1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Baudelaire dịch Poe: Sự tái cấu trúc bản sắc pptx

14 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Baudelaire dịch Poe: Sự tái cấu trúc bản sắc 1. Poe và Baudelaire dường như đã phát triển cái có thể mô tả như là quan hệ cha-con hay thầy-trò. Người sau đã dành nửa đời mình cho việc dịch sang tiếng mẹ đẻ các truyện cổ của Edgar Allan Poe và nửa đời còn lại cho việc sáng tạo một thứ thơ ít nhất có thể nói là lấy cảm hứng từ nhà văn Mỹ. Ảnh hưởng đích thực của Poe là không thể phủ nhận và biểu hiện đặc biệt trong tập Les Fleurs du Mal (Hoa ác), gần gũi với tinh thần “chán chường” của Poe và sự phá hủy có hệ thống các nguyên lý lãng mạn đến mức nhiều nhà phê bình ngờ vực về sự giống nhau tinh thần này. Baudelaire công khai thừa nhận Poe đã có tác động rõ rệt đến sự nghiệp riêng của ông nhưng ông dứt khoát bác bỏ mọi lời cáo buộc tội đạo văn khi ông tuyên bố với Edouard Manet, một họa sĩ phái Ấn Tượng: “Anh có biết vì sao tôi dịch Poe một cách kiên nhẫn vô bờ vậy không? Đấy là vì ông ta giống tôi! Lần đầu tiên lật mở một cuốn sách của ông, tôi đã vừa sung sướng vừa run sợ phát hiện ra trong đó không chỉ những chủ đề tôi đang mơ ước, mà hẳn cả những câu tôi đang mường tượng đã được ông viết ra hai mươi năm trước”. Những lời đó gợi nên một mối quan hệ đặc biệt, khác thường mà ở đây chúng ta sẽ thử tìm hiểu. Liệu có tìm được lời giải thích hợp lý nào cho sự hấp dẫn lạ lùng của Poe đối với Baudelaire hay đó chỉ là sự thể hiện quá trình tâm lý vô thức của việc nhận dạng? Dịch thuật: Một quá trình “hút máu”? 2. Trở lại những năm 1850, Baudelaire đã dành thời gian của ông để khôi phục sự nghiệp của Poe ở Pháp thông qua việc dịch các truyện cổ và thơ của Poe và viết lời giới thiệu cho các bản dịch đó. Để nâng cao vốn tiếng Anh còn khá nghèo nàn của mình, Baudelaire thường tìm đến các quán rượu ở Paris nơi các quý ông quý bà Anh quốc thường tụ tập để vừa uống rượu vừa chuyện gẫu với họ. Baudelaire có thói quen gọi Poe là “người anh em của tôi, người giống tôi” và cũng như tình huynh đệ văn học, họ chia sẻ cách nhìn thế giới rất giống nhau, đặc biệt hơn, chia sẻ quan niệm về tính hiện đại. Đối với họ, tính hiện đại là sự kết hợp của tự do và sự tự khẳng định, do vậy sự tiến bộ không thể có được nếu con người bị phụ thuộc hoàn toàn vào xã hội mà hắn sống. Baudelaire là một trong những trí thức Pháp đầu tiên viết về khái niệm tính hiện đại và cố gắng tìm cách xác định lý thuyết cho nó, đấy cũng chính là điều Poe gắng làm, dù là theo một cách thực dụng hơn, qua các tác phẩm của ông. Trong bài viết Họa sĩ của đời sống hiện đại, Baudelaire định nghĩa tính hiện đại là “sự nỗ lực thường xuyên thoát khỏi cái nhất thời”, sáng tạo là quá trình kế tiếp nhau không ngừng nghỉ của cái sống và cái chết. 3. Tính hiện đại có thể được coi là cái còn lại nguyên vẹn và cuối cùng không chết đi sau những chuỗi hủy hoại nhỏ này. Sự say mê của Poe với cái chết, lối dẫn duy nhất đến cái vĩnh hằng, vén lộ sự say mê sâu hơn với tính hiện đại mà Baudelaire đã mô tả như là sinh ra bền vững từ sự hủy diệt. Baudelaire, giống như Poe mấy năm trước ông, biết rằng thời đại ông không đi về tính hiện đại và dường như không có cái gì mới mẻ và mang tính xây dựng sinh ra