m vang của Xuân Thiều sau chiến tranh ppsx

8 352 3
m vang của Xuân Thiều sau chiến tranh ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Âm vang của Xuân Thiều sau chiến tranh 1. Xuân Thiều tham gia cách mạng từ khá sớm, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công. Mười bảy tuổi ông gia nhập quân đội. Dải đất miền Trung quê hương ông lại cũng là nơi gắn bó với cuộc đời binh nghiệp và sự nghiệp sáng tác của Xuân Thiều. Từ cuối năm 1951 ông đã trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên, đã vào đường dây 559 và những năm kháng chiến chống Mỹ chiến trường Trị Thiên Huế vẫn là một địa bàn quen thuộc với những chuyến đi B ngắn. Ông đã sống những tháng năm tuổi trẻ của mình trên dải đất này và nhận ra nơi đây những quy luật của đời sống chiến tranh hội tụ đầy đủ. Cho nên nhiều sáng tác trong chiến tranh kể cả những tập truyện ngắn như Gió từ miền cát, Người mẹ tội lỗi, Xin đừng gõ cửa và bộ tiểu thuyết Tư Thiên (mà trước đây khi mới có tập I nó được mang tên là Huế mùa mai đỏ) đã góp vào sự đổi mới của văn xuôi sau chiến tranh và làm nên một gương mặt Xuân Thiều mới mẻ đó đều lấy bối cảnh từ miền đất này. Là nhà văn mặc áo lính, từ khi mới cầm bút, ông đã chỉ viết về người lính và coi "viết về chiến tranh, cách mạng và người lính là thiên chức" của mình. Sau chiến tranh, những năm đã có một độ lùi nhất định để nhìn lại, ông tâm sự: "Viết về chiến tranh lúc này không chỉ là để cổ vũ, động viên mà nhằm khám phá hiện thực chiến tranh, tìm những vẻ đẹp con người Việt Nam" như một sự "lý giải vì sao dân tộc ta chiến thắng được những đội quân xâm lược khổng lồ" (1) . 2. Trong truyện ngắn Gieo mầm viết năm 1964, trong nhật ký viết trước khi chết, nhân vật Hiên có nói đại ý: đối với bọn địch, chỉ có thể nói với chúng bằng súng đạn. Những sáng tác của Xuân Thiều viết trong chiến tranh như Chiến đấu trên mặt đường, Trời xanh, Mặt trận kêu gọi, Đi xa, Thôn ven đường đều viết về cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền chống lại cuộc chiến tranh của giặc Mỹ, có thể nói cũng là một thứ vũ khí đặc biệt góp vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Nhiều truyện ngắn in trong các tập Đôi vai, Trời xanh đã tập trung vào việc khắc họa chân dung người nông dân mặc áo lính trong luyện tập và trong đời sống thường ngày; trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau họ đều thể hiện được phẩm chất cao quý của anh bộ đội cụ Hồ. Phải nói rằng so với Nguyễn Khải với Xung đột, Mùa lạc, Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Hồ Phương với Thư nhà, Cỏ non thì những bước đi ban đầu của Xuân Thiều, cũng như Nguyễn Minh Châu, lận đận hơn nhiều. Những năm chiến tranh, với bút danh là Nguyễn Thiều Nam, ông đã viết nhiều truyện ngắn, ký sự trong đó Gieo mầm, Chuyện làng Ra Pồng là những truyện ngắn tiêu biểu ghi dấu bước tiến mới của ông. Các sáng tác này góp phần tạo dựng lại cuộc chiến đấu đầy hy sinh gian khổ nhưng bất khuất, kiên cường của những con người miền Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong số những sáng tác được viết vào thời kỳ này, Thôn ven đường là sáng tác tiêu biểu chứa đựng nhiều tâm huyết của ông. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về phong trào cách mạng ở một xã vùng sâu của tỉnh Thừa Thiên vào những năm đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt. Trong xu hướng chung mang âm hưởng sử thi, Xuân Thiều muốn xây dựng hình ảnh một cuộc chiến tranh nhân dân với các hình thức đấu tranh khác nhau của các lực lượng bộ đội, du kích, thiếu niên, quần chúng Ông đã mô tả kĩ lưỡng những trận càn và âm mưu của địch, cuộc chiến đấu chống càn đầy khó khăn và ác liệt đòi hỏi sự khôn khéo, lòng dũng cảm tuyệt vời của bộ đội và nhân dân ta. Hai nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này - Nguyên và Lành - được ông xây dựng khá công phu và đã gửi gắm vào họ lí tưởng thẩm mỹ của mình về một thế hệ những con người biết hy sinh vì thắng lợi của cuộc chiến đấu. Những năm đất nước gian lao "cả nước có chung khuôn mặt", Xuân Thiều đã hòa chung vào dàn đồng ca của một nền văn nghệ với ý thức ngòi bút cũng là vũ khí. Và Thôn ven đường cùng các sáng tác khác của ông được ra đời với ý thức của một chiến sỹ. 3. Cùng với sự từng trải và sự nỗ lực tìm tòi, những năm đất nước chuyển đổi và cơ chế bao cấp được dần xóa bỏ, tư duy nghệ thuật đổi mới đã góp phần giải phóng khả năng sáng tạo của người nghệ sỹ. Sáng tác của Xuân Thiều dường như ngày một khởi sắc hơn, đằm chín hơn. Ông nghiệm ra rằng "Quan hệ giữa con người trong chiến tranh vốn rất nhiều biến động, khai thác được nó sẽ làm ra được những vẻ đẹp khác nhau đã làm nên chiến thắng của dân tộc Con người sinh ra không phải để làm chiến tranh bởi vì họ còn bao nhiêu ước mơ và khát vọng về cuộc sống hạnh phúc mà chiến tranh - dầu đó có là chiến tranh gì - thì cũng chẳng bao giờ đưa lại hạnh phúc cho nhân dân" (2) . Cho nên viết về chiến tranh là ông viết về con người trong hoàn cảnh cụ thể, không nhằm minh họa cho một sự kiện, cho dù sự kiện đó là một chiến thắng. Xuân Thiều tránh được những môtíp mang tính công thức và từ các điểm nhìn khác nhau, chiều kích về hiện thực và con người được nới rộng. Đổi mới ở Xuân Thiều trước tiên là thể hiện một cách nhìn mới về chiến tranh qua truyện ngắn. Sự lưu lạc, nỗi oan ức, sự biến chất, sự hờ hững, hèn kém, vô trách nhiệm, nỗi cô đơn của con người, sự trù dập và lòng tham lam, hãnh tiến tất cả những căn bệnh của xã hội, của đời thường đã được ông nhìn qua lăng kính của đời sống chiến tranh, ở những con người đã đi qua chiến tranh, sống trong chiến tranh, thể hiện được sự sâu sắc và tinh tế của một cây bút trữ tình trong cách khai thác tâm lí con người và quan sát thiên nhiên, một cây bút lấy chữ nhân làm điểm tựa. Nhiều truyện in trong các tập Gió từ miền cát, Người mẹ tội lỗi và Xin đừng gõ cửa dầu lấy bối cảnh chiến tranh nhưng con người được đặt trong điểm nhìn từ muôn mặt đời thường. Không khai thác sâu vào mâu thuẫn địch ta, mà nếu có thì cũng chỉ là sự tác động của nó đến các mối quan hệ và tính cách con người, từ điểm nhìn con người, Xuân Thiều đã nhìn ra hậu quả của những quan niệm ấu trĩ, máy móc và giải quyết vần đề bằng cái nhìn nhân văn. Trong Truyền thuyết Quán Tiên ông chọn khởi điểm là cung cách làm việc của người chỉ huy. Nhân vật này không xuất hiện nhiều nhưng có vai trò chi phối đến sự hoạt động của các nhân vật khác. Việc không tính đến những yếu tố tâm lý, hoàn cảnh đã dẫn đến việc quán Tiên tự giải thể sau bao lần điều chỉnh nhân sự là một điều không thể khác. Khái niệm hy sinh đã được mở rộng khi ông viết về cuộc vật lộn khó khăn với những đòi hỏi rất Ngườicủa các cô gái trẻ làm việc trên một cung đường Trường Sơn. Những tình huống bất ngờ liên tiếp xảy ra khi đối phó với sự xuất hiện của một con vượn đực thường vẫn lén đến trêu ghẹo các cô với những cử chỉ gợi dục là sự xuất hiện của những chàng trai được điều đến để bảo vệ. Và rắc rối bắt đầu từ việc những cô gái trẻ bị đánh thức nỗi khao khát bản năng đang tiềm ẩn. Để tránh những yếu tố tự nhiên rất dễ gặp khi đề cập đến vấn đề khá nhạy cảm này Xuân Thiều đã khéo lồng ghép đan cài các yếu tố kì ảo đồng thời kết hợp với sự phân tích tâm lý nhân vật và tạo nên cho truyện một màn sương giữa hư và thực. Đó cũng là những năm tháng vì hiểu biết chưa sâu khoa học về con người mà lại đang dồn sức cho chiến đấu nên quan hệ nam nữ được đặt vào phạm trù đạo đức và nâng thành một tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá nhân cách. Cho nên đằng sau câu chuyện nửa thực nửa hư trên Xuân Thiều muốn nói đến cái giá của sự hy sinh không chỉ là xương máu. Và không chỉ là trong chiến tranh như Xin đừng gõ cửa, hoặc trong chiến đấu như Người mẹ tội lỗi: người phụ nữ vì bảo đảm bí mật cho chồng, một cán bộ cách mạng nằm vùng, chị đã khai mình có thai với người khác. Chuyện đã trở nên rắc rối khi hai mươi năm sau vấn đề bố đẻ của Thảo bỗng nhiên trở thành nghi án. Hành trình đi tìm sự thật cho vấn đề trên cũng là cuộc hành trình nhằm xác lập sự công bằng mà cho đến thời điểm đó vẫn còn bao nhiêu kẻ oan người ức. Ông đã tìm ra những con đường khác nhau để đi vào tâm lý nhân vật hoặc cho nhân vật tự bộc lộ tâm lý: đối thoại trong Những nẻo đường khác nhau, gặp lại sau bao năm lưu lạc trong Thành phố thấp thoáng Cũng như trong Gió từ miền cát, Xuân Thiều đã tạo ra một cuộc gặp gỡ muộn màng nhưng cần thiết giữa hai người đàn bà để giải quyết câu chuyện đã bao năm nay vẫn hiện diện trong họ. Bằng cách để cho Thắm nhận kỷ luật về mình với ý thức bảo vệ Dương là bảo vệ một chiến sỹ đang rất cần cho trận đánh sắp tới Xuân Thiều đã thể hiện một vẻ đẹp khác của người phụ nữ khi Thắm vừa biết đặt lợi ích chung lên trên hết mà vẫn giữ được tình yêu của mình. Phẩm chất đó càng được sáng hơn khi mười năm sau chị mới tìm đến và "thú tội" với bạn mình. Quá khứ và hiện tại đồng hiện. Sự gượng gạo mất dần khi giữa hai người đàn bà vốn bị đặt vào một tình thế những tưởng khó lòng gỡ được đã có cầu nối là những trái tim nhân hậu. Dường như bao giờ Xuân Thiều cũng tìm ra những điểm nhìn thích hợp để tạo cho mỗi truyện một lối kết cấu khả dĩ, một cách giải trình cặn kẽ, thấu đáo trên cơ sở của nhân tình thế thái, của quy luật tình cảm để giải tỏa nỗi đau của con người thời hậu chiến. Cũng qua các nhân vật như Sơn (Người mẹ tội lỗi), huyện đội trưởng Đường (Có một nỗi niềm), đại tá Lê Hớn (Xin đừng gõ cửa) ông phê phán những quan niệm xơ cứng, duy ý chí dẫn đến những cách làm việc dưới danh nghĩa tổ chức nhưng thật ra là phi tổ chức, và dẫu cố ý hay vô tình thì cũng chà đạp lên danh dự và nỗi đau của con người. Với một lối viết chân thực, cách dẫn chuyện khéo léo Xuân Thiều đã làm đa dạng, phong phú tính nhân văn trong văn xuôi viết về chiến tranh. Cũng phải nói thêm rằng khi cái nhìn về con người không bị đóng khung bởi những thiên kiến hoặc định kiến thì những hướng khai thác mới cũng được mở ra. Chủ đề của Âm vang chiến tranh đã đề cập đến vấn đề nhân cách con người khi họ trở lại với đời thường, trở lại với cuộc sống của một con người có trong tay quyền lực. Trong chiến tranh Lành là một du kích dũng cảm. Nhưng rồi câu chuyện Lành suýt hy sinh chồng con trong một trường hợp để dành danh hiệu chiến sỹ thi đua trước đây, mà sau này Nguyên mới biết, đã bao năm trở thành nỗi ám ảnh trong tình cảm đối với vợ của anh. Vào những năm hậu chiến khó khăn, càng ngày Nguyên càng thất vọng đau xót hơn khi nhận ra một mặt Lành coi thường những quan hệ tình cảm trong gia đình, mặt khác lại tận dụng những quan hệ thân tín với những người có chức có quyền để trục lợi cho bản thân. Với Âm vang chiến tranh Xuân Thiều đã phê phán sự tha hóa của con người và đặt vấn đề xem xét lại căn bệnh thành tích ngay đối với hành động được coi là dũng cảm trong chiến tranh. Nỗi đau âm thầm, dai dẳng của Nguyên không hẳn là vì sự rạn vỡ của một quan hệ vợ chồng cụ thể mà hơn thế, đây là nỗi đau trước một thành quả đang bị một nhóm người lũng đoạn, của một lòng tin đang bị mai một. Với cách quan niệm về chiến tranh và con người như vậy, ta hiểu vì sao cho đến những năm tuổi đã cao, Xuân Thiều vẫn có được những truyện hay, giàu chất nhân văn. Đổi mới, với ông, không đột biến, mạnh mẽ nhưng cũng đã thể hiện được sự tìm tòi quyết liệt. Cái hấp dẫn trong những truyện ngắn đó chính là cái nhìn sâu sắc, đa diện về tính người, tình đời. Tính tư tưởng, tính luận đề nhiều khi thể hiện ngay ở cách đặt vấn đề, ở ngôn ngữ người kể chuyện. Chất trữ tình in đậm trong nhiều trang văn xuôi trong các truyện ngắn như Thành phố thấp thoáng, Đất, Gió từ miền cát thực sự đã phát huy được thế mạnh khi ông đi sâu vào thể hiện tâm lý nhân vật cũng như miêu tả thiên nhiên qua điểm nhìn của chủ thể hay nhân vật. Trong một buổi tọa đàm với cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, ông đã tâm sự: "Sự kiện Mậu Thân - 1968 lấn cấn trong tôi đã hàng chục năm nay bởi vì theo tôi đó là một điểm nóng trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ. Địch cực kì tàn bạo và có những lúc tình thế đã đẩy chúng ta vào những trạng thái bắt buộc". Tư Thiên - tên gọi cho bộ tiểu thuyết hai tập mà tập một có tên là Huế mùa mai đỏ - "không chỉ là vấn đề của sử thi mà còn là vấn đề của nhân vật với những trạng thái tâm lí khác nhau" (3) . Với ý đồ dựng lại qui mô, tầm vóc của cuộc tiến công của quân giải phóng vào thành phố Huế mùa xuân Mậu Thân, Xuân Thiều đã tái hiện được cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt với những hy sinh mất mát to lớn của bộ đội nói riêng và của nhân dân ta nói chung. Trong cuộc chiến đấu đó, phẩm chất anh dũng, giàu đức hy sinh là minh chứng cho lòng yêu nước, yêu cách mạng của quân và dân thành phố Huế. Các nhân vật như Tư Thiên, Lưu Dương, Đặng Thà, Vũ Lẫm, Quốc, Dũng, Vinh mỗi người bộc lộ mình một cách khác nhau làm nên vẻ đẹp và tài năng của các thế hệ người lính. Đặt trong mối quan hệ với những người dân như ông Tân, bà Đào, chị Sen, chị Uyển, Thực, Mai, Huệ những nhân vật người lính đó càng trở nên chân thật vì những phần chưa hoàn thiện của mình. Cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo và chi phối toàn bộ tác phẩm. Để có được chiến thắng, từ người chỉ huy đến mỗi người lính đều không từ một sự hy sinh gian khổ nào. Đương nhiên cái giá để làm nên chiến thắng đó là không nhỏ mà gia đình Tư Thiên là một trường hợp cụ thể. Đất nước chia đôi, gia đình ông cũng xẻ nửa. Cuộc đoàn tụ tưởng trong tầm tay sau hơn mười năm chờ đợi đã không bao giờ còn xảy ra vì hai phần ba số thành viên trong gia đình đã ngã xuống. Tư Thiên, người anh hùng chiến trận mà tên ông đã trở thành nỗi kinh sợ với bọn địch, một người cầm quân chuẩn mực, đã phải cùng một lúc nhận tin vợ và con trai chết, người đồng đội cấp dưới, nguồn nhân lực của trung đoàn cũng là người yêu của đứa con gái lận đận, hy sinh. Tính cách của nhân vật Tư Thiên vốn được định hình bằng năng lực chỉ huy, bằng cá tính quyết đoán trong cung cách làm việc nhưng chính cách hành xử có phần hẹp hòi đối với bà Đào đã thu hẹp khoảng cách sử thi giữa ông và người đọc. Dường như hoàn cảnh và môi trường chiến tranh với một khoảng thời gian hạn hẹp không có điều kiện cho nhân vật phân thân để cho các tính cách bộc lộ nên các nhân vật Hoạt, Chiến, Dũng hành động theo tính cách, theo sự nhận thức từ đầu. Dĩ nhiên đây là tiểu thuyết sử thi do đó số phận cá nhân gắn với số phận cộng đồng và tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động