Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Sự hình thành trật tự thế giới hai cực sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức Liên hợp Quốc , tình trạn
Trang 1CHƯƠNG IV:
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
BÀI 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1 TIẾT)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Sự hình thành trật tự thế giới hai cực sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức Liên hợp Quốc , tình trạng chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai phe
- Tình hình thế giới từ sau chiến tranh lạnh Những hiện tượng mới
và các xu thế phát triển hiện nay của thế giới
2 Về tư tưởng :
Qua những kiến thức lịch sử trong bài, giúp học sinh thấy được một cách khái quát toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu: hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển
3 Về kĩ năng:
Trang 2Giúp học sinh có thói quen quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện phương pháp tư duy khái quát và phân tích
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ thế giới:
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 On định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ
Đặc điểm nổi bật của các nước Tây Au sau chiến tranh thế giới thứ hai? 3.Dạy và học bài mới:
a.Giới thiệu bài mới:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã xác lập “trật
tự hai cực I-an-ta” Vậy “trật tự hai cực I-an-ta” là như thế nào? Hôm nay các em sẽ tìm hiểu trong chương IV mối quan hệ giữa các quốc gia, nhất
là các cường quốc trên phạm vi toàn cầu
b.Bài mới:
Hoạt động dạy và học Ghi bảng
-Học sinh đọc SGK mục I
-GV hướng dẫn HS xem H22
Hội nghị đã thông qua quyết định gì
?
I Sự hình thành trật tự thế giới mới:
Hội nghị I-an-ta diễn ra từ
Trang 34 HS: Quyết định quan trọng về việc
phân chia khu vực ảnh hưởng giữa
Mĩ và Liên Xô
-Học sinh đọc đoạn chữ nhỏ SGK/45
-Gv: Dùng bản đồ thế giới xác định
vị trí các nước có đề cập Đồng thời
chốt ý ngắn gọn nội dung
Với những thoả thuận quy định trên
dẫn tới hệ quả như thế nào?
-HS: Trật tự thế giới mới hình thành
-GV giải thích khái niệm “ trật tự hai
cực I-an-ta”
-Gv chuyển ý
-GV: Ngoài quy định về việc phân
chia khu vực ảnh hưởng giữa Mĩ và
Liên Xô, hội nghị I-an-ta còn có
quyết định quan trọng nào nữa?(HS
thảo luận)
-HS:Thành lập một tổ chức quốc tế
11/2/1945 đã thông qua các quyết định về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ Trật tự hai cực I-an-ta hình thành
II Sự thành lập Liên Hợp
Quốc:
Nhiệm vụ:
Duy trì hoà bình và an ninh thế
Trang 4mới là Liên Hợp Quốc
-Gv: Nhiệm vụ của tổ chức này là gì?
-HS: Duy trì hoà bình và an ninh thế
giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng
độc lập chủ quyền giữa các dân tộc,
thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh
tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo…
-HS xem H23
-GV đọc tài liệu tham khảo SGV T53
về Hiến chương Liên Hợp Quốc,
mục đích, nguyên tắc hoạt động của
Liên Hợp Quốc
-GV: Sau khi thành lập, Liên Hợp
Quốc đã có vai trò như thế nào?
-HS: Trả lời theo SGK
-GV liên hệ nước ta tham gia Liên
Hợp Quốc từ tháng 9.1977
Các tổ chức của Liên HỢp Quốc có
mặt tại Việt Nam là những tổ chức
giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền giữa các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo…
Vai trò:
Có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước Á, Phi, MỹLa tinh
Trang 5nào? Hãy nêu nhưng việc làm của
Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt
Nam ?
-HS: tự trả lời
-GV chốt ý
-Chuyển ý
-GV: Sau chiến tranh thế giới thứ hai
Mĩ và Liên Xô không còn là liên
minh chống phát xít nữa mà chuyển
sang đối đầu Dó là tình trạng chiến
tranh lạnh kéo dài giữa hai pghe tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
-GV giải thích chiến tranh lạnh
-Học sinh đọc sgk Mỹ đã làm gì?
Liên Xô đối phó như thế nào?
-Hãy nêu hậu quả của chiến tranh
lạnh?
-HS: SGK
-Giáo viên cho học sinh xem 1 số
hình ảnh về hậu quả của chiến tranh
III.“Chiến tranh lạnh”
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô và Mỹ chuyển sang đối đầu chiến tranh lạnh giữa 2 phe TBCN &XHCN
Những biểu hiện của chiến tranh lạnh: Chạy đua vũ trang, lập liên minh quân sự và căn
cứ quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược …
Hậu quả: Làm hao tổn sức người sức của thế giới căng thẳng, nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ
Trang 6lạnh( đói nghèo, dịch bệnh, thiên
tai… ở các nước Á Phi)
-Chuyển ý
-GV:Sau 4 thập niên chạy đua vũ
trang tốn kém đến tháng 12 /1989
tổng thống Mỹ Busơ(Cha) và tổng bí
thư Đảng Cộng Sản Liên Xô
Goóc-Ba-Chốp cùng tuyên bố chấm dứt
chiến tranh lạnh.Từ đó,tình hình thế
giới có nhiều chuyển biến và diễn ra
theo nhiều xu hướng Đó là những xu
hướng nào?( Thảo luận)
-HS:Rút ra 4 xu hướng(Chữ in
nghiêng)
-GV:Minh hoạ dẫn chứng 4 xu
hướng bằng những thông tin, sự kiện
khai thác từ báo chí, đài truyền hình
-GV rút ra xu thế chung ngày nay là
hoà bình ổn định và hợp tác phát
triển kinh tế
IV.Thế giới sau “chiến tranh lạnh”
Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế
Trực tự 2 cực I-an-ta tan rã, tiến tới xác lập trực tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm
Các nước sau chiến tranh lạnh
ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng
Trang 7-GV giải thích:Tại sao đây vừa là
thời cơ vừa là thách thức đối với dân
tộc Việt Nam?
Gv sơ kết bài học
điểm
Từ đầu những năm 90 của thế
kỉ 20 nhiều khu vực xảy ra xung đột hoặc nội chiến kéo dài
Xu thế chung của thế giới:Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế
4.Củng cố:
HS nêu những điểm chính về “ chiến tranh lạnh”, và nêu 4 xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh
5.Dặn dò:
Học bài, làm bài tập thực hành, tập trả lời câu hỏi SGK
Chuẩn bị bài 12, sưu tầm tư liệu và tranh ảnh cho bài tiếp theo