Đặng Xuân Thiều (1909-1965) Đặng Xuân Thiều (1909-1965) Sinh ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định, con một chiến sĩ phong trào Văn thân. Mất năm 1965 tại Hà Nội. Dù không sinh ra trên đất Hải Phòng nhưng Đặng Xuân Thiều đã dành cả một đời trai trẻ, nhiệt huyết để sống chiến đấu, tổ chức và xây dựng cách mạng Hải Phòng những năm ba mươi nửa đầu thế kỷ. Trong sự nghiệp cách mạng của mình người chiến sĩ ấy đồng thời cũng là một thi sĩ. Ông đã đi vào phong trào vô sản hóa để vận động công nhân giác ngộ trong hãng đóng tàu Sôva, nhà máy Quảng Sinh Long, nhà máy Carông, hãng buôn Sáp-phăng-giông. Ngày 28/7/1929, Hội nghị đại biểu Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ họp lần thứ I tại Hà Nội, ông là một trong 3 đại biểu của Công hội đỏ Hải Phòng d ự họp. Ông cũng là ngư ời từng viết cho báo Đồng l òng, Tranh đ ấu v à các tờ báo của công đoàn và Đảng bộ Hải Phòng lưu hành bí mật thời đó. Năm 1978, Nhà xuất bản Văn học đã cho ra mắt tập thơ Đặng Xuân Thiều gồm 68 bài, trong đó có 65 bài viết trước cách mạng. Trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 35 của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, thơ ông được tuyển chọn 29 bài, trong đó hơn một nửa Đặng Xuân Thiều viết ở Hải Phòng những năm 1928-1945. Thơ Đặng Xuân Thiều trước hết là thơ của người thanh niên yêu nư ớc giác ngộ về sứ mệnh cao cả của giai cấp công nhân trước vận mệnh của dân tộc và sự nghiệp cách mạng xã hội. Hàng loạt các bài thơ như: Trả lời cha, Người thợ, Sốt ruột, Thất nghiệp, Xóm Lạc Viên, Thăm xóm chài ở Đồ Sơn, Bãi công ở Hải Phòng, Vô sản diễn ca Ông viết trong thời gian đi vô sản hóa ở Hải Phòng. Và ông đã viết 'Vô sản diễn ca' (dài 400 câu) để truyền bá tư tưởng Lênin và kêu gọi cách mạng vô sản, đã được lưu truyền suốt Trung - Nam - Bắc. Giữa năm 1930, địch điên cuồng đánh phá các cơ sở cách mạng ở Hải Phòng; g ần nửa số đảng vi ên và nhi ều quần chúng cách mạng bị bắt. Nh à lao Hải Phòng giam đến gần 100 tù chính trị. Trước tình hình ấy, tháng 9/1930 Tỉnh ủy lập Ủy ban tranh đấu gồm 5 ủy viên do Tỉnh ủy viên Đ ặng Xuân Thiều phụ trách. Theo chủ trương của Tỉnh ủy, ủy ban đã tổ chức rải truyền đơn khắp thành phố trong ngày 5 và 7/9/1930 kêu gọi nhân dân biểu tình, chống khủng bố, bắt bớ. Ngày 7/9/1930 thực sự là ngày biểu dương lực lượng, là đỉnh cao của phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh và các giới lao động khác ở Hải Phòng trong năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng. Năm 1931 Đặng Xuân Thiều bị đầy ra Côn Đảo. Năm 1936 ông được tha về, tiếp tục hoạt động. Cuối năm 1939 lại bị bắt kết án tù chung thân, lần lượt bị giam ở Hỏa Lò, Bắc Mê, Nghĩa Lộ, Bá Vân. Ở trong các nhà tù ông tham gia các hoạt động chống chế độ hà khắc, tổ chức huấn luyện, làm thơ ca theo chủ trương của chi ủy nhà tù. Sau khởi nghĩa, trong kháng chiến chống Pháp, ông công tác trong ngành tư tưởng, văn hóa. Sau hòa bình chuyển về Bộ Văn hóa, rồi làm Giám đốc Bảo tàng cách mạng Việt Nam. Đ ặng Xuân Thiều có mảng th ơ vi ết trong nh à tù đ ế quốc (17 b ài). Ông b ị địch bắt đi bắt lại và vượt ngục nhiều lần. Những bài như: Bất chợt, Đêm ngục, Nghiêm Thượng Biền, Vè tướng chuột được viết trong nhà giam của Sở mật thám và nhà tù Hải Phòng. Bài thơ trữ tình 'Hỡi cô đồng chí nhỏ' của ông dài hơn 100 câu phảng phất như 'Tỳ bà hành' lời thơ xúc động, mượt mà miêu tả một cô gái Hải Phòng mồ côi được ông giác ngộ trở thành người cộng sản. Ngoài ra, ông còn có mảng thơ viết giữa những đợt đi tù về. Mảng thơ này (33 bài) gồm những bài đặc sắc về nghệ thuật như: Cố hương, Chiều Bạch Đằng, Tổ quốc khúc hát Bạch Đằng, Em gái mù, Ngẫm nghĩ, Tiễn đưa Ngay tên của những bài thơ này đã gợi ít nhiều về một hiện thực Hải Phòng trước cách mạng. Đọc thơ Xuân Thiều ta có cảm tưởng không chỉ là hứng thú chính trị, hứng thú tranh đấu, mà còn thực sự hứng thú thẩm mỹ, hứng thú sáng tạo chi phối ngôn từ. Nguồn:http://www.haiphong.gov.vn/end-user/index.asp?w . Đặng Xuân Thiều (1909-1965) Đặng Xuân Thiều (1909-1965) Sinh ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định, con một chiến sĩ phong trào. hơn một nửa Đặng Xuân Thiều viết ở Hải Phòng những năm 1928-1945. Thơ Đặng Xuân Thiều trước hết là thơ của người thanh niên yêu nư ớc giác ngộ về sứ mệnh cao cả của giai cấp công nhân trước. của phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh và các giới lao động khác ở Hải Phòng trong năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng. Năm 1931 Đặng Xuân Thiều bị đầy ra Côn Đảo. Năm 1936