phân tích mâu thuẫn và đặc điểm của thế giới sau chiến tranh lạnh cung cấp những kiến thức khách quan về xu thế tình hình thế giới đã và đang diễn ra sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. tài liệu được tham khảo từ các nguồn sách tin cậy có giá trị khoa học cao để phục vụ cho công tác dạy và học
Trang 1Ch ủ đề: đề: : Phân tích những mâu thuẫn và đặc điểm chủ yếu của quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh lạnh
Trang 2B C C: Ố CỤC: ỤC:
I Những vấn đề nổi bật của thế giới Sau Chiến tranh lạnh
II Những mâu thuẫn và đặc điểm chủ yếu của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
III Kết luận
Trang 3Nhóm 01
1 Alăng Vuông
2 Nguyễn Anh Tuấn
3 Trần Văn Truyền
4 Phan Thị Như Quỳnh
5 Rơ lang’h H’lơn
6 Trần Lê Minh Hiền
7 Phạm Thị Thùy Dương
Trang 4I Những vấn đề nổi bật của thế giới sau Chiến tranh lạnh
Sau Chiến tranh lạnh, cùng với sự sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu Chấm dứt sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực Ianta Mỹ trở thành siêu cường siêu cường duy nhất về kinh tế và quân sự, Mỹ có điều kiện
để theo đuổi chiến lược toàn cầu phản cách mạng một cách ráo riết
Trang 5I Những vấn đề nổi bật của thế giới sau Chiến tranh
lạnh
Tuy nhiên, Mỹ cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ trước sự cạnh tranh ngày càng lớn của các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Tây Âu Đồng thời, Mỹ cùng với các cường quốc phương Tây cũng đang đứng trước áp lực của các cuộc đấu tranh ngày càng sâu rộng để bảo vệ độc lập, chủ quyền của các nước đang phát triển.
Trang 6Nguồn: cold-war-is-coming-to-an-end
Trang 7http://www.history.com/this-day-in-history/bush-and-gorbachev-suggest-I Những vấn đề nổi bật của thế giới sau Chiến tranh
lạnh
Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, hòa bình thế giới được giữ vững Nhưng các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, các hoạt động can thiệp, lật đổ, chủ nghĩa khủng bố lại xảy ra ở nhiều nơi Các cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng đơn cực và đa cực trong quan hệ quốc tế không ngừng gia tăng Thêm với đó là sự tranh chấp nguồn dầu mỏ trong kỉ nguyên toàn cầu hóa ngày càng quyết liệt đã tác động mạnh mẽ đến đời sống quốc tế.
Trang 8I Những vấn đề nổi bật của thế giới sau Chiến tranh
lạnh
Cách mạng khoa học và công nghệ, với nội dung cơ bản là cách mạng về công nghệ và thông tin, sinh học, năng lượng… phát triển với trình độ cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa kinh tế và đời sống xã hội Đồng thời, Hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Trang 9I Những vấn đề nổi bật của thế giới sau Chiến tranh
lạnh
Cộng đồng quốc tế hiện nay đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách như khủng bố quốc tế, bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, xóa đói giảm nghèo …Điều đó đòi hỏi
sự hợp tác đa phương, sự phối hợp giữa các quốc gia.
Trang 10I Những vấn đề nổi bật của thế giới sau Chiến tranh
Trang 11I Những vấn đề nổi bật của thế giới sau Chiến tranh
lạnh
Với xu thế phát triển của thế giới từ cuối thế kỉ XX – đầu thế
kỉ XXI, ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.
Trang 12II Những mâu thuẫn và đặc điểm chủ yếu của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
1 Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
Sau chiến tranh lạnh kết thúc, so sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chổ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hướng
có lợi cho Mỹ và phương Tây
Trang 13II Những mâu thuẫn và đặc điểm chủ yếu của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
1 Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hòa bình,
ổn định Từ sự đối đầu Đông – Tây từng chi phối đời sống quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh, nay đã chuyển hóa dưới hình thức khác, bên cạnh nổi lên những mâu thuẫn mới , sự vận động của mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan
hệ quốc tế thế giới sau Chiến tranh lạnh
Trang 14II Những mâu thuẫn và đặc điểm chủ yếu của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
1 Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hòa bình,
ổn định Từ sự đối đầu Đông – Tây từng chi phối đời sống quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh, nay đã chuyển hóa dưới hình thức khác, bên cạnh nổi lên những mâu thuẫn mới , sự vận động của mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan
hệ quốc tế thế giới sau Chiến tranh lạnh
Trang 15II Những mâu thuẫn và đặc điểm chủ yếu của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
1 Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hòa bình,
ổn định Từ sự đối đầu Đông – Tây từng chi phối đời sống quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh, nay đã chuyển hóa dưới hình thức khác, bên cạnh nổi lên những mâu thuẫn mới , sự vận động của mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan
hệ quốc tế thế giới sau Chiến tranh lạnh
Trang 16- Thứ nhất, mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập trật tự thế giới
mới
Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá
trình hình thành Mâu thuẫn này diễn ra khá phức tạp xung quanh hai xu hướng: đơn cực (của Mỹ) và đa cực (của các cường quốc khác) Hiện nay, Mỹ đang ra sức thực hiện tham vọng của mình Thể hiện rõ nét nhất là theo đuổi chính sách cường quyền trong quan hệ quốc tế: phớt lờ vai trò của Liên Hợp Quốc, cùng với NATO tấn công Kosovo (1999); gây chiến tranh Afghanistan (2001); thực hiện chính sách đơn phương, vi phạm các nguyên tắc của pháp luật quốc tế,…
Trang 17Trong bối cảnh đó, sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 là một đòn choáng váng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơn cực của Mỹ Sau khi mất ngọn cờ “chống Cộng” để tập hợp lực lượng trong Chiến tranh lạnh, dưới tác động của sự kiện nước Mỹ bị tấn công, Mỹ đưa ra chiêu bài thành lập “liên minh chống khủng bố quốc tế” để tập hợp lực lượng nhằm tạo điều kiện cho việc hình thành một trật tự mới do Mỹ chi phối
Tuy nhiên, tham vọng của Mỹ vấp phải sự chống đối không chỉ của các nước lớn Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu…mà còn các quốc gia khác trên thế giới Vì vậy, đây được coi là mâu thuẫn cơ bản củ a quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh.
