PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP A5 Số: /2010/QĐ-THA5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Tân Hiệp, ngày 15 tháng 9 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Về việc: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Qui chế công khai của nhà trường theo Thông tư 09/2009-TT-BGDĐT HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP A5 Căn cứ Thông tư số: 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07-5-2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”; Căn cứ sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo Tân Hiệp về việc triển khai Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT; lập và thực hiện Kế hoạch về việc thực hiện qui chế công khai các cơ sở giáo dục; Xét theo đề nghị của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Qui chế công khai nhà trường theo Thông tư 09/2009-TT-BGDĐT gồm các ông (bà) có tên sau đây: 1. Bà : Đinh Thị Thanh Hiệu trưởng Trưởng ban 2. Ông: Đinh Công Bá Phó hiệu trưởng Phó ban trực 3. Bà: Triệu Thị Ngân Hàng Phó hiệu trưởng Phó ban trực 4. Ông: Đỗ Minh Sơn Chủ tịch Công đoàn Phó ban giám sát 5. Ông: Nguyễn Thanh Phong Thư ký Hội đồng Thư ký 6. Ông: Đặng Văn Sơn Trưởng ban thanh tra Ủy viên 7. Ông: Đinh Đức Huân Tổ trưởng Ủy viên 8. Ông: Châu Hùng Phong Tổng phụ trách Đội Ủy viên 9. Ông: Nguyễn Ngọc Tân Bí thư chi đoàn Ủy viên 10 . Ông: Phạm Minh Tuấn Đạt Phó TPTĐ Ủy viên 11. Bà: Trần Thị Hường Kế toán Ủy viên 12. Bà: Nguyễn Thị Bích Quyên Phụ trách thư viện Ủy viên 13. Bà: Nguyễn Viết Hoài Trang Phụ trách thiết bị Ủy viên Điều 2. Ban Chỉ đạo thực hiện Qui chế công khai theo kế hoạch, thời gian và nhiệm vụ được phân công; thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu để kê khai các biểu mẫu: 05, 09, 10, 11, gồm nội dung: Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; Công khai thu, chi tài chính. Điều 3. Các ông (bà) có tên ở điều 1 thi hành theo Quyết định này kể từ ngày ký./. HIỆU TRƯỞNG PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP A5 Số: /2010/KH-THA5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Tân Hiệp, ngày 15 tháng 9 năm 2010 KẾ HOẠCH Về việc thực hiện Qui chế công khai nhà trường theo Thông tư số: 09/2009/TT-BGDĐT Căn cứ Thông tư số: 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07-5-2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo Tân Hiệp về việc triển khai Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT; lập và thực hiện Kế hoạch về việc thực hiện qui chế công khai các cơ sở giáo dục. Nay trường THCS Tân Hiệp A5 xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện qui chế công khai nhà trường theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT như sau: I/. Mục đích, yêu cầu Mục đích: Thông qua các hoạt động thực hiện quy chế công khai trong trường học nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy quyền làm chủ, thực hiện giám sát các hoạt động theo quy chế dân chủ cơ sở. Phát huy khả năng tự học và tinh thần sáng tạo, năng động trong việc tìm tòi kiến thực để nâng cao trình độ tay nhgề. Tự điều chỉnh kịp thời các sai phạm, hay thiếu sót trong quản lý điều hành của ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, giáo viên trong nhà trường. Yêu cầu: Việc thực hiện công khai phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm theo quy định của quy chế thực hiện công khai. II/. Các nội dung thực hiện công khai. 1/. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế: 1.1/ Cam kết chất lượng giáo dục: Điều kiện về đối tượng tuyển sinh vào lớp đầu cấp; Thực hiện chương trình giảng dạy; Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh; Những yêu cầu về thái độ học tập của học sinh; Điều kiện CSVC nhà trường cam kết phục vụ tốt cho học sinh (phòng học tập, thiết bị, tin học ); Các hoạt động hỗ trợ cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh; Tình hình đội ngũ CB-CC và phương pháp quản lí nhà trường; kết quả học lực, hạnh kiểm; sức khỏe học sinh dự kiến sẽ đạt được; khả năng tiếp tục học tập của học sinh (đính kèm biểu mẫu số 05). 1.2/ Chất lượng giáo dục thực tế: Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh cuối năm học tính theo từng khối lớp; Số học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh; Tỉ lệ HS được công nhận TN THCS, đậu vào lớp 10 hệ công lập.