từ đống tàn phá của sự tiến bộ - tất nhiên là không có trạng thái thăng bằng đạo đức và tâm thức của con người hiện đại. Cái Baudelaire thấy là một trong những thế giới “chán chường” vây quanh ông. Từ “spleen” tiếng Anh thay từ tiếng Pháp ennui mà Baudelaire hay dùng trong thơ ông để biểu hiện những sự lôi cuốn ác quỷ hay những xung năng xấu xa kéo chủ thể đi xuống sự tự hủy và gây ra trạng thái đau khổ và trầm uất tinh thần. Hình bóng gã phóng đãng (dandy) hiện đại nổi lên từ chính trạng thái trầm uất này. Lang thang trên các đường phố của những thành thị lớn, gã phóng đãng đi tìm kiếm cái đẹp và sự quá khích: “Là người thanh lịch ẩn danh, gã phóng đãng dạo gót qua các phố phường, luôn biết rõ những khả năng quá khích đang chờ” (Komins). 4. Trong truyện Con người giữa đám đông của Poe, người kể chuyện là một gã phóng đãng để thời gian bám theo một người trong đám đông. Hắn bị hút hồn theo người lạ mặt nhưng rốt cuộc nhận ra rằng hắn không thể nào thiết lập được mối tiếp xúc nào với ông ta khi “con người giữa đám đông” không phải là kẻ phóng đãng mà là một cá nhân bị xã hội trong đó ông ta sống trù dập và làm mất tính người: “Ông già này, sau cùng tôi nói, là một điển hình và một thiên tài của một tội ác bí hiểm. Ông ta từ chối trở thành đơn độc. Ông ta là con người giữa đám đông. Theo đuổi ông ta là vô ích vì tôi sẽ chẳng biết được gì hơn về ông ta cũng như những hành vi của ông ta”. Như vậy, cùng với sự thối rữa của con người bị chìm ngập trong hoàn cảnh chán chường bất khả kháng này, đây là sự thực cho thấy tình trạng mất ý nghĩa tồn tại của con người khi bị biến thành nạn nhân của sự tiến bộ. Tiến bộ bị Baudelaire xem đúng như cách Poe xem chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa thực lợi, tức là như vật cản trở sự phát triển hài hòa của con người, như cái nhà tù giam giữ con người không cho đến với Nghệ Thuật. Lời đề nghị của Baudelaire với cái ông nêu lên trong các bài viết của mình “Lý Tưởng” là phương diện thứ hai trong sự sáng tạo nghệ thuật của ông - chán chường và lý tưởng tồn tại vừa loại trừ nhau vừa bổ sung nhau - đó là lời kêu gọi hân hoan cho sự quay lại tự do cá nhân, tự do sáng tạo. 5. Về những sự lựa chọn văn học nghệ thuật của họ, Poe và Baudelaire cũng chứng tỏ rất gần nhau. Baudelaire, trước hết là một nhà thơ nhưng cũng rất thích các bài luận ngắn và các hình thức nghệ thuật tổng hợp khéo léo, điều này đã khiến ông viết ra nhiều bài thơ ngắn, giống như văn xuôi. Những bài thơ văn xuôi đó trông chẳng khác gì những truyện cực ngắn của Poe và chúng có thể xem như là sự kế thừa lặng lẽ sức mạnh thi pháp sáng tạo của Poe. Ở đây chúng ta có sự bắt đầu của quá trình gia nhập. Chậm rãi nhưng chắc chắn, và theo một cách rất âm thầm, Poe mất đi bản sắc Mỹ của ông để trở thành một sản phẩm Pháp thuần túy, kết quả của khuôn đúc châu Âu chính vì Baudelaire quyết định ông phải thế: “Edgar Allan Poe, người không phải thế ở Mỹ, cần phải trở thành một nhân vật lớn ở Pháp - ít nhất là thành cái mà tôi muốn”. Tác phẩm của Poe giờ đây vang khắp nước Pháp trong khi nó ngày càng bị lờ đi ở lục địa Mỹ. Nhưng Poe được sự thừa nhận tinh thần nào trong bối cảnh như thế? Ở Mỹ, Rufus W. Griswold, nhà viết tiểu sử đầu tiên và là người quản lý văn học sau khi chết của Poe, cũng như là kẻ thù ác cảm nhất của ông, đã chọn cách bôi bẩn ký ức về Poe bằng việc lên án ông là cư xử bất lịch sự, là nghiện rượu không tha thứ được, là rất đáng khinh thường. Lập luận của ông này về cái chết của Poe nói chung được tin là thật, tạo ra quanh Poe một bức màn tiếng xấu và làm nản lòng công chúng Mỹ vốn khắt khe về đạo đức muốn đến với các tác phẩm của ông. 6. Baudelaire thực sự là yêu thích con người tai tiếng phóng đãng này ngay cả trước khi ông tiếp xúc với các văn bản của Poe. Ông thấy ở “nhà thơ bị nguyền rủa” đó hình bóng chính mình, một nghệ sĩ bị bệnh tâm thần, dù hoàn cảnh thực của Poe không phải vậy. Poe là người làm việc cật lực, không bao giờ mơ tưởng viển vông. Ông không phải là kẻ phóng đãng như Baudelaire viết trong bài Họa sĩ của đời sống hiện đại. Điều lạ lùng là, mặc dù bị lôi cuốn bởi sự tự do quá khích hiện thân ở kẻ phóng đãng, nhưng bản thân Baudelaire lại không phải là nhà duy mĩ vẩn vơ. Benton Jay Komins, dẫn lời Walter Benjamin, khẳng định điều nghịch lý cơ bản này: trong bài viết Paris thời Đế chế thứ hai trong thơ Baudelaire, Walter Benjamin nhận xét rằng Baudelaire - bất chấp những ý nghĩ trái ngược - không bao giờ là một kẻ phóng đãng. Cho đến cuối đời, Baudelaire “vẫn không có khả năng lang thang trên các đường phố Paris như một kẻ vô công rồi nghề”, bởi vì khác với hình ảnh một kẻ phóng đãng nhàn tản, giàu có được lý tưởng hóa như ông hình dung, “ông bị các chủ nợ truy đuổi, bị bệnh tật dày vò” (1) . 7. Trong khi Poe xuất bản các câu truyện của mình để kiếm thu nhập và chu cấp cho người vợ trẻ một cuộc sống tươm tất, ông không bao giờ để cảm hứng kéo mình đi chệch con đường ông đã chọn. Mặc dù Baudelaire muốn Poe trở thành một kẻ tuẫn tiết vì văn học của nền công nghiệp thô bạo giữa thế kỷ XIX ở Mỹ, ông thực tế là một nạn nhân đáng thương của sự tự hủy hoại bản thân và của lòng hận thù, ghen ghét của Griswold. Một số nhà phê bình không bao giờ hiểu được nỗi ám ảnh Poe của Baudelaire. Họ cố gắng khám phá ở sự say mê này cái logic hay sự cố kết trí tuệ khi nó có lẽ là vô thức và do đó không dễ giải thích. Trong bài viết phân tích Hoa ác trên tờ The Nation năm 1876, Henry James đã phê phán gay gắt cả Poe và Baudelaire: “Hơn nữa, đối với độc giả Mỹ, Baudelaire là kẻ bị tổn thương vì ông đã tự biến mình thành một tông đồ của Edgar Poe của riêng chúng ta. Ông đã dịch, rất cẩn thận và chính xác, tất cả các tác phẩm văn xuôi của Poe, và chúng ta tin, một số bài thơ rất có giá trị của ông này. Dù là rất kính trọng đối với thiên tài độc đáo của tác giả Truyện kinh dị, chúng ta vẫn thấy rằng xử sự nghiêm túc với ông quá lên như vậy là thiếu nghiêm túc với chính bản thân mình. Sự nhiệt tình với Poe là dấu hiệu một trình độ tư duy rất sơ khai”. Nhận xét đầy thành kiến này lan truyền rộng rãi và có thể xem đó là hệ quả sự bôi bẩn của Griswold. Nó cũng giúp chúng ta hiểu được vì sao dự án của Baudelaire tái tạo nhân cách nghệ thuật của Poe là một dự án quan trọng: Poe phải được cứu khỏi nước Mỹ và khỏi chính mình. Một số người đã giúp ông giũ bỏ tai tiếng văn học bằng cách nhấn mạnh đến tai tiếng đạo đức của ông, và điều đó hoàn toàn phù hợp với thế giới nghệ thuật suy đồi ở Pháp nửa sau thế kỷ XIX. Dịch thuật: Sự phản bội ngôn ngữ không thể tránh? 