Trang 18Người Kurd là dân tộc sống kiểu bộ lạc ở vùng núi Tây Nam Á Cuộc đấu tranh giành độc lập của họ đã dẫn tới các cuộc xung đột ác liệt Người kurd tị nạn chạy trốn sự truy bức của saddam Hussein tại Iraq năm 1991 đã bị ngăn không cho vào miền Đông Thỗ Nhĩ Kỳ
Nguồn: Bách khoa thư Lịch sử
kingfisher; tr.461
Trang 19Bosnia tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư năm 1992, trái với nguyện vọng của người Serbia sở tại, nên một cuộc nội chiến đẫm máu đã bùng phát giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo ở nước này.
Nguồn: Bách khoa thư Lịch sử kingfisher
Trang 20Sau cái chết của nhà lãnh đạo kiệt xuất Josip Broz Tito và sự tan rã của Liên Xô, Nam Tư càng trở nên rối loạn Ảnh một người phụ nữ Bosnia đang cố gắng chạy thật nhanh khỏi khu vực của lính bắn tỉa trong cuộc chiến tranh Bosnia 1992-1995.
Trang 21- Thứ hai, Mâu thuẫn về lợi ích dân tộc Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu của
các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế hiện nay Tất cả các nước đều tìm mọi cách củng cố và tang cường vị thế độc lập, tự chủ của mình Vì vậy, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều thể hiện quan điểm, thái độ riêng của mình đối với vấn đề khu vực và quốc tế chẵng hạn như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, vấn đề Đài Loan, Vấn đề khủng bố…
- Khác với thời kì Chiến tranh lạnh, lợi ích dân tộc thường gắn với lợi ích phe, hệ thống của mình Ngày nay, lợi ích dân tộc được coi là tiêu chí số một khi cân nhắc giải quyết hoặc thể hiện quan điểm trong các vấn đề có liên quan
Trang 23Chủ nghĩa khủng bố đang trở nên ám ảnh với hòa bình và an ninh thế giới
Trang 24Dưới chế độ Apartheid, nhiều người dân da đen ở Nam Phi bị buộc phải rời khỏi thành phố và sống trong các khu nhà ổ chuột tồi tàn ở ngoại ô
Trang 25- Thứ tư, mâu thuẫn về hệ tư tưởng Mặc dù, Chiến tranh lạnh đã kết thúc, trật
tự hai cực Yalta đã sụp đổ, nhưng mâu thuẫn về ý thức hệ vẫn còn tồn tại
Điều đó, được thể hiện rõ nét trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bao vây,
cấm vận, trừng phạt kinh tế, đe dọa quân sự, sữ dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền,… của Mỹ và phương Tây nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại Tuy nhiên, sự tồn tại của mâu thuẫn ý thức hệ này không thể cản trở qua trình hợp tác kinh tế và hợp tác trên lĩnh vực trong bối cảnh toàn cầu hóa trong giữa các nước có chế độ chính trị - kinh tế khác nhau
Trang 26- Thứ năm, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển tiếp tục diễn ra gay gắt do khoảng cách giữa các nước giàu nghèo ngày càng lớn.
+ Về kinh tế: Đa số các nước đang phát triển là những nước nghèo, kinh tế lạc hậu
bị lệ thuộc nặng nề vào các nước phát triển
Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tổng thu nhập kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI vào khoảng 25.000 tỷ USD, trong đó các nước phát triển Mỹ, EU và Nhật Bản chiếm 88%, còn trên 100 nức đang phát triển chỉ chiếm 12% phần còn lại Một số liệu khác cũng cho thấy, về dân số, các nước đang phát triển chiếm 80% thế giới nhưng GDP chỉ khoảng 14% của thế giới; 49 nước kém phát triển dân số chiếm 10% thế giới nhưng thu nhập chỉ chiếm 1% của thế giới.
Trang 27+ Về chính trị, mặc dù là lực lượng to lớn và quan trọng trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện các mục tiêu của thời đại, nhưng nhiều nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng bất ổn về chính trị - xã hội, đặc biệt là xung đột dân tộc, tôn giáo Điều đó, có nguyên nhân từ sự can thiệp của chủ nghĩa
đế quốc, từ hậu quả nặng nề của chủ nghĩa thực dân trước đây, từ trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém
+ Về văn hóa – xã hội, phần lớn các nước đang phát triển vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, trình độ dân trí thấp…
Trang 28Tóm lại, sau Chiến tranh lạnh, mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn tồn tại, nhưng sự vẫn động của nó có những biểu hiện mới, không giống như thời kì Chiến tranh lạnh Điều đó, tác động quyết định đến chiều hướng phát triển cảu quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
Trang 292 Những đặc điểm chủ yếu của trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới hình thành một trật tự thế giới mới mà các nhà nghiên cứu gọi đó là trạng thái “nhất siêu nhiều cường” Trong đó, Mĩ là siêu cường duy nhất, mạnh nhất so với phần còn lại của thế giới Tuy nhiên, ảnh hưởng của Mỹ bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi sự vươn lên của các cường quốc khác như Nhật Bản, Nga, Tây Âu, Trung Quốc, Do vậy, xu thế phát triển của trật tự thế giới mới trong tương lai là tiến tới một hệ thống đa cực, trong đó các quốc gia muốn phát triển đất nước phải quan hệ với các quốc gia khác Đặc điểm chủ yếu của các nước trong quan hệ quốc tế thời kì này là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau song lại tránh đối đầu, xung đột và chiến tranh.
Trang 30- Xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế là xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau Hầu hết các quốc gia đều muốn duy trì một môi trường quốc tế hòa bình, hợp tác và phát triển Tuy vậy, trong những năm cuối của thế kỉ XX, ở một số khu vực vẫn diễn ra những cuộc xung đột vũ trang cục bộ và bất ổn.
- Kinh tế là mục tiêu phát triển hàng đầu của các quốc gia, sức mạnh kinh tế đóng vai trò chủ đạo của sức mạnh quốc gia, các nước đều ra sức tận dụng sức mạnh bên trong cũng như sức mạnh bên ngoài để phát triển kinh tế Sức mạnh kinh tế trở thành thước đo cho vị thế của các quốc gia
Trang 31- Vai trò của Liên Hiệp Quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an ninh trên thế giới Năm nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an tiến hành thương lượng và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới.
- Các quốc gia đều điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại phù hợp với tình hình mới của thế giới Linh hoạt và năng động thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia hiệu quả nhất.
- Xu thế liên kết khu vực đi đôi với xu thế toàn cầu hóa phát triển nhanh, nhiều tổ chức khu vực ra đời như: Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Toàn cầu hóa dần trở thành xu thế chung, đem lại những thời cơ song cũng nhiều thách thức cho các nước, nhất là các nước đang phát triển.
Trang 32III Kết luận
- Nhìn chung, sau chiến tranh lạnh, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn tồn tại, nhưng sự vận động của nó có những biểu hiện mới, không giống như thời kì chiến tranh lạnh Đó là xuất hiện những xu thế mới: sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế
Trang 33Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu
trong đọ sức giữa các cường quốc ; Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được củng cố Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan
hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài; Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế Những xu thế trên tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên những động lực cộng hưởng làm thay đổi sâu sắc nền kinh tế và diện mạo của quan hệ quốc
tế sau chiến tranh lạnh.
Điều đó, tác động quyết định đến chiều hướng phát triển của quan hệ quốc tế Đặt ra cho mỗi quốc phải có nhận thức đúng và kịp thời để hoạch định một chính sách phù hợp với trào lưu chung của thế giới, đông thời phải nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Trang 34- Qua đó ta có thể thấy, các nước lớn đã đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh, chấm dứt chạy đua vũ trang, mở ra thời kỳ hòa hoãn, giảm các kho vũ khí, đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua kinh tế Cuộc đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế sẽ là hình thức đấu tranh chủ yếu trên thế giới với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang làm thay đổi rất to lớn hàng năm nền kinh tế thế giới Các dân tộc chậm phát triển trên thế giới sẽ đứng trước những thời cơ cũng như những thách thức rất lớn Hoặc là các nước này có thể bỏ qua giai đoạn công nghiệp hóa để đi thẳng vào thời đại công nghệ, thông tin (cách mạng 4.0) và đưa nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng trong 20 năm hoặc các nước này lỡ cơ hội và sẽ bị tụt hậu rất xa Nước ta cũng nằm trong tình hình đó
Trang 35CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE !