về kiến thức ngành)
3.2 Kỹ năng chuyên môn:
Kỹ năng mềm : Được học thông qua diễn đàn, thực hành và kiểm tra đạt yêu cầu về những kỹ năng mềm trong quá trình đào tạo như sau :
- Kỹ năng thuyết trình và truyền đạt thông tin
- Kỹ năng giao tiếp, thương lượng và đàm phán trong kinh doanh
- Kỹ năng xin việc và phỏng vấn
Trang 20- Được nhà trường chứng nhận là có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong rèn luyện và học tập trên cở sở có xác nhận của Khoa, cán bộ quản lý sinh viện và Ban Cán sự lớp về các vấn đề sau:
+ Điểm rèn luyện phải trên trung bình trong suốt 4 năm học
+ Tuân thủ nghiêm ngặt mọi nội qui của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước
+ Tích cực tham gia các phong trào : văn nghệ, thể dục thể thao, mùa hè xanh…và các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, giúp đỡ nạn nhân chốc độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
+ Tự giác học tập, tôn trọng tập thể, có tinh thần vươn lên, ham học hỏi
+ Biết giúp đỡ và phối hợp với bạn trong học tập
+ Tôn trọng thầy cô, bạn bè và CBCNV trong Khoa và Trường
3.4 Lĩnh vực làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các bộ phận pháp chế chuyên giải quyết các vấn đề có liên quan đến pháp lý, tố tụng kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp Sinh viên vừa phải có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp vừa phải có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Quản trị kinh doanh, và pháp luật về kinh doanh đồng thời phải liên tục cập nhật các văn bản pháp luật qui định về kinh doanh
3.5 Thời gian và đối tượng áp dụng:
Chuẩn đầu ra này áp dụng cho mọi sinh viên học hệ đại học chính qui Ngành Luật kinh doanh ,Phân Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng kể từ Khoá sinh viên bắt đầu nhập học từ năm 2009 trở về sau cho đến khi có cập nhật mới
4 Ngành Quản trị kinh doanh (Hệ cao đẳng):
4.1 Kiến thức
4.1.1 Kiến thức bổ trợ:
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp theo chuẩn TOEIC đạt từ 400 trở lên
- Trình độ công nghệ thông tin: tương đương trình độ A Quốc gia
- Nhận thức chính trị: Đi học đầy đủ và thi kiểm tra cuối môn phải đạt điểm 5/10 trở lên cho các học phần lý luận chính trị bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-LêNin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Kiến thức đại cương: đi học đầy đủ và dự thi kiểm tra cuối kỳ và đạt điểm từ 5/10 trở lên cho các học phần thuộc môn học đại cương
4.1.2 Kiến thức chuyên ngành: đi học đầy đủ và dự thi kiểm tra cuối môn và
đạt điểm từ 5/10 trở lên cho 19 môn học kiến thức ngành (được nêu rõ trong chương trình
đào tạo về kiến thức ngành)
4.2 Kỹ năng chuyên môn:
Trang 21Kỹ năng mềm : Được học thông qua diễn đàn, thực hành và kiểm tra đạt yêu cầu về những kỹ năng mềm trong quá trình đào tạo như sau :
- Kỹ năng xin việc và phỏng vấn
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thuyết trình và truyền đạt thông tin
- Kỹ năng viết báo cáo và tổ chức công việc
- Kỹ năng giao tiếp, thương lượng và đàm phán trong kinh doanh
+ Điểm rèn luyện phải trên trung bình trong suốt 3 năm học
+ Tuân thủ nghiêm ngặt mọi nội qui của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước
+ Tích cực tham gia các phong trào : văn nghệ, thể dục thể thao, mùa hè xanh…và các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, giúp đỡ nạn nhân chốc độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
+ Tự giác học tập, tôn trọng tập thể, có tinh thần vươn lên, ham học hỏi
+ Biết giúp đỡ và phối hợp với bạn trong học tập
+ Tôn trọng thầy cô, bạn bè và CBCNV trong Khoa và Trường
4.4 Lĩnh vực làm việc sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc trong Phòng Marketing ( quảng cáo , bán hàng, nghiên cứu thị trường và PR), Phòng kinh doanh và Phòng Nhân sự của tất cả các loại hình công ty sản xuất và dịch vụ
4.5 Thời gian và đối tượng áp dụng:
Chuẩn đầu ra này áp dụng cho mọi sinh viên học hệ cao đẳng, Ngành quản trị kinh doanh ,Phân Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng kể từ Khoá sinh viên bắt đầu nhập học từ năm 2009 trở về sau cho đến khi có cập nhật mới
5 Ngành Kinh tế ngoại thương (Hệ cao đẳng):
5.1 Kiến thức
5.1.1 Kiến thức bổ trợ:
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp theo chuẩn TOEIC đạt từ 400 trở lên
- Trình độ công nghệ thông tin: tương đương trình độ A Quốc gia
Trang 22- Nhận thức chính trị: Đi học đầy đủ và thi kiểm tra cuối môn phải đạt điểm 5/10 trở lên cho các học phần lý luận chính trị bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-LêNin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Kiến thức đại cương: đi học dầy đủ và dự thi kiểm tra cuối môn và đạt điểm từ 5/10 trở lên cho các học phần thuộc môn học đại cương
5.1.2 Kiến thức chuyên ngành: đi học đầy đủ và dự thi kiểm tra cuối kỳ và
đạt điểm từ 5/10 trở lên cho 19 môn học kiến thức ngành (được nêu rõ trong chương trình đào tạo về kiến thức ngành)
5.2 Kỹ năng chuyên môn:
Kỹ năng mềm : Được học thông qua diễn đàn, thực hành và kiểm tra đạt yêu cầu về những kỹ năng mềm trong quá trình đào tạo như sau :
- Hiểu được quy trình xuất nhập khẩu, khai báo hải quan và thanh toán quốc tế
- Lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế
- Quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế
- Kỹ năng xin việc và phỏng vấn
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thuyết trình và truyền đạt thông tin
- Kỹ năng viết báo cáo và tổ chức công việc
- Kỹ năng giao tiếp với đối tác nước ngoài, thương lượng và đàm phán trong ngoại thương
- Kỹ năng viết thư thương mại và hợp đồng kinh doanh quốc tế
+ Điểm rèn luyện phải trên trung bình trong suốt 3 năm học
+ Tuân thủ nghiêm ngặt mọi nội qui của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước
+ Tích cực tham gia các phong trào : văn nghệ, thể dục thể thao, mùa hè xanh…và các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, giúp đỡ nạn nhân chốc độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
+ Tự giác học tập, tôn trọng tập thể, có tinh thần vươn lên, ham học hỏi
+ Biết giúp đỡ và phối hợp với bạn trong học tập
+ Tôn trọng thầy cô, bạn bè và CBCNV trong Khoa và Trường
Trang 235.4 Lĩnh vực làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư và thanh toán quốc tế, hải quan, logistics, cảng biển…
5.5 Thời gian và đối tượng áp dụng:
Chuẩn đầu ra này áp dụng cho mọi sinh viên học hệ cao đẳng, Ngành kinh tế ngoại thương, Phân Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng kể từ Khoá sinh viên bắt đầu nhập học từ năm 2009 trở về sau cho đến khi có cập nhật mới
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA KHOA CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Các ngành Châu Á Thái Bình Dương chuyên học ngôn ngữ kinh tế, thương mại kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh …của các quốc gia mà sinh viên chọn học bằng chính ngôn ngữ bản địa (ngoài Tiếng Anh bắt buột) Trường đã liên kết hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với ngành Nhật Bản hợp tác với Đại học Osaka Nhà trường có liên kết hợp tác với các trường đại học Quốc tế (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,…) để đưa sinh viên du học, khảo cứu, tạo cơ hội để học lên sau đại học nhằm đào tạo lâu dài
Nhà trường có chương trình liên kết đào tạo với các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Newzealand Úc , Pháp, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc…
1 Ngành Hàn Quốc Học:
1.1 Giới thiệu ngành đào tạo :
- Trình độ đào tạo : Cử nhân (Khối khoa học nhân văn - xã hội)
- Ngành đào tạo : Hàn Quốc học
- Mã ngành đào tạo :
- Đối tượng người học : Đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học (cấp 3), đã tham dự
kỳ thi tuyển sinh Đại học khối C, D (khối ngành Xã hội nhân văn), đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD và ĐT, có nguyên vọng 1 hoặc 2 vào học tại trường Đại học quốc tế Hồng Bàng
- Thời gian đào tạo : 4,5 năm (9 học kỳ)
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo :
+ Chương trình đào tạo của chuyên ngành Hàn Quốc học là nhằm mục đích đào tạo Cử nhân khoa học chuyên ngành Hàn Quốc học, có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm
chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đóng góp phần nào cho sự phát triển của xã hội, đất nước
+ Tiêu chí về chuyên môn của ngành Hàn Quốc học được xác định là:
Trang 24• Năng lực Hàn ngữ sơ- trung cấp: chú trọng rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng thực hành ngôn ngữ là nghe, nói, đọc, viết
• Kiến thức cơ sở đất nước – con người – văn hóa Hàn Quốc
• Kiến thức và thuật ngữ nền tảng về các chuyên ngành: nhập môn - thực hành cơ bản Biên phiên dịch Hàn ngữ, tiếng Hàn thương mại – xuất nhập khẩu, sử dụng phần mềm giao diện Hàn ngữ (Phần mềm Hangul) và soạn thảo văn bản Hàn ngữ
+ Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng làm công tác biên phiên dịch trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội….Ngoài ra có thể nghiên cứu khoa học sâu hơn về ngôn ngữ - văn hóa Hàn Quốc, hoặc bước đầu nghiên cứu về một chuyên ngành nào đó như kinh tế, luật, chính trị, du lịch v.v… liên quan đến Hàn Quốc hoặc có sử dụng ngôn ngữ Hàn Quốc
Vì vậy, các cử nhân chuyên ngành Hàn Quốc học có khả năng tiếp tục học lên chương trình Cao học (trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ), hay đi sâu nghiên cứu về các lĩnh vực Đất nước học, Văn hóa học, Văn học, Ngôn ngữ Hàn Quốc v.v… để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này
1.2 Những nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp :
Thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiêu chuẩn và tiêu chí của ngành nghề được đào tạo (tham
khảo mục Giới thiệu ngành đào tạo)
1.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
- Về kiến thức : Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cử nhân khoa học xã hội ngành
Hàn Quốc học theo những tiêu chí đã được xác định ở mục Giới thiệu ngành đào tạo, người
tốt nghiệp sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng đúng theo “Chuyên môn của ngành Hàn Quốc học”
- Về kỹ năng : Thành thạo nghe – nói – đọc - viết trình độ Hàn ngữ sơ – trung cấp Trang
bị đầy đủ kiến thức cơ sở về Hàn Quốc học, có khả năng để làm việc trong các cơ quan Hàn Quốc hay nghiệp vụ liên quan đến Hàn Quốc, ngoài ra có năng lực về ngôn ngữ và kiến thức
cơ sở về Văn hóa - Kinh tế - Xã hội Hàn Quốc để tham gia học tập – làm việc tại Hàn Quốc
- Về thái độ : Thái độ học tập nghiêm chỉnh, đạo đức tốt, tác phong làm việc tích cực – năng động, có tinh thần trách nhiệm cao và có chuyên môn vững vàng
- Tiếng Anh : Trình độ B - trung cấp
- Công nghệ thông tin : Tin học thực hành trình độ A (Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng như Word, Excel, Power Point v.v , và soạn thảo văn bản Hàn ngữ.)
1.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra, cam kết thực hiện của từng khoa-nhà trường:
Ngành Hàn Quốc học cam kết thực hiện giảng dạy – đào tạo theo đúng tiêu chuẩn được
xác lập trong “Chương trình đào tạo khoa Châu Á – Thái Bình Dương, chuyên ngành Hàn Quốc học” đã được Hiệu trưởng và Ban giám hiệu trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
thông qua (phê duyệt) vào tháng 3/2009 (đã nộp lên Phòng đào tạo của trường)
Trang 252 Ngành Trung Quốc Học:
2.1 Giới thiệu ngành đào tạo :
- Trình độ đào tạo : Cử nhân
- Ngành đào tạo : Trung Quốc học
- Mã ngành đào tạo : 523120
- Đối tượng người học : tốt nghiệp phổ thông trung học
- Thời gian đào tạo : 4,5 năm
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo : chöông trình đào tạo của ngnh Trung Quốc học nhằm đào tạo cử nhân chuyên ngành Trung Quốc học, có đạo đức nghề nghiệp tốt, phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội Khoa đào tạo những Cử nhân khoa học có kiến thức tương đối sâu rộng về ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc, chú trọng rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng thực hành ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc, viết Sinh viên sau khi ra trường có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Trung Quốc
Có khả năng làm công tác biên phiên dịch trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội … Các
Cử nhân chuyên ngành Trung Quốc học có thể tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, đi sâu vào các lĩnh vực đất nước học, văn hóa, văn học, mỹ thuật, ngôn ngữ Trung Quốc v.v
để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này
2.2 Những nhiệm vụ chính (của người tốt nghiệp) :
- Biên phiên dịch tại các doanh nghiệp , cơ quan
- Giảng dạy tiếng Trung Quốc
- Nghiên cứu tại các viện nghiên cứu Châu Á – TBD
* Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