nhiều hơn là từ sự phân tích tâm lí. Với sự dàn dựng một cách công phu và không né tránh những tổn thất hy sinh như ông đã từng nói là "ta ở vào tình thế bắt buộc" Xuân Thiều cũng không ngần ngại khi đưa các ý kiến khác nhau về việc có cần thiết phải trụ lại ở Huế hay chỉ cần trụ đánh ở đồng bằng. Với 23 ngày đêm chiến đấu và trụ lại nơi kinh thành Huế, vào thời điểm ấy, quân giải phóng đã làm nên một kì tích chiến tranh. Lịch sử Mậu Thân rồi đây sẽ được đời sau biết đến qua chính sử nhưng với những bộ tiểu thuyết như Đất trắng, Ngày rất dài, Tư Thiên, rồi Rừng thiêng nước trong và một số tiểu thuyết khác hậu thế sẽ có một hình dung cụ thể hơn về những hy sinh to lớn của nhân dân trong quá trình gìn giữ nền độc lập của mình. Dĩ nhiên từ mong muốn chủ quan đến thực tế bao giờ cũng có một khoảng cách và Xuân Thiều không phải là trường hợp ngoại lệ. Xuân Thiều trăn trở trong ý thức về nghề nghiệp khi đất nước chuyển sang một thời kỳ mới và điều đó đã đưa lại sự khởi sắc rất đáng quý cho ngòi bút của ông trong ngót vài chục năm trở lại đây. Tuy nhiên, tôi nghĩ, với truyện ngắn, giá như ông có thể cô đọng, hàm súc hơn thì truyện sẽ chặt chẽ và có sức nặng đối với người đọc hơn nữa. Sự cẩn thận, rào đón trong biện giải vấn đề nhiều khi đã làm cho truyện trở nên rườm lời. Truyện của ông thường ít có kết cấu mở. Ngay đối với tiểu thuyết Tư Thiên thì người đọc vẫn có cảm giác ông còn bị lúng túng trong việc xử lí vấn đề, tư liệu, chưa vượt ra được lối viết "truyền thống" nên tư tưởng nghệ thuật của tác giả thể hiện chưa thật sâu. 4. Xuân Thiều hiện diện trong làng văn không chỉ bằng truyện ngắn, tiểu thuyết mà còn bằng truyện dài (Mặt trận kêu gọi, Khúc hát mở đầu), bút ký, ký sự (Chiến đấu trên mặt đường, Đi xa), bằng thơ (Tre xanh, Và nỗi nhớ) và cả tiểu luận phê bình (Tiếng nói cảm xúc). Người đọc còn biết đến ông với tư cách một người viết nhiều câu đối hay dưới bút danh Tú Hói. Ông đã từng làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, Phó Trưởng Ban sáng tác Hội Nhà văn, là người đã nhận nhiều giải thưởng cao quý về văn chương. Nhưng đóng góp lớn nhất trong cuộc đời lao động sáng tạo của ông là truyện ngắn và tiểu thuyết. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Hồ Phương, những nhà văn quân đội có cùng năm sinh, cũng là những nhà văn đã góp phần không nhỏ vào việc làm nên diện mạo văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ quân đội một thời, sáng tác của Xuân Thiều đã có những đóng góp đích thực cho văn xuôi viết về chiến tranh trong thời kỳ đổi mới. Lặng lẽ, khiêm nhường, Xuân Thiều như quên tuổi tác, vẫn bền bỉ trong ý thức lao động sáng tạo. Thật tiếc là vài năm trở lại đây vì lý do sức khỏe, ông đã phải buông lơi ngọn bút khi mà ông còn mong được làm việc. Giờ thì Xuân Thiều đã đi xa nhưng những trang văn của ông vẫn nhắc chúng ta nhớ về ông, một nhà văn gắn bó số phận văn chương của mình cùng cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc. . m vang của Xuân Thiều sau chiến tranh 1. Xuân Thiều tham gia cách m ng từ khá s m, ngay từ khi Cách m ng tháng T m thành công. M ời bảy tuổi ông gia nhập quân đội. Dải đất miền Trung. l m nên m t gương m t Xuân Thiều m i m đó đều lấy bối cảnh từ miền đất này. Là nhà văn m c áo lính, từ khi m i c m bút, ông đã chỉ viết về người lính và coi "viết về chiến tranh, cách m ng. chức" của m nh. Sau chiến tranh, những n m đã có m t độ lùi nhất định để nhìn lại, ông t m sự: "Viết về chiến tranh lúc này không chỉ là để cổ vũ, động viên m nh m kh m phá hiện thực chiến

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan