Chiến lược toàn cầu của Mỹ là sự vận dụng nội dung của các học thuyết địa-chính trị, đó là: lợi ích an ninh quốc gia không tách rời khỏi các hoạt động chính trị và trong mỗi một thời kỳ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGÔ MINH OANH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thế giới đang có nhiều diễn biến sâu sắc và phức tạp như hiện nay, nghiên cứu cục diện chính trị quốc tế không thể không nghiên cứu địa-chính trị, nghĩa là nghiên cứu sự biến đổi chính trị trong những quy mô không gian địa lý nhất định với tất cả sự tác động qua lại giữa hai nhân tố đó Cụ thể là việc xác định các nước láng giềng, các khu vực có vị trí trọng yếu với những
ý đồ và chiến lược có thể là đối tác quan hệ hoặc là đối tượng đấu tranh luôn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia sao cho phù hợp với tình hình thế giới và khu vực, để phục vụ kịp thời mục tiêu phát triển đất nước Đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh, địa-chính trị đã được sử dụng phổ biến hơn để phân tích các vấn đề toàn cầu và khu vực
Mỹ là một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế và đang ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối và làm bá chủ thế giới Mỹ cũng là một trong những nước thành công nhất trong việc nghiên cứu và vận dụng khoa học địa-chính trị: bắt nguồn từ nhân tố địa lý để khảo sát, phân tích mối quan hệ chính trị quốc tế, từ đó xác định chiến lược an ninh và phát triển quốc gia Chiến lược toàn cầu của Mỹ là sự vận dụng nội dung của các học thuyết địa-chính trị, đó là: lợi ích
an ninh quốc gia không tách rời khỏi các hoạt động chính trị và trong mỗi một thời kỳ lịch sử, trên bản
đồ chính trị quốc tế thường có một trung tâm chiến lược mà nếu nước nào khống chế được trung tâm
đó thì sẽ chi phối được toàn bộ thế giới Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mục tiêu địa-chính trị của Mỹ chủ yếu nhằm vào đối tượng chiến lược toàn cầu là Liên Xô và châu Âu là “cấu trúc nền” của chính trị quốc tế Châu Âu là nơi giới lãnh đạo của cả Mỹ lẫn Liên Xô coi là có ý nghĩa hàng đầu đến sự sống còn của quốc gia mình Sau Chiến tranh lạnh, thực tế cạnh tranh địa-chính trị giữa các nước lớn cho thấy: đại lục Âu - Á đang trở thành “cấu trúc nền” của chính trị quốc tế đầu thế kỷ XXI Mục tiêu chiến lược đối ngoại của Mỹ là tiếp tục xác lập và duy trì vai trò lãnh đạo đối với thế giới
“Yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” là một vấn đề thời sự, việc tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề này là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc, góp phần phục vụ cho công việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu lịch sử thế giới hiện đại của sinh viên và học sinh
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn đó, chúng tôi thấy rằng vấn đề “yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” là đề tài đầy lý thú và đem lại những kết quả hữu ích Do đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình
2 Lịch sử vấn đề
Trang 4Trong những năm gần đây, khái niệm “địa-chính trị” thường được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế Đó là vì quá trình nghiên cứu về chính trị thế giới hiện nay vẫn dựa trên việc phân tích tình hình ở các khu vực, các quốc gia Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất Để bảo vệ địa vị bá chủ của mình, Mỹ muốn xây dựng trật tự thế giới đơn cực dưới sự chỉ đạo của Mỹ bằng cách bảo vệ cho được vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị ở lục địa Âu - Á
Vì vậy, “yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước với nhiều góc độ, phạm vi phân tích và đánh giá khác nhau
Năm 1993, John Rennie Short có công trình nghiên cứu “An Introduction to Political Geography” mang tính lý luận về địa-chính trị của trật tự thế giới, địa-chính trị của nhà nước, địa-chính trị của sự tham dự Tác giả phân tích trật tự thế giới được hình thành từ sự phát triển không đều trong vòng xoáy tư bản chủ nghĩa, thể hiện ở trật tự Bắc - Nam: giữa những nước giàu và nước nghèo, cuộc đối đầu Đông - Tây: giữa hai khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) và tư bản chủ nghĩa (TBCN), sự phát triển và tiêu vong của Liên bang Xô viết, sự nổi lên của những trung tâm quyền lực mới tạo nên một thế giới đa cực Trong chương địa-chính trị của nhà nước, nội dung đáng chú ý là mối liên hệ giữa nhà nước và trật tự thế giới, phạm vi của mỗi quốc gia, tình trạng căng thẳng giữa các quốc gia - dân tộc hàm chứa quan điểm của mỗi quốc gia dân tộc và nhà nước được nghiên cứu với tư cách là thực thể trong không gian Yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ được tác giả đề cập nhằm minh họa cho những lý luận, chưa phải là một hệ thống nghiên cứu toàn diện, chuyên biệt
Năm 2000, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp có bài “Khái quát lịch sử phát triển tư tưởng địa-chính trị thế giới” đăng trên tạp chí Khoa học Chính trị Bài viết định nghĩa “địa-chính trị là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố địa lý và chính trị” [47, tr.13] Tư tưởng về địa-chính trị đã có từ rất lâu đời, ngay khi có sự xuất hiện các nhà nước quốc gia-dân tộc, nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XIX, địa-chính trị mới trở thành một khoa học độc lập Các tác giả đã chia quá trình phát triển tư tưởng địa-chính trị thành các giai đoạn chủ yếu sau: giai đoạn từ thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới thứ nhất, giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Bài viết tập trung vào các nhà tư tưởng địa-chính trị nổi tiếng như Alfred Thayer Mahan với luận điểm “việc kiểm soát quyền lực trên biển là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với quyền lực quốc gia, những quốc gia có lối vào trên biển dễ trở thành cường quốc hơn các quốc gia trên bộ”, Halford Mackinder với quan điểm nổi tiếng: “Ai chiếm được vùng Đông Âu thì sẽ chiếm được vùng đất trung tâm (hàm ý nói về nước Nga); ai nắm được vùng đất trung tâm sẽ chỉ huy được hòn đảo của thế giới (đại lục Á - Âu); ai nắm được hòn đảo của thế giới sẽ chi phối được cả thế giới” và Saul Cohen với bản thiết kế về một thế giới được phân chia thành các khu vực địa-chiến lược dưới áp lực của các siêu cường, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng địa-chiến lược của hai lãnh địa đối với Mỹ, đó
Trang 5là: lãnh địa mậu dịch hàng hải hướng ngoại (Tây Âu, châu Phi, các nước châu Mỹ) và lãnh địa lục địa hướng nội (Liên Xô trước đây, Trung Quốc) Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập đến thuyết “Vùng rìa” (Rim Land) của Nicholas John Spykman, thuyết “Sức mạnh trên không” (Air Power) của Alexander Procofieff de Seversky
Năm 1996, NXB Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị
thế kỷ XXI” của Maridon Tuareno do Nguyễn Văn Hiến dịch Bà Maridon Tuareno là một chuyên gia
có uy tín ở Pháp về các vấn đề chiến lược và quan hệ quốc tế, đã từng làm cố vấn về các vấn đề chiến lược và quốc phòng cho thủ tướng Pháp Misen Rôca trong những năm 1988 - 1991 Cuốn sách cho ta một bức tranh sinh động và chi tiết về những thay đổi diễn ra trên thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, và những thay đổi ấy được phân tích rất cặn kẽ trong bối cảnh lịch sử và bối cảnh khu vực của chúng Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một lý thuyết về quan hệ quốc tế hiện đại mà chúng ta không thể đồng tình: theo bà, với sự chấm dứt của “trật tự Yanta”, thế giới sẽ là một thế giới chịu sự chi phối của châu Âu, của sức mạnh và các giá trị của châu Âu
Năm 2004, NXB Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Nước Mỹ nửa thế kỷ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh” của Thomas J McCormich do Thùy Dương dịch Trọng tâm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh là thực hiện kế hoạch bá quyền Mỹ Chiến tranh lạnh là một phần của kế hoạch bá quyền, một phần quan trọng trong kế hoạch
đó là việc ngăn chặn và chế ngự Liên Xô, việc ràng buộc nước Anh vào một “mối quan hệ đặc biệt”, việc kiềm chế Đức và Nhật Bản, cũng như việc kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cách mạng ở Thế giới thứ
ba bằng “củ cà rốt và cây gậy” cũng chỉ là một phần của nhiệm vụ này Mặc dù Chiến tranh lạnh đã kết thúc song Chính phủ Mỹ vẫn tin rằng cấu trúc của chủ nghĩa tư bản toàn cầu đòi hỏi phải có một trung tâm bá quyền để đặt ra và cưỡng chế thi hành các luật lệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản tự do, và chỉ Mỹ mới có sức mạnh để đóng vai trò đó
“Bàn cờ lớn” là tác phẩm tiêu biểu của Zbigniew Brzezinski về địa-chính trị thế giới, mô tả và
lý giải chiến lược toàn cầu của nước Mỹ trong thế kỷ XXI dưới lăng kính lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu cường của quốc gia này Theo Brzezinski, trên “bàn cờ lớn” đó, lục địa Âu - Á là nơi
sẽ diễn ra những tranh chấp chủ yếu và chính tại nơi đó, Mỹ sẽ khẳng định được vị trí lãnh đạo thế giới của mình Vì vậy, đảm bảo vị trí lãnh đạo của Mỹ trong NATO, mở rộng tổ chức này về địa lý và phạm vi tác chiến, duy trì sự hiện diện quân sự và ảnh hưởng tuyệt đối của Mỹ tại các khu vực then chốt như Trung Đông, Viễn Đông (Nhật Bản và Hàn Quốc), tăng cường xâm nhập những địa bàn chiến lược then chốt (Trung Á, Đông Nam Á) sẽ là những bước đi mang tính “chiến thuật” nhằm đảm bảo không một đối tượng nào có thể nổi lên tranh giành quyền lãnh đạo thế giới của Mỹ Tuy nhiên, trong cuốn sách này, Brzezinski đã đánh giá chưa đúng vai trò của Trung Quốc, tuyệt đối hóa vai trò của Mỹ trong trật tự thế giới ngày nay Brzezinski đã gọi tên bàn cờ lớn là “bàn cờ Âu - Á” để giới hạn không
Trang 6gian mô tả của mình Sự quá chú trọng đến khu vực Âu - Á đã khiến cho quan điểm về thế giới mới của Brzezinski thiếu đi tính toàn diện, dù không hẳn là phiến diện Cho dù vai trò của lục địa Âu - Á trong việc hình thành trật tự thế giới có lớn đến mức nào thì cũng không thể xem nhẹ các khu vực khác (châu Phi, châu Mỹ)
Năm 2003, Viện Thông tin Khoa học xã hội xuất bản công trình nghiên cứu “Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế” Trong công trình, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về khủng bố: “Khủng bố là những hành vi bạo lực không tuyên bố nhằm vào những mục tiêu không được trang bị các phương tiện quân sự hoặc không được báo trước để tự bảo vệ mình, nhằm mục đích gây sức ép đối với nhà cầm quyền về mặt chính trị” [80, tr.24], đồng thời phân tích nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố nằm ở mối quan hệ giữa nhà nước với dân chúng, giữa những người cai trị với người
bị cai trị, giữa khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi, vì vậy xây dựng tốt các mối quan hệ này sẽ có
cơ hội loại trừ được chủ nghĩa khủng bố “Vụ chấn thương ngày 11/9 đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc tái cơ cấu về mặt địa-chính trị và thể chế”, cụ thể là Mỹ cần “tập hợp rộng rãi các quốc gia thành một mặt trận hợp tác linh hoạt chống khủng bố; trợ giúp về mặt kinh tế, chính trị, quân sự để ổn định khu vực cho vùng Trung Đông, Trung Á, thậm chí cho cả Đông Nam Á; khuyến khích dân chủ hóa đối với các chế độ bị nhiều nước phản đối đồng thời với cả những nước phương Tây ủng hộ họ; cuối cùng cần hợp nhất dân nhập cư đến phương Tây đang ngày càng gia tăng do logic toàn cầu hóa” [80, tr.154-
155] Thông qua cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ đã củng cố được vị trí địa-chính trị của mình
Năm 2003, Nguyễn Đình Luân có bài nghiên cứu “Tìm hiểu logic địa-chính trị trong chiến lược
đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh” đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế Bài viết phân tích tầm
quan trọng của địa-chính trị trong ván bài của các nước lớn, làm rõ khái niệm “cấu trúc nền” và các
“cửa ô” của cơ cấu địa-chính trị đầu thế kỷ XXI Quan trọng nhất là Nguyễn Đình Luân đã có những nhận định về các tính toán địa-chính trị của Mỹ, cụ thể như việc Iraq tiến công Kuwait tạo cơ hội cho
Mỹ đóng quân lâu dài ở Trung Đông, quá trình Đông tiến của NATO với mục tiêu vẽ lại bản đồ chính trị ở châu Âu, khủng hoảng Balkan và cuộc chiến Kosovo với ý đồ khống chế bán đảo Balkan,
địa-sự kiện 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố với mục tiêu biến “nguy cơ” thành “thời cơ” tiến quân vào Trung Á, thay đổi bàn cờ chính trị ở Trung Đông, trở lại Đông Nam Á về quân sự Bài viết cũng đề cập đến những tác động và giới hạn chiến lược của Mỹ Giá trị tham khảo của bài viết là rất lớn, tuy nhiên
do số lượng trang của bài nghiên cứu còn hạn chế - chỉ 13 trang nên cần bổ sung những nội dung chi tiết, cụ thể làm sáng tỏ những nhận định trên
Năm 2005, Hồ Châu có bài viết “Chiến lược Á - Âu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh - nhìn từ góc độ địa-chính trị” đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu Như tên của bài viết, nội dung chính được
đề cập ở đây là sự phân tích chính sách của Mỹ đối với lục địa Âu - Á sau hơn 10 năm Chiến tranh lạnh kết thúc dưới góc nhìn địa-chính trị Bài viết nêu rõ: “Điều quan trọng nhất để tìm kiếm vai trò bá
Trang 7chủ thế giới chính là làm sao để khống chế và giữ vai trò chủ đạo trong các công việc tại lục địa Á - Âu” [7, tr.19] Từ đó Mỹ đã hình thành một chiến lược quan trọng khác là ngăn chặn bất kỳ nước lớn hoặc một liên minh nào khác ở châu Âu có khả năng vươn lên loại bỏ hoặc đe dọa gạt Mỹ ra khỏi lục địa Âu - Á Trọng tâm trong hoạt động đối ngoại của Mỹ là khống chế châu Âu đặc biệt là Tây Âu, mở rộng NATO, tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gia tăng ảnh hưởng
ở các khu vực Trung Đông, Trung Á và Nam Á Bài viết chủ yếu đề cập đến các quan hệ Mỹ - Liên minh châu Âu, quan hệ Mỹ - Nhật, quan hệ Mỹ - Ấn Độ; quan hệ Mỹ - Nga chỉ điểm vài nét quanh vấn
đề các nước SNG, khu vực Trung Á, chưa nói đến quan hệ cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số vấn đề khác như vấn đề Kosovo, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên v.v
Năm 2006, John Bellamy Foster có bài nghiên cứu “The New Geopolitics of Empire” đăng trên tạp chí Monthly Review Bài viết phân tích những tư tưởng địa-chính trị của Mackinder, Haushofer, Spykman và ảnh hưởng của nó đến chính sách đối ngoại của các cường quốc Anh, Đức, Mỹ và lịch sử thế giới Cụ thể là địa-chính trị của “hòa bình kiểu Mỹ” là nội dung của yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh và “địa-chính trị mới” giai đoạn sau Chiến tranh lạnh
“đã di chuyển từ vùng đến phạm vi toàn cầu” Mục tiêu địa-chính trị xuyên suốt trong chiến lược toàn cầu của Mỹ là ngăn chặn sự xuất hiện của bất cứ một nước hay liên minh nào chống lại uy quyền tối cao trên phạm vi toàn cầu của Mỹ Foster cũng khẳng định sự thất bại của địa-chính trị đế quốc và trật
tự đơn cực của Mỹ, đồng thời tìm kiếm sự hòa bình ở một thế giới công bằng của chủ nghĩa xã hội
Qua vài nét mang tính tổng quan như trên cho thấy vấn đề “yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” hết sức rộng lớn và phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện
3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian, luận văn nghiên cứu yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh (12/1989) đến nay (5/2008)
- Về không gian nghiên cứu của vấn đề, chủ yếu ở châu Âu, châu Á - những khu vực địa-chính trị trọng tâm của thế giới, châu Phi và châu Mỹ được đề cập ở mức độ hạn chế
- Về nội dung nghiên cứu, bên cạnh những nét khái quát về địa-chính trị và yếu tố địa-chính trị trong lịch sử nước Mỹ giai đoạn trước và trong Chiến tranh lạnh, luận văn chủ yếu trình bày yếu tố địa-chính trị trong chính sách đối ngoại của Mỹ với các khu vực và trong sự tham dự của Mỹ vào các sự kiện và vấn đề tiêu biểu
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng tôi
đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành sau đây:
Trang 8- Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại bức tranh sinh động về sự vận dụng yếu tố “địa-chính trị” trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ ở các khu vực chủ yếu trên thế giới từ sau Chiến tranh lạnh (12/1989) đến nay (5/2008)
- Chúng tôi sử dụng phương pháp logic để lý giải những tính toán địa-chính trị của Mỹ, phát hiện ra mục đích của việc vận dụng yếu tố “địa-chính trị” là nhằm tìm kiếm những nguồn lực kinh tế cho sự sinh tồn và phát triển quốc gia, củng cố và giữ vững địa vị bá quyền của Mỹ
- Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề quốc tế; phương pháp khu vực học nghiên cứu mối quan hệ giữa Mỹ và các khu vực; và sử dụng những kiến thức của địa-văn hóa, địa-kinh tế… nhằm hiểu rõ nguồn gốc của các vấn đề quốc tế có liên quan đến chiến lược toàn cầu của Mỹ
5 Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày một cách tương đối đầy đủ, hệ thống và toàn diện về vấn đề địa chính trị nói chung và yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nói riêng từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, góp phần lấp đầy khoảng trống này trong nghiên cứu lĩnh vực địa chính trị
- Phục dụng bức tranh toàn cảnh về sự vận dụng yếu tố “địa-chính trị” trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ ở các khu vực chủ yếu ở trên thế giới từ sau Chiến tranh lạnh đến nay
- Kết quả nghiên cứu đạt được phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy và những ai quan tâm đến khoa học địa-chính trị, cũng như vận dụng tư tưởng địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về địa-chính trị và yếu tố địa-chính trị trong lịch sử nước Mỹ giai đoạn trước và trong Chiến tranh lạnh
Chương 2: Yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay
Chương 3: Yếu tố địa-chính trị trong sự tham dự của Mỹ vào các sự kiện và vấn đề tiêu biểu
Trang 9Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA-CHÍNH TRỊ VÀ YẾU TỐ ĐỊA-CHÍNH TRỊ TRONG LỊCH SỬ
NƯỚC MỸ GIAI ĐOẠN TRƯỚC VÀ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
1.1 Khái quát về địa-chính trị
1.1.1 Khái niệm
Trong những năm gần đây, khái niệm “địa- chính trị” (geopolitics) thường được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế Thuật ngữ “địa-chính trị” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1899 với tên tuổi của Rudolph Kjellen (1864-1922) - nhà địa lý học Thụy Điển Năm
1905, Kjellen sử dụng thuật ngữ này nhằm biểu thị “khoa học của một quốc gia với tư cách là một vùng trong không gian” Quan niệm này của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng địa-chính trị của Friedrich Ratzel (người Đức) Kjellen quan niệm quốc gia như một cơ thể sống và có một quyết tâm sống mãnh liệt Năm 1917, Kjellen đã nêu lên định nghĩa về địa-chính trị: đó là khoa học coi quốc gia
là một tổ chức về mặt địa lý hay là một hiện tượng trong không gian “Tổ chức” này bị ràng buộc với cuộc đấu tranh không bao giờ kết thúc để có được các nguồn lực cần thiết cho sự sống, trong đó lãnh thổ là cái quan trọng nhất
Mở rộng lãnh thổ vì vậy luôn là mục tiêu của mỗi quốc gia nhằm tìm kiếm nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên cho sự sinh tồn và phát triển quốc gia Hệ thống thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Mỹ vào cuối thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX cũng là nhằm tận dụng nguồn nguyên nhiên liệu, nhân lực, thị trường tiêu thụ của thế giới để đáp ứng nhu cầu phát triển của những nước này Trước thành công của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nửa sau thế kỷ XX, chủ nghĩa thực dân có
sự thay đổi tinh vi về mặt hình thức Các cường quốc tìm cách gây ảnh hưởng về kinh tế, chính trị ở những nước nhỏ yếu hơn nhằm thu hút những nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, chất xám phục vụ cho những mục tiêu tăng trưởng của quốc gia, biến những nước nhỏ thành những công cụ, phương tiện để thực hiện sự bá quyền
Vị trí địa lý là yếu tố trọng yếu của địa-chính trị gồm các khía cạnh chính là vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý giao thông, vị trí địa lý quốc phòng Vị trí địa lý, đặc biệt là vị trí giao thông và vị trí quốc phòng có ý nghĩa xác định tầm quan trọng của một quốc gia trong quan hệ với các nước khác và giữa các nước khác với nhau, đặc biệt là giữa các cường quốc
Trong lịch sử, Thái Lan đã biết tận dụng vị trí địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc Thái Lan nằm giữa các vùng thuộc địa của Anh và Pháp Phía Đông là Đông Dương - thuộc địa của Pháp, phía Tây là Mianma - thuộc địa của Anh Lợi dụng vị trí nước “đệm” và mâu thuẫn giữa hai thế lực Anh và Pháp, Thái Lan đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo (chính sách ngoại giao cây tre), cho tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh, cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là
Trang 10lãnh thổ của Campuchia, Lào, Mã Lai) Kết quả Thái Lan trở thành vùng trung lập, cơ bản giữ được chủ quyền đất nước, không lệ thuộc hẳn vào nước nào
Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước “Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế” nên cạnh tranh địa-chính trị luôn có nội hàm kinh tế xác định như vấn đề năng lượng chẳng hạn, nhưng chính trị có tính độc lập tương đối Chính trị
có quy luật riêng Một nước Nhật Bản mạnh về kinh tế (là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới) nhưng vẫn là “chú lùn về chính trị” Về phương diện kinh tế, cả Trung Quốc và Nga đều thua xa Mỹ nhưng vẫn có vai trò chính trị lớn trên thế giới Chính trị quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và quyền lực được xác định trong mối quan hệ với lợi ích: ai giành được cái gì, được bao nhiêu, khi nào và bằng cách nào [46, tr.25-26]
Trên thực tế, giữa địa lý và chính trị có quan hệ nhân quả; nói cụ thể hơn, địa lý thường ảnh hưởng đến các quyết định chính trị và ngược lại, quyền lực chính trị có ảnh hưởng đến địa lý Việt Nam là một nước nhỏ, giàu tài nguyên lại ở sát nách một nước Trung Quốc khổng lồ nên đã được Trung Quốc đặc biệt quan tâm Trung Quốc đã từng thống trị nước ta đến cả ngàn năm và còn nhiều lần xâm lăng nhưng đã bị quân dân ta đánh bại Sự quan tâm ấy đến nay vẫn tồn tại vì Việt Nam nằm trên trục giao thông của nhiều nước và do đó, chiếm một vị trí đặc biệt về quân sự, chính trị và kinh tế tại Đông Nam Á và, lẽ dĩ nhiên, Việt Nam luôn nằm trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc Trung Quốc có tham vọng trở thành cường quốc thế giới và lãnh đạo khu vực, do đó Trung Quốc tăng cường khống chế biển Đông và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á Đối với Trung Quốc, biển Đông
có tầm quan trọng sống còn: 80% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn hàng hóa thông thương giữa Trung Quốc với châu Âu và Trung Đông đi qua đây
Địa-chính trị chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa chính trị và các nhân tố mang tính chất địa lý, các hình thức tập hợp lực lượng và các chiến lược (quân sự và chính trị) theo một quan điểm mang tính địa lý Ví dụ các nhà địa-chính trị cổ điển như Mahan, Mackinder thường phân biệt cường quốc đại dương như Anh, Mỹ với cường quốc lục địa như Nga, Trung Quốc Từ đó hình thành nên bản đồ địa-chính trị thế giới phục vụ cho chính sách đối ngoại của Anh và Mỹ với những khái niệm “heartland” của Mackinder, “rimland” của Spykman
Tài nguyên địa-chính trị của một nước là sự kết hợp của địa thế, tài nguyên thiên nhiên
và tài nguyên nhân văn của nước đó với những vận hội mà cục diện chính trị và kinh tế quốc tế mở
ra cho nước đó Tài nguyên địa-chính trị của một khu vực là những lợi thế có được do địa lý - cả tự nhiên lẫn nhân văn - của khu vực đó trên bản đồ chính trị quốc tế [38, tr.18] Tài nguyên địa-chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vận mệnh của một nước Người ta thường nghĩ một nước giàu có là nhờ khoáng sản phong phú hoặc dân cư cần cù nhưng trong nhiều trường hợp,
Trang 11chính tài nguyên địa chính trị là yếu tố có tầm quan trọng số một trong việc quyết định sự phồn thịnh của một quốc gia Hai ví dụ tiêu biểu là Hồng Kông và Singapore và một phản ví dụ là Congo (Kinshasa) Congo Kinshasa là nước rất giàu tài nguyên khoáng sản, với trữ lượng kim cương và nhiều loại quặng quý khác đứng hàng đầu thế giới, nhưng cho đến nay vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên địa cầu Trong khi đó thì Hồng Kông và Singapore đều không có chút tài nguyên thiên nhiên gì, ngoài một vị trí trung chuyển rất thuận lợi trên con đường biển nối giữa Ấn
Độ Dương với Thái Bình Dương (Singapore) và một vị trí vừa trung chuyển trên con đường giao thương nói trên vừa là cửa ngõ của thế giới vào Trung Quốc (Hồng Kông)
Đặc điểm địa-chính trị của mỗi quốc gia thay đổi theo trình độ phát triển và bối cảnh chung của khu vực và thế giới Thí dụ, cùng với sức ép của toàn cầu hóa và sự leo thang của khủng bố bạo lực, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trước hết là Mỹ - Trung ở Đông Nam Á đã và đang làm thay đổi sâu sắc môi trường địa - chính trị khu vực này Xét tầm với của các nước lớn hiện nay và trong tương lai gần thì Việt Nam có thể trở nên quan trọng hơn đối với ba nước là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản; trong tầm trung và dài hạn, Việt Nam còn có khả năng nằm trong bàn cờ chiến lược của cả Nga và Ấn Độ Sự cạnh tranh chiến lược trên đang làm tăng vị thế địa-chính trị của Việt Nam Việt Nam có thể trở thành “đầu mối” của các nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế cho khu vực và thế giới với tư cách là “cửa ngõ” ra biển cho vùng Tây Nam của Trung Quốc, Lào, Campuchia và miền Bắc Thái Lan, và “đầu cầu” trên đất liền, trên biển và trên không giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa Âu - Mỹ và các nước trong khu vực [47, tr.67]
Bán kính vùng ảnh hưởng của địa-chính trị có xu hướng mở rộng trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ Với tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong hơn 20 năm qua của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng giờ đây “chiếc chổi” của Trung Quốc đã đủ dài để quét khắp thế giới, mở rộng phạm vi ảnh hưởng địa-chính trị của Trung Quốc và xây dựng được những cơ sở chiến lược cung cấp năng lượng và nguyên vật liệu cho Trung Quốc Chiến lược “Một vòng ba tuyến” thể hiện tầm ảnh hưởng của Trung Quốc “Một vòng” là các nước láng giềng xung quanh, hình thành vành đai gần thông qua hợp tác Trung Quốc - ASEAN, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á, Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên, Nga , tiếp đó là ba trọng điểm phân bố thành “ba tuyến” ở ba châu lục: Nam Mỹ, châu Đại Dương và châu Phi Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc
Từ lý thuyết về địa-chính trị, có thể vận dụng hai khái niệm là “cấu trúc nền” và “cửa ô” để mô
tả trung tâm địa - chính trị và các vị trí chiến lược then chốt, nơi các cường quốc thường cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau để giành được vị thế tối ưu trong việc chi phối khu vực hoặc cả thế giới Hai khái
Trang 12niệm này có mối quan hệ qua lại với nhau Nhìn vào bản đồ chính trị thế giới có thể thấy các vị trí “cửa ô” đó là:
+ Ba bán đảo: Ban Căng, Triều Tiên, Đông Dương
+ Hai “trung”: Trung Đông và Trung Á
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là 3 vị trí chiến lược: Trung Đông, Trung Á, bán đảo Đông Dương, ngoài tầm quan trọng về giao thông chiến lược, đều là những khu vực có trữ lượng dầu lửa và khí đốt lớn nhất thế giới (vùng Vịnh, biển Caspian và biển Đông)
Theo Jefferey Park, tác giả cuốn “Tư tưởng địa-chính trị phương Tây thế kỷ XX”, địa-chính trị học nghiên cứu hiện tượng không gian địa lý của một quốc gia hoặc khu vực, chỉ ra cơ sở địa lý đối với thực lực và ảnh hưởng chính trị của quốc gia hoặc khu vực đó Địa-chính trị học khảo sát hoạt động của đất nước trong bối cảnh lãnh thổ, khu vực, tài nguyên thiên nhiên, phân bố nhân khẩu, hoạt động kinh tế, cơ cấu chính trị - quyền lực
Như vậy, “địa-chính trị là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố địa
lý và chính trị Mục đích của nó là nhằm luận giải các quan hệ quốc tế dựa trên các yếu tố địa lý, tức là nghiên cứu các thực thể, quá trình, xu hướng cũng như sự phân bố quyền lực chính trị trên phạm vi địa
lý và trong thời điểm lịch sử cụ thể” [47, tr.13]
Ngoài khái niệm quen thuộc “địa-chính trị”, ngày nay người ta còn nhắc đến khái niệm “chính trị dầu lửa” (petropolitics) vì giá dầu cao đang chi phối mạnh mẽ đến chính trị và ngược lại chính trị cũng đang tác động đến giá dầu
Địa-chính trị có mối quan hệ gần gũi với địa-văn hóa, địa-kinh tế, cả ba đều thuộc địa lý nhân văn Địa-văn hóa là khoa học nghiên cứu, tìm hiểu những đặc thù về văn hóa của các dân tộc do sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữa môi trường tự nhiên và văn hóa tạo nên Chẳng hạn môi trường tự nhiên Đông Nam Á có núi, sông, đồng bằng, chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa nên nền văn hoá Đông Nam Á có bản sắc riêng Đó là một phức thể văn hóa của các cư dân thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển, trong đó văn hóa đồng bằng tuy có sau nhưng lại đóng vai trò chủ đạo Văn hóa Đông Nam Á có nền nông nghiệp lúa nước do điều kiện môi trường và sự lựa chọn của cư dân ở đây Chính vì vậy, nghề trồng lúa nước kết hợp với chăn nuôi, làm vườn, đi biển đánh cá là một đặc điểm tiêu biểu của người dân Đông Nam Á Địa-kinh
tế là khoa học nghiên cứu các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực Chẳng hạn, đặc điểm địa lý khu vực Địa Trung Hải tạo ra thế mạnh để phát triển vận tải biển và thương nghiệp của các quốc gia ở khu vực này
Yếu tố địa-văn hóa, địa-kinh tế là nguồn gốc nảy sinh các vấn đề địa-chính trị Ví dụ như xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo giữa người Albania theo Hồi giáo và người Serbia theo Chính thống giáo
đã dẫn đến sự ly khai của Kosovo ra khỏi Serbia; hay các mỏ dầu ở vùng Trung Đông là nguồn gốc của
Trang 13sự can thiệp thường xuyên của các thế lực bên ngoài vào khu vực này và đã biến Trung Đông thành
“thùng thuốc súng”
1.1.2 Khái quát lịch sử phát triển tư tưởng địa-chính trị thế giới
Với tư cách là một môn khoa học độc lập, địa-chính trị đã ra đời tại các nước phát triển Âu-Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau đó phát triển mạnh mẽ trên thế giới đến giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai “Người được coi là cha đẻ của địa- chính trị học là một lý thuyết gia người Mỹ - ông Alfred Thayer Mahan (1840-1914)” [47, tr.13] Alfred Thayer Mahan được giới khoa học đánh giá là một nhân cách và tài năng đa dạng đặc biệt Ông vừa là cố vấn của Tổng thống Mỹ, quan hệ thân thiết với quan chức Anh, vừa là nhà sử học, nhà cải cách hải quân, là nhà thần học Mahan được xem là
“nhà truyền giáo” về quyền lực đại dương với tác phẩm nổi tiếng “The enfluence of sea power upon history” (Ảnh hưởng của quyền lực đại dương trong lịch sử) (1890) được coi là kinh điển của địa-chính trị học Trong cuốn “The enfluence of sea power upon history”, Mahan một mặt phân tích tác động của việc kiểm soát các vùng biển, lãnh hải (nhất là các vùng hẹp) đối với đường giao thông biển của các quốc gia; mặt khác ông cũng nghiên cứu về sự lớn mạnh của đế chế Anh với tư cách là một quốc gia hải đảo Khái niệm cơ bản được ông sử dụng là “các vùng biển và quyền lực quốc gia” Theo ông có sáu điều kiện khiến cho một quốc gia phát triển được sức mạnh trên biển của mình, đó là:
1 Vị trí địa lý đối với biển của quốc gia đó
2 Những đặc trưng địa chất của lãnh thổ quốc gia trong tương quan với các đại dương, chiều dài bờ biển, số lượng hải cảng, độ sâu của nước và địa hình che chắn các hải cảng
3 Chiều rộng của lãnh thổ quốc gia và tương quan giữa địa lý địa chất và địa lý nhân văn
4 Dân số
5 Có hay không truyền thống thương mại trong bản tính dân tộc
6 Đặc trưng của lãnh đạo quốc gia, thiên về một quốc gia chuyên chế (như Tây Ban Nha) hay dân chủ (như Anh, Mỹ) [30, tr.142]
Công trình lý luận này đã gây ảnh hưởng lớn đến tư duy của vua Phổ Wilhelm II Ông vua hiếu chiến này hết lời ca ngợi và áp dụng vào chiến lược hải quân của mình
Như vậy, nội dung của thuyết “Sức mạnh trên biển” của Mahan là: việc kiểm soát quyền lực trên biển là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với quyền lực quốc gia, là tiêu chí và nhân tố cơ bản đối với
sự giàu mạnh và phồn vinh của một quốc gia, những quốc gia có lối vào trên biển dễ trở thành cường quốc hơn các quốc gia trên bộ Có thể nói, ai khống chế được biển sẽ trở thành cường quốc thế giới Vấn đề then chốt để khống chế biển là chiếm giữ các eo biển và khống chế các tuyến hàng hải quan trọng huyết mạch Tư tưởng này của Mahan có ảnh hưởng rất lớn đối với các lý thuyết địa-chính trị sau này
Trang 14Người có sự mô tả rõ ràng và tương đối phong phú về thế giới dưới góc độ địa - chính trị là nhà địa lý học người Anh - Sir Halford Mackinder (1861-1947) Mackinder không chỉ là một nhà địa lý học, ông còn là nhà kinh tế học và một chính trị gia Ông bắt đầu phát triển những tư tưởng địa-chính trị năm 1904 với bài viết: “The Geographical Pivot of History” (Mấu chốt địa lý của lịch sử) Ông đã nêu ra tư tưởng về “trục quay địa lý của lịch sử” Ông cho rằng, trái đất là một hệ thống đóng, trong đó
sự thay đổi trên một bộ phận của hệ thống này sẽ làm thay đổi sự cân bằng của các mối quan hệ trên tất cả các phần còn lại Trong bài viết này, Mackinder đã thể hiện mối quan hệ giữa 3 yếu tố địa lý -
kỹ thuật - chính trị của một quốc gia, sự phát triển của 3 yếu tố ấy sẽ đem lại quyền lực trên đất liền chứ không phải trên biển như Mahan quan niệm
Mackinder rất quan tâm tới sự chi phối về mặt địa lý, đặc biệt là quyền lực của đất và quyền lực của nước (biển và đại dương) Nét đặc sắc trong cách nhìn của ông là không chia lịch sử theo thời gian, mà theo các khái niệm không gian, nghĩa là theo cách nhìn không gian hóa lịch sử với những chuyển hóa bên trong hết sức sinh động Dưới con mắt của ông, trái đất hiện ra như là một không gian duy nhất, thống nhất và đã được chiếm lĩnh, là một hệ thống khép kín Ông dự báo rằng thời của cường quốc hải quân (như nước Anh) đã hết, và thế giới bắt đầu kỷ nguyên cường quốc lục địa Mackinder đã viết trong “Democratic Ideals and Reality” (Tư tưởng dân chủ và sự thực) (1919) là
“những cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của sự phát triển không đều của các quốc gia” và “sự phát triển của các đế quốc cần đến yếu tố địa-chính trị” [87, tr.1-2]
Mackinder là tác giả của luận điểm vùng đất trung tâm (heartland) Ông đã dành trọn cuộc đời hoạt động học thuật và chính trị của mình cho mục tiêu bảo vệ vị trí cường quốc của nước Anh trước nguy cơ Mỹ, Đức, Nga lớn mạnh Theo ông, Trung Á là pháo đài quyền lực trong nền chính trị toàn cầu Pháo đài ấy trở thành bất khả xâm phạm trước sức tấn công của các cường quốc biển bởi nó được bảo vệ bởi hai vành đai: vành đai bên trong là các nước Đông Âu và vành đai bên ngoài là các không gian Á - Phi - châu Mỹ Vai trò chiến lược sống còn của vùng đất trung tâm được Mackinder khái quát trong công thức: “Ai khống chế Đông Âu, sẽ làm chủ vùng đất trung tâm (vùng Trung Á) Ai làm chủ vùng đất trung tâm, sẽ cai quản hòn đảo của thế giới (đại lục Âu - Á - Phi) Ai cai quản hòn đảo của thế giới Âu - Á - Phi sẽ bá chủ toàn cầu” [87, tr.186]
Mackinder muốn dùng sơ đồ chiến lược này để chỉ ra con đường làm bá chủ thế giới cho nước Anh Nhưng lập luận của ông lại rất “hợp khẩu vị” của nước Đức, cho nên nó đã bị các nhà địa-chính trị Đức lợi dụng, xây dựng thành cơ sở lý luận của chiến lược bành trướng phát xít
Quan điểm địa-chính trị của người Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX đặc biệt nhấn mạnh tới yêu cầu về không gian lãnh thổ của một quốc gia Karl Haushofer (1869-1946) là nhà địa-chính trị nổi tiếng của nước Đức, từng phục vụ trong quân đội với cấp bậc thiếu tướng trước khi giảng dạy tại Đại học Munich vào năm 1919 Haushofer có mối quan hệ thân thiết với Hitler và phục vụ Hitler với tư
Trang 15cách là cố vấn quân sự Từ năm 1924, Haushofer đã sáng lập ra tạp chí chuyên ngành về địa-chính trị với tên gọi “Zeitschirift Fiir Geopolitik”, trong đó đăng nhiều bài bào chữa và khuyếch trương cho chính sách dân tộc cực đoan, cũng như hành động xâm chiếm lãnh thổ đầy tội ác của chủ nghĩa phát xít Đức Ông đã đưa ra khái niệm “không gian sinh tồn” quốc gia và nhìn thế giới dưới góc độ có một vùng đất trung tâm (nước Đức) và các khu vực liên quan Từ đó, ông ta cho rằng nước Đức là một tổ chức quan trọng sống còn được thiên phú cho cái quyền tự nhiên đi bành trướng xâm lược, thống trị các dân tộc khác Có thể nói, lý thuyết địa-chính trị của Haushofer lúc ấy đã trở thành nền móng về mặt tri thức, cung cấp cơ sở lý luận cho việc phát xít hóa nước Đức và là công cụ tuyên truyền cho cuộc chiến tranh nhằm chia lại thế giới của nước Đức quốc xã
Nicholas John Spykman có thể được xem là học trò và nhà phê bình của cả hai nhà địa chiến lược Alfred Mahan và Halford Mackinder Spykman (1893-1943) là một nhà địa chiến lược người Mỹ gốc Hà Lan, là “cha đẻ của thuyết bao vây khoanh vùng” Ông là một trong những nhà sáng lập trường phái chủ nghĩa hiện thực cổ điển trong chính sách đối ngoại của Mỹ Spykman từng là Viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế Đại học Yale Một trong những quan tâm hàng đầu của ông là tạo cho sinh viên cách học địa lý Ông quan niệm không thể tiếp cận khoa học địa-chính trị nếu không có những hiểu biết về địa lý
Spykman nổi tiếng với hai cuốn sách viết về chính sách đối ngoại là “America’s Strategy in World Politics” và “The Geography of the Peace” Trong “America’s Strategy in World Politics”, xuất bản năm 1942, ông cho rằng chủ nghĩa biệt lập, dựa vào đại dương để bảo vệ nước Mỹ đã đến lúc kết thúc Mục đích của ông là ngăn chặn sự rút lui của Mỹ sau chiến tranh tương tự như chính sách của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất Chính sách của Mỹ phải là “chỉ huy việc ngăn chặn bá quyền” Thực
tế cho thấy quan điểm này chỉ nhằm khuyến khích sự mở rộng phạm vi thống trị của đế quốc Mỹ
“The Geography of the Peace” được xuất bản một năm sau khi ông mất Trong đó, ông trình bày quan điểm địa chiến lược của ông là sự cân bằng quyền lực ở châu Âu ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh nước Mỹ Vì vậy, Mỹ cần đảm bảo việc ngăn chặn Liên Xô thiết lập quyền lãnh đạo quanh vùng rìa châu Âu Ông cho rằng trong nghiên cứu chính sách đối ngoại, cần chú ý trước tiên đến vị trí địa lý của nước đó Địa lý chính trị cần xây dựng một bản đồ các cường quốc theo khu vực và thời gian nhất định Xuất phát từ quan điểm sùng bái bạo lực, ông tin rằng nền hòa bình thế giới phải dựa vào công cụ bạo lực mà chỉ các cường quốc mới đủ sức đảm trách
Spykman nổi tiếng với học thuyết “vùng rìa” Vùng rìa là vùng đệm giữa sức mạnh vùng trung tâm và sức mạnh đại dương, an ninh của vùng rìa lệ thuộc vào sự chống đỡ từ hai luồng sức mạnh Theo Spykman, vùng rìa chia thành 3 vùng: vùng đất ven biển ở Châu Âu, vùng sa mạc Arabia - Trung Đông, vùng chịu ảnh hưởng gió mùa Châu Á Tầm quan trọng của vùng rìa căn cứ vào số lượng nhân khẩu, tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển công nghiệp Vùng rìa có ý nghĩa quyết định trong việc
Trang 16kiềm chế vùng trung tâm Spykman cho rằng bằng việc kiểm soát vùng rìa của châu Âu, Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương, nước Mỹ có thể hạn chế sức mạnh của vùng trung tâm Âu - Á Vì vậy, nước Mỹ cần xây dựng nền móng hải quân và không quân ở Bắc Atlantic và toàn bộ Thái Bình Dương nhằm bao vây đại lục Âu - Á Ông nhận xét: “Sức mạnh to lớn của nước Nga Xô viết không đủ để chống lại một vùng rìa thống nhất dưới sự lãnh đạo của Mỹ, và sự tồn tại của vùng rìa đó sẽ đem đến cho Mỹ một uy quyền toàn cầu” [91, tr.57] Vì vậy, Spykman kết luận “Ai kiểm soát vùng rìa sẽ khống chế được lục địa Âu - Á, ai khống chế được lục địa Âu - Á sẽ làm chủ vận mệnh của thế giới” [91, tr.43]
Một học thuyết địa-chính trị quan trọng nữa là thuyết “Sức mạnh trên không” (Air Power) của Alexander Procofieff de Seversky Seversky (1894-1974) là người Mỹ gốc Nga đi đầu trong lĩnh vực hàng không, đồng thời là một nhà phát minh và là người ủng hộ sức mạnh trên không với luận điểm: lực lượng nào khống chế được bầu trời, giành ưu thế trên không thì sẽ đạt được thắng lợi Thuyết “Sức mạnh trên không” được Seversky trình bày qua tác phẩm “Victory Through Air Power” xuất bản năm
1942, sau sự kiện Trân Châu cảng và sự tham gia của nước Mỹ vào chiến tranh thế giới thứ hai Seversky cho rằng sự phát triển nhanh chóng về phạm vi và sức mạnh tấn công của không quân dẫn đến một điều chắc chắn là nước Mỹ sẽ bị đặt vào tình trạng nguy hiểm của sự phá hủy từ trên không
Vì vậy, nước Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến xuyên đại dương và phải trở thành nước thống trị sức mạnh trên không Seversky biện luận cho việc phát triển ngay lập tức những máy bay ném bom tầm xa (khoảng 3000 dặm hoặc hơn), đặc biệt là những máy bay ném bom xuyên lục địa có khả năng bay từ Mỹ đến tấn công trực tiếp Đức và Nhật mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu
Nhà làm phim nổi tiếng Walt Disney đã đọc “Victory Through Air Power” và cảm thấy thông điệp của tác phẩm rất có ý nghĩa đến mức Walt Disney đã tự bỏ tiền làm bộ phim điện ảnh mang tên tác phẩm Bộ phim đã thể hiện chính xác tư tưởng của Seversky và thu hút sự quan tâm chú ý của các quan chức Chính phủ Seversky là một trong số những người ủng hộ việc thành lập Bộ tư lệnh không quân năm 1946 và phát triển máy bay B-36 và B-47 Seversky tiếp tục quảng bá những ý tưởng cải tiến các loại vũ khí và máy bay, đáng chú ý là năm 1964, máy bay một người lái đã được chế tạo
Như vậy, nội dung chính của các học thuyết địa-chính trị trên đó là: “lợi ích an ninh quốc gia không tách rời khỏi các hoạt động chính trị và trong mỗi một thời kỳ lịch sử, trên bản đồ chính trị quốc
tế thường có một trung tâm chiến lược mà nếu nước nào khống chế được trung tâm đó thì sẽ chi phối được toàn bộ thế giới” [46, tr.26]
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, địa-chính trị gần như bị lãng quên do ảnh hưởng của sự căm ghét chủ nghĩa phát xít Đức tại các nước phương Tây Địa-chính trị không còn được ưa thích như trước
và đã mất tính cách chính thống vì đã bị các lý thuyết gia quốc xã Đức sử dụng để tạo ra một học
Trang 17thuyết đề cao chủ nghĩa bành trướng (expansionism) dựa trên khái niệm Lebensraum (không gian sinh tồn) và Social Darwinism (xã hội tiến hóa luận, căn cứ theo học thuyết Darwin)
Thuật ngữ địa-chính trị được hiểu theo nghĩa tiêu cực, các thuyết địa-chính trị là học thuyết chính trị xuyên tạc các tư liệu của khoa học địa lí để luận chứng cho chính sách đối ngoại của chủ nghĩa
đế quốc nhằm bành trướng và thống trị thế giới, và bị loại ra khỏi danh mục các môn khoa học chính trị
Phải đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, địa-chính trị mới bắt đầu được chú ý trở lại và dần dần được phát triển theo quan điểm của những nhà tư tưởng Mỹ, tiêu biểu trong số đó là Saul Cohen Do có nhận thức sâu sắc rằng những vấn đề địa - chính trị là cực kỳ quan trọng, nên Cohen đã cố gắng duy trì nghiên cứu thế giới từ góc độ địa-chính trị và ông đã khuyến cáo các chính trị gia không được xem thường hoặc phủ nhận các vấn đề đó Trong tác phẩm “Geography and Politics in a World Divided” xuất bản năm 1963, Cohen đã đưa ra bản thiết kế về một thế giới được phân chia thành các khu vực địa- chiến lược dưới áp lực của các siêu cường Khái niệm khu vực địa-chiến lược do Cohen đưa ra được dùng để chỉ một không gian quyền lực với quy mô toàn cầu Hai khu vực địa chiến lược đều nằm
ở bán cầu Đông Khu vực thứ nhất, thuộc thế giới hải đảo phụ thuộc thương mại, bao gồm Tây Âu, Bắc
Âu, Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi Khu vực thứ hai, thuộc thế giới lục địa Á - Âu, là dải đất mênh mông trải dài từ Đông Âu sang khắp toàn bộ vùng đất trái tim Ngoài ra, còn hai khu vực địa chiến lược tiềm tàng là Nam Á và Đông Nam Á Từ khu vực địa-chiến lược, Cohen chia nhỏ thành các khu vực địa-chính trị Khái niệm khu vực địa-chính trị được Cohen dùng để chỉ các không gian quyền lực với quy mô khu vực Các khu vực địa chính trị trên thế giới gồm có: Trung Á (nằm trong khu vực địa chiến lược thứ hai), Nam Thái Bình Dương, châu Phi Nam Sahara, Bắc Mỹ - Trung Mỹ - Caribe và Nam Mỹ Kẹp giữa hai khu vực địa chiến lược là hai khu vực vành đai xung yếu là Trung Đông và Đông Nam Á Sau đó, Cohen bổ sung thêm vành đai xung yếu thứ ba là vùng Đông Bắc khu vực châu Phi Nam Sahara Những vành đai xung yếu là những không gian chính trị chứa đựng nhiều nhân tố mất
ổn định tiềm tàng và đều là nơi tranh chấp giữa các cường quốc thế giới Các siêu cường cạnh tranh nhau để có được các nước trong khu vực địa chính trị gắn bó, trung thành với mình Theo Cohen, các quốc gia có quyền lực lớn ngày càng đóng vai trò quyết định trong những vấn đề toàn cầu
Một nhà nghiên cứu địa-chính trị nổi tiếng nữa của Mỹ là Zbigniew Brzezinski, sinh ngày 28/3/1928 tại Ba Lan, từng là Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (1977-1981), hiện là giáo sư về chính sách đối ngoại của trường Nghiên cứu Quốc tế cao cấp Paul H.Nitze thuộc Đại học Johns Hopkins ở Washington D.C Đóng góp của Brzezinski cho khoa học địa-chính trị chính là việc đưa ra ý tưởng về bàn cờ chính trị Âu-Á, một lần nữa đề cao ý nghĩa “xương sống”của lục địa Âu - Á trên bản đồ chính trị thế giới
Trang 18Âu - Á là lục địa lớn nhất toàn thế giới và là trục địa chính trị Một cường quốc thống trị được lục địa Âu - Á sẽ kiểm soát được 2 trong số 3 khu vực tiên tiến nhất và có năng lực sản xuất nhiều nhất
về kinh tế Kiểm soát được lục địa Âu - Á sẽ gần như tự động đưa châu Phi vào lệ thuộc, làm cho Tây bán cầu và châu Đại Dương trở thành ngoại vi về địa chính trị đối với lục địa trung tâm của thế giới Khoảng 75% dân số thế giới sống ở lục địa Âu - Á và hầu hết của cải vật chất thế giới cũng ở nơi đay, bao gồm cả doanh nghiệp lẫn tài nguyên dưới lòng đất Âu - Á chiếm khoảng 60% GNP và khoảng ¾ nguồn năng lượng đã được biết của thế giới Lục địa Âu - Á cũng là khu vực của hầu hết các nước có chủ quyền và năng động về chính trị của thế giới Hầu hết các cường quốc hạt nhân công khai và bí mật của thế giới đều ở lục địa Âu - Á Tất cả những nước có khả năng thách thức tiềm tàng về chính trị
và kinh tế đối với vị thế đứng đầu của Mỹ đều là các nước Âu - Á Gộp cả lại thì sức mạnh của Âu - Á mạnh hơn sức mạnh của Mỹ rất nhiều May mắn cho Mỹ, lục địa Âu - Á quá lớn, không thể là một thực thể chính trị duy nhất Do vậy, Âu - Á là bàn cờ mà ở đó cuộc tranh giành vị thế đứng đầu thế giới diễn ra [5, tr.38-39]
Brzezinski đã chỉ ra chính xác những điểm nóng trên thế giới, những lỗ hổng “chính trị” có thể gây nên tình trạng bất ổn, đe dọa hòa bình khu vực và quốc tế “Khoảng trống đen” tại lục địa Âu-Á sau khi Liên Xô tan rã là một phát hiện mới của Brzezinski Trong cuốn “The Grand Chessboard” (Bàn
cờ lớn - 1997), ông nhìn từ góc độ an ninh toàn cầu và quyền lợi của Mỹ để đặt ra bốn khu vực: châu
Âu là đầu cầu dân chủ (Democratic Bridgehead); Nga là Hố đen (Black Hole), khu vực Caucases và Trung Á là vùng Balkan mới, hàm ý hỗn loạn, của lục địa Âu-Á (Eurasia) và Đông Á là mỏ neo Mỹ cần có những chính sách phù hợp để xây dựng trật tự thế giới đơn cực trong đó Mỹ nắm quyền chi phối quan hệ quốc tế
Trong thế giới toàn cầu hóa, cạnh tranh địa chiến lược đang điễn ra đồng thời trong 5 không gian chiến lược là: Tam lục địa liên kết Á - Âu - Phi; Tam đại dương liên hoàn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - Đại Tây Dương, không gian trái đất, không gian vũ trụ và không gian thông tin Hạm đội hải quân là thành quả của thế kỷ XIX và vũ khí hạt nhân là sản phẩm của thế kỷ XX vẫn tiếp tục được sử dụng như công cụ chủ yếu để bành trướng ảnh hưởng và răn đe trong cạnh tranh địa chiến lược ở thế kỷ XXI Ngày nay, địa-chính trị chịu tác động rất lớn từ vấn đề hạt nhân, từ cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và từ nền kinh tế thị trường Với những tiến bộ vượt bậc của cách mạng truyền thông và thông tin, các tham số về không gian và thời gian dường như không còn nguyên giá trị trong
so sánh lực lượng quốc tế Không gian và thời gian đã bị rút ngắn bởi hệ thống vệ tinh không gian cũng như những phương tiện đạn đạo ngày càng hiện đại và chuẩn xác Lý luận địa-chính trị hiện đại lập luận rằng lực lượng nào khống chế được không gian sẽ khống chế được hành vi của mọi chủ thể trên Trái đất Kiểm soát khoảng không vũ trụ hoặc ít nhất là đảm bảo cho mình một khả năng tiếp cận với
Trang 19vũ trụ giờ đây đang là yêu cầu cấp thiết của mọi quốc gia nếu họ mong muốn ít ra là được tồn tại theo cách của riêng mình
Chiến tranh lạnh kết thúc, hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trật tự thế giới hai
cực tan rã đã làm biến đổi sâu sắc bản đồ địa - chính trị thế giới Sự thay đổi tương quan so sánh lực
lượng giữa các nhóm nước, các khu vực và các châu lục diễn ra nhanh chóng, diễn biến quá trình hợp tác và đấu tranh trên thế giới rất phức tạp Thực tế, nhiều nhà hoạch định chính sách trên thế giới thường xuyên sử dụng các tri thức khoa học địa-chính trị để phân tích các vấn đề toàn cầu và khu vực Chính điều này đã làm tăng giá trị và tính phổ biến của môn khoa học này Trong đó, Mỹ là nước thành công trong việc nghiên cứu và vận dụng yếu tố địa-chính trị phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ
1.2 Ảnh hưởng của yếu tố địa lý trong lịch sử nước Mỹ giai đoạn trước Chiến tranh lạnh (1783 - 1947)
1.2.1 Vị trí địa lý của nước Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương Sau khi giành độc lập từ sự bảo
hộ của Anh, đầu thế kỷ XIX, Mỹ bắt đầu chú trọng vào việc bành trướng quốc gia thông qua “ngoại giao điền thổ” Lợi dụng lúc Napoleon rất cần tiền để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Anh, Mỹ đã mua toàn bộ vùng Louisiana từ tay Pháp (1803) Cuộc mua bán ngoạn mục này đã làm cho diện tích của Mỹ tăng lên gấp đôi Tiếp theo là các vụ mua bán khác, gây chiến tranh, sáp nhập nhằm mở rộng lãnh thổ: mua lại Florida từ Tây Ban Nha (1819), sáp nhập Texas (1845) Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 đưa đến việc Mỹ kiểm soát vùng mà ngày nay là Tây Bắc Mỹ Chiến thắng của Mỹ trong chiến tranh Mexico - Mỹ năm 1848 đưa đến việc Mexico nhượng lại California và phần nhiều những vùng đất mà ngày nay là Tây Nam Mỹ Nội chiến nước Mỹ (1861-1865) kết thúc chế độ nô lệ tại nước
Mỹ, ngăn ngừa một sự chia xé quốc gia và góp phần gia tăng đáng kể quyền lực của Chính phủ liên bang Năm 1867, tranh thủ cơ hội khi Nga đang gặp khó khăn về tài chính, Mỹ cũng đã nhanh chóng mua lại toàn bộ vùng Alaska rộng lớn từ Nga với cái giá rẻ khó tưởng tượng - 7,2 triệu USD Vùng đất này có vị trí hết sức quan trọng trong việc bố trí chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh
và cả hiện nay Việc mua Alaska năm 1867 từ Nga đã hoàn thành việc mở rộng nước Mỹ trên lục địa Như vậy, có thể thấy chỉ trong hơn nửa đầu thế kỷ XIX, bằng “ngoại giao điền thổ” và chiến tranh thôn tính, các chính quyền kế tiếp nhau của Mỹ đã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ, tạo cho Mỹ một vị thế địa-chiến lược mới trên bản đồ địa-chính trị quốc tế so với nước Mỹ thuở lập quốc
Hiện nay, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận liên bang Quốc gia này nằm gần như hoàn toàn trong Tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và
Thủ đô Washington nằm giữa Bắc Mỹ; giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông,
Trang 20Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc
Mỹ, giáp với Canada ở phía đông Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương Mỹ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và trên 300 triệu dân, nước Mỹ là quốc gia lớn hạng
ba về tổng diện tích (sau Nga và Trung Quốc) và dân số (sau Trung Quốc và Ấn Độ) Tài nguyên thiên
nhiên của Mỹ rất đa dạng và phong phú: than đá, đồng, chì, molybden, phốt phát, uranium, bô xít,
vàng, quặng sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ
Nước Mỹ nằm giữa hai đại dương đông tây mênh mông - Thái Bình Dương và Đại Tây Dương Phía Bắc giáp giới với Canada, một nước có cùng văn hóa Anglo-Saxon, giàu có, chỉ có hơn 20 triệu dân, thân thiện với Mỹ Phía Nam là Mexico - một nước nghèo, hoàn toàn lệ thuộc vào kinh tế Mỹ Với
vị trí địa lý như vậy, người Mỹ không hề bị đe dọa bởi cường quốc láng giềng nào như nhiều nước khác Ảnh hưởng của vị trí địa lý đó đối với người dân của Mỹ cũng có một tầm quan trọng lịch sử: chủ nghĩa biệt lập trở thành nét cơ bản trong đường lối ngoại giao của Mỹ từ khi lập quốc đến trước chiến tranh thế giới thứ hai và vẫn còn tồn tại đến ngày nay
“Nước Mỹ nằm ở Tây bán cầu, dưới góc độ địa-chính trị, nước Mỹ chỉ là một hòn đảo trên bờ của lục địa Âu - Á Nếu muốn làm bá chủ thế giới, bắt buộc Mỹ phải vượt đại dương để có mặt ở lục địa Âu - Á, khống chế và giữ được vai trò chủ đạo ở lục địa này” [7, tr.20]
1.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố địa lý trong lịch sử nước Mỹ giai đoạn trước Chiến tranh lạnh
(1783 - 1947)
1.2.2.1 Mỹ là cường quốc trên biển
Vị trí địa lý đã góp phần quy định đặc điểm của Mỹ là một cường quốc trên biển Thực tế, Mỹ
đã thông qua ưu thế về biển để có thể phát huy sức mạnh vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, thực hiện vai trò bá quyền trên thế giới Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ năm 1898 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nước Mỹ Sau trận chiến này, Mỹ nắm hoàn toàn quyền kiểm soát các đảo trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương Theo Hiệp định hòa bình được ký kết ngày 10/12/1898, Cuba thuộc quyền kiểm soát tạm thời của Mỹ trước khi quốc đảo này giành độc lập Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng nhượng lại Puerto Rico và Guam thay cho các đền bù thiệt hại do chiến tranh và nhượng lại cho Mỹ
quần đảo Phillipines để đổi lấy 20 triệu USD
Can thiệp của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương không chỉ giới hạn ở quần đảo Phillipines
mà còn mở rộng đến quần đảo Hawaii Năm 1893, vương quyền của vương quốc Hawaii Thái Bình Dương bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do cư dân người Mỹ lãnh đạo Hawaii trở thành một lãnh thổ độc lập trên danh nghĩa cho đến cuộc chiến giữa Tây Ban Nha và Mỹ năm 1898, khi đó với sự hậu thuẫn của Tổng thống McKinley, Quốc hội đã phê chuẩn hiệp định sáp nhập Năm 1959, Hawaii trở thành bang thứ 50 của Mỹ
Trang 21Ở một góc độ nào đó, đặc biệt là trong trường hợp của Hawaii, các lợi ích kinh tế đóng vai trò lớn trong việc bành trướng của Mỹ nhưng đối với các nhà lập pháp đầy thế lực như Roosevelt, Thượng nghị sỹ Henry Cabot Lodge, Ngoại trưởng John Hay và đối với các nhà chiến lược nhiều ảnh hưởng như Đô đốc Alfred Thayer Mahan, mục đích chính là vị trí địa lý Đối với họ, lợi ích lớn nhất của việc chiếm được Hawaii chính là Trân Châu cảng (Pearl Harbor) - nơi sẽ là căn cứ hải quân chiến lược của
Mỹ tại trung tâm Thái Bình Dương Quần đảo Phillipines và Guam cũng là nơi đặt hai cơ sở khác tại Thái Bình Dương - Wake Island, Midway và American Samoa Puerto Rico là bàn đạp quan trọng tại khu vực Caribe - nơi đang có vị trí ngày càng quan trọng khi Mỹ đang toan tính về một kênh đào của khu vực Trung Mỹ
Sau cuộc chiến với Tây Ban Nha, nước Mỹ bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng một kênh đào bắc ngang eo biển Panama, là con đường huyết mạch nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, vì
là một thế lực tại vùng biển Caribe và Thái Bình Dương, nước Mỹ thấy ở con kênh đào không chỉ lợi ích về kinh tế mà nó còn là phương tiện giúp chuyên chở tàu chiến từ đại dương này sang đại dương khác nhanh hơn Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ đó, nước Panama ngày nay chỉ là một tỉnh ở phía bắc của Colombia Khi chính quyền Colombia năm 1903 từ chối phê chuẩn hiệp định cho Mỹ quyền xây và quản lý con kênh, một nhóm người Panama với sự giúp đỡ của lính thủy đánh bộ Mỹ đã nổi dậy
và tuyên bố độc lập cho Panama Ngay lập tức quốc gia mới ly khai này được Tổng thống Theodore Roosevelt công nhận Theo điều khoản của hiệp định được ký vào tháng 11 năm đó, Panama trao cho
Mỹ quyền thuê vĩnh viễn dải đất rộng 16 km (Khu vực kênh đào Panama) nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để được nhận 10 triệu USD và khoản lệ phí 250.000 USD mỗi năm Colombia cũng nhận được 25 triệu USD như một phần tiền đền bù Ngày 15/8/1914, kênh đào Panama chính thức được khai thông ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất vừa bùng nổ Con kênh này có chiều dài gần 80
km, chạy từ thành phố Panama bên bờ Thái Bình Dương tới Colon bên bờ Đại Tây Dương Sự ra đời của nó là một cuộc cách mạng trong giao thông đường biển của thế giới Hải trình từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại đã được rút ngắn xuống hàng chục nghìn km Mỹ là nước có lưu lượng tàu thuyền đi qua kênh đào Panama nhiều nhất thế giới: ước tính 12% số hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ, vận chuyển bằng đường biển của Mỹ đã đi qua đây Ngày 7/9/1977, tổng thống Mỹ, Jimmy Carter đã cùng người đồng nhiệm Panama - Omar Torrijos ký kết một hiệp định mới Hiệp định này thừa nhận chủ quyền của Panama tại vùng kênh đào và cam kết chuyển giao kênh đào này trở lại cho Panama vào ngày 31/12/1999
1.2.2.2 Học thuyết Monroe - “châu Mỹ của người Bắc Mỹ”
Nằm ở khu vực châu Mỹ, mục tiêu bành trướng ảnh hưởng đầu tiên của Mỹ là các nước châu
Mỹ Latinh Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đã hướng về cách mạng Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo tài tình của Simon Bolivar, Francisco Miranda, José de San
Trang 22Martin và Miguel Hidalgo, tất cả khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở châu Mỹ - từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc - đều đã giành được độc lập Nga, Phổ và Áo
đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ trước các cuộc cách mạng Bằng việc can thiệp vào những nước nơi phong trào của quần chúng đang đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này - có sự tham gia của Pháp thời hậu Napoleon - đã hy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng Khi Liên minh tuyên bố ý định muốn phục hồi các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha thì người Mỹ bắt đầu lo âu
Tháng 12/1823, khi biết hải quân Anh sẽ bảo vệ châu Mỹ Latinh chống lại Liên minh Thần thánh và Pháp vì lợi ích thương mại của Anh, Tổng thống Monroe (nhiệm kỳ 1817-1825) đã nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội công bố những điều mà sau này người ta gọi là Học thuyết Monroe - chối từ chấp nhận bất cứ một sự mở rộng thống trị tiếp theo của châu Âu ở các nước châu Mỹ:
Các nước lục địa châu Mỹ từ nay trở đi không thể được coi là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc châu Âu nào tiến hành
Chúng ta phải coi bất kỳ toan tính nào về phần họ nhằm mở rộng hệ thống [chính trị] của họ tới bất cứ bộ phận nào của bán cầu này đều là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của chúng ta
Chúng ta đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất cứ cường quốc châu Âu nào Nhưng với những Chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền độc lập ấy và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta phải coi bất kỳ một sự can thiệp nào nhằm mục đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ bằng bất kỳ phương thức nào do bất
cứ cường quốc châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù nghịch đối với nước Mỹ
Học thuyết Monroe đã thể hiện tinh thần đoàn kết với các nền cộng hòa mới giành độc lập ở châu Mỹ Latinh Những dân tộc này đã công nhận tầm quan trọng của quan hệ chính trị với Mỹ bằng việc thiết lập các hiến pháp mới của mình theo mô hình của Bắc Mỹ xét trên nhiều phương diện Thực chất nội dung “châu Mỹ của người châu Mỹ”của học thuyết Monroe là “châu Mỹ của người Bắc Mỹ”,
để biện minh cho hành động bành trướng ở Tây bán cầu trong lúc Mỹ chưa đủ lực để vươn xa hơn Vào thời kỳ này, Mỹ còn yếu hơn rất nhiều cả về thế và lực so với các cường quốc khác ở châu Âu mà đặc biệt là so với Anh và Pháp, vì vậy Mỹ chỉ có thể thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ ở “sân nhà” là chủ yếu, chứ chưa thể bành trướng ảnh hưởng ở châu Âu Do đó, về thực chất, học thuyết Monroe không phải là một thứ chủ nghĩa biệt lập thuần túy mà là luận thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, phân chia thị trường Đây cũng là học thuyết chống lại mọi sự can thiệp của các cường quốc châu Âu vào Bắc và Nam Mỹ, và việc Bắc Mỹ can thiệp vào châu Âu Từ đây có thể thấy là không phải Mỹ muốn biệt lập, không có tham vọng dính líu gì tới bên ngoài mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các cường quốc châu Âu, không cho họ bành trướng ảnh hưởng và buôn bán ở lục địa châu Mỹ vì Mỹ
Trang 23coi đây là “sân sau” tự nhiên, là khu vực ảnh hưởng của riêng Mỹ Mỹ đã tuân thủ chiến lược biệt lập theo học thuyết Monroe cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai
Haushofer - nhà tư tưởng địa-chính trị lỗi lạc người Đức - trong khi nghiên cứu nước Mỹ đã nhận định đây là đất nước đã sử dụng thành công nhất địa-chính trị trong khu vực của nó; học thuyết Monroe đã quy định sự thống trị của nước Mỹ ở châu Mỹ latinh và không phải chịu sự cạnh tranh của bất cứ sức mạnh nào [85, tr.3]
Mỹ liên tục có những hành động can thiệp tại các khu vực của châu Mỹ La-tinh Trong khoảng thời gian giữa năm 1900 và 1920, Mỹ đã tiến hành sáu vụ can thiệp dai dẳng tại sáu nước ở phía Tây bán cầu - trong đó nổi bật là Haiti, Cộng hòa Dominica và Nicaragua Washington đã đưa ra hàng loạt các lời biện minh cho các hành động can thiệp này như: để thiết lập ổn định chính trị và Chính phủ dân chủ, để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho Mỹ (thường được gọi là chính sách ngoại giao USD), để duy trì tuyến đường biển nối với kênh đào Panama và thậm chí là để tránh cho các nước châu Âu khỏi việc đòi nợ bằng vũ lực Năm 1867, Mỹ đã ép Pháp phải rút quân đội ra khỏi Mexico Tuy nhiên, nửa thế kỷ sau, trong một phần của chiến dịch sai lầm nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Mexico và ngăn chặn các cuộc đột kích vào lãnh thổ của Mỹ, Tổng thống Woodrow Wilson đã cử 11.000 quân tới vùng phía bắc của Mexico trong một nỗ lực không thành nhằm vây bắt thủ lĩnh nổi loạn Francisco Pancho Villa
Những năm 20 của thế kỷ XIX, Mỹ vẫn tiếp tục chính sách bành trướng nhưng để làm yên lòng các nước Mỹ La-tinh, trong hội nghị liên Mỹ (năm 1928) tại La Habana, Bộ Ngoại giao Mỹ ra sức giải thích rằng học thuyết Monroe không có nghĩa là đặt châu Mỹ dưới sự thống trị của Mỹ mà chỉ nhằm đặt toàn châu Mỹ ra ngoài tầm tham vọng của châu Âu Chính quyền sau này của Herbert Hoover (1929-1933) và Franklin D Roosevelt (1933-1945) bác bỏ quyền can thiệp của Mỹ ở châu Mỹ Latinh Đặc biệt, chính sách láng giềng thân thiện của Roosevelt năm 1934 dù không thể xóa hết các căng thẳng giữa Mỹ và châu Mỹ Latinh đã giúp giảm bớt thái độ thù địch với các hành động can thiệp và đơn phương trước đây của Mỹ trong khi vẫn đảm bảo được sự bành trướng của tư bản Mỹ ở khu vực này
1.2.2.3 Biệt lập - tránh khỏi tổn thất chiến tranh, cơ hội phát triển vượt bậc
Vị trí địa lý đã dẫn đến việc hình thành quan điểm biệt lập truyền thống của nước Mỹ Lần đầu tiên lập trường trung lập tuyệt đối bị vi phạm khi Mỹ tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất Tuy nhiên sau đó, Mỹ lại rút vào chủ nghĩa biệt lập bản năng của họ khi từ chối gia nhập vào Hội Quốc Liên, dù tổ chức này chính là sáng kiến của vị Tổng thống Mỹ Wilson Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tuyên bố trong bất kỳ tình huống nào cũng không giúp đỡ bất kỳ quốc gia nào dính líu đến cuộc xung đột Đạo luật Trung lập được ban hành dần dần theo từng phần từ năm
1935 đến năm 1937, trong đó, cấm buôn bán hay cung cấp vũ khí cho các quốc gia tham chiến, yêu cầu
Trang 24phải trả tiền mặt cho tất cả các hàng hóa khác và cấm các tàu buôn treo cờ Mỹ chuyên chở các hàng hóa này Mục đích là ngăn ngừa mọi sự can dự của nước Mỹ vào một cuộc chiến ở nước ngoài bằng bất cứ giá nào
Nhờ vị trí địa lý tương đối biệt lập, nằm cách xa đại lục Âu - Á - Phi, nước Mỹ hầu như không
bị tổn thất trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nhờ vậy có điều kiện tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị trên trường quốc tế Chiến trường chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ở châu
Âu, vì thế các cường quốc châu Âu đều bị suy yếu Hai nước tư bản lâu đời Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ Trong khi đó cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ không bị tàn phá bởi chiến tranh, đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới TBCN trước đây
Thắng lợi của Mỹ trong hội nghị Washington 1921-1922 là dẫn chứng hùng hồn nhất cho ưu thế đang lên của Mỹ Hội nghị Washington họp từ 12/1921 đến 2/1922 là hội nghị về hạn chế hải quân và phân chia ảnh hưởng của các nước lớn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với vùng Thái Bình Dương và Viễn Đông Có 9 nước tham dự hội nghị, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Trung Quốc Kết quả Hội nghị Washington 1921 - 1922 đạt được 3 văn kiện chính:
1 Hiệp ước 4 nước lớn (Mỹ, Anh, Pháp, Nhật), kí ngày 3/12/ 1921, quy định cùng nhau bảo vệ thuộc địa của 4 nước ở Thái Bình Dương và xóa bỏ liên minh Anh - Nhật (thành lập từ 1902 nhằm chống lại Mỹ)
2 Hiệp ước 5 nước lớn (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Italia) kí ngày 6/2/1922, quy định trọng tải chung của các chiến hạm Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Italia theo tỉ lệ 5 - 5 - 3 - 1,75 - 1,75 Quy định này có lợi cho
Mỹ vươn lên ngang hàng cùng với Anh Đồng thời, Anh và Nhật cam kết không thành lập những căn
cứ hải quân mới, không xây dựng công sự trên các đảo của thuộc mình ở Thái Bình Dương
3 Hiệp ước 9 nước về vấn đề Trung Quốc, kí ngày 6/2/1922, quy định các nước kí hiệp ước tuyên bố tôn trọng chủ quyền, tính bất khả xâm phạm về lãnh thổ và hành chính của Trung Quốc, nhưng các nước này (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha) đều có quyền bình đẳng trong quan hệ với Trung Quốc và tôn trọng quyền lợi của nhau trên nguyên tắc “mở rộng cửa Trung Quốc”
Hội nghị Washington 1921-1922 đã thiết lập “trật tự mới” có lợi cho việc củng cố vị trí của Mỹ
ở châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên toàn thế giới nói chung
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, Đông Á và Đông Nam Á Chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu bước nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ, nhờ buôn bán vũ khí cho các nước Đồng minh châu Âu và do chiến tranh không lan đến đất
Trang 25nước Mỹ Kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu
bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới… Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính giàu mạnh duy nhất của thế giới Cũng từ đó đánh dấu giai đoạn mới trong cố gắng vươn lên chiếm vị trí bá quyền thế giới của Mỹ, mặc
dù đôi khi nó bị khuynh hướng “chủ nghĩa biệt lập” kìm hãm Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước
Mỹ đã có ảnh hưởng lớn chi phối các công việc toàn cầu Là người chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, lại không bị tàn phá bởi chiến tranh, cả dân tộc Mỹ tin tưởng vào sứ mạng quốc gia trong cả chính sách đối nội và đối ngoại Những người lãnh đạo Mỹ muốn duy trì cấu trúc dân chủ mà họ đã bảo vệ và muốn chia sẻ rộng rãi những lợi ích của sự thịnh vượng Với họ, như Henry Luce, chủ bút tạp chí Time, đã nói, giai đoạn này là thế kỷ của nước Mỹ
1.3 Yếu tố địa-chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) 1.3.1 Mục tiêu địa-chính trị trong nội dung chiến lược toàn cầu của Mỹ
Các nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng sự biệt lập về chính trị của Mỹ khỏi châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã là một sai lầm lớn, sai lầm mà có lẽ đã góp phần vào sự nổi lên của Hitler và gần như gây ra kết quả là sự thống trị lục địa này bởi một quốc gia duy nhất và thù địch với Mỹ, có thể đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng Xô viết đã hiện diện trên một nửa lục địa và khi những người cộng sản đang mạnh lên ở Pháp, Italia và quan trọng nhất là ở Đức thì những nhà hoạch định chính sách của Mỹ lại có lý do để lo ngại
Năm 1942, trong tác phẩm “America’s Strategy in World Politics”, Spykman cho rằng Mỹ nên
có những tính toán khôi phục nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai để làm đối trọng với sức mạnh của Liên Xô Spykman dự đoán sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ trở thành sức mạnh thống trị ở châu
Á, vì vậy Mỹ nên giao trách nhiệm phòng thủ cho Nhật Mỹ cần sự cân bằng sức mạnh ở châu Âu hơn
là một châu Âu hợp nhất Sự cân bằng sức mạnh sẽ mang lại hòa bình và an ninh cho châu Âu dưới sự kiểm soát của Mỹ Spykman đề cao vai trò của sự cân bằng sức mạnh đối với hòa bình và an ninh thế giới
Sự cân bằng sức mạnh không phải là món quà của Chúa cũng không phải là tình trạng ổn định vốn có Nó xảy ra do sự can thiệp chủ động của một nhà nước, do quá trình hoạt động của các lực lượng chính trị Các nhà nước không thể thụ động đợi chờ những giai đoạn huy hoàng dưới ảnh hưởng của sự cân bằng sức mạnh đem lại hòa bình và an ninh Nếu các nhà nước muốn tồn tại, họ cần sẵn lòng bước vào cuộc chiến để gìn giữ sự cân bằng sức mạnh chống lại sức mạnh âm mưu giành bá chủ trong từng thời kỳ cụ thể [90, tr.48]
Chịu ảnh hưởng của học thuyết địa-chính trị của Mackinder, các nhà hoạch định chính sách Mỹ xác định vị thế đứng đầu thế giới của Mỹ phụ thuộc trực tiếp vào việc ưu thế ấy được giữ vững trong
Trang 26bao lâu, có hiệu quả như thế nào ở lục địa Âu - Á Năm 1943, Mackinder viết bài “The Round World and the Winning of the Peace” trên tạp chí Ngoại giao, khẳng định “lãnh thổ nước Nga Xô viết là tương đương với vùng đất trung tâm” và chứng minh nước Nga Xô viết làm chủ vùng đất trung tâm là mối nguy hiểm lớn cho bất cứ nỗ lực thống trị thế giới nào Vì vậy, thắng lợi của Mỹ gắn liền với việc chống lại Liên Xô
Các bài phát biểu trước dân chúng của cả hai phe đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh lạnh Năm
1946, Stalin đã tuyên bố rằng hòa bình thế giới là điều không thể có nếu vẫn còn tồn tại hình thức phát triển TBCN trong nền kinh tế thế giới Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã trình bày bài diễn văn ấn tượng của mình ở Fulton, Missouri, cùng sự góp mặt của Truman trên khán đài Ông nói, từ Stettin ở Baltic đến Trieste ở Adriatic, một tấm màn sắt đã buông xuống chắn ngang châu lục Ông tuyên bố rằng Anh và Mỹ cần phải cùng nhau chống lại mối đe dọa từ Liên Xô
Chính sách ngăn chặn Liên Xô đã trở thành chính sách của Mỹ trong những năm hậu chiến tranh George Kennan, quan chức cao nhất của Đại sứ quán Mỹ ở Moscow đã xác nhận một quan điểm mới trong một bức điện dài gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1946 Sau khi trở về Mỹ, ông đã trình bày
kỹ hơn những phân tích của mình trong một bài báo được đăng tải dưới chữ ký X trong tờ tạp chí có uy tín lớn Foreign Affairs Chỉ ra cảm giác truyền thống về sự không an toàn của nước Nga, Kennan đã biện luận rằng Liên Xô sẽ không thay đổi lập trường của họ dù trong bất kỳ tình huống nào Ông viết, Moscow đã tin tưởng một cách cuồng tín rằng bắt tay với nước Mỹ sẽ không thể đem lại sự ổn định, họ muốn rằng sự hài hòa bên trong xã hội Mỹ sẽ bị phá vỡ, áp lực của Moscow nhằm mở rộng quyền lực của mình buộc phải bị ngăn lại bằng một chính sách kiên quyết và cảnh giác nhằm ngăn chặn xu hướng bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô
Lúc đầu, học thuyết về Chính sách ngăn chặn được áp dụng ở vùng đông Địa Trung Hải Đầu năm 1946, Mỹ yêu cầu Liên Xô phải rút quân khỏi phía Bắc Iran, phần lãnh thổ mà Liên Xô đã chiếm đóng trong chiến tranh Mùa hè năm đó, Mỹ đã tỏ rõ sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại những đòi hỏi của Liên Xô trong việc kiểm soát vùng eo biển giữa biển Đen và Địa Trung Hải Vào đầu năm 1947, chính sách của Mỹ kết tinh khi Anh thông báo với Mỹ rằng họ không còn khả năng tiếp tục ủng hộ Chính phủ Hy Lạp chống lại sự bành trướng mạnh mẽ của cộng sản nữa Trong một bài diễn văn hùng hồn trước Quốc hội, tổng thống Truman (nhiệm kỳ 1945-1953) đã tuyên bố “Tôi tin rằng Hoa Kỳ phải
có một chính sách ủng hộ các dân tộc tự do đang đấu tranh chống lại sự bành trướng từ các nhóm thiểu
số có vũ trang hay từ những áp lực bên ngoài”, thực chất là chống lại Liên Xô và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản Các nhà báo nhanh chóng gọi bài phát biểu này là Học thuyết Truman Học thuyết Truman là “lời tuyên bố rằng phạm vi ảnh hưởng thực sự của Mỹ không phải là Tân thế giới mà là cả thế giới, là lời thừa nhận khéo léo về “chính sách ngăn chặn” của Kennan đưa ra trước đó 1 năm” [48, tr.169]
Trang 27Học thuyết Truman đã mở ra một thời kỳ mới trong nền ngoại giao Mỹ: kể từ nay, giới cầm quyền Mỹ - dù thuộc đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa - sẽ từ bỏ hẳn xu thế biệt lập và dứt khoát chọn chủ nghĩa toàn cầu cho nền ngoại giao nước mình Với học thuyết Truman, Mỹ sẽ đảm nhiệm vai trò
“sen đầm quốc tế” chống cộng sản để bảo vệ trật tự thế giới theo cách Mỹ quan niệm Nội dung của học thuyết Truman “được duy trì như là nền tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ cho đến đầu thập niên 1990” [19, tr.27]
Học thuyết Truman chịu ảnh hưởng của các tư tưởng địa-chính trị, cụ thể là tư tưởng của James Burham James Burham (1905 - 1987) là một nhà chính trị phái tả xuất chúng, ông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển yếu tố địa-chính trị đối kháng với chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh “The Struggle for the World” - tác phẩm nổi tiếng của James Burham được ví như quả bom tấn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản thời hậu chiến Burham cho rằng, “có một sự thật hiển nhiên của địa-chính trị là bất kỳ sức mạnh nào thành công trong việc kiểm soát vùng trung tâm
Âu - Á và vùng rìa phía ngoài của nó, sức mạnh đó chắc chắn sẽ kiểm soát toàn bộ thế giới Kế thừa quan điểm của Mackinder, Burham khẳng định Liên Xô đã nổi lên là một đế quốc vùng trung tâm với dân số đông, được tổ chức về mặt chính trị; lực lượng quân sự hùng mạnh, là mối đe dọa đối với hòn đảo của thế giới và vì vậy cũng là sự nguy hiểm cho toàn bộ thế giới” [85, tr.1] Thực tế, Liên Xô là đối thủ duy nhất cản trở tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Henry Luce
đã tích cực ủng hộ “The Struggle for the World” trên tạp chí Time và thuyết phục trợ lý tổng thống Truman - Charles Ross đưa tác phẩm này cho Truman đọc Kết quả là năm 1983, tổng thống Ronald Reagan đã trao tặng cho James Burham huy chương tự do của tổng thống (Presidential Medal of Freedom) vì ông đã tác động một cách sâu sắc đến cách nước Mỹ nhìn nhận nó và thế giới
Năm 1950, Mỹ đã xác định rõ ràng mục tiêu phòng thủ của mình Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) - một diễn đàn trong đó Tổng thống, các thành viên Nội các và các thành viên hành pháp xem xét các vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại - đã tiến hành rà soát toàn bộ chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ Văn kiện mang tên NSC 68 của diễn đàn này đã ghi nhận một phương hướng mới trong chính sách an ninh của Mỹ Dựa trên giả định rằng Liên Xô có một nỗ lực cuồng tín nhằm kiểm soát mọi Chính phủ ở bất kỳ nơi nào có thể, văn kiện này đã giao phó cho nước Mỹ một nhiệm vụ trợ giúp các quốc gia đồng minh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đang bị Liên Xô đe dọa Sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Truman đã phê chuẩn văn kiện này Mỹ tiếp tục tăng chi tiêu cho quốc phòng một cách mạnh mẽ chưa từng có
Eisenhower (1953 - 1961) có chung quan điểm cơ bản với tổng thống tiền nhiệm Truman về chính sách đối ngoại của Mỹ Eisenhower cũng nhận thức được rằng chủ nghĩa cộng sản là một lực lượng vững chắc đang đấu tranh giành ưu thế trên trường quốc tế Vị Tổng thống mới Eisenhower và Ngoại trưởng John Foster Dulles đã chỉ rõ rằng chính sách ngăn chặn chưa được triển khai đầy đủ
Trang 28nhằm ngăn ngừa sự bành trướng của Liên Xô và cần phải có một chính sách tự do tích cực hơn nữa để giải phóng các dân tộc đang bị cộng sản khống chế Năm 1957, Eisenhower tuyên bố Học thuyết Eisenhower, trong đó nói lên rằng Mỹ sẵn sàng dùng vũ trang để bảo vệ nền tự chủ của một quốc gia hay một nhóm quốc gia ở Trung Đông trước sự đe dọa của các thái độ thù nghịch
Tổng thống Kennedy (1961 - 1963) nhậm chức đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc Chiến tranh lạnh một cách mạnh mẽ, ông không những chỉ muốn dừng lại ở việc xây dựng và phát triển kho vũ khí, mà ông còn muốn sử dụng kho vũ khí này để đẩy lùi bước tiến của cộng sản trên toàn thế giới Xương sống của chủ thuyết Kennedy là kế hoạch chống phản loạn (Counter-Insurgency Plan, viết tắt là CIP; thường được gọi là chiến tranh đặc biệt) “Chiến tranh đặc biệt” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, một trong ba hình thức chiến tranh (đặc biệt, cục bộ, tổng lực) được đề ra phù hợp với chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt”
Lyndon B Johnson (1963 - 1969) tăng cường tập trung vào cố gắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam Ông ta tin chắc chắn rằng Mỹ phải có một sự cố gắng đáng kể trong việc chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản bằng cách làm đậm mối nguy cộng sản đối với tình hình an ninh thế giới và biện hộ cho những tổn hại không thể che đậy tại Việt Nam
Richard Nixon (1969 - 1974) đề ra Học thuyết Nixon với ba nguyên tắc: một là “tập thể tham gia”, hai là “sức mạnh của Mỹ”, ba là “sẵn sàng thương lượng” Theo Nixon, thực hiện ba nguyên tắc này là nhằm đạt những mục tiêu sau đây: giảm bớt các “cam kết quốc tế” của Mỹ; đòi hỏi các đồng minh “chia sẻ trách nhiệm” với Mỹ, cùng chống lại sự bành trướng của cộng sản trên toàn thế giới; chiến tranh chống Cộng ở quốc gia nào thì người của quốc gia đó tiến hành là chính; trong tiến trình chiến tranh chống Cộng, nếu cần thiết chúng ta chấp nhận thương lượng với đối phương nhằm chiến thắng trong hòa bình
Gerald Ford (1974 - 1977) là vị Tổng thống không gây hiềm khích Ông và Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Henry Kissinger thực hiện chính sách giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các nước Trong lúc ở cương vị Tổng thống, Gerald Ford đã cố gắng hết sức để giữ vững sức mạnh và hình ảnh cho nước Mỹ ở nước ngoài sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam và Campuchia, ông đã đứng trung gian để có một cuộc ngưng bắn tạm thời giữa Israel và Ai Cập, và đã ký các hiệp định hạn chế vũ khí hạt nhân với Liên Xô
Carter (1977 - 1981) tích cực tranh đấu cho nhân quyền trên qui mô toàn cầu và xem nhân quyền là tâm điểm cho chính sách đối ngoại của Chính phủ ông Chính phủ Carter đã đạt được các thành tựu như Thỏa ước kênh đào Panama, Hòa ước trại David, Hiệp ước SALT II với Liên Xô và việc thiết lập bang giao đầy đủ với Trung Quốc Tuy nhiên với vụ khủng hoảng con tin tại Iran, Mỹ chứng kiến ảnh hưởng của mình bị suy giảm trên trường quốc tế
Trang 29Tổng thống Regan (1981 - 1989) kế nhiệm theo đuổi chính sách hòa bình thông qua sức mạnh Trong mối quan hệ với Liên Xô, Regan tuyên bố rõ ràng thái độ đối nghịch của mình đối với quốc gia này Trong nhiệm kỳ đầu của Reagan, Chính phủ của ông đã chi những khoản tiền lớn chưa từng có cho việc tăng cường lực lượng vũ trang, bao gồm việc chuyển các tên lửa hạt nhân tầm trung đến châu
Âu để đối phó lại việc Liên Xô triển khai các tên lửa tương tự Vào ngày 23/3/1983, trong một cuộc tranh luận chính sách nảy lửa nhất trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của mình, Reagan đã công bố chương trình nghiên cứu về Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) nhằm tìm ra các công nghệ tiên tiến như tia laser và các đầu đạn tên lửa năng lượng cao để phòng ngự chống lại các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Mặc dù nhiều nhà khoa học đã tỏ ý nghi ngờ tính khả thi về mặt công nghệ của SDI và các nhà kinh tế đã chỉ ra các khoản chi phí vô cùng lớn, song Chính phủ vẫn tiếp tục triển khai dự án này
Như vậy, Chiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa-chính trị giữa hai phe: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến thứ hai Liên Xô trở thành đối thủ địa-chính trị chủ yếu của Mỹ, và mục tiêu địa-chính trị chủ yếu trong nội dung chiến lược toàn cầu của Mỹ thời
kỳ Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) là ngăn chặn những ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản
1.3.2 Yếu tố địa-chính trị trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ
Spykman cho rằng cuộc chiến ở lục địa Âu - Á giữa đế quốc vùng trung tâm (Liên Xô) và đế quốc vùng biển (Mỹ) là để ngăn cản bất kỳ sức mạnh nào khống chế vùng rìa Theo chủ trương của Spykman, Mỹ đã thực hiện chính sách “cân bằng lực lượng” nhằm tạo ra những tiền đồn của chủ nghĩa tư bản chống lại Liên Xô và các nước XHCN
Trong tác phẩm “The Geopolitics of the Nuclear Era: Heartland, Rimlands, and the Technological Revolution”, Colin Gray cũng nhận xét, nhìn ở góc độ địa-chính trị: “Chiến tranh lạnh
về bản chất là cuộc chiến giữa đế quốc đại dương Mỹ và đế quốc vùng trung tâm Liên Xô vì sự kiểm soát hay phủ nhận phạm vi ảnh hưởng của đối phương đối với những vùng rìa ở châu Âu, châu Á, châu Phi” [86, tr.14]
Ở châu Âu, khu vực Đông Âu đã nằm trong vòng ảnh hưởng của Liên Xô Sau khi được Liên
Xô giúp đỡ đánh bại phát xít Đức giành độc lập, các nước Đông Âu đã thành lập các Nhà nước dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài
nước, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Các nước cộng hòa nhân dân Đông Âu ra đời làm
thay đổi cục diện châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở
thành một hệ thống
Liên Xô ý thức rất rõ vai trò của vùng rìa (các nước Đông Âu) trong việc bảo đảm an ninh của vùng trung tâm (Liên Xô) Khu vực Đông Âu đóng vai trò quan trọng như một vùng đệm phòng thủ, một sự thật đã được chứng thực năm 1939 khi Liên Xô chinh phục và thu hút các nước cộng hòa Baltic
và một phần ba diện tích của Ba Lan ở phía đông Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả
Trang 30các nước Đông Âu hoặc bị Đức Quốc xã chiếm đóng để rồi trở thành nơi phát xuất của các đạo quân Đức Quốc xã, hoặc trở thành chư hầu của Đức Quốc xã và phụ trợ cho cuộc chiến tranh xâm lược của nước này vào Liên Xô Miền đồng bằng phía bắc của Phần Lan là con đường tự nhiên để tiến công sang Liên Xô và đã từng được sử dụng trong Wehrmacht năm 1941 Đường bờ biển của Rumani và Bungari đối diện với Liên Xô qua biển Đen Cả hai nước này đã liên minh với phát xít Đức và vùng đồng bằng sông Danube của Rumani, trở thành bàn đạp để tấn công vào tây nam Liên Xô Vì vậy, Liên
Xô cần bảo vệ sự kiểm soát của mình ở Đông Âu bằng cách in dấu “chủ nghĩa xã hội”, xây dựng một
hệ thống các nước XHCN Đông Âu thành lá chắn bảo vệ biên giới phía tây của Liên Xô khỏi một cuộc chiến tranh xâm lược khác phát xuất từ Đức (hay bất kỳ cường quốc nào khác) “Chính sách của Nga ở Đông Âu gợi nhắc một chính sách truyền thống của Mỹ đối với vùng Caribe” [48, tr.150]
Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn Liên Xô kiểm soát Đông Âu, vì vậy buộc phải đối mặt nguy cơ Liên Xô làm chủ cả châu Âu vì “Đông Âu là nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên liệu thô và thị trường lâu năm cho Tây Âu, và như vậy nó đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của Tây
Âu, ngoài ra Liên Xô đã có mối quan hệ chính trị và ý thức hệ với một số đảng chính trị và công đoàn
ở Tây Âu và có sức mạnh quân đội đáng kể làm cho châu Âu tự động phải quan tâm đến nó” [48, tr.138]
Sự tồn tại của Liên Xô làm cho nhiệm vụ của Mỹ trong tái thiết châu Âu và hòa nhập châu Âu vào một thị trường thế giới tự do trở nên phức tạp hơn Nỗ lực của Mỹ nhằm “ngăn chặn” sức mạnh
Xô viết trong phạm vi những đường biên giới sau chiến tranh của nó bao gồm hai giai đoạn rõ ràng: nỗ lực tức thì tái thiết châu Âu về mặt kinh tế và chính trị, và do đó tăng cường khả năng và sự hăng hái của châu Âu chống lại những thành tựu tiếp theo của Liên Xô; sau đó là duy trì kỷ nguyên hạt nhân và
sự tin cậy của những lời hứa bảo vệ các đồng minh châu Âu của Mỹ Hai sáng kiến “kế hoạch Marshall” và “NATO” đã chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong việc tái thiết và bảo vệ phần châu Âu phi cộng sản
Kế hoạch Marshall (được Quốc hội Mỹ thông qua đầu năm 1948) cung cấp những khoản viện trợ kinh tế khổng lồ nhằm hỗ trợ cho việc phục hồi các nước Tây Âu bị tàn phá sau chiến tranh Nhìn chung, đây là một trong số những sáng kiến ngoại giao thành công nhất của Mỹ trong lịch sử Vì rất nhiều quốc gia trong khu vực này không ổn định về kinh tế và chính trị nên Mỹ lo sợ rằng các Đảng Cộng sản địa phương được Moscow chỉ đạo sẽ lợi dụng chiến công chống quân Quốc xã của mình để giành quyền lực, nay với kế hoạch Marshall, Mỹ có thể yên tâm về ảnh hưởng của mình ở Tây Âu
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), được thành lập năm 1949, với sự tham gia của
Mỹ và 11 quốc gia khác Canada, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy,
Bồ Đào Nha NATO là sự phản ứng lại ưu thế quân sự truyền thống của Liên Xô ở châu Âu Sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu, và đặc biệt là cuộc đảo chính ở Tiệp Khắc đã báo động cho các nước
Trang 31phương Tây NATO là liên minh quân sự thời bình đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ mà quyền lực của
nó vượt ra khỏi địa phận Tây bán cầu NATO đã chính thức ràng buộc nước Mỹ vào việc bảo vệ Tây
Âu thông qua “liên minh ràng buộc” với quy định nếu một quốc gia thành viên bị tấn công, thì phải coi
đó là cuộc tấn công chống lại tất cả các quốc gia thành viên khác, và do đó, phải được đáp trả bằng sức mạnh thích hợp Sự tham gia liên minh NATO có ý nghĩa lớn trong lịch sử nước Mỹ, chấm dứt chính sách cô lập của Mỹ đối với các vấn đề châu Âu
Liên Xô trả lời bằng cách thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) năm 1949 và khối Hiệp ước Warszawa năm 1955 nhằmtăng cường sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu, từng bước hình thành hệ thống các nước XHCN Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu
tư bản chủ nghĩa
Nước Đức thời hậu chiến là một vấn đề đặc biệt Mĩ chủ trương phải duy trì một nước Đức tương đối mạnh để đối phó với phong trào cách mạng đang lên cao ở các nước châu Âu và âm mưu bá chủ châu Âu của Pháp Đó là chính sách “cân bằng lực lượng” ở châu Âu mà Mĩ rất ủng hộ Đồng thời,
do vị trí đặc biệt của nước Đức hùng mạnh ở trung tâm châu Âu, cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng giữa Liên Xô với Mỹ và Anh ở đây đã diễn ra rất quyết liệt Bộ ba Anh - Mỹ - Liên Xô đồng ý chia nước Đức thành bốn vùng dưới sự kiểm soát và quản lý của Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xô Riêng vùng Berlin cũng bị chia ra tương tự nhưng do vị trí của thành phố trong nước Đức nên vùng kiểm soát bởi liên quân Anh - Pháp - Mỹ (Tây Berlin) bị nằm lọt thỏm bên trong khu vực do Liên Xô kiểm soát Thành phố Berlin bị chia làm hai phần và mâu thuẫn giữa quân đội chiếm đóng của ba nước phương Tây và quân đội Liên Xô ngày càng sâu sắc, cùng với quan hệ giữa hai đồng minh thế chiến là Mỹ và Liên Xô ngày càng xuống dốc Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa các cơ quan tình báo của cả hai phe Trong năm 1948, cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô viết là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên của cuộc Chiến tranh lạnh Cuộc phong tỏa Berlin kéo dài từ ngày 24/6/1948 đến ngày 11/5/1949 (khủng hoảng Berlin lần 1) khi chính quyền Xô viết quyết định phong tỏa tất cả các đường giao thông vận tải nối khu Tây Berlin Cuộc bủa vây này gây ra sự thiếu hụt lương thực và đồ tiêu dùng cho 2,5 triệu người ở Tây Berlin Truman không muốn dùng sức mạnh quân sự để mở lại các mối giao thông vào Tây Berlin mà ông cũng không muốn Tây Berlin rơi vào tay của Liên Xô, cho nên Truman quyết định viện trợ cho Tây Berlin bằng cách thả hàng viện trợ xuống từ trên không Trong vòng 15 tháng, quân đội Anh và Mỹ cung cấp 200.000 chuyến bay cung cấp lương thực, nhiên liệu Mỗi ngày 13.000 tấn hàng hóa được viện trợ cho Tây Berlin Tháng 5/1949, Stalin tháo bỏ lệnh phong tỏa Tây Berlin, mở đầu cho cuộc đối đầu mới giữa khối Cộng sản và các nước phương Tây