- Về kiến thức : sau khi ra trường sinh viên ngành Trung Quốc học có đủ kiến thức để
có thể làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài có sử dụng tiếng Trung Quốc, đủ kiến thức làm việc tại các cơ quan, viện nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương, đủ kiến thức giảng dạy tiềng Trung Quốc
- Về kỹ năng : chuẩn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, phiên dịch
- Về thái độ : lịch sự, khiêm tốn , tự tin trong khi làm việc
- Tiếng Anh : đủ khả năng giao tiếp trong công việc
- Công nghệ thông tin : sử dụng thành thạo phần mềm Worl, Excel và phần mềm tiếng Hoa
2.3 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra và cam kết thực hiện của từng khoa và nhà trường
3 Ngành Đông Nam Á học:
3.1 Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân Đông Nam Á học đạt được những yêu cầu cụ thể dưới đây:
Trang 26- Có kiến thức cơ bản tương đối rộng về khoa học xã hội và nhân văn, về Đông Nam Á học, vừa đảm bảo tính hệ thống, tính lịch đại vừa nắm bắt được tình hình hiện tại của các nước trong khu vực và mối quan hệ với Việt Nam
- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và một ngôn ngữ Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia Malaysia, Khmer…)
- Có kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết trong giao tiếp và công việc
Những người tốt nghiệp ngành Đông Nam Á học có thể công tác trong lĩnh vực quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á; hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện và Trung tâm khoa học; hoặc làm việc trong các cơ quan ngoại giao, quan hệ quốc tế, các văn phòng đại diện; hoặc hoạt động trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trong các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và ngoài nước
3.2.Thời gian đào tạo:
- Thời gian đào tạo toàn khóa là 4 năm, chia thành 08 học kỳ, trong đó học kỳ thứ 8 có
nội dung thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận tốt nghiệp (hoặc thi tốt nghiệp)
3.3.Khối lượng kiến thức toàn khóa:
- 210 đơn vị học trình
4 Ngành ÚC – NEW ZEALAND học:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Úc – New Zealand Học có đầy đủ khả năng:
• Biết sử dụng các kỹ năng mềm khác như điện thoại, vi tính, đàm phán, giao tiếp, thảo luận, nói chuyện trước đám đông, phỏng vấn, ghi biên bản, lập báo cáo, kế hoạch làm việc, chương trình nghị sự, tổ chức hội nghị
• Có các kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, nghiên cứu khảo sát và viết đề tài
• Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương trình độ B quốc gia (Upper Intermediate)
• Làm việc trong các cơ quan kinh tế, ngoại giao, văn hóa, xã hội, kinh doanh hoặc các nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch ở Việt nam, và ngoài nước như Úc, New Zealand hoặc bất kỳ nước nói tiếng Anh nào khác
• Tiếp tục nghiên cứu ở các cấp độ như thạc sĩ, tiến sĩ và chuyên sâu vào các ngành văn hóa, văn học, mỹ thuật, ngôn ngữ để trở thành các chuyên gia và giảng viên chuyên ngành này
5 Ngành Nhật Bản học:
5.1 Giới thiệu ngành đào tạo :
- Trình độ đào tạo : Cử nhân (Khối khoa học nhân văn - xã hội)
- Ngành đào tạo : Nhật Bản học
- Mã ngành đào tạo :
- Đối tượng người học : Đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học (cấp 3), đã tham dự
kỳ thi tuyển sinh Đại học khối C, D (khối ngành Xã hội nhân văn), đạt điểm sàn theo quy
Trang 27định của Bộ GD và ĐT, có nguyên vọng 1 hoặc 2 vào học tại trường Đại học quốc tế Hồng Bàng
- Thời gian đào tạo : 4,5 năm (9 học kỳ)
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo :
+ Chương trình đào tạo của chuyên ngành Nhật Bản học là nhằm mục đích đào tạo Cử nhân khoa học chuyên ngành Nhật Bản học, có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm
chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đóng góp phần nào cho sự phát triển của xã hội, đất nước
+ Tiêu chí về chuyên môn của ngành Nhật Bản học được xác định là:
- Năng lực Nhật ngữ Trung-cao cấp: chú trọng rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng thực hành ngôn ngữ là nghe, nói, đọc, viết
- Kiến thức cơ sở đất nước – con người – văn hóa Nhật Bản
- Kiến thức và thuật ngữ nền tảng về các chuyên ngành: nhập môn - thực hành cơ bản Biên phiên dịch Nhật ngữ, tiếng Nhật thương mại, sử dụng phần mềm giao diện Nhật ngữ và soạn thảo văn bản Nhật ngữ
+ Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng làm công tác biên phiên dịch trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội….Ngoài ra có thể nghiên cứu khoa học sâu hơn về ngôn ngữ - văn hóa Nhật Bản, hoặc bước đầu nghiên cứu về một chuyên ngành nào đó như kinh tế, luật, chính trị, du lịch v.v… liên quan đến Nhật Bản hoặc có sử dụng tiếng Nhật Vì vậy, các cử nhân chuyên ngành Nhật Bản học có khả năng tiếp tục học lên chương trình Cao học (trình
độ Thạc sĩ, Tiến sĩ), hay đi sâu nghiên cứu về các lĩnh vực Đất nước học, Văn hóa học, Văn học, Ngôn ngữ Nhật Bản v.v… để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này
5.2 Những nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp :
Thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiêu chuẩn và tiêu chí của ngành nghề được đào tạo (tham
khảo mục Giới thiệu ngành đào tạo)
5.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
- Về kiến thức : Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cử nhân khoa học xã hội ngành
Nhật Bản học theo những tiêu chí đã được xác định ở mục Giới thiệu ngành đào tạo, người
tốt nghiệp sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng đúng theo “Chuyên môn của ngành Nhật Bản học”
- Về kỹ năng : Thành thạo nghe – nói – đọc - viết trình độ Nhật ngữ trung-cao cấp Trang
bị đầy đủ kiến thức cơ sở về Nhật Bản học, có khả năng để làm việc trong các cơ quan của Nhật hay nghiệp vụ liên quan đến Nhật Bản, ngoài ra có năng lực về ngôn ngữ và kiến thức
cơ sở về Văn hóa - Kinh tế - Xã hội Nhật Bản để tham gia học tập – làm việc tại Nhật Bản
- Về thái độ : Thái độ học tập nghiêm chỉnh, đạo đức tốt, tác phong làm việc tích cực – năng động, có tinh thần trách nhiệm cao và có chuyên môn vững vàng
- Tiếng Anh : Trình độ B - trung cấp
Trang 28- Công nghệ thông tin : Tin học thực hành trình độ A (Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng như Word, Excel, Power Point v.v , và soạn thảo văn bản Nhật ngữ.)