8. Aldous Huxley là một nhà văn khác phê phán và gạt bỏ mạnh mẽ sự nghiệp của Poe, coi câu chữ của ông là hung hăng và gây sốc và văn của ông là xấc xược và thô tục. Quan điểm của Huxley dù gay gắt nhưng vẫn đáng chú ý khi bàn về ngôn ngữ, vì nó soi sáng một thực tế là dịch thuật có thể bị coi là sự phản bội trí tuệ, dù dịch giả có thể là đáng kính và trung thực: “Edgar Allan Poe là nhà thơ lớn ư? Chắc chắn không bao giờ có nhà phê bình Anh nào nói thế Chúng tôi, những người nói tiếng Anh và không phải các học giả Anh, những người sinh ra trong ngôn ngữ đó và từ nhỏ đã say sưa với văn học của nó, chúng tôi chỉ có thể nói, với tất cả lòng kính trọng, rằng Baudelaire, Mallarmé và Valéry đã sai lầm, và rằng Poe không phải là một trong những nhà thơ lớn của chúng tôi Không phải là người Anh, họ không có khả năng đánh giá được những sắc thái thô tục rất tinh vi mà Poe đã hủy hoại chúng tôi”. Đoạn trích này dẫn chúng ta đi vào những sự khác nhau cốt yếu tồn tại giữa một người nói tiếng Anh đọc Poe và một độc giả nói tiếng Pháp. Cái mà Huxley gọi là “những sắc thái thô tục” thì một người khác có thể cho là “những sắc thái tinh tế”. Như vậy ở đây chúng ta vấp phải sự diễn dịch chủ quan và thị hiếu cá nhân. Điều đáng nói là tất cả những sắc thái phong cách và giọng điệu đó là rất tế vi, không dễ cho một người khác bản ngữ như Baudelaire có thể nắm bắt được. Dân Pháp đã yêu thích tác phẩm độc đáo của Poe và chúng tôi dám nói rằng sự tôn thờ mù quáng đó là do sự tiếp nhận ngôn ngữ đã bị giản lược, rằng họ không hiểu được hoàn toàn những nghĩa bóng từ vựng tinh tế nhất của nó. Cả Paul Valéry và Paul Claudel đều ca ngợi bài viết Eureka của Poe trong khi giới trí thức nói tiếng Anh coi đó không gì hơn là một sự pha trộn nhạt nhẽo của giả khoa học và tưởng tượng siêu hình. Nhưng vậy là nước Pháp phản bội nhà nghệ sĩ vì quá yêu con người chăng? Chúng ta đã tạo ra một Poe của Pháp thông qua các bản dịch và việc đọc chúng chăng? 9. Việc dịch Poe của Baudelaire như thế bị coi là “thô tục”, theo lời Huxley. Nói nhẹ hơn, dịch thuật kéo theo sự giải thiêng tác phẩm nghệ thuật vì tách nó ra khỏi văn cảnh và nguồn cảm hứng của nó. Bản dịch chắc chắn sẽ cảm xúc hơn là chính xác về ngôn ngữ, và ghi nhớ điều này trong óc thì từ “phản bội” là chính đáng ngay cả nếu Baudelaire không có ý như thế. Sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ đối với Huxley là bất lợi, là cản trở cho tính khách quan. Thế nhưng đáng chú ý là, người viết thứ hai (người dịch) tuy là không tránh khỏi chủ quan trong việc dịch nhưng thậm chí lại sáng tạo hơn và quá trình viết của hắn có thể nói là có sự tự trị thực sự, tách nó khỏi bản gốc. Để minh họa cho sự tự trị và độc lập này, chúng ta hãy trở lại cách phân loại gốc các truyện cổ và cố gắng tìm hiểu vì sao Baudelaire lại bị kêu là đã phản bội dự án nghệ thuật gốc của Edgar Allan Poe. Sự phân chia Baudelaire đưa ra năm 1856 đã được công chúng Pháp chấp nhận không hề thắc mắc suốt cả thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Độc giả Pháp chỉ biết Poe qua các bản dịch của Baudelaire, điều này tất yếu sinh ra những hiệu ứng phụ: một mặt nó cho phép Poe trở nên nổi tiếng bất chấp sự thóa mạ của Griswold và trở thành chuẩn mực mà ông muốn, nhưng mặt khác nó sinh ra một số mối ngờ về tính xác thực của sự tiếp nhận trong công chúng. Mọi người thích Poe hay họ yêu chân dung Poe của Baudelaire? Poe Mỹ có chấp nhận bản sao Pháp này không, ông yêu thích hay căm ghét nó, ông có nhận ra chính mình trong đó không? 10. Có quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Khi tái tạo Poe, Baudelaire chắc chắn cố tìm cách hiểu rõ hơn chính bản thân đang đầy băn khoăn của mình. Như trong truyện William Wilson, Baudelaire đeo đuổi và quấy rối bản gốc của ông, ông sao chép và theo sát các cử chỉ và sự lựa chọn của nó. Poe-William và Baudelaire-Wilson là hai mặt của một cá nhân phức tạp, giống như cặp sinh đôi trong truyện The Fall of the House of Usher. Giống như Kẻ Khác trong William Wilson, người đeo đuổi tìm kiếm sự tái tạo và tái hợp nhất, ông cố hoàn thiện bản gốc bằng việc sửa chữa các chỗ sai của nó. Đây là cái Harold Bloom gọi là quá trình lắp ghép (tessera), tức là người viết thứ hai hoàn thiện tác phẩm của người trước để chống lại “nỗi lo ảnh hưởng” đang tăng lên. Baudelaire chắc chắn cố nâng Poe lên đến mức ông coi là sự hoàn thiện lý tưởng: sáng tạo của riêng ông. 11. Baudelaire lần đầu tiên bắt tay vào các tác phẩm của Poe là năm 1851 ở London. Đó là lần đầu ông chạm trán nhà văn Mỹ và lập tức ông mê ngay giọng điệu, phong cách và nội dung các tác phẩm đó. Ông không bao giờ viết gì về các quan niệm lý thuyết của sự ảnh hưởng văn học và của sự đạo văn, trong khi Poe dành nhiều tâm lực để chứng tỏ sự độc đáo của mình. Baudelaire, ngược lại, tuy thừa nhận ông cảm thấy có sự gần gũi với Poe, nhưng luôn từ chối thừa nhận ông tái tạo lại sự gần gũi đó trong các tác phẩm ông viết sau khi dịch Poe, tức là sau 1856. Baudelaire chịu ảnh hưởng sâu sắc bài Eureka của Poe viết về thân phận con người như sự chuyển động đồng thời của lực hút và lực đẩy. Hiện tượng tái chiếm một cách vô thức này là một biểu hiện rõ ràng khác của Nỗi lo ảnh hưởng mà Harold Bloom đã nói. Thay vì đấu tranh chống lại ảnh hưởng của người viết thứ nhất, người viết thứ hai do say mê nên thích hút máu, thích bú lấy dưỡng chất sáng tạo của người đó hơn, giống như anh họa sĩ hút chất sống của cô vợ trong truyện The Oval Portrait của Poe. Sự hấp thụ này Bloom gọi là lắp ghép, vừa đầy đủ vừa phản bội. Giống như sự chiếm hữu thể chất, nó thỏa mãn tạm thời người chiếm hữu, trong khi lấy cắp một số sự độc lập của người bị chiếm hữu. Sự phản bội mang tính biểu trưng gắn với sự chiếm hữu ngôn ngữ của Poe ở Baudelaire là hoàn toàn thích đáng khi người ta quan sát những cái lỗi Baudelaire mắc phải trong các bản dịch của ông. Baudelaire yêu tiếng Anh và dùng nó theo một cách riêng, trong khi dịch thuật đòi hỏi kỹ thuật và sự chính xác, sự hiểu biết đầy đủ cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích là cái mà chắc chắn ông thiếu. Trong bức thư gửi Maria Clemn, mẹ vợ của Poe công bố ở Pháp năm 1854 trên báo Le Pays như một lời tựa cho một trong những bản dịch đầu tiên của ông, “Những kỷ niệm của ông Auguste Bedloe”, chúng ta có thể đọc thấy những dòng sau (để nguyên bản gốc tiếng Pháp để làm nổi bật được sự tương phản lạ lùng giữa hai từ cuối): "Adieu, madame; parmi les différents saluts et les formules de complimentation qui ne peuvent conclure une missive d'une âme à une