Sự thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức ở Tây Đức (5/1949) và nước Cộng hòa Dân chủ Đức ở Đông Đức (10/1949) là kết quả của cuộc đấu tranh bất phân thắng bại giữa Mĩ, Anh với Liên Xô
Trang 32trong cuộc tranh chấp ảnh hưởng ở Đức Nước Đức trở thành trọng điểm đối đầu giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh “Với vị trí chiến lược và tiềm năng rất lớn về kinh tế lẫn quốc phòng, Tây Đức, dưới con mắt của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại phương Tây, giữ vai trò có tính chất quyết định trong chính sách “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản [17, tr.29] Logic phát triển của cái nhìn này là kết nạp Tây Đức vào NATO với tư cách là một thành viên đầy đủ và có chủ quyền Năm 1954, Mỹ tái
vũ trang Cộng hòa Liên bang Đức để tăng cường sức mạnh quân sự của NATO, biến Tây Đức thành một tiền đồn đối đầu với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
Các cuộc khủng hoảng Berlin (lần 1 từ tháng 6/1948 đến tháng 5/1949, lần 2 vào tháng 8/1961)
là sự đối đầu quyết liệt nhất giữa Liên Xô và Mỹ trong thời gian hậu chiến ở châu Âu Về mặt hình thức, Berlin mang thể chế của một thành phố phi quân sự đối với quân đội Đức, đồng thời cũng là một thành phố độc lập so với cả hai quốc gia Đức - những điều thật ra không còn giá trị trong thực tế Trên nhiều phương diện, Tây Berlin gần như mang thể chế của một tiểu bang, thí dụ như việc có đại diện (nhưng không có quyền bỏ phiếu) trong Quốc hội Liên bang Đức Đông Berlin trở thành thủ đô của nước Đông Đức Khi cuộc Chiến tranh lạnh leo thang, biên giới giữa hai phần nước Đức đã trở thành biên giới giữa Hội đồng tương trợ kinh tế và Cộng đồng châu Âu, giữa khối NATO và khối Warszawa, tức là giữa hai thế lực khác nhau về tư tưởng chính trị, kinh tế và văn hóa, đã chính thức đối mặt thù địch nhau trong cuộc Chiến tranh lạnh Từ khi Đông Đức được thành lập, người Đông Đức chạy sang Tây Đức ngày càng nhiều Bắt đầu từ năm 1952, biên giới giữa hai nước Đức được bảo vệ bằng hàng rào và có lực lượng canh phòng Một khu vực cấm dọc theo biên giới có chiều ngang 5 km được thành lập, người dân chỉ được phép đi vào khi có giấy phép đặc biệt - thông thường là chỉ cho những dân cư trong vùng Ngược lại, ranh giới của các khu vực chiếm đóng giữa Tây Berlin và Đông Berlin lại vẫn còn bỏ ngỏ, vì thế mà gần như không thể kiểm soát được và trở thành một lỗ hổng để người dân chạy qua Tây Berlin Từ năm 1949 cho đến năm 1961, khoảng 2,6 triệu người đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin, trong số đó vẫn còn 47.433 người chạy trốn chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8/1961 Ngoài ra Tây Berlin cũng là cửa ngõ đi đến phương Tây cho nhiều người Ba Lan và Tiệp Khắc Vì những người này thường là những người trẻ tuổi và được đào tạo tốt nên việc di dân này là mối đe dọa cho sức mạnh kinh tế của Đông Đức và cuối cùng là cho sự tồn tại của quốc gia này Thêm vào đó khoảng 50.000 người dân Đông Berlin tuy hằng ngày làm việc ở Tây Berlin nhưng lại sinh sống và cư ngụ dưới những điều kiện rẻ tiền hơn ở Đông Berlin hay ở những vùng ngoại thành Berlin Ngoài ra, nhiều người ở Tây Berlin và người Đông Berlin nhưng làm việc tại Tây Berlin đã dùng tiền Mark Đông Đức được đổi với giá rẻ trên thị trường ngoại tệ chợ đen - tỷ giá hối đoái thời điểm đấy là 1:4 -
để mua lương thực thực phẩm tương đối rẻ và các hàng hóa tiêu dùng cao cấp ít ỏi ở Đông Berlin Qua
đó hệ thống kinh tế theo chế độ kinh tế kế hoạch của Đông Đức lại càng suy yếu đi Tháng 8/1961, Bức tường Berlin được xây dựng để bảo vệ nước Đông Đức chống lại việc “di dân, xâm nhập, gián
Trang 33điệp, phá hoại, buôn lậu, bán tống bán tháo và gây hấn từ phương Tây” Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh lạnh và của việc chia cắt nước Đức
Trong khi tìm cách ngăn ngừa hệ tư tưởng cộng sản đang lan tràn ở châu Âu, Mỹ cũng phản ứng lại những thách thức tại nhiều khu vực khác trên thế giới Ở Đông Bắc Á, người Mỹ lo ngại những bước tiến của Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời Khi Mao Trạch Đông tuyên bố rằng chế độ mới của Trung Quốc sẽ ủng hộ Liên Xô để chống lại đế quốc Mỹ thì rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản đã phát triển rộng rãi ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, chí ít cũng là ở châu Á Với sự hiện diện của Trung Quốc - một đất nước rộng lớn, đông dân, có tiềm năng kinh tế, chính trị; tiềm lực của hệ thống XHCN
đã tăng lên vượt bậc Cả Liên Xô và Mỹ đều nhận thấy sức mạnh và tầm quan trọng của Trung Quốc trong khối XHCN, nhất là sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (Trung Quốc đã cử một lực lượng lớn quân chí nguyện sang Triều Tiên, đẩy liên quân do Mỹ đứng đầu vào thế giằng co ở khu vực gần vĩ tuyến 38)
“Việc Mỹ can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là ví dụ đầu tiên về việc áp dụng chiến lược ngăn chặn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” [81, tr.130] Triều Tiên trở thành một điểm nóng trong cuộc Chiến tranh lạnh, là nơi mà Mỹ đã thực sự chống lại chế độ Cộng sản và đã dẫn tới một cuộc chiến tranh giới hạn qua đó cả hai phe TBCN và XHCN đều cố gắng giới hạn các loại vũ khí sử dụng, các địa điểm giao tranh và cố tránh một cuộc chiến nguyên tử toàn diện Cả hai phe đều cảm nhận những rủi ro của Chiến tranh lạnh là rất lớn Ý thức được về sự ưu tiên dành cho châu Âu, Chính phủ Mỹ đã quyết định ngừng đưa quân tới Triều Tiên và sẵn sàng đồng ý với hiện trạng trước chiến tranh Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến ngăn chặn cuộc xung đột quốc tế trên quy mô lớn hơn ở khu vực đã được ký kết ở Panmanchem (Bàn Môn Điếm) với sự tham gia của đại diện hai miền Triều Tiên và đại diện của 3 nước Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc Theo Hiệp định, vĩ tuyến 38 được lấy làm ranh giới quân sự giữa hai miền Nam - Bắc; một khu phi quân sự rộng 4 km sẽ ngăn cách quân đội hai bên Kết cục của cuộc chiến tranh kéo dài 3 năm là sự nghi kỵ và thù địch lẫn nhau giữa hai miền Triều Tiên ngày càng tăng, gây trở ngại lớn cho việc tổ chức đối thoại và hòa giải Nhưng đồng thời, việc ký kết Hiệp định cũng chứng tỏ sự can thiệp quân sự của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên bị thất bại Một sự cân bằng quyền lực tạm thời ở Đông Bắc Á được thiết lập
Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ thực hiện chính sách kiềm chế quân sự, cô lập ngoại giao
và cấm vận kinh tế chống CHDCND Triều Tiên Năm 1953, Mỹ và Nam Triều Tiên đã ký một hiệp ước an ninh chung Ngoài ra, Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và đóng một lực lượng quân sự lớn ở Nam Triều Tiên Để thực hiện chính sách kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở khu vực Đông Bắc Á, Mỹ đã xây dựng một dây chuyền hiệp định an ninh song phương và đa phương với Đài Loan, Australia, New Zealand; đồng thời Mỹ còn tích cực thuyết phục Nam Triều Tiên và Nhật Bản cải thiện quan hệ với
Trang 34nhau Trước hành động đó, Liên Xô và Trung Quốc đã ký Hiệp ước phòng thủ chung song phương với CHDCND Triều Tiên (1961) Mặc dù sau đó, mâu thuẫn Xô - Trung ngày càng tăng, nhưng về cơ bản,
hệ thống chiến lược hai cực vẫn chi phối tình hình ở bán đảo Triều Tiên
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ giúp Nhật tiến hành cải cách, biến nước này trở thành một cường quốc kinh tế và một đồng minh của Mỹ trong chiến lược “ngăn chặn hoạt động bành trướng của chủ nghĩa cộng sản Xô viết” ở Đông Bắc Á và trên phạm vi toàn cầu Đánh giá về ý nghĩa của Nhật Bản trong hệ thống ngoại vi mà bộ trưởng Ngoại giao Dean Acheson đã xác định ngày 12/1/1950, nghị quyết của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã viết: “Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh toàn cầu, các khả năng của Nhật có ảnh hưởng rất lớn, tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào việc nó ngả theo phe nào” G.Kennan đã xuất phát từ kinh nghiệm của thời Chiến tranh Thái Bình Dương để cho rằng người Mỹ sẽ vẫn cảm thấy an toàn trước một Trung Quốc thù địch và một Nhật Bản thân hữu; điều này
có nghĩa là nền an ninh của Mỹ sẽ bị đe dọa bởi một viễn cảnh, trong đó Trung Quốc là nước thân hữu
và Nhật là nước thù địch Thắng lợi của cộng sản trên toàn Hoa Lục sẽ là áp lực đè nặng lên Nhật và nếu Nhật không trụ nổi, khả năng xấu nhất sẽ xảy đến cho quyền lợi của Mỹ ở Viễn Đông: một Trung
Quốc thù địch và một Nhật Bản cũng thù địch [18, tr.77] Với Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật (1951) có
nội dung chấp nhận cho Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật, ở Đông Bắc Á đã xuất hiện liên minh thứ hai: liên minh Mỹ - Nhật làm đối trọng với liên minh Xô - Trung Trong thập niên 60 của thế kỷ XX, liên minh quân sự Mỹ - Nhật đã trở thành chỗ dựa chính cho các hoạt động đối ngoại và quân sự của Mỹ trong vùng châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương
Bán đảo Đông Dương là vị trí then chốt có tầm chiến lược quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, là khu vực có trữ lượng dầu lửa và khí đốt lớn của thế giới (biển Đông) Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vốn là thuộc địa của Pháp từ trước chiến tranh thế giới thứ hai, là một chiến trường khác của Chiến tranh lạnh Nỗ lực của nước Pháp nhằm tái lập ách thống trị đã vấp phải sự phản kháng của Hồ Chí Minh, một người cộng sản Việt Nam, lãnh tụ phong trào Việt Minh trong cuộc chiến tranh
du kích chống lại ách cai trị của thực dân Pháp Cả Truman và Eisenhower đều muốn duy trì sự ủng hộ của Mỹ đối với nước Pháp nhằm thực thi chính sách ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu nên đã cung cấp cho nước Pháp nhiều sự trợ giúp về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham chiến của Pháp ở Việt Nam Vào giữa mùa hè, sau tuyên bố ngày 1/5/1950 của Truman về viện trợ của Mỹ cho Pháp, Mỹ đã gửi một phái đoàn quân sự tới Việt Nam Vào cuối nhiệm kỳ của Truman năm 1952, Mỹ đã chi trả 60% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương Tới thời điểm Hội nghị Genève năm 1954, viện trợ quân sự từ chính quyền mới của Eisenhower đã chiếm gần 80% tổng chi phí cho cuộc chiến tranh thực dân của Pháp Song Pháp đã thất bại hoàn toàn vào tháng 5/1954 tại
Trang 35Điện Biên Phủ Tại hội nghị quốc tế Genève (7/1954), Hiệp định Genève được ký với nội dung: Pháp công nhận nền độc lập của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và rút quân khỏi Đông Dương
Sau khi Pháp kết thúc vai trò ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương, Mỹ đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) là một liên minh của các quốc gia gồm Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Mỹ nhằm mục đích phòng thủ và hợp tác kinh tế ở Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương Giống như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh SEATO được lập ra để ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản, nhưng không giống như NATO, hiệp ước của SEATO không ràng buộc các quốc gia thành viên giúp đỡ lẫn nhau chống lại một đe dọa quân sự SEATO đã phê chuẩn nỗ lực quân sự của Mỹ tại Việt Nam và nhiều quốc gia thành viên SEATO đã gửi quân đến Việt Nam Do bị thuyết phục rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam có thể dẫn tới sự thất bại của Myanmar, Thái Lan và Indonesia theo học thuyết domino nên Eisenhower đã ủng hộ Ngô Đình Diệm từ chối tiến hành tổng tuyển cử vào năm 1956 và đã biến miền Nam Việt Nam thành một chính quyền tay sai cho Mỹ
Thực chất, nguyên nhân dẫn tới sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam là quyết tâm của người Mỹ trong việc xây dựng lại nước Nhật Bản thông qua chính sách chủ nghĩa khu vực về kinh tế, Nhật Bản
có được những thị trường giàu lợi nhuận và nguồn nguyên liệu thô giá rẻ ở vùng vành đai châu Á, bao gồm cả Đông Nam Á Vào năm 1955, khi Mỹ vứt bỏ các hiệp định Genève và tái khẳng định cam kết của mình ở Việt Nam, lý do đưa ra là: Sự hợp tác của Nhật Bản với Mỹ sẽ chịu tác động to lớn từ khả năng của Nhật trong việc tiếp cận được các thị trường, nguồn lương thực và nguyên liệu thô truyền thống ở Đông Nam Á Xét trong bối cảnh này, các mục tiêu của Mỹ liên quan tới Đông Nam Á và các mục tiêu của Mỹ liên quan tới Nhật Bản là không thể tách rời Việc mất Đông Nam Á vào tay thế giới phương Tây chắc chắn sẽ buộc Nhật Bản phải đi tới thỏa hiệp cuối cùng với những khu vực do cộng sản kiểm soát tại châu Á [48, tr.247-248]
Vì thế, Mỹ đã dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và làm suy yếu phe XHCN Thập niên 1960, Mỹ thực hiện chính sách “phản ứng linh hoạt”, không gây chiến với Liên Xô và hệ thống XHCN nhưng dùng chiến tranh dưới mức thông thường đối phó với xu hướng cộng sản ở các nước mới giành độc lập Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1960 - 1965) là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội
tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến
tranh của Mỹ, được tiến hành thí điểm ở Nam Việt Nam nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam nhưng không thành công Kế hoạch Staley - Taylor, bình định miền Nam trong 18 tháng và kế hoạch Johnson - Mac Namara bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 -
Trang 361965) không thực hiện được Từng mảng lớn “Ấp chiến lược” - “xương sống” của chiến tranh đặc biệt
bị phá vỡ Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ở miền Bắc (giữa 1965 đến 1968) Chiến lược
“chiến tranh cục bộ” có sự tham chiến trực tiếp của lính Mỹ ở Việt Nam cùng với quân đồng minh và
quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại Quân số lúc cao nhất lên đến 1,5 triệu (Mỹ hơn 0,5 triệu) Tuy vậy, các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ nhằm phá hủy cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến Việt Nam đã thất bại Mùa xuân 1968, trên cơ sở nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho Việt Nam và lợi dụng thời cơ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, quân đội Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy nhằm tiêu diệt bộ phận quan trọng quân Mỹ và quân đồng minh, đồng thời đánh đòn mạnh vào chính quyền Sài Gòn Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 của Việt Nam như “một đòn sét đánh” đối với đế quốc Mỹ, làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới Trong bối cảnh đó, Richard Nixon thuộc Đảng Cộng hòa đã thắng cử sát nút với kế hoạch đưa
Mỹ thoát khỏi cuộc chiến tranh và thiết lập lại luật pháp và trật tự trong nước Mỹ Mỹ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) với quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân Mỹ, vẫn do cố vấn Mỹ chỉ huy, thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu
“dùng người Việt đánh người Việt”, để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường Chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” được đề ra nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyền và quân đội Sài Gòn để Mĩ có thể rút dần quân về nước nhưng vẫn giữ được Nam Việt Nam trong quỹ đạo của Mĩ, tuy nhiên mục đích này là không tưởng Sau thất bại của cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, Mỹ phải ký Hiệp định Paris (27/1/1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút quân và cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp về chính trị đối với Việt Nam Mùa xuân năm 1975, Bắc Việt Nam đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ đất nước Cuộc chiến tranh Việt Nam là một thất bại to lớn của đế quốc Mỹ Cuộc chiến tranh này cũng chấm dứt sự đồng thuận trong chính sách đối ngoại của Chiến tranh lạnh và khiến nhiều người Mỹ lo ngại về những hành động khác nữa của dân tộc họ tại nước ngoài
Trong nỗ lực ngăn chặn Liên Xô và làm suy yếu sức mạnh của khối XHCN, Mỹ đã tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc Nixon nhận thấy có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc để liên kết với Trung Quốc chống Liên Xô, đồng thời giảm bớt những khó khăn khi rút khỏi cuộc chiến Việt Nam Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc ký bản Thông cáo chung Thượng Hải 1972 với nội dung: cả hai nước đều không mong muốn tìm kiếm ưu thế bá chủ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới; cả hai đều phản đối nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào hoặc nhóm quốc gia nào khác muốn thiết lập địa vị bá chủ ấy Tuy Trung Quốc và Mỹ không nêu đích
Trang 37danh nước âm mưu bá quyền là Liên Xô nhưng đã hàm ý rõ sự chia sẻ ý đồ ngăn chặn Liên Xô vì những lợi ích riêng của mình
Những xung đột trong Chiến tranh lạnh cũng xảy ra ở Trung Đông Tầm quan trọng chiến lược của khu vực này với tư cách là một nguồn cung cấp dầu mỏ đã khiến Mỹ tìm mọi cách đẩy các đơn vị quân đội Xô viết ra khỏi Iran năm 1946 Hai năm sau đó, Mỹ chính thức thừa nhận nhà nước Israel chỉ
15 phút sau khi nước này tuyên bố thành lập ngày 15/5/1948 (theo nghị quyết 181/II thông qua ngày 29/11/1947 của Liên hợp quốc với nội dung chấm dứt sự bảo hộ của Anh đối với Palestine, chia Palestine thành 2 quốc gia cho người Do Thái và cho người Palestine, nhưng duy trì liên minh kinh tế giữa hai nước) Tuy nhiên, một số nước Arabia đã bác bỏ Nghị quyết chia cắt 181/II và tuyên bố chiến tranh chống Israel
Qua 4 cuộc chiến tranh (1948-1949, 1956, 1967 và 1973), Israel chiếm đóng toàn bộ phần đất chia cho Nhà nước Palestine (theo Nghị quyết 181), Đông Jerusalem, cao nguyên Golan của Syria, Nam Liban và bán đảo Sinai của Ai Cập (đã được Israel trao trả theo Hiệp định Camp David ký năm 1979) Thắng lợi của Israel có sự giúp đỡ quan trọng của Mỹ Mỹ đã giúp Israel chống lại người Arabia vì Mỹ cần đến Israel làm tiền đồn để trấn giữ túi dầu ở Trung Đông
Năm 1951, một Chính phủ tiến bộ được thành lập ở Iran do Mossadegh làm Thủ tướng Iran tiến hành quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của Anh, hai bên nảy sinh tranh chấp Mỹ đứng ra dàn xếp cuộc tranh chấp Iran - Anh vì không muốn xung đột sẽ tạo thuận lợi cho Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông và muốn giành quyền lợi trong hoạt động mua bán dầu ở Iran Năm 1953, Mỹ làm đảo chính lật đổ Mossadegh đưa Pahlavi trở lại cầm quyền, lập nên chính quyền thân Mỹ Tháng 3/1959, Iran và Mỹ ký Hiệp định phòng thủ chung “Kết cục của vụ dầu lửa Iran cho thấy Mỹ là người được hưởng lợi nhiều nhất: từ chỗ không có quyền lợi gì đáng kể ở Iran,
Mỹ đã trở thành ngang hàng với Anh trong hoạt động mua bán dầu vốn là độc quyền của Anh từ lâu nay Thêm nữa, ảnh hưởng chính trị và ngoại giao của Mỹ ở Iran nói riêng và ở Trung Đông nói chung cũng tăng lên rất nhiều” [19, tr.138]
Một trong những sự kiện quan trọng đối với việc ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và tăng cường thế lực của Mỹ là cuộc khủng hoảng kênh đào Suez ở Ai Cập năm 1956 Vai trò địa-chính trị quan trọng của Ai Cập xuất phát từ vị trí chiến lược của nó: là một quốc gia liên lục địa nằm ở phía bắc châu Phi, Trung Đông và tây nam châu Á, họ sở hữu một cầu nối lục địa (eo đất Suez) giữa châu Phi
và châu Á, và một cầu nối đường thủy (kênh Suez) nối giữa biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua biển Đỏ Kênh đào Suez (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với vịnh Suez, một nhánh của biển Đỏ Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu - Châu
Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương và ảnh hưởng
Trang 38trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế vì cho phép hàng hóa đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục
Ngày 26/7/1956, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quyết định quốc hữu hóa công ty kênh Suez, đụng chạm đến quyền lợi của hai nước Anh, Pháp về quyền sở hữu công ty kênh Suez, đồng thời có nguy cơ ảnh hưởng đến việc vận chuyển dầu hỏa từ Trung Đông về châu Âu Anh, Pháp
bí mật họp với Israel và một kế hoạch được đưa ra, mang tên “Chiến dịch Ngự lâm quân” (Operation Musketeers) Tháng 10/1956, Israel tràn qua chiếm dải Gaza, bán đảo Sinai và mau chóng tiến quân đến kênh Suez Như đã thỏa thuận, Anh, Pháp đề nghị đưa quân qua để làm trái độn nhưng Nasser từ chối Lấy cớ để bảo vệ quyền lợi kênh Suez với ý đồ lật đổ Nasser, liên quân Anh - Pháp ồ ạt tấn công
Ai Cập và nhanh chóng chiếm đóng vùng kênh Suez
Về mặt quân sự thì liên quân Anh - Pháp đã thành công chiếm được các mục tiêu nhưng về mặt chính trị thì lại là một thảm họa Mỹ, Liên Xô và hầu hết các quốc gia thuộc thế giới thứ ba lên án mạnh mẽ hành động xâm lăng này Mỹ dọa sẽ bán tháo đồng tiền pound sterling nếu Anh không rút quân Thủ tướng Anh Eden buộc phải từ chức và tháng 3/1957, liên quân Anh - Pháp rút quân ra khỏi vùng kênh Suez
Mặc dù vụ khủng hoảng kênh đào Suez nhanh chóng bớt căng thẳng, nhưng nó đã tác động sâu sắc tới sự cân bằng quyền lực ở Trung Đông và trách nhiệm mà Mỹ đảm nhận ở khu vực này Cuộc khủng hoảng làm tổn hại nặng nề uy tín của Anh và Pháp trong các nước Arabia, khiến quyền lực truyền thống của các cường quốc này ở khu vực suy giảm Ngược lại, Nasser không chỉ vượt qua thử thách mà còn tăng thêm uy tín trong nhân dân Arabia với tư cách một nhà lãnh đạo dám chống lại các
đế chế châu Âu và vẫn tồn tại sau cuộc tấn công quân sự của Israel Những chế độ thân phương Tây còn lại trong khu vực có vẻ dễ bị tổn thương trước những cuộc nổi dậy theo tư tưởng Nasser Các quan chức Mỹ sợ rằng sự có mặt của Liên Xô với uy tín được khẳng định trong mắt người dân Arabia bằng
sự ủng hộ chính sách quốc hữu hóa kênh Suez, lời đe dọa sử dụng tên lửa chống Anh và Pháp và lời hứa hẹn giúp Ai Cập xây đập Aswan, cùng với việc Liên Xô mượn uy tín của Tổng thống Ai Cập Nasser, tiếp cận các nước như Iraq, Syria nhằm tranh giành ảnh hưởng với Mỹ sẽ làm suy yếu thế lực của Mỹ ở Trung Đông
Để đối phó với những hậu quả này của cuộc chiến tranh Suez, đầu năm 1957, Tổng thống đã tuyên bố học thuyết Eisenhower, một chính sách an ninh khu vực lớn cho vùng Trung Đông Được đề xuất vào tháng 1 và được Quốc hội thông qua tháng 3/1957, học thuyết cam kết Mỹ sẽ đóng góp viện trợ kinh tế và quân sự, và nếu cần thiết sử dụng vũ lực để kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở Trung Đông
Để thực hiện kế hoạch này, đặc phái viên của Tổng thống James P Richards đã đi thị sát khu vực, phân phát hàng chục triệu USD viện trợ kinh tế và quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Iraq, Saudi Arabia, Liban và Libi
Trang 39Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez đã lôi kéo Mỹ can dự một cách thực chất, quan trọng và lâu dài ở Trung Đông Mặc dù chưa bao giờ được chính thức viện dẫn, song học thuyết Eisenhower đã định hướng cho chính sách đối ngoại Mỹ trong ba sự kiện Mùa xuân năm 1957, Tổng thống đã phân phát viện trợ kinh tế cho Jordani và đưa tàu hải quân Mỹ đến Đông Địa Trung Hải để giúp Vua Hussein trấn áp cuộc nổi dậy của các sĩ quan quân đội thân Ai Cập Cuối năm 1957, Eisenhower khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thân thiện khác xâm nhập vào Sirya, không cho chế độ cấp tiến
ở đó củng cố quyền lực Cuối cùng, khi cuộc cách mạng bạo động ở Baghdad 7/1958 đe dọa châm ngòi những cuộc nổi dậy tương tự ở Liban và Jordani, Eisenhower đã ra lệnh cho binh lính Mỹ chiếm đóng Liban và chuyển viện trợ cho lực lượng của Anh đang chiếm đóng Jordani Những biện pháp này - những biện pháp chưa có tiền lệ trong lịch sử chính sách của Mỹ ở các nước Arabia - thể hiện rõ quyết tâm của Eisenhower đảm nhận trách nhiệm bảo vệ những lợi ích của phương Tây ở Trung Đông
Bước vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Mỹ có ưu thế nhất ở Trung Đông Chính phủ Nixon lúc ấy
đã thay đổi cách làm trước đây - chỉ ủng hộ Israel, làm phật lòng các nước Arabia rộng lớn - và cuối cùng đã thúc đẩy được Tổng thống Ai Cập Xarat thay đổi chính sách dựa vào Liên Xô, nay ngả theo
Mỹ Sau đó, Tổng thống Carter đóng vai trò vừa là người tham dự vừa là trung gian hòa giải, đã thuyết phục được Tổng thống Ai Cập Anwar Al-Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm giữa hai quốc gia này Hai nhà lãnh đạo này đã đến Mỹ để ký Hiệp ước Hòa bình tại Nhà Trắng vào tháng 3/1979
Tại Iran vào những năm 1970, Mỹ đã trở thành một người huấn luyện và cố vấn cho cả quân đội Iran lẫn lực lượng cảnh sát mật khét tiếng của nước này (SAVAK); Mỹ cũng bán nhiều vũ khí cho Iran (đổi lấy những đồng đôla dầu lửa) hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới, đào tạo hàng nghìn sinh viên Iran tại các trường đại học Mỹ, và là một người cổ vũ lớn nhất của Quốc vương (Shah) của nước này
Để đổi lại, Iran dưới sự cai trị của Shah đã đóng vai trò như một mô hình biểu trưng cho thế giới Hồi giáo, nhận được phần thưởng từ sự hiện đại hóa kiểu TBCN trong khi ngăn chặn sự bành trướng của Nga, kiểm soát động thái của Iraq và nói chung là đóng vai trò cảnh sát tại Vịnh Ba Tư [48, tr.443]
Chuyến thăm chính thức của Nixon đến Tehran năm 1972 đã dẫn đến một lời mời đối với Nhà vua trong việc sử dụng những khối lượng đôla từ dầu mỏ vô hạn định của mình để mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ Mối liên kết với Iran vững chắc hơn bao giờ hết cho đến khi cuộc cách mạng nổ ra vào năm 1979, nhằm buộc Quốc vương phải từ bỏ quyền lực và sau đó ngăn cản bất kỳ hành động có thể có nào của Mỹ trong việc đưa ông ta trở lại vị trí quyền lực Ngày 11/2/1979, phong trào Hồi giáo
do Giáo chủ Ayatolah Khomeini lãnh đạo đã lật đổ chế độ quân chủ Pahlavi, thành lập chế độ Cộng hòa đầu tiên ở Iran và đổi tên nước thành nước Cộng hòa Hồi giáo Iran (1/4/1979)
Cách mạng Iran 1979 là thất bại to lớn nhất trong chiến lược của Mỹ ở vịnh Persic Sau sự kiện cách mạng Iran, tình hình Trung Đông tiếp tục tỏ ra khó khăn hơn nhiều Sự xuất hiện các lực lượng
Trang 40quân đội Mỹ ở Liban nơi Mỹ đang cố gắng giúp đỡ một Chính phủ thân phương Tây nhưng lại tỏ ra yếu đuối và ôn hòa, đã có một kết cục bi thảm khi 241 lính thủy đánh bộ Mỹ đã chết trong một cuộc đánh bom khủng bố tháng 10/1983 Tháng 4/1986, các máy bay thuộc lực lượng hải quân và không quân Mỹ đã tiêu diệt các mục tiêu ở Tripoli và Benghazi của Libi nhằm trả đũa các cuộc tấn công của Libi
Afghanistan là tiêu điểm của cuộc đối đầu Mỹ - Xô trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh lạnh ở châu Á Từ 1919 đến 1973, Afghanistan theo chế độ quân chủ Tháng 4/1978, Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan được Liên Xô giúp đỡ tiến hành cách mạng Saur (Tháng Tư), thành lập Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan Sau một loạt những sáng kiến cải cách của Tổng thống Taraki với mục tiêu “nhổ rễ chế độ phong kiến” như cải cách ruộng đất, cải cách giáo dục và tăng quyền tự do cho phụ nữ, xã hội nông thôn Afghanistan phần lớn vẫn tuân theo truyền thống xem đó là hành động tấn công đạo Hồi và những cuộc nổi dậy mang đầy tính bạo lực chống lại phong trào cải cách đã nổ ra vào năm 1978 Tháng 3/1979 tại Herat, quân lính Afghanistan dưới sự chỉ huy của Ismail Khan đã làm binh biến và thảm sát khoảng 100 cố vấn Xô viết Theo tinh thần của hiệp ước hữu nghị và hợp tác song phương ký giữa Moscow và Kabul tháng 12/1978 cho phép quân đội Xô viết triển khai trong trường hợp có sự yêu cầu từ phía Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, tháng 12/1979, Liên bang Xô viết đã triển khai Quân đoàn 40 theo yêu cầu chính thức của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan Chính phủ Afghanistan (thân Liên Xô) hy vọng quân đội Xô viết giúp đỡ tăng cường an ninh và gia tăng tính hiệu quả của cuộc chiến chống quân Mujahideen Khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp Tương tự nhiều phong trào chống cộng ở thời điểm đó, quân phiến loạn nhanh chóng có được sự ủng hộ từ phía Mỹ, ngoài ra còn được sự hậu thuẫn của Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác Như cựu giám đốc CIA và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã viết trong cuốn hồi ký “From the Shadows” (Từ những bóng tối), các cơ quan tình báo Mỹ đã bắt đầu giúp đỡ phe đối lập tại Afghanistan 6 tháng trước khi quân đội Xô viết triển khai Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã xem cuộc tấn công xâm nhập Afghanistan của Xô Viết là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới hòa bình kể từ sau Thế chiến thứ hai”, cuộc “xâm lược Xô viết” không thể được coi là hành động riêng biệt nhằm gây ảnh hưởng địa lý hạn chế mà có thể coi là một mối đe dọa cho vùng vịnh Persic Mỹ rất e ngại quân số đông đảo của Xô viết cũng như khoảng cách địa lý gần gũi với khu vực vùng Vịnh nhiều dầu mỏ Ngày 3/7/1979, Tổng thống Jimmy Carter đã ký một chỉ thị cho phép CIA tiến hành các chiến dịch tuyên truyền bí mật chống lại chính quyền cộng sản thân Liên Xô Trong một cuộc phỏng vấn năm
1998 với tờ Le Nouvel Observateur, cố vấn của Tổng thống Carter là Zbigniew Brzezinski nhớ lại:
“Chiến dịch bí mật đó là một ý tưởng tuyệt vời Nó xui khiến người Xô viết tiến vào cái bẫy Afghanistan ” [ ] “Ngày người Xô viết chính thức tràn qua biên giới, tôi đã viết cho tổng thống Carter Hiện chúng ta đã có cơ hội để trao cho Liên bang Xô viết cuộc Chiến tranh Việt Nam của họ”