(Biểu mẫu 09) 1.3/ Đạt chuẩn quốc gia: Trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2010; Kế hoạch xây dựng phòng đa năng; 1.4/ Kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường: Kế hoạch tổ chức kiểm định, báo cáo tự đánh giá, Cơ quan chủ quản đánh giá (đánh giá ngoài); Công nhận đạt hoặc chưa đạt chuẩn chất lượng giáo dục. 2/. Công khai về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: 2.1/ Cơ sở vật chất: Về số lượng và diện tích các phòng học, phòng chức năng, sân chơi bãi tập được tính bình quân trên một học sinh; Tổng số thiết bị phục vụ dạy học được tính bình quân trên một lớp; Số lượng máy vi tính; khu nhà vệ sinh; nguồn nước sinh hoạt; Nguồn điện ánh sáng; kết nối thông tin mạng ADSL, tường rào bảo vệ trường (đính biểu mẫu số 10) . 2.2/ Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên Số lượng, chức danh có phân biệt theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo (tính đến 30/9/2010), tổng số CB-CC, hình thức tuyển dụng theo NĐ 116 (biên chế, hợp đồng làm việc); các hình thức hợp đồng khác theo NĐ 68; trình độ đào tạo (đính kèm biểu mẫu số 11). Số lượng giáo viên, CBQL và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng trong năm học và 2 năm tiếp theo. 3. Công khai thu chi tài chính: 3.1/ Thực hiện như quy định tại điểm khoản 3 Điều 4 của Quy chế này. Tình hình tài chính của nhà trường: công khai tài chính theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004) của Thủ tướng Chính phủ về ngân sách và có sự đóng góp của nhân dân; Thông tư số 21/2005/TT-BTC (22/3/2005) của Bộ tài chính về ngân sách nhà nước hỗ trợ. Các khoản chi theo từng năm học: các khoản chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn (chuyên đề, thao giảng), chi hội họp, chi tham quan học tập; mức thu nhập hàng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị. Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hàng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội. 3.2/ Mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến 2 năm tiếp theo. Mực thu học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học ; Dự kiến thu học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học 2 năm tiếp theo. 3.3/ Chính sách học bổng và kết quả thực hiện trong từng năm học. Chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc các đối tượng chính sách xã hội (đính kèm bảng thống kê, báo cáo chi tiết). Kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc các đối tượng chính sách xã hội (đính kèm bảng thống kê, báo cáo chi tiết). III/- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: 1/- Hình thức công khai và thời điểm công khai: 1.1/. Đối với các nội dung quy định tại Điều 6 của Quy chế công khai : a) Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục vào tháng 1 và tháng 6 hàng năm, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và cập nhật khi khai giảng năm học (tháng 9) và khi có thông tin mới hoặc thay đổi. b) Niêm yết tại phòng Hội đồng giáo viên. Thời điểm công bố là tháng 1 và tháng 6 hàng năm và cập nhật đầu năm học (tháng 9) hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan. Để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường lên thông báo : ngày tựu trường, ngày Khai giảng, mức thu học phí để cha mẹ HS nắm rõ và phối hợp thực hiện. 1.2/. Đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 của Quy chế : a) Đối với học sinh tuyển mới: Phổ biến trong cuộc họp CMHS (cuối năm học trước – cuối năm học lớp 5 của HS). b) Đối với học sinh đang học tại cơ sở giáo dục: phát tài liệu cho cha mẹ học sinh trước khi tổ chức họp cha mẹ học sinh vào đầu năm học mới. 1.3/ Tổ chức công khai trong: Hội đồng sư phạm nhà trường: họp HĐSP, niêm yết ở phòng Hội đồng GV; Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường: qua cuộc họp PHHS/ năm học Các tài liệu công khai gồm: Qui chế công khai cơ sở giáo dục theo Thông tư 09/2009/TT-BGD ĐT; Kế hoạch thực hiện Qui chế của nhà trường; Các biểu mẫu báo cáo; Qui chế làm việc của trường; Qui chế dân chủ cơ sở; Bảng tổng hợp kết quả giáo dục học lực và hạnh kiểm của học sinh theo khối lớp, trường; Bảng phân công lao động học kỳ 1, 2; Qui chế chi tiêu nội bộ năm 2010 1.4/. Thời gian công khai cụ thể đối với GV, CMHS: Chiều ngày 22/9/2010: tổ chức triển khai Thông tư: 09/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD- ĐT và kế hoạch thực hiện qui chế công khai nhà trường theo Thông tư số 09/2009/TT- BGDĐT toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường Chiều ngày 23/12/2010 và 25/5/2011: công khai trong toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường (trong cuộc họp hội đồng)- biểu mẫu số 05, 09, 10, 11 - Sáng ngày 26/12/2011: Ban đại diện cha mẹ học sinh . 