âme, je n'en connais qu'une aux sentiments que m'inspire votre personne: goodness, godness". Tôi không có ý dịch toàn bộ bức thư ở đây nhưng chúng ta sẽ tập trung vào hai từ kết luận “goodness, godness” mà Baudelaire thêm vào cuối bức thư thân tình của ông. Ý muốn chơi chữ và chứng tỏ sự thành thạo tiếng Anh của ông rốt cuộc đưa đến một sự liên tưởng từ vựng thảm hại mà bà Clemn chắc hẳn bị bối rối khi đọc.Goodness là tiếng cảm thán, hoàn toàn không thích hợp trong một văn cảnh như thế, còn godness là một từ mới tạo ra có lẽ được dùng ở đây thay cho từ godliness mà từ này cũng không đúng nốt. 12. Độc giả Pháp ở thế kỷ chúng ta hiện nay có khả năng được đọc những bản dịch Poe chính xác và hàn lâm hơn, ví như những bản dịch do Claude Richard công bố, ông đã dành cuộc đời dạy đại học của mình cho việc khôi phục sự nghiệp của Poe ở Pháp và hiệu chỉnh các bản dịch đã có. Bây giờ thì không thể bỏ qua những sự tinh tế trong các tác phẩm của Poe, với các biến thái phong cách và tính hài hước của ông, điều khiến cho các bản dịch của Baudelaire bị nghi ngờ. Ta hãy lấy một thí dụ về sự khác nhau ở cấp độ bề mặt giữa sự lựa chọn ngữ nghĩa của Poe và Baudelaire. Baudelaire dịch bài tiểu luận The Power of Words của Poe thành là Puissance de la parole mà nếu dịch ngược lại tiếng Anh thì sẽ là The Might of Speech. Tiếng Anh rất chính xác và sắc thái ngữ nghĩa có thể được chuyên chở bằng một từ mà tiếng Pháp không nhất thiết phải đồng nhất. Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng đối với một từ tiếng Pháp, tiếng Anh có thể đưa ra khoảng bốn biến thể đồng nghĩa hay đa nghĩa, với các phạm vi từ vựng và sắc thái nghĩa khác nhau. Trở lại cái tên bài The Power of Words, chúng ta có thể nói rằng “words” là những yếu tố của “speech” chứ không phải bản thân speech, vì vậy dịch như thế là nhầm lẫn cái chứa đựng và cái được chứa đựng. Baudelaire lẽ ra phải được khuyên là dịch “words” sang số nhiều thành “paroles” hay “mots”, như thế mới đạt được hiệu quả tốt hơn và thể hiện chính xác hơn ý nghĩa của Poe. “Power” rất khác với “might” vốn có tính chất tôn giáo và siêu hình hơn. Nói cách khác, nếu Poe quyết định trong bài tiểu luận đặc biệt ấy nói về khái niệm lãng mạn “might of speech” thì ông chắc chắn đã chọn những từ khác để thể hiện. Như vậy, bản dịch của Baudelaire có tốt nhất cũng là không chính xác, mà tệ nhất là dịch sai. 13. Trong khi Poe tổ chức các truyện cổ của mình thành bốn nhóm, Baudelaire chỉ công bố ba tập văn dịch. Năm 1856, ông xuất bản Les Histoires extraordinaires (Những truyện kinh dị) gồm 13 truyện, năm sau ông cho ra Nouvelles histoires extraordinaires (Những truyện kinh dị mới) gồm 23 truyện, đến năm 1865 ông kết thúc công việc của mình với 10 truyện dịch trong tập Histoires grotesques et sérieuses (Những truyện nghịch dị và nghiêm túc). Tổng cộng Baudelaire đã dịch 46 truyện của Poe cùng với The Narrative of Arthur Gordon Pym (Truyện kể của Arthur Gordon Pym, in thành sách riêng), đấy còn xa mới là toàn bộ tác phẩm của Poe. Hơn ba mươi truyện vẫn chưa được Baudelaire dịch, nghĩa là công chúng Pháp thế kỷ XIX vẫn chưa biết đến chúng. Trong số chúng có một số truyện đã được học giả Pháp chuyên về văn học Mỹ là Henri Justin dịch ra năm 1991. Edgar Poe thực tế đã viết và công