5.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra, cam kết thực hiện của từng khoa-nhà trường
Ngành Nhật Bản học cam kết thực hiện giảng dạy – đào tạo theo đúng tiêu chuẩn được
xác lập trong “Chương trình đào tạo khoa Châu Á – Thái Bình Dương, chuyên ngành Nhật Bản học” đã được Hiệu trưởng và Ban giám hiệu trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
thông qua (phê duyệt) vào tháng 3/2009 (đã nộp lên Phòng đào tạo của trường)
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA KHOA DU LỊCH
1 Ngành quản trị bếp và nghệ thuật nấu ăn (hệ đại học):
1.1 Giới thiệu ngành đào tạo :
- Trình độ : Đại Học
- Ngành đào tạo : Quản trị Bếp và nghệ thuật nấu ăn
- Mã ngành : 406
- Đối tượng người học và thời gian đào tạo :
Học sinh tốt nghiệp PTTH , thi đậu tuyển sinh Đại Học
Thời gian 4 năm
- Giới thiệu tóm tắt và chương trình đào tạo
Từ HK1 đến HK3 : Học các môn kiến thức Đại Cương
Từ HK4 đến HK6 : Học về kiến thức cơ sở ngành Khách sạn – Nhà hàng – Khu nghỉ dưỡng và cơ sở ngành chế biến
Từ HK6 đến HK8 : Học về kiến thưc quản lý con người,vật tư,ISO 9000 và 14000.Thực hành tại trường và thực tập tại Khách sạn,Nhà hàng bên ngoài
1.2 Nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp :
Ngay sau khi tốt nghiệp,sinh viên có đầy đủ khả năng đảm nhận các công việc sau :
- Bếp Trưởng ( Excutive Chef ) trong các Nhà hàng bên ngoài
- Trưởng Bếp ( Chef de Party ) trong các Nhà hàng thuộc Khách sạn 3 sao
- Thợ nấu bậc 3 trong các khách sạn quốc tế 5 sao
- Tổ Trưởng bánh mì / Thợ bánh mì
- Tổ Trưởng tổ bánh ngọt / Thợ bánh ngọt
- Tổ Trưởng sản xuất và Tổ Trưởng kiểm định chất lượng trong các cơ sở sản xuất suất
ăn công nghiệp
- Chuyên viên về Ẩm Thực ( Gastronome)
- Chuyên viên về Dinh Dưỡng Học ( Dietetician )
- Trưởng bộ phận Ẩm Thực ( FB Manager ) trong các Khách sạn 3 sao
1.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
- Biết xây dựng các loại thực đơn ( truyền thống,chu kỳ,đặc biệt,yến tiệc,thực đơn ngày…)
- Biết xây dựng các quy trình làm việc ,các công thức chế biến
Trang 29- Biết tính giá thành món ăn và giá bán,và định lượng
- Biết quản lý Bếp theo tiêu chí ISO 9000 và 14000
- Biết quản lý các loại kho của Bếp
- Biết kế toán vật tư,kế toán tiền chợ
- Biết chế biến 40 món ăn Việt,40 món ăn Âu,40 món ăn Hoa,20 món ăn Nhật,20 món
ăn kiêng và 20 loại bánh ngọt, 5 loại bánh mì
- Sáng chế các món thức ăn mới
- Đi dạy chuyên ngành cho học viên ngành Bếp
- Thái độ nghiệp vụ trong quản lý,động viên,đánh giá
- Tiếng Anh : đàm thoại và trung cấp để tra cứu tài liệu qua Internet
- Vững về CNTT như : đánh văn bản,đánh báo cáo,lập bảng,truy cập Internet
1.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra :
¾ Trong thời gian học tại trường,vừa học lý thuyết vừa thực hành.Đến HK6 đi thực tập tại các Nhà hàng trong Khách sạn,Nhà hàng lớn bên ngoài hay cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp
¾ Khoa Du Lịch có những mối quan hệ với nhiều Khách sạn và Nhà hàng giúp cho sinh viên có chỗ thực tập cuối khóa.( Hệ thống khách sạn Sài Gòn Tourist – Nhà hàng tiệc cưới Văn Cảnh – Khách sạn Metropole – Quê Hương 4 – KS Parkroyal – Majestic – cơ sở bánh
mì tươi…)
2 Ngành quản trị bếp và nghệ thuật nấu ăn (hệ cao đẳng) :
2.2 Giới thiệu ngành đào tạo :
- Trình độ : Cao Đẳng
- Ngành đào tạo : Quản trị Bếp và nghệ thuật nấu ăn
- Mã ngành :
- Đối tượng người học và thời gian đào tạo :
- Học sinh tốt nghiệp PTTH , thi đậu tuyển sinh Cao Đẳng
- Thời gian 3 năm
- Giới thiệu tóm tắt và chương trình đào tạo
- Từ HK1 đến HK2 : Học các môn kiến thức Đại Cương
- Từ HK3 đến HK4 : Học về kiến thức cơ sở ngành chế biến
- Từ HK5 đến 6: Học chuyên ngành quản lý và chế biến thực phẩm
- Hệ Cao Đẳng chú trọng đến kiến thức quản lý,tác phong nghiệp vụ và kỹ năng chế biến các món ăn Việt,Âu,Hoa,Nhật,bánh ngọt và thức ăn thường
2.3 Nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp :
- Ngay sau khi tốt nghiệp,sinh viên có đầy đủ khả năng đảm nhận các công việc sau :
- Trưởng Bếp ( Chef de Party ) trong các Nhà hàng thuộc Khách sạn 3 sao
- Thợ nấu bậc 3 trong các khách sạn quốc tế 5 sao
- Tổ Trưởng bánh mì / Thợ bánh mì
- Tổ Trưởng tổ bánh ngọt / Thợ bánh ngọt
- Tổ Trưởng sản xuất và Tổ Trưởng kiểm định chất lượng trong các cơ sở sản xuất suất
ăn công nghiệp
Trang 30- Chuyên viên về Ẩm Thực ( Gastronome)
- Chuyên viên về Dinh Dưỡng Học ( Dietetician )
- Trưởng (hoặc phó) bộ phận Ẩm Thực ( FB Manager ) trong các Khách sạn 3 sao
- Có cơ hội kiên thông lên Đại Học
2.4 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
- Biết xây dựng các loại thực đơn ( truyền thống,chu kỳ,đặc biệt,yến tiệc,thực đơn
ngày…)
- Biết xây dựng các quy trình làm việc ,các công thức chế biến
- Biết tính giá thành món ăn và giá bán,và định lượng
- Biết quản lý Bếp theo tiêu chí ISO 9000 và 14000
- Biết quản lý các loại kho của Bếp
- Biết kế toán vật tư,kế toán tiền chợ
- Biết chế biến 40 món ăn Việt,40 món ăn Âu,40 món ăn Hoa,20 món ăn Nhật,20 món
ăn kiêng và 20 loại bánh ngọt, 5 loại bánh mì
- Sáng chế các món thức ăn mới
- Đi dạy chuyên ngành cho học viên ngành Bếp
- Thái độ nghiệp vụ trong quản lý,động viên,đánh giá
- Tiếng Anh : đàm thoại và trung cấp để tra cứu tài liệu qua Internet
- Vững về CNTT như : đánh văn bản,đánh báo cáo,lập bảng,truy cập Internet
2.5 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra :
- Trong thời gian học tại trường,vừa học lý thuyết vừa thực hành.Đến HK6 đi thực tập
tại các Nhà hàng trong Khách sạn,Nhà hàng lớn bên ngoài hay cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp
- Khoa Du Lịch có những mối quan hệ với nhiều Khách sạn và Nhà hàng giúp cho sinh
viên có chỗ thực tập cuối khóa.( Hệ thống khách sạn Sài Gòn Tourist – Nhà hàng tiệc cưới Văn Cảnh – Khách sạn Metropole – Quê Hương 4 – KS Parkroyal – Majestic – cơ sở bánh
mì tươi…)
3 Ngành Quản trị bếp và nghệ thuật nấu ăn:
3.1 Giới thiệu ngành đào tạo :