2/ –Thành lập Ban chỉ đạo: Theo Quyết định số /2010/QĐ-THA5; 3/. Phân công nhiệm vụ cụ thể: Theo Ban chỉ đạo 3.1/. Bà Đinh Thị Thanh - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành tổ chức triển khai Thông tư: 09/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT và kế hoạch thực hiện qui chế công khai nhà trường theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường, PHHS. 3.2/. Ông Đinh Công Bá, bà Triệu Thị Ngân Hàng: – Phó trưởng ban trực: Chỉ đạo trực tiếp các thành viên tiến hành đều tra thông tin, thu thập số liệu cập nhật vào các biểu mẫu số: 05, 09, 10, 11 Điều hành kê khai báo cáo thu chi tài chính; tổ chức kiểm tra và nhập thông tin trên máy vi tính. 3.3/. Ông Đỗ Minh Sơn - Phó trưởng ban giám sát: Thực hiện chức năng giám sát các cá nhân, bộ phận kê khai trên các báo cáo, biểu mẫu trung thực, chính xác, tập hợp các loại hồ sơ để niêm yết công khai như: Nội qui, Qui chế làm việc của nhà trường; Qui chế dân chủ cơ sở; Bản tổng hợp chất lượng giáo dục; Bảng phân lao động; Qui chế chi tiêu nội bộ năm 2010; Kiểm tra thời gian tổ chức công khai, địa điểm công khai và thường xuyên báo cao Trưởng ban về tình hình triển khai Qui chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục nhà trường. 3.4/. Ông Nguyễn Thanh Phong - thư ký: Tổng hợp thông tin báo cáo, các biểu mẫu kê khai, Nhập dữ liệu trên máy vào các biểu mẫu báo cáo. Chọn địa điểm để niêm yết công khai các nội dung qui định theo Thông tư 09/2009- TT-BGDĐT Ghi chép biên bản các cuộc họp Ban chỉ đạo và Hội đồng sư phạm, giúp Trưởng ban hoàn thành kế hoạch thực hiện Qui chế công khai 3.5/. Nhóm công tác gồm: 3.5.1/ Nhóm 1 : Kê khai biểu mẫu số 05 Đinh Đức Huân - nhóm trưởng, Nguyễn Thanh Phong – Thư ký; Châu Hùng Phong - Ủy viên 3.5.2/ Nhóm 2: Kê khai biểu mẫu số 09, 10 Nguyễn Ngọc Tân – Nhóm trưởng; Nguyễn Thị Bích Quyên – Thư ký ; Phạm Minh Tuấn Đạt - Ủy viên 3.5.3/ Nhóm 3 : Kê khai biểu mẫu số 11 và báo cáo thu, chi tài chính Trần Thị Hường – Nhóm trưởng; Nguyễn Viết Hoài Trang – Thư ký; Đặng Văn Sơn - Ủy viên Theo cơ cấu nhân sự nhà trường: - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và công khai đội ngũ, cán bộ quản lý, tài chính, tài sản, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của đơn vị. - HPCM: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và công khai chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, của đơn vị. Cùng với hiệu trưởng thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của đơn vị - Thư ký: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và công khai về cơ sở vật chất và Cùng với hiệu trưởng thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của đơn vị. - CTCĐ: Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, động viên, giám sát, đôn đốc các hoạt động công khai của đơn vị. Phối hợp cùng với hiệu trưởng thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của đơn vị - GV BM: Thực hiện thống kê kết quả giảng dạy và giáo dục của cá nhân, kết quả tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tự đánh giá phân loại giáo viên hàng năm để thực hiện công khai theo quy định. - Bộ phận tài vụ: Quyết toán thu – chi theo quy định, lưu giữ chứng từ tài chính khoa học để phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát khi được yêu cầu. 4/- Tổ chức thực hiện: Thông qua hội nghị CB-CC đầu năm: + GV đăng ký chất lượng môn dạy, chất lượng lớp chủ nhiệm và danh Hiệu thi đua cá nhân. + Tổ chuyên môn đăng ký chất lượng hoạt động của tổ và số lượng HS đạt giải trong các hội thi, kế hoạch bồi dưỡng GV, phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục của tổ (thực hiện chuyên đề, thao giảng, số tiết dự giờ … ) + Công đoàn, Liên đội phát động thi đua tạo không khí tích cực học tập, rèn luyện trong đội ngũ GV và HS. Tổng hợp kết quả học tập và hạnh kiểm của HS vào cuối học kỳ và cuối năm có so sánh đánh giá phân tích kết quả so với những năm trước để thực hiện công khai, so với chất lượng đăng ký đầu năm học. Thực hiện đánh giá phân loại GV hàng năm để thực hiện công khai chất lượng đội ngũ. Nơi nhận: - HĐGD xã ( Báo cáo) - Phòng GD- ĐT( báo HIỆU TRƯỞNG - BGH( thực hiện) - Lưu -VT PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP A5 Số: /2010/QC-THA5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Tân Hiệp, ngày 05 tháng 9 năm 2010 QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG - Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-PGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc: Ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ; - Căn cứ quyết định số 07/2007/QĐ-PGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc: Ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học; Trường THCS Tân Hiệp A5 đề ra qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường như sau: Chương I : Những qui định chung Điều 1 : Mục đích việc thực hiện dân chủ trong nhà trường 1. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện có hiệu qủa nhất theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo quyền kiểm tra, giám sát, tham gia góp ý xây dựng sự nghiệp giáo dục. 2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động trí tuệ của cán bộ, giáo viên, nhân dân và người học trong nhà trường theo luật định góp phần xâydựng nề nếp, trật tự kỷ cương trong trong mọi hoạt động, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều 2 . Nguyên tắc thực hiện dân chủ . 1. Dân chủ phải đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chức trách của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 2. Thực hiện dân chủ phù hợp với hiến pháp và pháp luật, dân chủ phải gắn liền với với kỷ luật, kỷ cương. Chương II : Thực hiện dân chủ nhà trường Điều 3. Trách nhiệm của hiệu trưởng . • Quản lí điều hành mọi hoạt động của nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học, chịu trách nhiệm trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường; • Tổ chức phân công xắp xếp cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp trình độ chuyên môn, biên chế lớp học theo kế hoạch phát triển được Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Tổ chức các cuộc hợp đúng qui định theo điều lệ trường THCS; Bảo vệ và giữ uy tín nhà trường; • Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến cá nhân, tổ chức các đoàn thể trong nhà trường và có biện pháp giải quyết đúng chế độ chính sách của nhà nước ban hành phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải thông báo cho cá nhân, đoàn thể biết báo cáo lên cấp trên; • Thực hiện chế độ công khai tài chính, công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách về việc đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; • Gương mẫu đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ: cưỡng quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập. Hướng dẫn kiểm tra các hoạt động của cấp dưới. • Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí, phối hợp với các đoàn thể tổ chức trong phong trào thi đua đạt kết quả tốt và với công đoàn về Hội nghị cán bộ công chức đầu năm. • Tổ chức lấy ý kiến đóng góp trong các lĩnh vực phát triển trường, lớp, tuyển sinh, xây dựng CSVC, mua sắp thíêt bị … Điều 4: Trách nhiệm của Phó hiệu trưởng • Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công. • Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm với cấp trên về những nhiệm vụ, phần việc được hiệu trưởng giao. • Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi hiệu trưởng đi vắng và được uỷ quyền. • Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và hưởng các chế dộ chính sách theo qui định của pháp luật. Điều 5: Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên • Thực hiện nhiệm vụ, quyền theo qui định của Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005; Pháp lệnh cán bộ công chức; pháp lệnh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; giữ gìn phẩm chất uy tín danh dự nhà giáo, cán bộ công chức; tôn trọng đồng nghiệp và học