bố hơn bảy mươi truyện, trong đó có một số truyện vẫn hoàn toàn không được biết đến ở Pháp, ví như Why the Little Frenchman Wears His Hand in a Sling rõ ràng rất hứng thú với người Pháp, hay Never Bet the Devil Your Head mà cái tên truyện có lẽ không gợi hứng cho Baudelaire, bất chấp có sự hiện diện của quỷ. Tóm lại, Baudelaire chọn và dịch những truyện ông thích nhất và bỏ qua các tác phẩm còn lại của Poe. 14. Như vậy, quá trình làm việc dịch thuật lâu dài mà dần dần trở thành sự chiếm đoạt lại văn bản của một người sáng tạo khác, là một biểu trưng của thói ma cà rồng. Ma cà rồng giết chết nạn nhân của nó để hút máu nuôi sống mình. Baudelaire là người họa sĩ trong truyện Oval Portrait, một kiểu hiện thân sống của trí tưởng tượng của Poe. Ông yêu và ham muốn hình mẫu của mình nhưng không được phép làm thế, trong mô hình tâm lý mà Poe chọn hình mẫu là Mẹ, đối với Baudelaire logic hơn là chuyển thành Cha - không thể với tới và chiếm hữu được. Bằng cách tước khỏi hình mẫu tất cả sức mạnh thể chất và trần thế của sự lôi cuốn, bằng cách giết chết hình mẫu và thăng hoa nó lên bức tranh sơn dầu, người họa sĩ trong truyện đã tự giải thoát mình khỏi nỗi đau khổ bị cắt xén dang dở, giống như Baudelaire tự giải thoát khỏi nỗi đau khổ bị ảnh hưởng và bị hấp lực bởi Poe. Thêm vào sự hy sinh sáng tạo riêng của mình để dịch Poe, Baudelaire đã công bố ba bài viết về Poe trong những năm 1850. Nỗi lo ảnh hưởng ăn sâu vào Baudelaire đến mức ông phải tự giải thoát khỏi nó bằng bất cứ cách nào có được. Poe và Baudelaire: Mối quan hệ đồng tính? 15. Ngay nếu trình tự niên đại ngăn chúng ta nghĩ đến bất kỳ mối liên hệ qua lại nào giữa hai nhà thơ, thì sức mạnh hấp lực tồn tại giữa Baudelaire và Poe cũng vẫn sâu hơn thoạt nhìn. Khác với Hawthorne và [...]... ràng, Ethelred hiện ra như chân dung lộn ngược của Madeline, bản kép tăm tối của mụ, như Baudelaire là bản kép của Poe 18 Theo cách tương tự, Baudelaire lấy cảm hứng từ cách nhìn này về một vũ trụ phi giới Tính nữ thường bị triệt tiêu trong thơ ông, được thăng hoa và do đó biến thành sự sáng tạo thần thánh Trong vũ trụ được tái cấu trúc của Baudelaire, một phụ nữ sống là một phụ nữ buông tuồng và nếu... với con quỷ đạo văn và sự méo mó xoắn bện của ảnh hưởng Ông thậm chí tuyên chiến với cả nhà văn đàn em là Longfellow, kết tội ông này là đạo văn, một việc mà chính ông cũng không hoàn toàn vô tội Sự đam mê và ảnh hưởng có mặt tối của chúng không chỉ thể hiện ở sự đạo văn - như chúng ta đã thấy ở các bản dịch Poe của Baudelaire - mà cả ở cái tưởng rằng là sự lẫn lộn nhân dạng hay sự tìm kiếm alter ego... hệ của Baudelaire với Poe qua cách ông thèm muốn mạnh mẽ và thậm chí bằng giác quan chiếm hữu bản chất tinh thần và trí tuệ của Poe, cụ thể là sáng tác của nhà văn này Lực đẩy tìm thấy ở hành động phân hủy của việc dịch và việc biến các từ ngữ vào một ngôn ngữ khác, cơ thể khác, linh hồn khác Bằng cách dịch Poe, Baudelaire chiếm hữu Poe và đồng thời giải thoát mình khỏi ham muốn chiếm hữu Văn bản của... quá trình tự sự khi trong văn bản có đưa thêm vào các bản kép của các nhân vật chính Bản kép của Madeline là một chàng hiệp sĩ trẻ tuổi, Ethelred, người đi giết con rồng nguy hiểm ở trong hang Mối nối giữa Ethelred và Madeline là để chứng tỏ rằng mụ ta