- Trình độ : Trung cấp chuyên nghiệp
- Ngành đào tạo : Quản trị Bếp và nghệ thuật nấu ăn
- Mã ngành : 006
- Đối tượng người học và thời gian đào tạo :
- Học sinh tốt nghiệp PTTH , học 2 năm
- Học sinh chưa tốt nghiệp PTTH,học 2 năm 6 tháng
- Giới thiệu tóm tắt và chương trình đào tạo
- Từ HK1 đến HK2 : Học các học phần Đại Cương và cơ sở
- Từ HK3 đến HK4 : Học về ngành chế biến thức ăn,thực hành và thực tập.Học về Anh Văn chuyên ngành
- Hệ Trung Cấp chuyên nghiệp chú trọng đến xây dựng tác phong nghiệp vụ,kỹ năng chế biến các món ăn Việt,Hoa,Nhật,Âu,ăn kiêng,Bếp bánh
Trang 313.2 Nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp :
- Ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ khả năng đảm nhận các công việc sau :
- Thợ nấu bậc 3 trong các khách sạn quốc tế 5 sao
- Thợ bánh mì
- Thợ bánh ngọt
- Nhân viên sản xuất trong các cơ sở sản xuất suất ăn công nghiệp
- Có cơ hội kiên thông lên Cao Đẳng,Đại Học
3.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
- Biết nấu theo các công thức được đưa ra
- Biết nấu những món ngoài công thức
- Biết tuân thủ các tiêu chí ISO 9000 và 14000 trong công tác hàng ngày
- Biết chế biến 40 món ăn Việt,40 món ăn Âu,40 món ăn Hoa,20 món ăn Nhật,20 món
ăn kiêng,20 loại bánh ngọt và 5 loại bánh mì
- Thái độ nghiệp vụ trong công tác
- Tiếng Anh cơ bản để giao tiếp và tra cứu Internet về các loại thực đơn
3.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra :
¾ Trong thời gian học tại trường,vừa học lý thuyết vừa thực hành.Đến HK6 đi thực tập tại các Nhà hàng trong Khách sạn,Nhà hàng lớn bên ngoài hay cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp
¾ Khoa Du Lịch có những mối quan hệ với nhiều Khách sạn và Nhà hàng giúp cho sinh viên có chỗ thực tập cuối khóa.( Hệ thống khách sạn Sài Gòn Tourist – Nhà hàng tiệc cưới Văn Cảnh – Khách sạn Metropole – Quê Hương 4 – KS Parkroyal – Majestic – cơ sở bánh
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo :
Từ HK1 đến HK2 : học về kiến thức đại cương
Từ HK3 đến HK4 : học về kiến thức cơ sở ngành du lịch và dịch vụ du lịch
Từ HK5 đến HK6 học về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành hướng dẫn,tổ chức sự kiện
và làm việc văn phòng trong các công ty Lữ hành quốc tế về quốc nội
4.2 Những nhiệm vụ chính của SV tốt nghiệp :
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm trách các công việc cụ thể sau :
- Hướng dẫn viên du lịch quốc nội
- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế
- Nhân viên Marketing du lịch
- Chuyên viên Tổ chức sự kiện ( Event organisation)
- Hoạt náo viên
Trang 32- Chuyên viên về TeamBuilding
- Chuyên viên thiết kế tuyến du lịch
- Chuyên viên khảo sát để xây dựng tuyến điểm Du Lịch
Nhờ việc thực hành Tour,tuyến trong quá trình3 năm học tập và thực tập tại các Công ty
Lữ hành,SV tốt nghiệp phối hợp được phần lý thuyết và phần thực tế
4.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
Sau khi học xong chương trình nầy,người học có khả năng :
- Về mặt kiến thức : kỹ thuật hướng dẫn,điều hành Tour,những nét về văn hóa các vùng du lịch,lịch sử,văn hóa các dân tộc của nước ta
- Về kỹ năng : kỹ thuật hướng dẫn,kỹ năng giao tế,kỹ năng hoạt náo,kỹ năng xây dựng
và tổ chức các sự kiện theo yêu cầu của khách hàng
- Thái độ thân thiện và phục vụ tốt khách hàng
- Trình độ tiếng Anh : có thể xây dựng bài thuyết trình bằng tiếng Anh
- Công nghệ thông tin : đánh máy,soạn thảo văn bản,làm báo cáo,tính chi phí,thiết kế các Brochure
4.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra :
- Khoa tiếp xúc với các công ty Lữ hành để cho SV đi thực tập đầy đủ trong các năm qua.Vì Khoa tranh thủ được các đơn vị nầy nên bao nhiêu SV họ cũng nhận ( Saigon Tourist – Lửa Việt – VinaTour…và các công ty lữ hành tư nhân)
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo :
Từ HK1 đến HK3 : học về kiến thức đại cương
Từ HK4 đến HK6 : học về kiến thức cơ sở ngành du lịch và dịch vụ du lịch
Từ HK7 đến HK8 : học về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành hướng dẫn,tổ chức sự kiện
và làm việc tại các công ty Lữ hành quốc tế về quốc nội
5.2 Những nhiệm vụ chính của SV tốt nghiệp :
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm trách các công việc cụ thể sau :
- Hướng dẫn viên du lịch quốc nội
- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế
- Nhân viên Marketing du lịch
- Chuyên viên Tồ chức sự kiện ( Event organisation)
- Hoạt náo viên
- Chuyên viên về TeamBuilding
- Chuyên viên thiết kế tuyến du lịch
- Chuyên viên khảo sát để xây dựng tuyến điểm Du Lịch
Trang 33Nhờ việc thực hành Tour,tuyến trong quá trình 4 năm học tập và thực tập tại các Công ty
Lữ hành,SV tốt nghiệp phối hợp được phần lý thuyết và phần thực tế
5.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
Sau khi học xong chương trình nầy,người học có khả năng :
- Về mặt kiến thức : kỹ thuật hướng dẫn,điều hành Tour,những nét về văn hóa các vùng du lịch,lịch sử,văn hóa các dân tộc của nước ta
- Về kỹ năng : kỹ thuật hướng dẫn,kỹ năng giao tế,kỹ năng hoạt náo,kỹ năng xây dựng
và tổ chức các sự kiện theo yêu cầu của khách hàng
- Thái độ thân thiện khách hàng
- Trình độ tiếng Anh : có thể xây dựng bài thuyết trình bằng tiếng Anh
- Công nghệ thông tin : đánh máy,soạn thảo văn bản,làm báo cáo,tính chi phí,thiết kế các Brochure
5.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra :
- Khoa tiếp xúc với các công ty Lữ hành để cho SV đi thực tập đầy đủ trong các năm qua.Vì Khoa tranh thủ được các đơn vị nầy nên bao nhiêu SV họ cũng nhận ( Saigon Tourist – Lửa Việt – VinaTour…và các công ty lữ hành tư nhân)
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo :
- Từ HK1 đến HK2 : học về kiến thức đại cương
Từ HK3 đến HK4 : học về kiến thức cơ sở ngành Khách sạn – Nhà hàng – Khu nghỉ dưỡng
Từ HK5 đến HK6 : học về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để làm việc tại các khách sạn – khu nghỉ dưỡng và nhà hàng
Đặc biệt là trong 1 hoặc 2 tháng thực tập nghiệp vụ tại các Khách sạn- Nhà hàng – Khu nghĩ dưỡng,sinh viên có cơ hội làm các công việc thực tế, để thành người lao động thực sự,đồng thời cũng là cơ hội để họ tự giới thiệu mình cho nhà sử dụng lao động nơi họ thực tập
Chương trình ngoại ngữ giúp họ có những thuận lợi hơn trong các cuộc phỏng vấn tìm việc làm và công việc sau này
6.2 Những nhiệm vụ chính của SV tốt nghiệp :
Sau khi tốt nghiệp SV có thể làm việc ngay trong các Khách sạn từ 1 sao đến 5 sao hoặc trong các Nhà Hàng và Khu nghĩ dưỡng với các chức danh như sau :
+ Ngành Quản Gia ( Housekeeping)
- Giám sát bộ phận ( Supervisor)
- Nhân viên bộ phận
- Thư ký bộ phận ( Secretary )
Trang 34- Nhân viên quản lý vật liệu hàng vải ( Linen keeper)
+ Ngành Marketing :
- Nhận viên thương vụ ( Sales)
- Nhân viên tiếp thị ( Marketing)
+ Ngành Nhà Hàng :
- Nhóm trưởng nhân viên phục vụ ( Captain )
- Nhân viên phục vụ ( Waiter – Waitress)
- Nhân viên pha chế ( Bartender )
- Thu ngân ( Cashier )
+ Ngành Lễ Tân:
- Nhân viên tiếp tân ( Receptionist )
- Điện thoại viên ( Telephonist )
- Nhân viên nhận đặt phòng trước ( Reservationist )
- Nhân viên giao tế ( Guest Relation Officer )
- Thu ngân tiếp Tân ( F.O Cashier )
Đây là những vị trí mà SV tốt nghiệp có thể làm việc ngay ở mức độ Quản Lý Trung Gian ( Middle Manager ) hay nhân viên.Sau đó,tùy theo năng lực sẽ đi lên.Vì đặc điểm của ngành Khách sạn Nhà Hàng là dù tốt nghiệp Cao Đẳng hay không đều bắt đầu như nhau
Về yêu cầu kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Nơi thực tập ( Khách sạn từ 3 sao trở lên, hoặc khu Nghỉ dưỡng,Nhà hàng cao cấp) gởi về Khoa giấy chứng nhận có đánh giá về công việc và thái độ của sinh viên
- Thi đỗ các môn tốt nghiệp để ra trường
6.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
Sau khi học xong 3 năm ( Lý thuyết, thực hành tại trường và thực tập tại cơ sở bên ngoài) , Sinh viên có :
+ Kiến thức chuyên môn để làm việc ngay ở các vị trí từ nhân viên đến Quản lý Trung gian
+ Kỹ năng nghiệp vụ trong thời gian làm việc,có thể tự đào tạo để nắm các vị trí Quản lý cao hơn về sau ( Trưởng bộ phận và Giám Đốc Khách sạn.)
+ Thái độ phục vụ và giao tiếp tốt
+ Môn học Tâm lý du khách sẽ tạo cho SV hiểu được hành trang tâm lý,thói quen và hành vi các du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc thực tập tại cơ sở giúp SV hòa mình vào “ Văn hóa lao động và kinh doanh”của ngành khách sạn – nhà hàng một cách thiết thực
+ Tiếng Anh và tiếng Nhật học tại trường giúp cho SV giao tiếp dễ dàng với khách
+ Tất cả các SV tốt nghiệp Cao Đẳng đều thông thạo và sử dụng được các thiết bị Công Nghệ Thông Tin.Có nhiều người rất giỏi,biết bắt CNTT phục vụ hữu hiệu cho công việc của mình
6.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra :
- Khoa tiếp xúc với các Khách sạn – Nhà Hàng – Khu nghỉ dưỡng để cho SV đi thực tập đầy đủ trong các năm qua.Vì Khoa tranh thủ được các đơn vị nầy nên bao nhiêu SV họ
Trang 35cũng nhận ( Hệ thống Quê Hương – Sai Gon tourist – Park Royal – Windsor – Madagui – Lan Rừng – Rex – New World –Renaissance Riverside…)
- Khách sạn Parkroyal – Windsor và Intercontinental sẽ đến vào tháng 07/2010 để tiếp xúc SV để nói về tuyển dụng và việc làm trước khi SV ra trường
7 Ngành quản trị khách sạn – nhà hàng – khu nghỉ dưỡng (hệ đại học):
7.1 Giới thiệu :
- Trình độ : Đại Học
- Mã ngành đào tạo : 404
- Đối tượng người học và thời gian đào tạo :
- Học viên đã tốt nghiệp lớp 12,đã thi đậu tuyển sinh Đại Học
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo :
Từ HK1 đến HK3 : học về kiến thức đại cương
Từ HK4 đến HK6 : học về kiến thức cơ sở ngành Khách sạn – Nhà hàng – Khu nghỉ dưỡng
Từ HK7 đến HK8 : học về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để làm việc tại các Khách sạn-Nhà Hàng – Khu nghỉ dưỡng
Đặc biệt là trong 1 hoặc 2 tháng thực tập nghiệp vụ tại các Khách sạn - Nhà hàng – Khu nghĩ dưỡng,sinh viên có cơ hội làm các công việc thực tế, để thành người lao động thực sự,đồng thời cũng là cơ hội để họ tự giới thiệu mình cho nhà sử dụng lao động nơi họ thực tập
Chương trình ngoại ngữ 2 thứ tiếng nước ngoài : Anh và Nhật giúp họ có những thuận lợi hơn trong các cuộc phỏng vấn tìm việc làm và công việc sau này
7.2 Những nhiệm vụ chính của SV tốt nghiệp :
Sau khi tốt nghiệp SV có thể làm việc ngay trong các Khách sạn từ 1 sao đến 5 sao hoặc trong các Nhà Hàng và Khu nghĩ dưỡng với các chức danh như sau :
+ Ngành Quản Gia ( Housekeeping)
- Nhóm trưởng nhân viên phục vụ ( Captain )
- Nhân viên phục vụ ( Waiter – Waitress)
- Nhân viên pha chế ( Bartender )
- Thu ngân ( Cashier )
+ Ngành Marketing :
- Nhận viên thương vụ ( Sales)
- Nhân viên tiếp thị ( Marketing)
+ Ngành Lễ Tân:
- Nhân viên tiếp tân ( Receptionist )
- Điện thoại viên ( Telephonist )
Trang 36- Nhân viên nhận đặt phòng trước ( Reservationist )
- Nhân viên giao tế ( Guest Relation Officer )
- Thu ngân Tiếp Tân ( F.O Cashier )
Đây là những vị trí mà SV tốt nghiệp có thể làm việc ngay ở mức độ Quản Lý Trung Gian ( Middle Manager ) hay nhân viên.Sau đó,tùy theo năng lực sẽ đi lên.Vì đặc điểm của ngành Khách sạn Nhà Hàng là dù tốt nghiệp Đại Học hay không Đại Học đều bắt đầu như nhau ở vị trí thấp
7.3 Về yêu cầu kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Nơi thực tập ( Khách sạn từ 3 sao trở lên, hoặc khu Nghỉ dưỡng,Nhà hàng cao cấp) gởi về Khoa giấy chứng nhận có đánh giá về công việc thái độ của sinh viên
- Thi đỗ các môn tốt nghiệp để ra trường
7.4 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
Sau khi học xong 4 năm ( Lý thuyết, thực hành tại trường và thực tập tại cơ sở bên ngoài) , Sinh viên có :
+ Kiến thức chuyên môn để làm việc ngay ở các vị trí từ nhân viên đến Quản lý Trung gian
+ Kỹ năng nghiệp vụ trong thời gian làm việc,có thể tự đào tạo để nắm các vị trí Quản lý cao hơn về sau ( Trưởng bộ phận và Giám Đốc Khách sạn.)
+ Thái độ phục vụ và giao tiếp tốt
+ Môn học Tâm lý du khách sẽ tạo cho SV nắm được hành trang tâm lý,thói quen và hành vi các du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc thực tập tại cơ sở giúp SV hòa mình vào “ Văn hóa lao động và kinh doanh”của ngành khách sạn – nhà hàng một cách thiết thực
+ Tiếng Anh và tiếng Nhật học tại trường giúp cho SV giao tiếp dễ dàng với khách
+ Tất cả các SV tốt nghiệp Đại Học đều thông thạo và sử dụng được các thiết bị Công Nghệ Thông Tin.Có nhiều người rất giỏi,biết bắt CNTT phục vụ hữu hiệu cho công việc của mình
7.5 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra :
- Khoa tiếp xúc với các khách sạn – Nhà Hàng – Khu nghỉ dưỡng để cho SV đi thực tập đầy đủ trong các năm qua.Vì Khoa tranh thủ được các đơn vị nầy nên bao nhiêu SV họ cũng nhận ( Hệ thống Quê Hương – Sai Gon tourist – Park Royal – Windsor – Madagui – Lan Rừng – Rex – New World –Renaissance Riverside…)
- Khách sạn Parkroyal – Windsor và Intercontinental sẽ đến vào tháng 07/2010 để tiếp xúc SV để nói về tuyển dụng và việc làm trước khi SV ra trường
8 Ngành Quản trị khác sạn – nhà hàng – khu nghỉ dưỡng (hệ trung cấp):
8.1 Giới thiệu :
- Trình độ : Trung cấp
- Ngành đào tạo : Quản Trị Khách sạn- Nhà hàng và Khu Nghỉ dưỡng
- Mã ngành đào tạo : 007
- Đối tượng người học và thời gian đào tạo :
Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông ( 2 năm )
Trang 37Học sinh chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông ( 2 năm 6 tháng)
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo :
Học kỳ 1 và 2 : học sinh học kiến thức đại cương và cơ sở
Học kỳ 3 và 4 : Học kiến thức chuyên ngành và rèn luyện về kỹ năng nghiệp vụ trong nhà hàng – Khách sạn – Khu nghỉ dưỡng với các kỹ năng về phục vụ Nhà hàng,phục vụ ở khu vực tiền sảnh và phòng buồng
Ngoài ra,còn chú ý môn Ngoại ngữ ( Tiếng Anh) và kỹ năng sử dụng vi tính
Học sinh có cơ hội học liên thông lên Cao Đẳng và Đại Học
8.2 Những nhiệm vụ chính của người tốt nghiệp :
Sau khi học xong phần lý thuyết và thực hành tại trường,học viên được giới thiệu đến thực tập tại Khách Sạn – Khu nghỉ dưỡng – Nhà hàng từ 3 sao đến 5 sao.Khi tốt nghiệp học viên đủ kiến thức căn bản và kỹ năng nghiệp vụ để đảm trách các công việc sau :
Bộ phận Quản Gia ( Housekeeping):
- Nhân viên làm phòng ( Room attendant )
- Nhân viên phụ trách phòng đồng phục ( Uniform attendant )
- Nhân viên giặt ủi ( Laundry attendant )
- Nhân viên phụ trách kho đồ vải ( Linen keeper )
Bộ phận ẩm thực :
- Nhân viên phục vụ Nhà Hàng ( Waiter / Waitress)
- Nhân viên pha chế ( Bartender)
Bộ phận Lễ tân :
- Nhân viên phục vụ hành lý ( Porter)
- Nhân viên gác cửa ( Doorman)
- Nhân viên tiếp tân ( Receptionist)
Bộ phận Marketing :
- Nhân viên thương vụ ( Sales)
- Nhân viên tiếp thị ( Marketing)
8.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
Sau khi học xong chương trình nầy ,người học có:
- Kiến thức : Về các đặc trưng ngành nghề trong Khách sạn,tâm lý khách và các giao tế
có nghiệp vụ để đảm nhận các vị trí nhân viên
- Kỹ năng : chương trình hướng vào kỹ năng nên học viên được trang bị đầy đủ để làm vào việc ngay
- Thái độ : ứng xử có nghiệp vụ,cung cách giao tế và xử lý tình huống tốt
- Tiếng Anh : Giao tiếp thông thường
- Công nghệ thông tin : Biết sử dụng máy vi tính để đánh văn bản,làm báo cáo
- Biết sử dụng các loại phần mềm cần thiết trong quản lý Nhà Hàng – Khách sạn
8.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra:
- Khoa tiếp xúc với các Khách sạn – Nhà Hàng – Khu nghỉ dưỡng để cho học viên đi thực tập đầy đủ trong các năm qua.Vì Khoa tranh thủ được các đơn vị nầy nên bao nhiêu học
Trang 38viên họ cũng nhận ( Hệ thống Quê Hương – Sai Gon tourist – Park Royal – Windsor – Madagui – Lan Rừng – Rex – New World –Renaissance Riverside…)
- Khách sạn Parkroyal – Windsor và Intercontinental sẽ đến vào tháng 07/2010 để tiếp xúc học viên để nói về tuyển dụng và việc làm trước khi học viên ra trường
- Khoa Du Lịch cam kết thực hiện đúng chuẩn đầu ra như trên
9 Ngành quản trị lữ hành và hướng dẫn du lịch (hệ trung cấp)
9.1 Giới thiệu :
- Trình độ : Trung cấp
- Mã ngành đào tạo : 005
- Đối tượng người học và thời gian đào tạo :
Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông ( 2 năm )
Học sinh chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông ( 2 năm 6 tháng)
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo :
Học kỳ 1 và 2 : học các phần đại cương và cơ sở ngành
Học kỳ 3 và 4 : Rèn luyện về kỹ năng nghiệp vụ trong công ty Lữ hành
- Ngoài ra,còn chú ý môn Ngoại ngữ ( Tiếng Anh) và kỹ năng sử dụng vi tính
- Học sinh có cơ hội học liên thông lên Cao Đẳng và Đại Học
9.2 Những nhiệm vụ chính của học viên tốt nghiệp :
Sau khi tốt nghiệp học viên có thể đảm trách các công việc cụ thể sau :
- Hướng dẫn viên du lịch quốc nội
- Nhân viên Marketing du lịch
- Hoạt náo viên
- Chuyên viên về TeamBuilding
- Chuyên viên thiết kế tuyến du lịch
- Chuyên viên khảo sát để xây dựng tuyến điểm Du Lịch
Nhờ việc thực hành Tour,tuyến trong quá trình 2 năm học tập và thực tập tại các Công ty
Lữ hành,học viên tốt nghiệp phối hợp được phần lý thuyết và phần thực tế
9.3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp :
Sau khi học xong chương trình nầy,người học có:
- Kiến thức : kỹ thuật hướng dẫn,điều hành Tour,những nét về văn hóa các vùng du
lịch,lịch sử,văn hóa các dân tộc của nước Việt Nam
- Kỹ năng : kỹ thuật hướng dẫn,kỹ năng giao tế,kỹ năng hoạt náo,kỹ năng xây dựng và
tổ chức các sự kiện theo yêu cầu của khách hàng
- Thái độ thân thiện và phục vụ khách hàng
- Trình độ tiếng Anh :giao tiếp
- Công nghệ thông tin : đánh máy,soạn thảo văn bản,làm báo cáo,tính chi phí,thiết kế
các Brochure
9.4 Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra :
- Khoa tiếp xúc với các công ty Lữ hành để cho học viên đi thực tập đầy đủ trong các năm qua.Vì Khoa tranh thủ được các đơn vị nầy nên bao nhiêu học viên họ cũng nhận ( Saigon Tourist – Lửa Việt – VinaTour…và các công ty lũ hành tư nhân.)
Trang 39- Khoa Du Lịch cam kết thực hiện đúng chuẩn đầu ra như trên
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1 Giới thiệu ngành đào tạo
- Trình độ đào tạo : Đại học (Kỹ sư Công nghệ thông tin)
- Ngành đào tạo : Công Nghệ Thông Tin
- Mã ngành : TH5212
- Đối tượng người học : tốt nghiệp Phổ thông trung học
- Thời gian đào tạo : 4,5 năm
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cơ sở chuyên ngành để từ đó có cơ
sở lý thuyết vững vàng và kỹ năng thực hành cao, có khả năng tiếp tục tự hoàn thiện, có khả
năng nắm bắt các công nghệ tin học mới, áp dụng tin học vào các công việc cụ thể, đáp ứng được các yêu cầu phát triển công nghệ thông tin của đất nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các môi trường: Nghiên cứu, giảng
dạy, phát triển và xây dựng các ứng dụng tin học tại các cơ cở trong và ngoài nước, và tự mưu sinh Điều quan trọng là sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ kiến thức cơ bản để nắm bắt kịp những thay đổi, phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thế giới, cũng như có khả năng tiếp tục học lên ở các cấp cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ)
2 Nhiệm vụ chính sau khi tốt nghiệp
Nghiên cứu, giảng dạy, phát triển, xây dựng và quản trị các ứng dụng tin học tại các cơ cở trong và ngoài nước Bắt kịp đà phát triển của công nghệ thông tin thế giới
3 Chuẩn năng lực của người tốt nghiệp
- Kiến thức : đáp ứng đầy đủ Quy chế đào tạo ĐH của Bộ Giáo dục và đào tạo (số
25/2006/QĐ –BGDDT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Có thể xây dựng và quản trị các ứng dụng CNTT trong các cơ sở trong và ngoài nước Biết tổ chức xây dựng phần mềm, phân tích hệ thống, quản trị và cài đặt hệ thống mạng cho các công ty, trường học, cơ quan,… Có đủ kiến thức cơ bản để cập nhật , theo kịp tình hình phát triển CNTT thế giới và học tiếp lên các bậc cao hơn (ThS, TS)
- Kỹ năng : Giải quyết các vấn đề cơ bản và ứng dụng của CNTT, làm việc được trong
tập thể (dự án), có khả năng diễn đạt, lập và quản trị dự án CNTT
- Thái độ : Đạo đức tốt, trung thực, giúp đở và hòa nhập cộng đồng, cầu tiến, liên tục
học tập và cập nhật kiến thức
- Tiếng Anh : Trình độ B và tiếng Anh chuyên ngành (đọc sách chuyên môn)
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA KHOA DỆT MAY
1 Giới thiệu ngành dệt may :
- Trình độ Đào tạo : Đại học
Trang 40- Ngành đào tạo : Kỹ sư công nghệ may
2 Mục tiêu đào tạo :
Đào tạo kỹ sư ngành công nghệ may Có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp,
có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành may mặc thời trang, có tư duy về khoa học, năng động, sáng tạo, khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ; có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp
- Đào tạo chuyên sâu: Gồm một số môn học chuyên sâu, đợt thực tập tốt nghiệp và làm
đồ án tốt nghiệp theo chuyên ngành sâu
- Để đáp ứng nhu cầu của xã hội : Các sinh viên còn được trang bị các kiến thức cơ bản
về tiếng Anh chuyên ngành, tin học chuyên ngành dựa trên các giáo trình tiếng Anh và tin học chuyên ngành may tiên tiến nhất của thế giới
3.2 Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên trở thành các kỹ sư có thể làm việc trong các môi trường sau :
- Doanh nghiệp sản xuất : bao gồm các xí nghiệp, nhà máy sản xuất hang hóa trong ngành dệt và may thời trang
- Tại các doanh nghiệp này có thể làm việc tại : Bộ phận thiết kế mẫu; bộ phận kỹ thuật, chất lượng thuộc phòng kỹ thuật; bộ phận quản lý điều hành kế hoạch sản xuất thuộc phòng
kế hoạch; bộ phận quản lý điều hành sản xuất thuộc phân xưởng; bộ phận kinh doanh thuộc phòng kinh doanh
- Đơn vị kinh doanh :
- Bao gồm các công ty thương mại của Việt Nam và nước ngoài chuyên kinh doanh hàng dệt may
- Đơn vị giảng dạy :Có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ở bậc công nhân kỹ thuật, trung học và cao đẳng
- Đơn vị nghiên cứu kiểm định : Có thể làm việc ở các cơ quan nghiên cứu như Viện, trung tâm nghiên cứu và trung tâm kiểm định hàng hóa thuộc ngành dệt may