sinh. • Thực hiện nghiêm điều lệ trường THCS quyết định của Hiệu trưởng tham gia xây dựng kế hoạch và các hoạt động của nhà trường; quan hệ tốt nơi cư trú. • Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, các đoàn thể, phụ huynh học sinh trong dạy học và giáo dục học sinh. Điều 6: Trách nhiệm của học sinh. • Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của học sinh (điều 38 Điều lệ trường trung học) kính trọng thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên, người lớn tuổi; thực hiện nghiêm nội qui, qui chế nhà trường, ở cộng đồng dân cư; thực hiện ngôn ngữ, hành vi ứng xử văn minh, trang phục đến trường theo qui định; nghiêm cấm các hành vi vô lễ, xúc phạm nhân phẩm danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; gian lận trong kiểm tra, thi cử, cờ bạc, vận chuyển, tàn trữ, sử dụng ma tuý (điều 41điều lệ trường trung học); • Tham gia các hoạt động giáo dục các phong trào thi đua, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập và nêu cao tinh thần bảo vệ CSVC, tài sản công. Điều 7 . Trách nhiệm của nhà trường . • Chủ động phối hợp với gia đình, xã hội, địa phương để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục; kịp thời phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kế hoạch năm học và những nội dung có liên quan đến học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên; • Công khai những qui định về tuyển sinh, nội qui, qui chế về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật; phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức họp đúng qui định 2 lần/năm kịp thời nắm bắt tình hình để cùng nhau giải quyết; • Tiếp thu, giải đáp các thắc mắc và đơn thư khiếu nại, tố cáo theo qui định. Điều 8 . Trách nhiệm của đoàn thể, tổ chuyên môn trong nhà trường • Tham mưu, đề xuất những biện pháp giúp nhà trường thực hiện tốt qui chế này; chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ, lề lối phù hợp theo qui chế phối hợp; • Động viên các bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được phân công và những qui định của luật giáo dục,điều lệ nhà trường; Điều 9 . Trách nhiệm của cha mẹ, ban đại diện cha mẹ học sinh . • Tổ chức thu thập ý kiến và phối hợp với nhà trường, gia đình những nội dung liên quan đến học sinh; vận động cha mẹ học sinh thực hiện chủ trương, chính sách đóng góp theo qui định; • Vận động CMHS thực hiện tốt công tác xã hội hoá góp phần tăng cường CSVC, thiết bị, phong trào xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chương III: Quan hệ giải quyết công việc giữa nhà trường với các cơ quan quản lí cấp trên Điều 10 . Nhà trường với các cơ quan quản lí cấp trên Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lí cấp trên (Phòng GD-ĐT Tân Hiệp) thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo; phản ánh những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị những biện pháp để khắc phục, đầu tư kinh phí xây dựng, phát triển CSVC, trang thiết bị, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học . Điều 11 . Quan hệ giữa nhà trường với địa phương . Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể ở địa phương, đề xuất, phối hợp giải quyết, chăm lo quyền lợi học tập cho học sinh nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục ở địa phương. Chương IV : Điều khoản thi hành Điều 12 : Cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những nội dung trong qui chế phù hợp với nhiệm vụ, chức trách được Hiệu trưởng phân công. Qui chế này được thông qua trong hội nghị cán bộ, công chức năm học 2010-2011 và có hiệu lực thi hành tự ngày 15/9/2010 Hiệu trưởng Đinh Thị Thanh . thực hiện Kế hoạch về việc thực hiện qui chế công khai các cơ sở giáo dục. Nay trường THCS Tân Hiệp A5 xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện qui chế công khai nhà trường theo Thông tư số 09/2009/ TT-BGDĐT. Việc thực hiện công khai phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm theo quy định của quy chế thực hiện công khai. II/. Các nội dung thực hiện công khai. 1/. Công khai cam kết chất. 2010 KẾ HOẠCH Về việc thực hiện Qui chế công khai nhà trường theo Thông tư số: 09/2009/ TT-BGDĐT Căn cứ Thông tư số: 09/2009/ TT-BGDĐT ngày 07-5-2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành Quy chế thực