có quyền lực trên văn bản chính, điều mà đến cảnh cuối Roderick hiểu một cách thô bạo là: “Và bây giờ - đêm nay - Ethelred - ha! ha! - sự phá tung cánh... Poe trở thành như một thứ thực thể nữ, một đối tượng cho lòng thèm khát của Baudelaire Thậm chí chúng ta có thể tự hỏi đây là nhà thơ Pháp bị thu hút bởi văn bản như một tác phẩm tưởng tượng hay nỗi say mê của ông thể hiện qua văn bản chỉ là tấm gương biểu lộ nam tính bị giày vò, của Poe tất nhiên, nhưng cả của Baudelaire nữa 16 Sự không xác định về giới tính như vậy là tâm điểm các truyện nổi tiếng nhất... Poe của Baudelaire - mà cả ở cái tưởng rằng là sự lẫn lộn nhân dạng hay sự tìm kiếm alter ego (cái tôi thứ hai, người thay thế) Dịch Poe đối với Baudelaire thực sự là việc tìm kiếm cách khẳng định tính cách riêng của ông, và thậm chí cách hiểu của ông về giới Văn bản của Baudelaire là một thực thể hòa trộn, một thể thống nhất phức hợp giống như hầu hết các nhân vật của Poe, một hợp thể từ những yếu... truyện cùng tên Baudelaire chọn đề cao nhân vật đó của Poe như Griswold nói là vì ông có nhiều điểm chung với chân dung này Baudelaire đã đồng nhất mình với Poe theo một cách rất tự kỷ, lấy mình làm trung tâm Cả hai đều bị chứng bạo dâm quá mức và đều có ý thích tự hủy, đây chắc có lý do từ việc bị bố mẹ bỏ rơi Hành động tự hủy rõ ràng nhất của Baudelaire là dịch các tác phẩm của Poe Từ sự gặp gỡ khác... yêu thuần khiết và đáng kính Trong chừng mực nào đó, cái nhìn của Baudelaire về phụ nữ và tính nữ là bị ảnh hưởng thuyết phóng đãng (dandysme), như Benton Jay Komins nhấn mạnh: “Trong thế giới của sự thỏa mãn tự si này, không có không gian mở cho tính chủ quan của những người khác tính lấy mình làm trung tâm của gã phóng đãng thành thị, sự nhấn mạnh đến vẻ đẹp và tính dục vẫn còn ám ảnh trí tưởng tượng... những tác phẩm nghệ thuật chịu ảnh hưởng lẫn nhau, trong trường hợp Poe và Baudelaire chúng ta có thể nói đến một loại ảnh hưởng tinh thần đồng tính Cái nhìn của Poe về đường phân chia mơ hồ giữa hai giới trong văn ông gợi nên một sự lẫn lộn giới tính rất hay có trong truyện của ông và một lần nữa lại gần như báo trước hấp lực mơ hồ Baudelaire cảm thấy đối với ông Quan hệ thương/ghét này được Poe coi là... kiểu hiện hình của “Linh Hồn Tối Cao” như Emerson đã mô tả Chúng ta có thể dẫn truyện The Fall of the House of Usher như một trong những thí dụ thích hợp nhất về sự đảo ngược/thống nhất hai giới của Poe Giống như tất cả các nhân vật nữ trong văn bản của Poe, mụ Madeline bề ngoài ít có vai trò trong truyện Mụ chỉ xuất hiện hai lần, khi đi qua hành lang như một bóng ma, không có chi tiết hình thể nào cho . Baudelaire dịch Poe: Sự tái cấu trúc bản sắc 1. Poe và Baudelaire dường như đã phát triển cái có thể mô tả như là quan hệ cha-con hay thầy-trò. Người sau đã dành nửa đời mình cho việc dịch. tội. Sự đam mê và ảnh hưởng có mặt tối của chúng không chỉ thể hiện ở sự đạo văn - như chúng ta đã thấy ở các bản dịch Poe của Baudelaire - mà cả ở cái tưởng rằng là sự lẫn lộn nhân dạng hay sự. nhận ông tái tạo lại sự gần gũi đó trong các tác phẩm ông viết sau khi dịch Poe, tức là sau 1856. Baudelaire chịu ảnh hưởng sâu sắc bài Eureka của Poe viết về thân phận con người như sự chuyển

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w